CÁC HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐC
lượt xem 20
download
Sinh khả dụng biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất từ chế phẩm thuốc vào hệ tuần hoàn. Hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học nếu sinh khả dụng khác nhau không đáng kể khi dùng cùng mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm. Mức độ hấp thu dược chất từ các chế phẩm dùng đường uống hoặc dùng tại chỗ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thu là kỹ thuật sản xuất, kích thước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐC
- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐC Sinh khả dụng biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất từ chế phẩm thuốc vào hệ tuần hoàn. Hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học nếu sinh khả dụng khác nhau không đáng kể khi dùng cùng mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm. Mức độ hấp thu dược chất từ các chế phẩm dùng đường uống hoặc dùng tại chỗ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thu là kỹ thuật sản xuất, kích thước hạt, dạng tinh thể của dược chất, các tá dược như: tá dược độn, dính, rã, trơn, bao, tá dược làm tăng độ tan, tá dược gây tác dụng kéo dài... Sinh khả dụng là một chỉ số quan trọng đảm bảo chất lượng thực của sản phẩm, và tương đương sinh học là cơ sở chủ yếu để đảm bảo độ đồng nhất về chất lượng giữa các chế phẩm khác nhau của cùng một dược chất. Hai khái niệm này có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng về phương pháp thử nghiệm thì tương tự. Hướng dẫn này đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học để thu được kết quả tin cậy. Chế phẩm thuốc có cần phải đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học hay không tuỳ thuộc vào quy định của Bộ Y tế.
- Những yêu cầu cơ bản của phương pháp phân tích mẫu sinh học Các phương pháp sắc ký, như sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC) và các kỹ thuật phối hợp, GC - MS, LC - MS, là những phương pháp tốt nhất được sử dụng trong nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học. Những phương pháp này có tính đặc hiệu cao; có khả năng tách và định lượng trên cùng một hệ thống và cùng thời điểm. Nếu chọn được một detector có độ nhạy thích hợp phương pháp sẽ đáp ứng được yêu cầu phân tích các loại mẫu sinh học. Trong một số tr ường hợp, có thể sử dụng phương pháp phân tích sinh hóa và sinh học nếu cần. Do quá trình phân tích mẫu sinh học bị ảnh h ưởng bởi nhiều yếu tố nh ư lượng mẫu ít, nồng độ thấp, lẫn nhiều tạp chất là các chất nội sinh (các muối vô cơ, lipid, protein và chất chuyển hoá) và sự khác nhau giữa các cá thể, nên phương pháp phân tích phải được thiết lập và thẩm định để đảm bảo độ tin cậy. 1. Tính đặc hiệu: phải chứng minh được rằng chất xác định được là dược chất hay chất chuyển hoá có tác dụng. Sự phân tích mẫu không bị ảnh h ưởng bởi các chất nội sinh và chất chuyển hoá có li ên quan. Báo cáo kết quả phải bao gồm cả sắc ký đồ của mẫu trắng (dịch sinh học), mẫu chất chuẩn pha trong dịch sinh học và mẫu thử thu được sau khi dùng thuốc. 2. Đường chuẩn và khoảng tuyến tính: Mối quan hệ giữa đáp ứng với nồng độ của chất phân tích phải được đánh giá bằng phương trình hồi quy, thu được bằng phương pháp phân tích hồi quy (như phương pháp bình phương nhỏ nhất).
- Khoảng tuyến tính là khoảng nồng độ từ thấp nhất đến cao nhất trong một đường chuẩn. Trong khoảng này, phép phân tích phải thoả mãn các yêu cầu về độ đúng và độ chính xác theo qui định. Đường chuẩn nên có ít nhất 5 nồng độ của chất chuẩn pha trong cùng một mẫu dịch sinh học. Khoảng tuyến tính phải bao gồm toàn bộ khoảng nồng độ của các mẫu cần phân tích. Không nên xác định nồng độ mẫu thử dựa trên điểm ngoại suy của khoảng tuyến tính. Đường chuẩn sẽ không bao giờ có điểm “0” 3. Độ đúng và độ chính xác: Độ đúng và độ chính xác được xác định cùng lúc bằng cách sử dụng 3 nồng độ của mẫu cần kiểm tra, 1 nồng độ gần với giới hạn nhỏ nhất của phương pháp định lượng (LOQ); 1 nồng độ gần với điểm giới hạn trên của đường chuẩn và 1 nồng độ ở gần điểm giữa. Mỗi nồng độ phải được xác định trên ít nhất 5 mẫu. Độ chính xác có thể được biểu thị là độ lệch chuẩn tương đối (RSD) trong ngày và giữa các ngày, được xác định trên mẫu chuẩn đối chứng. Nói chung, RSD không nên vượt quá 15%, riêng điểm gần giới hạn định lượng cho phép không vượt quá 20%. Độ đúng được biểu thị là khả năng tiến tới gần nồng độ thực nhất của chất phân tích trong mẫu sinh học được xác định bằng phương pháp đặc biệt. Điều đó có thể được biểu thị bằng khả năng tìm lại tương đối, và phải nằm trong khoảng
- 85-115%, nhưng có thể chấp nhận 80-120% đối với điểm gần giới hạn định lượng. 4. Giới hạn định lượng: Giới hạn định lượng, hay còn gọi là độ nhạy, là nồng độ thấp nhất của đường chuẩn có thể xác định đ ược với độ đúng và độ chính xác cho phép. Giới hạn định lượng ít nhất phải thoả mãn khả năng phân tích nồng độ của mẫu thử lấy ở thời điểm bằng 3-5 lần thời gian bán thải hoặc bằng 1/10 đến 1/20 giá trị Cmax của chất phân tích. 5. Độ ổn định của mẫu thử: Độ ổn định của mẫu sinh học có chứa chất cần phân tích cần được khảo sát khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, đông lạnh trong khoảng thời gian khác nhau để xác định điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản mẫu sau khi lấy. 6. Hiệu suất chiết: Khả năng tìm lại sau khi chiết được đánh giá với ít nhất 3 nồng độ: cao nhất, trung bình và thấp nhất của đường chuẩn. Chỉ tiêu giới hạn có thể tham khảo những tài liệu liên quan. 7. Mẫu chuẩn đối chiếu (QC): Mẫu chuẩn đối chiêú được dùng để so sánh khi định lượng là những mẫu tự tạo biết trước nồng độ, chuẩn bị bằng cách pha chất chuẩn của chất cần phân tích trong mẫu sinh học trắng. 8. Phân tích mẫu thử: Định lượng các mẫu thử bằng phương pháp phân tích đã được thẩm định. Mỗi mẫu thử có thể phân tích 1 lần hoặc lặp lại nếu cần. Với mỗi lô mẫu phân tích sinh học (các mẫu phân tích cùng một thời gian trong một
- buổi hoặc ngày), nên thiết lập một đường chuẩn mới để phân tích và dùng các mẫu QC với 3 nồng độ (thấp, trung bình và cao) để định lượng đồng thời trong mỗi lô phân tích. Nói chung, độ lệch giữa các kết quả của mẫu chuẩn đối chiếu không được quá 20%. Qui định chung: 1. Lựa chọn người tình nguyện: Tiêu chuẩn: trong nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học, đa số trường hợp thường chọn người tình nguyện là nam giới khoẻ mạnh. Một số trường hợp cần thiết có thể dùng đối tượng là phụ nữ, khi đó cần giải thích rõ. Với thuốc dùng cho trẻ em, vẫn nên chọn người lớn để thử nghiệm. Các tiêu chuẩn cụ thể như sau: a, Giới tính: Nam hoặc nữ b, Tuổi: thông thường từ 18 – 40 tuổi. Trong cùng một nhóm nghiên cứu, giữa các cá thể khác nhau không quá 10 tuổi. c, Trọng lượng cơ thể: trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn 10%, trọng lượng cơ thể của các cá thể trong cùng nhóm nghiên cứu nên gần giống nhau. Đơn vị khối lượng là kg. d, Người tình nguyện phải khoẻ mạnh, không có tiền sử về bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh đường tiêu hoá, bệnh chuyển hoá không b ình thường hoặc bệnh về hệ thần kinh. Phải kiểm tra sức khoẻ bao gồm các chỉ tiêu: khám lâm sàng tổng quát,
- huyết áp, nhịp tim, chức năng gan, thận, phổi và công thức máu, tất cả các chỉ số phải trong giới hạn bình thường. Khi thử những thuốc đặc biệt, có thể phải kiểm tra thêm một số chỉ tiêu khác, ví dụ như đường huyết khi thử nghiệm những thuốc có ảnh hưởng đến đường huyết. Nếu đối tượng là phụ nữ thì phải xét nghiệm và đảm bảo không mang thai. e, Không có tiền sử về dị ứng và hạ huyết áp tư thế. f, Không dùng các đối tượng nghiện ma tuý, nghiện rượu, thuốc lá. Trong quá trình thử nghiệm không được sử dụng thuốc lá, rượu và những thức uống khác có chứa cafein. Không được dùng bất kỳ thuốc gì trong vòng 2 tuần trước và trong quá trình thử nghiệm. g, Người nghiên cứu và người tình nguyện đều phải ký vào bản cam kết tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2. Số lượng người tình nguyện: số lượng người tình nguyện phải đủ theo yêu cầu và được tính theo nguyên tắc dùng với số lượng nhỏ nhất cá thể mà vẫn đảm bảo yêu cầu mức độ tin cậy trong tính thống kê của phép thử. Số lượng có thể thay đổi tuỳ từng thuốc và các quy định liên quan nhưng không nên ít hơn 12. 2. Chế phẩm đối chứng (thuốc đối chứng): Chế phẩm đối chứng dùng trong đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học là để so sánh. Chế phẩm đối chứng phải an toàn và hiệu quả, được lựa chọn theo nguyên tắc sau:
- - Khi nghiên cứu sinh khả dụng tuyệt đối, nên chọn thuốc đối chứng là một chế phẩm tiêm tĩnh mạch đang được lưu hành. - Khi nghiên cứu sinh khả dụng tương đối hoặc tương đương sinh học, thuốc đối chứng thường được chọn là chế phẩm phát minh hoặc một chế phẩm cùng loại, có uy tín trên thị trường trong nước hoặc nước ngoài đang được lưu hành. 3. Chế phẩm thử: chế phẩm thử phải đạt các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn và yêu cầu trong thực hành lâm sàng. Phải có đủ các dữ liệu in vitro về độ hoà tan, độ ổn định, hàm lượng hoặc hoạt lực. Đối với chế phẩm đặc biệt, cần phải có thêm những tài liệu về cấu trúc tinh thể và đồng phân quang học. 4. Thiết kế nghiên cứu: Khi so sánh 2 chế phẩm, tức là thuốc thử và thuốc đối chứng, người ta thường áp dụng thiết kế chéo, 2 thuốc, 2 giai đoạn. Để hạn chế ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các cá thể và giai đoạn thử nghiệm, các đối tượng nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Một nhóm sẽ được sử dụng thuốc thử trước và thuốc chứng sau; ngược lại, nhóm kia sử dụng thuốc chứng trước và thuốc thử sau. Giữa 2 giai đoạn thử, cần có một khoảng thời gian để đảm bảo cho thuốc của lần thử tr ước loại hết ra khỏi cơ thể, thường từ 1 đến 2 tuần. Để so sánh 3 chế phẩm: 2 thuốc thử và một thuốc chứng, người ta thường sử dụng nghiên cứu chéo, 3 thuốc, 3 giai đoạn. Tương tự, thời gian rửa giải cần để loại trừ thuốc ra khỏi cơ thể giữa các giai đoạn thường từ 1 đến 2 tuần.
- Thời điểm lấy mẫu: Thiết kế thời điểm lấy mẫu rất quan trọng để thu được kết quả nghiên cứu tin cậy. Cần phải lấy một điểm trước khi uống thuốc (mẫu trắng, thời điểm 0). Một đường cong nồng độ thuốc trong máu hoàn thiện phải bao gồm cả các pha hấp thu, phân bố và thải trừ. Thông thường, ít nhất nên có 4 thời điểm lấy mẫu trước khi đạt tới đỉnh của đường cong nồng độ – thời gian, 6 hoặc nhiều hơn điểm lấy mẫu sau đỉnh, 3 giá trị xung quanh đỉnh của đường cong, tổng số điểm lấy mẫu nên nhiều hơn 11. Thời gian lấy mẫu nên kéo dài tới khoảng 3 – 5 lần thời gian bán thải của dược chất hoặc khi nồng độ trong máu ở trong khoảng 1/10 – 1/20 giá trị Cmax. Mẫu máu (huyết tương, huyết thanh hay máu toàn phần) phải bảo quản đông lạnh ngay sau khi lấy để chờ phân tích. Khi không thể xác định được nồng độ thuốc trong huyết tương, có thể thực hiện trên một mẫu sinh học khác như nước tiểu, nhưng chất xác định được và phương pháp phân tích phải phù hợp với những yêu cầu về đánh giá sinh khả dụng. 5. Xác định liều thử : Trong nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học, liều thử thường giống với liều dùng trong lâm sàng. Tốt nhất là liều thử của thuốc thử giống với liều thử của thuốc chứng. Trong trường hợp phải sử dụng liều khác nhau, phải nêu rõ lý do và phải điều chỉnh liều để tính toán sinh khả dụng phù hợp. 6. Qui trình nghiên cứu: Người tình nguyện nhịn ăn qua đêm (ít nhất là 10h trước khi uống thuốc). Sáng hôm sau, mỗi người sẽ được cho uống một liều thuốc thử hoặc thuốc chứng với 250ml nước ấm, không uống nước trong vòng 1 giờ trước và sau khi uống
- thuốc trừ khi uống thuốc. Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt, người tình nguyện dùng bữa ăn tiêu chuẩn sau 4h. Khẩu phần ăn được qui định giống nhau cho tất cả người tình nguyện và cho cả 2 giai đoạn của mỗi nghiên cứu. Tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch theo thời điểm lấy mẫu đã thiết kế. Theo qui định, các mẫu máu (máu, huyết tương, huyết thanh) sau khi lấy sẽ được bảo quản đông lạnh ngay để chờ phân tích. Sau khi uống thuốc, người tình nguyện nên tránh các vận động phải gắng sức. Quá trình lấy mẫu máu phải được thực hiện trong phòng có bác sĩ và đủ điều kiện chăm sóc y tế. Nếu có tác dụng phụ xảy ra, cần phải xử trí và điều trị kịp thời. Nghiên cứu có thể phải ngừng lại, nếu cần. 7. Phân tích dược động học: Lập các bảng và hình để biểu thị các dữ liệu nồng độ thuốc trong huyết tương vào những thời điểm lấy mẫu khác nhau của từng cá thể, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Sau đó tính các thông số dược động học tương đối của mỗi cá thể, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho mỗi thông số. Những thông số dược động học chính là nồng độ đỉnh trong máu (Cmax), diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC), nửa đời thải trừ (T1/2) và thời điểm đạt tới nồng độ đỉnh trong máu (Tmax). Cmax và Tmax biểu thị bằng số liệu thu được trực tiếp từ thí nghiệm và không phải tính toán. AUC0-tn (diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t) được tính theo phương pháp hình thang, với tn là thời điểm lấy mẫu cuối cùng có thể định lượng được. AUC0-∞ (diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian từ thời điểm 0 đến vô cùng) được tính toán theo công thức:
- AUC0-∞ = AUC0-tn + Ctn/ z, trong đó Ctn là nồng độ của thuốc tại thời điểm lấy mẫu cuối cùng, và z là hằng số tốc độ thải trừ. T1/2 có thể được tính bằng công thức: T1/2 = 0,693/ z, trong đó z được tính từ độ dốc của đoạn tuyến tính trên đường biểu diễn logarit nồng độ - thời gian. AUCo-tn từ thời điểm 0 đến thời điểm cuối cùng phải thoả mãn: (AUCo-tn /AUCo-∞) x 100% > 80%. 8. Tính toán sinh khả dụng (1) Dùng đơn liều: Sinh khả dụng F được tính toán lần lượt bằng cách sử dụng AUC0-tn và AUC0-∞ của mỗi cá thể, đồng thời tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Khi liều của thuốc thử (T) giống với liều của thuốc đối chứng (R). F= (AUC0-tn)T/ (AUC0-tn)R x 100% F= (AUC0-∞)T/ (AUC0-∞)R x 100% Khi liều thuốc thử khác với liều thuốc đối chứng và chất được phân tích đặc trưng cho dược động học tuyến tính, chỉ số F có thể thay đổi phụ thuộc vào liều và được thể hiện dưới đây: F= [(AUC0-tn)T x DR/(AUC0-tn)R x DT] x 100% F= [(AUC0-∞)T x DR/(AUC0-∞)Rx DT] x 100%
- Trong đó, DR và DT là liều uống của thuốc chứng và thuốc thử, tương ứng. Phân tích các chất chuyển hoá: Một vài thuốc là dạng tiền chất của thuốc không thể định lượng được trong máu vì dạng tiền chất của thuốc chuyển hoá rất nhanh trong c ơ thể. Sinh khả dụng của những loại thuốc này có thể được đánh giá qua đáp ứng thích hợp của chất chuyển hoá có hoạt tính. F = [(AUC0-tn)mTx DR / (AUC0-tn)mR x DT] x 100% F = [(AUC0-∞)mT x DR / (AUC0-∞)mR x DT] x 100% Trong đó, m là ký hiệu cho chất chuyển hóa. Đánh giá kết quả chủ yếu dựa vào số liệu AUC0-tn và AUC0-∞ được dùng như một đối chứng. (2) Dùng đa liều: Nếu trạng thái ổn định đạt được sau khi uống nhiều liều, sinh khả dụng có thể được ước tính bằng trung bình nồng độ thuốc trong huyết tương ở trạng thái ổn định. a. Mức độ hấp thu của thuốc tương tự nhau, nhưng có thể khác về tốc độ hấp thu. b. Sinh khả dụng giữa các cá thể khác nhau nhiều. c. Thuốc giải phóng có kiểm soát, tác dụng kéo dài
- d. Sau khi uống liều đơn, nồng độ của thuốc dưới dạng tiền chất của thuốc hoặc chất chuyển hoá thấp, không thể xác định được bởi phương pháp phân tích thích hợp. Sau khi uống đa liều với cách khoảng thời gian t bằng nhau có thể đạt tới trạng thái ổn định, lấy mẫu máu nhiều lần trong quá trình uống thuốc. Phân tích xác định nồng độ thuốc và tính giá trị AUCss0-t. Khi liều của thuốc thử giống thuốc đối chứng, sinh khả dụng tương đối có thể được tính toán theo biểu thức: F = (AUCsst/ AUCssR) x 100% Trong đó, AUCsst và AUCssR là AUC ở trạng thái ổn định của chế phẩm thử và chế phẩm đối chiếu. 9. Đánh giá tương đương sinh học (phân tích thống kê các số liệu dược động học): Phân tích thống kê và đánh giá tương đương sinh học nên tập trung vào các thông số dược động học chính (ví dụ nh ư AUC, Cmax). Sau khi chuyển đổi những số liệu AUC và Cmax sang thang logarit, phân tích thống kê theo phương pháp phân tích phương sai và phương pháp khoảng tin cậy 2 bên (two – tail). Nếu giới hạn khoảng tin cậy 90% của AUC với chế phẩm thử nằm trong khoảng 80 – 125% của chế phẩm đối chứng và Cmax nằm trong khoảng 70% - 133% của chế phẩm đối chứng, hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học. Thuốc tác dụng kéo dài: Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh in vivo của các dạng thuốc tác dụng kéo dài và thuốc giải phóng có kiểm soát được xác định khi dùng đơn liều hoặc đa liều.
- 1. Đơn liều, thử chéo hai giai đoạn . Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc thử và thuốc chứng trên người tình nguyện trong tình trạng đói, để xác định xem thuốc có đặc tính giải phóng có kiểm soát hoặc kéo dài không và có tương đương sinh học với chế phẩm đối chứng không. (1) Yêu cầu đối với người tình nguyện và tiêu chuẩn lựa chọn như đã nêu ở phần “Qui định chung”. (2) Chế phẩm đối chứng: Nói chung, có thể chọn các chế phẩm giải phóng c ó kiểm soát hoặc kéo dài cùng loại và đầu tiên có uy tín trên thị trường trong nước hoặc nước ngoài làm thuốc đối chứng. Nếu thuốc thử là dạng giải phóng có kiểm soát hoặc kéo dài mới được phát minh, thì có thể chọn một chế phẩm qui ước (thuốc bình thường) cùng loại có uy tín trên thị trường trong nước hoặc nước ngoài làm thuốc đối chứng. (3) Phương pháp thử: như đã nêu ở phần nghiên cứu đơn liều (Qui định chung) (4) Trình bày số liệu: a. Trình bày đầy đủ số liệu nồng độ thuốc trong huyết tương ở các thời điểm của từng cá thể, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, các bảng và biểu đồ của đường biểu diễn.
- b. Tính các thông số Cmax, Tmax, AUCo-tn, AUCo-∞, F, các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Ngoài ra, nên trình bày thêm một số thông số khác như thời gian lưu trú trung bình (MRT). (5) Đánh giá tương đương sinh học: Khi so sánh thuốc thử và thuốc đối chứng đều là chế phẩm giải phóng có kiểm soát hoặc tác dụng kéo dài, 2 thuốc được coi là tương đương sinh học với nhau nếu giá trị AUC và Cmax đáp ứng yêu cầu về tương đương sinh học, và giá trị Tmax khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh thuốc thử là chế phẩm giải phóng có kiểm soát hoặc kéo dài với thuốc chứng là chế phẩm qui ước, mức độ hấp thu của 2 thuốc là tương đương sinh học nếu giá trị AUC đáp ứng được những yêu cầu của tương đương sinh học (80% -125%) và thuốc thử có khả năng giải phóng có kiểm soát hoặc kéo dài, nếu như giá trị Cmax giảm và Tmax kéo dài hơn thuốc qui ước. 2. Nghiên cứu đa liều, thử chéo 2 giai đoạn: Mục tiêu của nghiên cứu là tìm tốc độ và mức độ hấp thu, khoảng dao động của nồng độ thuốc trong máu ở trạng tháí ổn định sau khi uống nhiều lần. (1) Người tình nguyện và tiêu chuẩn lựa chọn. Việc lựa chọn người tình nguyện cũng giống như trong nghiên cứu đơn liều, những người đã tham gia nghiên cứu đơn liều cũng có thể tiếp tục được sử dụng trong nghiên cứu đa liều. Số lượng người tình nguyện cần thiết khoảng từ 12-24. Lựa chọn thuốc đối chứng cũng tương tự như trong nghiên cứu đơn liều.
- (2) Thiết kế và các bước nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu chéo, ngẫu nhiên và đa liều với cả thuốc thử và thuốc đối chứng. Đối với thuốc thử, thực hiện nghiên cứu với liều và cách dùng như đã dự định. Các chế phẩm uống ngày 1 lần, nên uống vào buổi sáng sau khi đã nhịn đói ít nhất 10h, sau đó không ăn gì trong vòng 2 - 4h sau khi uống thuốc. Với các chế phẩm dùng 2 lần trong ngày, liều đầu tiên được cho uống vào buổi sáng sau khi đã nhịn đói ít nhất 10h, sau đó không ăn gì trong vòng 2-4h; liều thứ 2 được uống trước hoặc sau bữa ăn 2 giờ và tiếp tục nhịn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc. Mỗi liều được uống với 250ml nước ấm. Nói chung, người tình nguyện có thể uống nước sau khi uống thuốc 1-2h. Khi thuốc đối chứng là chế phẩm qui ước, nên thử theo mức liều và cách dùng thông thường đã sử dụng trên lâm sàng, nhưng nên chọn mức liều tương đương với liều của thuốc thử dạng giải phóng có kiểm soát hoặc kéo dài. (3) Thiết kế điểm lấy mẫu máu: Sau khi uống đa liều trong một khoảng thời gian bằng 7 lần thời gian bán thải, cần xác định 3 điểm có nồng độ cực tiểu trong 3 ngày liên tiếp để đảm bảo rằng nồng độ thuốc ở trạng thái ổn định. Nên lấy mẫu máu vào cùng một thời điểm (thường là buổi sáng) của những ngày khác nhau để có thể so sánh được và hạn chế những ảnh hưởng của thời gian tới dược động học. Sau khi đạt đến trạng thái ổn định và trong khoảng thời gian dùng liều cuối cùng, lấy mẫu máu theo thời gian biểu như đã thiết kế trong nghiên cứu đơn liều. Sau đó, phân tích và thiết lập đường biểu diễn nồng độ thuốc - thời gian trong suốt khoảng thời
- gian đó và tính các thông số dược động học liên quan khác, ví dụ như nồng độ đỉnh, thời gian đạt nồng độ đỉnh, nồng độ thuốc trung bình ở trạng thái cân bằng (Cav) và AUCss. (4) Dữ liệu về dược động học a. Báo cáo tất cả các dữ liệu về nồng độ thuốc trong máu của mỗi cá thể, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nồng độ thuốc trong máu. Tất cả các số liệu n ên trình bày trên các bảng và biểu đồ. b. Tính các số liệu của từng cá thể: Cmax, Cmin, Tmax, Cav, AUCss, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Giá trị Cmax và Tmax thu được từ số liệu thực, không phải giá trị ngoại suy. Thông thường, tính Cmin từ trung bình của 2 nồng độ cực tiểu: Một là nồng độ của mẫu lấy ở thời điểm trước khi dùng liều cuối cùng, và 2 là của mẫu lấy ở thời điểm t. AUCss được tính theo phương pháp hình thang. Nồng độ thuốc trung bình ở trạng thái cân bằng (Cav) có thể được tính như sau: Cav = (AUCss)/ t Trong đó, AUCss là diện tích dưới đường cong nồng độ thuốc - thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t trong suốt khoảng liều ở trạng thái ổn định và t là khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc. c. Khoảng dao động của nồng độ thuốc trong máu có thể được tính theo biểu thức:
- DF = 100% x (Cmax - Cmin)/ Cav Trong đó, Cmax là nồng độ đỉnh, thu được từ các số liệu thực, sau khi dùng liều cuối cùng ở trạng thái ổn định và Cmin là nồng độ cực tiểu ở thời điểm cuối trong khoảng thời gian dùng liều cuối cùng ở trạng thái cân bằng. d. Phân tích thống kê và đánh giá tương đương sinh học: Phương pháp phân tích thống kê và đánh giá tương đương sinh học tương tự như đã trình bày trong nghiên cứu đơn liều của thuốc tác dụng kéo dài, thuốc giải phóng có kiểm soát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn sử dụng máy siêu âm
23 p | 919 | 136
-
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC INVIVO CÁC CHẾ PHẨM THUỐC
16 p | 377 | 42
-
Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng
303 p | 400 | 36
-
chăm sóc ổn định trẻ sơ sinh bệnh trước chuyển/sau hồi sức
70 p | 296 | 13
-
Bảng hướng dẫn kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện
375 p | 99 | 8
-
Sổ tay hướng dẫn an toàn phòng xét nghiệm
31 p | 26 | 7
-
Tài liệu hướng dẫn dạy học dựa trên năng lực dành cho giảng viên đào tạo Hộ sinh
70 p | 52 | 7
-
Những rào cản trong áp dụng hướng dẫn sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân ngoại khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 88 | 6
-
Đánh giá kiến thức và thái độ của điều dưỡng, hộ sinh về quy trình quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu
8 p | 19 | 4
-
Đánh giá bao phủ dịch vụ chăm sóc trước trong và sau sinh cho phụ nữ dân tộc thiểu số bằng biểu đồ CBM tại một số trạm y tế xã miền núi tỉnh Thái Nguyên
6 p | 44 | 4
-
Một số hướng dẫn cách điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm (Tập 1): Phần 2
311 p | 17 | 3
-
Tình hình triển khai hướng dẫn chương trình quản lý kháng sinh của Bộ Y Tế ở các cơ sở y tế tại TP. Hồ Chí Minh
6 p | 20 | 3
-
Làm sạch môi trường phòng mổ - Tài liệu hướng dẫn
40 p | 53 | 3
-
Đánh giá hiệu quả sinh thiết u phổi xuyên thành ngực bằng kim dưới hướng dẫn CT-scan
6 p | 16 | 2
-
Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán bản chất các khối u trong lồng ngực
5 p | 52 | 2
-
Ứng dụng doppler trong đánh giá sức khỏe thai
10 p | 65 | 2
-
Giá trị của phương pháp sinh thiết lõi các tổn thương tuyến vú có vôi hóa nghi ngờ dưới hướng dẫn siêu âm
5 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn