intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Huy Phương | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

634
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xã hội hiện nay, do yêu cầu khách quan của xã hội vì vậy cần phải có pháp luật nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong xã hội theo một chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đó là hoạt động giáo duc pháp luật để cho người dân có thể hiểu và làm đúng theo những quy định của pháp luật chánh tình trạng hiểu sai và thiếu các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật tại Việt Nam hiện nay

  1. MỤC LỤC Trang PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN II. NỘI DUNG 1 I.Khái niệm giáo dục pháp luật 1 1.Khái niệm 1 2 2. Cơ sở lý luận II. Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo d ục pháp 3 luật tại Việt Nam hiện nay 3 1.Các hình thức giáo dục pháp luật truyền thồng và thực trạng 3 a.Phương pháp tuyên truyền miệng b. Giáo dục pháp luật thông qua sách báo, các văn b ản pháp lu ật 3 và các tài liệu có liên quan 4 c. Giáo dục pháp luật trong học đường 4 d. Phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật e. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở và 5 các loại hình tư vấn pháp luật 5 2. Các hoạt động giáo dục pháp luật khác III. Các công tác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục 5 pháp luật PHẦN III. KẾT LUẬN 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 8 PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội hiện nay, do yêu cầu khách quan của xã hội vì vậy cần phải có pháp luật nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong xã hội theo một chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đó là hoạt động giáo duc pháp luật để cho người dân có thể hiểu và làm đúng theo những quy định của pháp luật chánh tình trạng hiểu sai và thiếu các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hiện nay hoạt động giáo dục pháp luật tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, nhưng tuy nhiên vẫn tồn tại một số yếu kém cần khắc
  2. phục. Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài: “ Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, nhằm làm sáng tỏ vấn đề giáo dục pháp luật tại Việt Nam hiện nay ( thực trạng) cũng như một số giải pháp để xuất nhằm nâng cao hơn hiệu quả của công tác giáo dục cho người dân. Qua đó góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của công tác giáo dục pháp luật trong xã hội. PHẦN II. NỘI DUNG I.Khái niệm giáo dục pháp luật 1.Khái niệm Giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi c ủa h ệ th ống pháp lu ật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Giáo dục pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng trong xã h ội. Vi ệc giáo dục pháp luật góp phần quan trong vào việc nâng cao ý thức cho người dân về pháp luật, nhưng đồng thời nội dung của pháp luật cũng phải phù h ợp v ới thực tiễn, dễ hiểu, gần gũi với đời sống qua đó hoạt động giáo dục pháp lu ật mới có hiệu quả cao nhất. 2. Cơ sở lý luận Do tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật nên công tác giáo d ục pháp luật luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Ngày 7/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành chỉ th ị s ố 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã xác định: Hình thức tuyên truyền cấn phong phú, hấp dẫn, thích hợp với từng loại đối tượng. Cần sử dụng rộng rãi báo chí, phát thanh, truy ền hình và các hình thức văn hoá, nghệ thuật khác để phổ biến pháp luật… Tiếp đó chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số công tác trước măt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật đã yêu cầu.
  3. Tiếp đó trong Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Th ủ t ướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg đã chỉ rõ “ chú trọng hình thức tuyên truyền miệng trong việc phổ biến, triển khai th ực hiện các văn bản pháp luật cần thiết cho từng đối tượng nhất là cán bộ chính quy ền cấp cơ sở, các tầng lớp nhân dân” và “ xác định rõ các biện pháp ph ổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng như truy ền miệng, biên so ạn tài li ệu, các phương tiện thong tin đại chúng…” Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 trong đó đề ra các phương pháp giáo dục pháp luật cũng như các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật. Ngày 12/03/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy ết định s ố 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trong đó đề ra “ Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo duc pháp luật hiện có; tri ển khai trên di ện rộng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang phát huy hiệu quả thực tế…” Gần đây nhất ngày 20/06/2012 tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT với năm chương, 41 Điều, với những quy định chung về phổ biến và giáo dục pháp luật; các nguyên tắc quản lý về ph ổ biến và giáo dục pháp luật; nội dung và hình thức phổ biến và giáo dục pháp lu ật; cũng như trách nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật cho các cá nhân, c ơ quan, t ổ chức có thẩm quyền; và các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. II. Các hình thức giáo dục pháp lu ật và thực tr ạng giáo d ục pháp lu ật tại Việt Nam hiện nay 1.Các hình thức giáo dục pháp luật truyền thồng và thực trạng
  4. a.Phương pháp tuyên truyền miệng Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc giáo dục pháp luật hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà tại tất cả các nước trên th ế giới. Ở hình th ức này, người nói trực tiếp nói với người lắng nghe về một lĩnh vực pháp luật mà trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nh ận th ức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe làm việc theo chuẩn mực pháp luật. Ưu điểm của việc tuyên truyền pháp luật bằng miệng đó là tính linh hoạt trong hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, bất kì điều kiện nào, hoàn cảnh nào và số lượng người nghe; t ạo điều kiện để công tác giáo dục pháp luật được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật bằng truy ền mi ệng cũng không chánh khỏi những khó khăn và hạn chế. Đó là ngôn ngữ không chính thức, lời nói chỉ tác động vào thính giác vì vậy người nghe phải chú ý lắng nghe tránh phân tâm. Đồng thời hoạt động giáo dục pháp luật bằng phương pháp truyền miệng luôn bị ảnh hưởng bởi các hình thức giáo dục pháp luật khác. b. Giáo dục pháp luật thông qua sách báo, các văn bản pháp lu ật và các tài liệu có liên quan Đây là hình thức giáo dục pháp luật mà ở đó mọi người có thể tìm hiểu hệ thống các văn bản pháp luật thông qua sách báo ( báo in, báo hình, loa đài truyền thanh cơ sở…) qua đó giúp người dân có thể tìm hiểu cũng nh ư nh ận thức được các văn bản pháp luật do các cơ quan ban ngành công bố. Việc giáo dục pháp luật thông qua sách báo và các tài li ệu liên quan có ưu điểm rất lớn, giúp cho người dân có thể tiếp cận các văn bản pháp lu ật m ột cách chính xác, đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật này ch ịu tác đ ộng to l ớn c ủa ch ất lượng các tài liệu pháp luật vì vậy việc biên soạn và ban hành các tài liệu này cũng được chú trọng cả hình thức lẫn nội dung.
  5. c. Giáo dục pháp luật trong học đường Việc giáo dục pháp luật trong học đường đống một v ị trí và vai trò quan trong trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, đặc bi ệt là vi ệc giáo dục pháp luật trong thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay. Đó là việc đưa pháp luật vào trong học đường nhằm mục tiêu đào taoh con ng ười Vi ệt Nam phát triển toàn diện. Ưu điểm của việc giáo dục pháp luật trong học đường góp phần quan trọng vào việc giáo dục pháp luật cho thế hệ tương lai – những chủ nhân của đất nước, đồng thời qua đó có thể dựa vào thế h ệ này để tuyên truy ền và giáo dục pháp luật cho công dân. Nhưng việc giáo dục pháp luật trong học đường cũng không tránh kh ỏi những khó khăn như học sinh khó tiếp thu với các văn b ản pháp lu ật cũng như các kiến thức luật có liên quan. Đồng th ời việc giáo d ục pháp lu ật trong học đường dễ bị dơi vào giáo điều không tránh khỏi những khó khăn khi h ọc sinh tiếp thu. d. Phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật Việc phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật à một phương pháp phổ biến giáo dục mới nhưng đã tỏ ra hiệu quả trong việc đưa pháp lu ật vào trong đời sống cũng như giúp mọi người thêm hiểu thêm về h ệ thống pháp luật Việt Nam. Thông qua tủ sách pháp luật người dân có th ể tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc có th ể t ập hợp nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng các quy định pháp luật. Thuy nhiên, việc tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật ch ịu tác đ ộng của nhiều yếu tố cơ chế quản lý, thái độ phục vụ, sự đầu tư nâng cao hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật, mức độ đáp ứng yêu cầu của đối tượng… e. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ s ở và các lo ại hình tư vấn pháp luật Hoạt động tư vấn cũng như hòa giải pháp luật thực chất đó là ho ạt đ ộng giải thích pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, có thẩm quy ền hoăc
  6. am hiểu vể pháp luật nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý cho công dân, đ ảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của công dân được đảm bảo. Đồng th ời thông qua đó có thể nâng cao được ý thức pháp luật cho công dân, là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và những đối tượng của việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính cục bộ, không ph ổ bi ến trong nhân dân. 2. Các hoạt động giáo dục pháp luật khác Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục pháp luật khác như: + Giáo dục pháp luật thông qua các câu lạc bộ sinh hoạt pháp luật, các ho ạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ hoặc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. + Giáo dục pháp luật thông qua ứng dụng công nghệ thông tin: Báo điện tử; thông qua trang thông tin điện tử, mạng Internet; phát thanh truyền hình… + Giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước thôn, làng, bản, ấp, quy chế cơ quan, điều lệ tổ chức đoàn thể xã hội. + Giáo dục pháp luật thông qua việc kí cam kết không vi ph ạm pháp lu ật c ủa cá nhân, gia đình và các tổ chức cộng đồng xã hội… III. Các công tác nhằm nâng cao hiệu qu ả của công tác giáo d ục pháp luật Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật dưới đây xin đưa một số ý kiến sau: Thực tế cho thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều vấn đ ề chưa được giải quyết, các điều hoản cũng như hệ thống pháp luật còn ch ồng chéo chưa rõ ràng khiến người dân lung túng trong việc thực hiện pháp lu ật. Vì vậy cần. Vì vậy cần có biện pháp hoàn thiện hơn cơ cấu pháp luật Việt Nam, nhằm đảm bảo tính thống nhất và nhất quán trong pháp luật. Thứ hai, cần nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền đi đôi với việc giáo dục và phổ biến pháp luật. Các
  7. cấp ủy Đảng cần là nơi đi tiên phong trong hoạt động tuyên truy ền và ph ổ biến pháp luật đến các công chức nhà nước, từ đó mới về cơ sở giải thích cho người dân hiểu. Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục pháp lu ật trong h ọc đ ường, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đồng thời thông qua đó góp phần đắc lực vào công tác giáo dục pháp luật cho người dân. Thứ tư, xây dựng tủ sách pháp luật ở các làng xã. Th ực t ế cho th ấy qua 10 năm thực hiện tính đến thời điểm hiện tại có 100% số xã t ại các đ ịa ph ương có tủ sách pháp luật, tỉnh thấp nhất cũng đạt 80%. Tuy nhiên chất lượng phục vụ cũng như số lượng đầu sách còn hạn chế. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ sách, cung như tăng các đầu sách pháp luật, cập nh ập một cách nhanh nhất các văn bản pháp luật mới. Thứ năm, tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ở các cấp, triển khai hoạt các hình thức giáo dục pháp luật luôn luôn phải gắn với công tác vận động nhân dân chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Lông ghép các hoạt động tuyên truyền với việc thực hiện các cuộc vận động, bên cạnh đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn với việc giải quy ết khi ếu l ại, tố cáo, giải đáp những vấn đề vướng mắc pháp luật và công tác hòa gi ải c ơ s ở. PHẦN III. KẾT LUẬN Như đã trình bày ở trên hoạt động giáo dục và phổ biến pháp luật có vai trò và vị trí đặc biệt uan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, nó không chỉ là hoạt động có định hướng của cá nhân, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, mà đó còn là hoạt động có ý thức của những người dân nhằm nâng cao kiến thức và ý thức pháp luật. Qua đó giúp cho người dân hiểu sâu hơn về pháp luật hiện hành tại Việt Nam, từ đó chánh được các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các hành động ảnh hưởng đến lợi ích
  8. của cá nhân và cộng đồng, mỗi một hành động có ý thức pháp luật của con người, mỗi một cử chỉ tôn trọng pháp luật của con người chính là một tác nhân làm cho xã hội thêm văn minh, lịch sự hơn. Đúng như câu nói mà mỗi một người dân Việt Nam luôn nhắc tới “ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Trong bài tiểu luận này, do tầm kiến thức còn hạn chế và còn mang nặng tính chủ quan của cá nhân em. Vì vậy em rất mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
  9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luận_Trường Đại học Luật Hà Nội_nxb. Công An Nhân Dân năm 2011. 2.Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật_Khoa Luật ĐHQG Hà Nội. 3.Giáo trình lí luận về Nhà nước và pháp luật_PSG.TS Nguyễn Văn Động_nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008 4. “ Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật”_Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp. 5. Luật số 14/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO D ỤC PHÁP LUẬT http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=163007 6. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục_Phạm Huy Dự 7. C h ươ ng trình ph ổ bi ế n, giáo d ụ c pháp lu ật 2008 - 2012: Công tác t uyên truy ề n pháp lu ậ t v ề c ơ s ở http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=6596
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1