intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

Chia sẻ: Luong Nguyen Thien Tan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

456
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phỏng vấn là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. phỏng vấn cho phép tìm hiểu và đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như tướng mạo, tác phong, tính tình, khả năng hòa đồng, mức độ đáng tin cậy, v.v…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

  1. Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng Sinh viên thực hiện: MSSV: 1. Võ Minh Nhựt 0854010191 2. Lê Thị Mỹ Nữ 0854010193 3. Nguyễn Mỹ Phương 0854010211 4. Nguyễn Thị Hằng Ny 0854010197 5. Nguyễn Thị Huỳnh Nga 0854010149
  2. PHỎNG VẤN: • Phỏng vấn là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. phỏng vấn cho phép tìm hiểu và đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như tướng mạo, tác phong, tính tình, khả năng hòa đồng, mức độ đáng tin cậy, v.v…
  3. mà các chứng chỉ tốt nghiệp, các bài trắc nghiệm không thể đánh giá được hoặc không thể đánh giá một cách rỏ ràng. • Thông thường trong quá trình phỏng vấn, doanh nghiệp và ứng viên muốn tìm hiểu những điều như bảng sau:
  4. Doanh nghiệp Ứng viên Lương bổng Hiểu biết về công việc Đề bạt Nhiệt tình, tận tâm trong công việc Các cơ hội phát triển Kỹ năng, năng khiếu Thách thức tìm năng Động cơ, quá trình công tác An toàn Tính tình, khả năng hòa đồng Điều kiện làm viêc với người khác khác Các hạn chế
  5. 1. Các hình thức phỏng vấn 1.1 Phỏng vấn không chỉ dẫn Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bảng câu hỏi kèm theo.sau khi nghiên cứu bảng mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn công việc và hồ sơ của ứng viên
  6. Phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên và những điểm chưa rỏ, cần được làm sáng tỏ trong phỏng vấn. ứng viên được phép trình bài tự do, phỏng vấn viên thường lắng nghe chăm chú không tranh luận, ít thay đổi đề tài một cách đột ngột
  7. • và thường khuyến khích ứng viên nói thêm bằng những câu hỏi như: “rồi sao nữa”, “thế anh(chị) nghĩ gì về vấn đề đó?”, v.v… • người phỏng vấn thường căn cứ vào câu trả lời trước của ứng viên để đặt câu hỏi tiếp theo. Phỏng vấn viên có thể đặt ra những câu hỏi
  8. • hoàn toàn khác nhau cho những ứng viên khác nhau của cùng một công việc. ĐẶC ĐIỂM: • Hình thức này thường tốn nhiều thời gian, mức độ tin cậy và chính xác không cao do chịu ảnh hưởng tính chủ quan của người phỏng vấn và thường áp dụng để phỏng vấn các ứng viên vào các chức vụ cao trong các tổ chức doanh nghiệp.
  9. 1.2 phỏng vấn theo mẫu • Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn ứng viên. Các câu hỏi thường được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các yêu cầu của công việc, tiêu chuẩn cần có của ứng viên và thường bao trùm lên tất cả
  10. • những vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu về ứng viên: động cơ, thái độ, năng lực, khả năng giao tiếp, v.v… • để nâng cao hiệu quả phỏng vấn, đối với từng câu hỏi sẽ có các hướng dẫn cần tìm hiểu hoặc các thông tin cần biết về ứng viên. Ví dụ: “tại sao anh(chị) lại nộp đơn vào chức vụ này?”
  11. Trong bảng câu hỏi có thể sẽ có các gợi ý: • Do muốn được học hỏi thăng tiến trong nhgề nghiệp. • Do ước muốn danh tiếng địa vị. • Do tiền lương và các khoảng thu nhập vật chất khác. • Do tính chất chắc chắn, ổn định, an toàn cao của công việc
  12. 1.3 phỏng vấn tình huống • Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó người phỏng vấn đưa ra những tình huống giống như trong thực tế người thực hiện công việc thường gặp và yêu cầu ứng viên phải trình bày cách thức giải quyết vấn đề. Các tình huống được xây dựng căn cứ vào quyền hạn, trách nhiệm điều kiện làm việc, các mối quan hệ trong công việc thực tế.
  13. Ví dụ: tình huống đặt ra đối với ứng viên vào công việc tiếp viên hàng không là: • Anh(chị) sẽ làm gì nếu trong lúc phục vụ, một hành khách sơ ý làm đổ ly nước trên tay anh(chị) vào một hành khách khác? • Anh chị sẽ nói gì khi khách hàng phàn nàn về chuyến bay quốc tế bị chậm tới ba giờ?
  14. 1.4 phỏng vấn liên tục • Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó, ứng viên bị nhiều người phỏng vấn hỏi liên tục, riêng biệt và không chính thức. ứng viên thường không biết là mình đang bị phỏng vấn, nên hành vi, cách nói năng dễ bọc lộ tính cách của ứng viên một cách chân thực nhất. hình thức này cho kết quả đáng tin cậy so với hình thức phỏng vấn thuần túy không chỉ đẩn.
  15. 1.5 phỏng vấn nhóm • Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn viên cùng hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. Trong phỏng vấn nhóm thường sẽ có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi phỏng vấn viên đều được nghe nhiều câu trả lời của ứng viên đối với các phỏng vấn viên khác.
  16. • Do đó, các phỏng vấn viên có điều kiện tìm hiểu và đánh giá ứng viên một cách chính xác hơn. Nhóm phỏng vấn viên thường có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá, giải quyết vấn đề, do đó phỏng vấn nhóm thường có tính khách quan hơn.
  17.  Đặc điểm: hình thức phỏng vấn nhóm có thể gây ra tâm lý căn thẳng thái quá với ứng viên.để làm giảm bớt sự căng thẳng ấy, có thể áp dụng cách phỏng vấn cùng lúc một nhóm ứng viên. Khi đó, hội đồng phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức từng ứng viên tham gia thực hiện các câu trả lời.
  18. 1.6 phỏng vấn căng thẳng • Là hình thức phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy không được thoải mái, bị căng thảng về tâm lý vì những câu hỏi đó có tính chất nặng nề, hoặc những câu hỏi xoái mạnh vào những điểm yếu của ứng viên. Loại phỏng vấn này được sử dụng nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm tâm lý, lòng độ lượng khoan dung, cách thức phản ứng, giải quyết vấn đề của ứng viên khi bị căng thẳng trong công việc.
  19. Tuy nhiên, nếu thực hiện hình thức phỏng vấn này không khéo có thể dẫn tới tình trạng xúc phạm ứng viên quá đáng, hoặc gây ra những sự giận dữ, xung đột không kiểm soát được. Do đó, trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của công việc và phỏng vấn viên phải có nhiều kinh nghiệm mới nên thực hiện hình thức phỏng vấn này.
  20. 1.7 phỏng vấn qua điện thoại • Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ biến nhằm sàn lọc các ứng viên trước cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn này có thể hẹn trước hoặc không. Nếu ở thời điểm đó không thuận tiện bạn có thể cho người ta biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2