CÁC KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ CHO SINH VIÊN<br />
KHI HỌC ĐẠI HỌC THEO QUY CHẾ TÍN CHỈ ĐẠT HIỆU QUẢ<br />
Lê Ngọc Hân, Lưu Thị Loán, Lê Thị Quanh<br />
Sinh viên trường ĐH Đồng Tháp<br />
<br />
<br />
Tự học giữ vai trò rất quan trọng trên con đường thành công của bạn trong học tập<br />
và kể cả công việc. Đối với sinh viên thì việc xây dựng cho mình một kế hoạch tự học là<br />
quan trọng hơn bao giờ hết. Theo chúng tôi trong điều kiện đổi mới về phương pháp<br />
giảng dạy lấy người học trung tâm, học theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi mỗi sinh viên cần<br />
phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thuyết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tìm<br />
kiếm tài liệu, kỹ năng ôn tập, kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng ghi chép, kỹ năng thuyết trình,<br />
kỹ năng làm việc nhóm.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Học tập theo quy chế tín chỉ là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại các<br />
trường đại học, cao đẳng. Phương pháp này sẽ giúp người học chủ động về thời gian,<br />
tăng khả năng tự học được lựa chọn giáo viên giảng dạy, rút ngắn thời gian học so với<br />
học theo niên chế,… Tuy nhiên việc học tập theo tín chỉ đối với mỗi sinh viên không<br />
tránh khỏi nhiều vấn đề bất cập như: sinh viên chưa xây dựng cho mình được kế hoạch tự<br />
học; nhiều sinh viên vẫn còn học theo phương pháp phổ thông theo kiểu thầy đọc – trò<br />
chép, ghi nhớ một cách máy móc; lịch học dày đặc sinh viên không có thời gian hoàn<br />
thành bài tập giáo viên giao phó, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, hậu quả là kết<br />
quả học tập không cao,… Trước thực trạng trên chúng tôi thấy rằng việc xây dựng một<br />
phương pháp học tập làm sao có hiệu quả nhất là đối với sinh viên rất quan trọng. Sau<br />
đây là một số phương pháp học có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.<br />
2. Một số kỹ năng cần trang bị cho sinh viên<br />
2.1. Kỹ năng lập kế hoạch<br />
Việc lập kế hoạch và thời gian biểu cho học tập là rất cần thiết đối với mỗi sinh<br />
viên giúp các chúng ta chủ động về thời gian và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.<br />
Đồng thời có sự phân bố hợp lý giữa thời gian tự học và thời gian học trên lớp, thời gian<br />
tự học giữa các môn học, giữa học tập và vui chơi giải trí,… Việc xây dựng cho mình<br />
thời gian biểu hợp lý giúp chúng ta hình thành tác phong làm việc khoa học, hoàn thành<br />
nhiệm vụ thầy cô giao phó về nhà. Đánh giá mức độ quan trọng của công việc, việc nào<br />
cần làm trước, việc nào cần làm sau, thời gian hoàn thành và cách thực hiện chúng.<br />
Chỉ khi bạn phân bổ hợp lý, kết hợp nghỉ ngơi thư giãn thì chất lượng buổi học và<br />
khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ càng cao hơn. Sắp xếp thời gian học hợp lý sẽ giúp chúng<br />
ta tránh tình trạng quá mệt mỏi mà ngủ gật trong lớp, vừa bị thầy cô nhắc nhở vừa không<br />
tiếp thu được bài học. Thời gian học trên lớp của chúng ta rất ít vì vậy chúng ta cần tận<br />
dụng hết thời gian này để lĩnh hội tối đa kiến thức của các thầy cô giảng dạy [1].<br />
2.2. Kỹ năng đọc tài liệu khoa học<br />
Tốt nhất trước khi lên lớp chúng ta nên đọc bài trước ở nhà, như vậy khi lên lớp<br />
chúng ta có thể nắm được thầy cô đang nói về vấn đề gì, nội dung nằm ở đoạn nào của<br />
bài từ đó dễ tiếp thu bài hơn.<br />
Trong quá trình đọc chỗ nào khó hiểu bạn nên dùng viết đỏ gạch chân hoặc ghi<br />
dấu hỏi để biểu thị những vướng mắc của mình, khi lên lớp thầy cô giảng chúng ta có thể<br />
bổ sung những vấn đề mà chúng ta chưa rõ. Khi đọc cần đọc chậm cần chú ý đến các đề<br />
mục vì các đề mục đó là những luận điểm chính thâu tóm toàn bộ nội dung của bài.<br />
Chúng ta phải vừa đọc vừa suy ngẫm, phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Và sau khi học xong<br />
bài học chúng ta nên đọc lại bài và vận dụng kiến thức của mình để lý giải những chỗ đã<br />
được đánh dấu bằng viết khác màu, như vậy sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn [2].<br />
2.3. Kỹ năng ghi chép<br />
Chúng ta không thể ghi lại tất cả những gì giảng viên giảng dạy vì tốc độ nói là rất<br />
nhanh. Nên chúng ta có chỉ có thể ghi lại nhanh những ý chính của bài học một cách cô<br />
đọng nhất. Ghi chép, một kỹ năng cần phải học và rèn luyện, kỹ năng mà đa số sinh viên<br />
chúng ta còn yếu.<br />
Phương pháp ghi chép:<br />
Kỹ thuật ghi nhanh, dùng từ viết tắt, dùng ký hiệu quy ước, tạo những từ viết tắt<br />
riêng cho mình, có thể dùng các sơ đồ để biểu thị: sơ đồ nhánh cây, sơ đồ tư duy,… giúp<br />
chúng ta lưu trữ nội dung bài học và dễ dàng ôn tập. Trong quá trình ghi chúng ta có thể<br />
sử dụng những cây bút khác màu để đánh dấu hoặc gạch chân những nội dung mà thầy cô<br />
nhấn mạnh điều này giúp chúng ta có thể nắm được những phần nào trọng tâm của bài<br />
học [2].<br />
2.4. Kỹ năng làm việc nhóm<br />
Học theo nhóm là hình thức mà hiện nay đang khá phổ biến nhất là đối với sinh<br />
viên. Học theo nhóm hay còn gọi là làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm có<br />
thể chia sẻ những kiến thức cho nhau, cùng nhau thảo luận, bàn bạc, đặt vấn đề và giải<br />
quyết vấn đề hiệu quả. Nhóm học tập được lập ra với mục đích giúp đỡ nhau trong học<br />
tập và giúp nhau giải quyết các vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Để việc học tập theo<br />
nhóm có hiệu quả cao chúng ta nên phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tránh<br />
việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, nên đặt ra những nhiệm vụ và quy tắc cho nhóm,...<br />
Tránh việc lập ra nhóm để rủ nhau đi chơi ảnh hưởng đến kết quả học tập.<br />
2.5. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu<br />
Tài liệu và sách vở rất phong phú và đa dạng nhưng để lựa chọn được sách hay và<br />
phù hợp với chúng ta thật không dễ. Để tìm được sách hay và phù hợp với môn học cũng<br />
như những tài liệu có liên quan đến môn học, trước tiên, bạn cần hỏi giảng viên hướng<br />
dẫn môn học đó hoặc là các anh chị học trước những tài liệu nào là thiết yếu, tài liệu nào<br />
là tham khảo, tên tác giả là gì, được xuất bản năm nào và chúng ta có thể tìm được tài liệu<br />
đó ở đâu? Như vậy việc tìm kiếm tài liệu sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không phải tìm tài liệu<br />
là phải mua hết mà chúng ta chỉ mua nếu sách đó quan trọng có tính tham khảo cao và<br />
phục vụ lâu dài cho việc học như vậy sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho việc mua tài liệu.<br />
Còn lại những loại sách tham khảo chúng ta có thể vào thư viện mượn về đọc và tham<br />
khảo trong thời gian học. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngày nay thì internet<br />
cũng là công cụ hữu ích cho việc tìm kiếm tài liệu học tập. Một điểm cần lưu ý là nguồn<br />
gốc của tài liệu phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác rõ ràng, nội dung phải phù hợp với<br />
môn học [2].<br />
2.6. Kỹ năng ôn tập<br />
Ôn tập là kỹ năng dùng để củng cố kiến thức. Hoạt động này thường diễn ra trước<br />
khi kiểm tra hoặc thi cử. Để có thể nắm hết được nội dung của bài chúng ta cần có<br />
phương pháp ôn tập phù hợp. Trước tiên nên xác định trọng tâm ôn là những phần nào,<br />
dùng viết gạch chân để ôn phần đó kỹ hơn. Trong quá trình ôn tập chúng ta cần học chậm<br />
rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần, nên thêm vào những ví dụ để minh họa, liên hệ thực tiễn để<br />
luận giải cho những vấn đề đó, không nên rập khuôn máy móc. Trên cơ sở nội dung bài<br />
chúng ta nên dùng ngôn từ của mình để diễn đạt lại nội dung bài như vậy sẽ giúp nhớ sâu<br />
và lâu hơn.<br />
2.7. Kỹ năng thuyết trình<br />
Thuyết trình đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta. Nó quyết<br />
định đến sự thành công của bạn. Việc rèn luyện bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình sẽ giúp<br />
bạn hình thành kỹ năng sống, vượt qua nỗi sợ hãi, sự tự ti, bạn sẽ thấy tự tin hơn khi nói<br />
chuyện hay trình bày trước đám đông và bản lĩnh hơn trước cuộc sống, nghề nghiệp<br />
tương lai. Để thuyết trình có hiệu quả bạn cần có sự chuẩn bị trước ở nhà như: lập đề<br />
cương, đọc những tài liệu liên quan, tập nói trước gương,… Việc lập đề cương sẽ giúp<br />
bạn sắp xếp được trình tự của bài thuyết trình, tránh việc bỏ sót các nội dung thuyết trình.<br />
Đọc tài liệu liên quan giúp mở rộng kiến thức, trong bài thuyết trình chúng ta không chỉ<br />
nên gói gọn thuyết trình trong nội dung bài mà nên mở rộng nội dung như vậy bài thuyết<br />
trình sẽ sinh động và lôi cuốn, có thể đưa vào các ví dụ để minh họa để làm luận cứ cho<br />
vấn đề thuyết trình. Tập nói trước gương sẽ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng<br />
trình bài và kỹ năng sử dụng phối hợp ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nét mặt, đôi tay,…<br />
Những ngôn ngữ cơ thể đó sẽ giúp bài thuyết trình thành công hơn [3].<br />
3. Bản thân sinh viên<br />
Mỗi sinh viên phải tự ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm học tập của mình để<br />
hình thành thái độ học tập tích cực, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, không<br />
ngừng phấn đấu vươn lên đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể là: Chúng ta sẽ xây<br />
dựng cho mình một thời gian biểu để phân bổ thời gian hợp lý giúp cân bằng được giữa<br />
học tập và vui chơi. Như vậy sẽ giúp tăng hiệu quả học tập cũng như xả stress một cách<br />
hiệu quả sau những giờ học tập căng thẳng và đầy mệt mỏi. Để tránh việc bỏ sót những<br />
công việc được thầy cô giao phó, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình một quyển sổ tay<br />
nho nhỏ ghi lại những việc mà chúng ta cần làm và thời gian thực hiện chúng (tuần,<br />
tháng, quý, năm,…).<br />
Kết luận<br />
Nói tóm lại việc mỗi sinh viên tự trang bị cho mình những kỹ năng học là rất cần<br />
thiết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng làm việc<br />
nhóm,... Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên thích nghi với cách dạy mới của giảng<br />
viên ở môi trường đại học, và bạn có thể chủ động trong cách tiếp cận tri thức và sử dụng<br />
những điều đã học một cách hiệu quả nhất. Nó là chìa khóa bắt đầu những thành công,<br />
muốn đạt kết quả cao trong học tập thì trước hết cần trang bị cho mình những kỹ năng<br />
học.<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Xuân Thế, Trần Minh Tiến, (2013), “Một số kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học<br />
của học sinh, sinh viên”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 6.<br />
2. Lê Văn Tùng, Đặng Trường Sơn, Lê Ngọc Hân “Một số kỹ năng giúp sinh viên tự học<br />
có hiệu quả trong quá trình học tập ở tập ở bậc đại học theo hệ thống tín chỉ ”, Kỷ yếu<br />
hội thảo khoa học, Trường đại học Đồng Tháp.<br />
3. Dương Thị Liễu (2009), Kỹ năng thuyết trình, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân.<br />