Khởi nghiệp của sinh viên: Vấn đề pháp lý và kỹ năng
lượt xem 4
download
Bài viết này sẽ giúp làm rõ các vấn đề sau: Khởi nghiệp được hiểu như thế nào? Những vấn đề pháp lý nào được đặt ra trong quá trình khởi nghiệp mà sinh viên cần quan tâm? Bên cạnh đó, bản thân sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng nào để giúp ích cho khởi nghiệp?. Từ đó, giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản và vận dụng vào khởi nghiệp một cách có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khởi nghiệp của sinh viên: Vấn đề pháp lý và kỹ năng
- KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN: VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ KỸ NĂNG Phan Lê Khánh Trang, Nguyễn Nhật Phượng, Trần Bích Phượng Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Ở Việt Nam, cụm từ "khởi nghiệp" được xem là một phạm trù còn khá mới, tuy nhiên hiện tại vấn đề khởi nghiệp đã trở nên quá quen thuộc đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Mặc dù, khởi nghiệp hiện nay rất phổ biến vì phong trào “quốc gia khởi nghiệp” đang rất được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ nhưng sinh viên vẫn còn khá mơ hồ, họ vẫn chưa hiểu rõ được khái niệm và cách thức để khởi nghiệp. Bài viết này sẽ giúp làm rõ các vấn đề sau: Khởi nghiệp được hiểu như thế nào? Những vấn dề pháp lý nào được đặt ra trong quá trình khởi nghiệp mà sinh viên cần quan tâm? Bên cạnh đó, bản thân sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng nào để giúp ích cho khởi nghiệp? Từ đó, giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản và vận dụng vào khởi nghiệp một cách có hiệu quả. Từ khóa: khởi nghiệp, kỹ năng, pháp lý, phạm trù, quốc gia khởi nghiệp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể có bước chuyển mình đột phá trong khi các quốc gia châu Á đã trở thành cường quốc hàng đầu thế giới (Hàn Quốc và Singapore). Bài học về cách phát triển nền kinh tế đó là xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhờ sự nỗ lực từ nhiều người, nhiều tổ chức mà trong đó có sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ đã giúp Việt Nam nhận được giải thưởng “Quốc gia khởi nghiệp 2016” theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI “Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế cho những nỗ lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam mà Thủ tướng và Chính phủ đang là người thắp lửa. Năm 2015, giải này được trao cho Bộ trưởng Khoa học – công nghệ của Hàn Quốc, một cường quốc về khởi nghiệp. Và năm 2016, giải thưởng này trao cho Chính phủ Việt Nam”. Có thể nói, năm 2016 đã mở ngọn cờ và bùng nổ phong trào khởi nghiệp; thúc đẩy các bạn trẻ hiện thực hóa những dự án của riêng mình. Mặc dù tính đến nay đã hơn 05 năm nhưng khởi nghiệp chưa bao giờ là lỗi thời, thế mà kiến thức về khởi nghiệp của sinh viên còn hạn chế có thể do việc đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ở nước ta còn nặng về lý thuyết mà chưa giúp sinh viên hiểu rõ pháp lý cần thiết khi khởi nghiệp dẫn tới tình trạng hiểu sơ sài và hầu như không biết gì về pháp lý lên đến 97% (cột 2, Hình 1); cũng như chưa tập trung rèn luyện khả năng thực hành dẫn đến những e ngại không đáng có. Thể hiện rõ qua cuộc khảo sát sơ lược đối với sinh viên Hutech, mặc dù số lượng mong muốn khởi nghiệp lên đến 95% 1810
- (cột 1, Hình 1) nhưng con số thể hiện số lượng sinh viên lo sợ thất bại trong khởi nghiệp đến 71% (cột 4, Hình 1). 1 NỘI DUNG CỦA KHỞI NGHIỆP 1.1 Quan điểm về khởi nghiệp 1.1.1 Khái niệm về khởi nghiệp Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về khởi nghiệp, mỗi định nghĩa được trình bày theo cách tiếp cận riêng nhưng đều có một vài điểm chung cơ bản mà trong đấy điểm cốt lõi là tính sáng tạo trong suy nghĩ, hành động phải thể hiện được nét đặc trưng riêng và ấn tượng độc đáo của mình. Bên cạnh đó, việc khởi nghiệp được hiểu như là làm chủ, thành lập công ty vì vậy bản thân người khởi nghiệp phải có khả năng tập hợp nhiều nguồn lực mà quan trọng nhất là vốn và nhân lực. Và hầu như phần lớn người khởi nghiệp đều hướng tới mục tiêu là lợi nhuận mặc dù điều kiện môi trường còn khá bấp bênh và luôn biến động. [1] Dựa vào các đặc điểm chung nhóm đã rút ra cho nhóm tác giả một quan điểm: Hiểu đơn giản là bắt đầu tự kinh doanh, quản lý một lĩnh vực nhất định trong điều kiện không đảm bảo, bằng hình thức mua bán, cung cấp sản phẩm, dịch vụ mang hơi thở và nét độc đáo riêng. Mặc dù, dưới nhiều hình thức trình bày khác nhau nhưng đều xuất phát từ khát vọng làm giàu, làm chủ vì là hoạt động nhằm một mục đích sinh lợi nhuận, tự chủ tài chính. 1.1.2 Những lợi ích to lớn từ việc khởi nghiệp Như đã đề cập trong phần Đặt vấn đề, các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore hay kể cả Hoa Kỳ có thể phát triển và giàu mạnh như hiện nay phần lớn nhờ vào số lượng người khởi nghiệp. Điều này cho thấy khởi nghiệp mang lại nhiều nguồn lợi to lớn cho xã hội bằng cách tạo ra nhiều cơ hội việc làm giúp đất nước giải quyết nạn thất nghiệp làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống của người lao động, nâng cao GDP - thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Từ đó gián tiếp làm giàu cho xã hội từ công việc đóng thuế và cốt lõi của việc khởi nghiệp này là kiếm ra được nguồn thu nhập cho chính bản thân họ. Thêm vào đó việc làm ăn hoàn toàn dựa trên ý chí chủ quan của bản thân (tự làm chủ, tự đưa ra các quyết định, độc lập về tài chính…) mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc của cá nhân, tổ chức nào. 1.2 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG KHỞI NGHIỆP 1.2.1 Vì sao phải hiểu rõ về pháp lý? Pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân, pháp nhân và các tổ chức. Vì vậy, biết rõ pháp lý sẽ giúp chúng ta bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp, thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong từng lĩnh vực, loại trừ được những rủi ro pháp lý trong giao dịch,... Bên cạnh đó, hiểu biết về pháp lý cũng quyết định đến thành công hay thất bại của người khởi nghiệp vì khi khởi nghiệp nếu không hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan dễ gặp phải những khó khăn và vướng mắc với những thứ vốn rất căn bản gây ra hậu quả không đáng có từ những xung đột về vốn, quyền sỡ hữu, lợi ích của từng cá nhân; hay kể cả sai phạm từ ngay trong bước đầu khởi nghiệp (các vấn đề đăng ký kinh doanh, việc kê khai và đóng thuế,…). 1811
- 1.2.2 Các pháp lý cần thiết cho người khởi nghiệp Khi khởi nghiệp sinh viên cần lưu ý chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trong đó có 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện căn cứ điều 6 Luật Đầu tư 2020. Trong vấn đề thành lập doanh nghiệp: Theo Luật Doanh nghiệp hiện nay, nước ta có 05 loại hình doanh nghiệp chính có liên quan đến vấn đề khởi nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh) và có thêm hình thức nhượng quyền thương hiệu và mua lại công ty có sẵn. Trước khi chọn loại hình kinh doanh nên cân nhắc về trách nhiệm tài sản phải chịu khi rủi ro xảy ra, trong đó có loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh), tức là phải chịu trách nhiện về khoản nợ bằng tất cả tài sản bao gồm tài sản của công ty và tài sản cá nhân; và loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn (Công ty trách nhiện hữu hạn, công ty cổ phần) chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ bằng tài sản của công ty, trong phạm vi vốn đã góp vào công ty. Mỗi loại hình sẽ có những điểm mạnh và yếu khác nhau nên khi khởi nghiệp sinh viên cần xem xét kỹ lưỡng để tránh tình trạng thất bại vì lựa chọn không phù hợp với khả năng. “Dựa trên tình hình kinh tế cũng như sự thuận lợi cho các nhà khởi nghiệp, các chuyên gia về pháp luật cũng như kinh tế khuyên những người mới khởi nghiệp nên chọn một trong hai loại hình là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn do đặc tính giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu. Đặc biệt hơn là với môi trường và nền kinh tế tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại, nên thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn trước, rồi sau đó dần lên kế hoạch chuyển đổi thành công ty cổ phần.” [8] Đối với đăng ký kinh doanh: Khi đặt tên cho công ty cần tránh bị trùng hay gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước theo điều 41 luật Doanh nghiệp 2020, đây là một lỗi chuyên mắc phải, kể cả doanh nghiệp lớn cũng không tránh khỏi (ví dụ: Tập đoàn Vincom kiện Vicoland – tiền thân là Công ty Cổ phần đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon vì đặt tên gây nhầm lẫn) vì vậy cần tìm hiểu kỹ sẽ giúp bạn tránh vướng phải những vụ kiện bản quyền tên công ty, đồng nghĩa với việc giảm thiểu được khả năng thất thoát chi phí. Đối với doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều là hai loại hình không có tư cách pháp nhân, đơn giản và dễ thành lập, ít chịu sự can thiệp pháp lý, hai loại hình này phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. Hồ sơ đăng ký phải có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân (doanh nghiệp tư nhân quy định trong điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020; hộ kinh doanh căn cứ theo điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp). Nhưng với công ty cổ phần, hợp danh và trách nhiệm hữu hạn thì khác, nó có nguồn vốn lớn hơn, so với hai loại hình trên, chịu trách nhiệm hữu hạn, riêng với công ty hợp danh phải có ít nhất một thành viên có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Trong hồ sơ đăng ký yêu cầu phải có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, danh sách thành viên (công ty cổ phần phải có danh sách cổ đông sáng lập) và bản sao các giấy tờ khác (điều 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020). 1812
- Đối với thuế suất: Khi khởi nghiệp, chúng ta cần quan tâm đến thuế suất, nhất là những ưu đãi về thuế. Thuế suất thu nhập của doanh nghiệp là 25% (theo điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008). Nếu như doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười lăm năm (điều 12, LTTNDN năm 2008). Đối với quyền sở hữu trí tuệ: Nếu sinh viên khởi nghiệp với những sản phẩm độc đáo của riêng mình thì tốt nhất nên đăng ký quyền tác giả và các quyền liên quan để tránh tình trạng bị xâm phạm quyền tác giả (căn cứ điều 28, LSHTT 2005) như việc sao chép ý tưởng, sản phẩm và bán với giá thành thấp hơn được qui định trong điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Mặc dù, Luật Sở hữu trí tuệ đã được thông qua từ lâu nhưng lại ít khi được mọi người quan tâm và cho rằng không cần thiết dẫn đến tìm ẩn những nguy cơ xâm phạm bản quyền, ăn cắp chất xám. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người khởi nghiệp: Đây là điểm mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì để tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp góp phần trong sự nghiệp phát triển đất nước, Nhà nước ta đã cho ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (LHTDNNVV) vào ngày 12/06/2017. Chính sách mới đã hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên muốn khởi nghiệp được đề cập trong khoản 1 và khoản 2 điều 17 LHTDNNVV có đưa ra điều kiện (bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thời gian hoạt động,…) và nội dung được Nhà nước hỗ trợ (như hỗ trợ thông tin, truyền thông, ứng dụng, chuyển giao công nghệ,…), hỗ trợ thuế, kế toán tại điều 10 LHTDNNVV, hỗ trợ mặt bằng sản xuất tại điều 11 LHTDNNVV, hay hỗ trợ mở rộng thị trường điều 13 LHTDNNVV,… 1.3 Những kỹ năng thiết yếu trong khởi nghiệp Khi sinh viên khởi nghiệp cần có lượng kiến thức đủ lớn cũng như những kỹ năng cần thiết để đối đầu với những thách thức, rủi ro và giảm thiểu được khả năng thất bại trong khởi nghiệp. Vậy mà thực trạng hiện nay, số lượng sinh viên tự tin rằng bản thân đã trang bị đầy đủ các kỹ năng chỉ chiếm có 13% (cột 3, Hình 1); là một con số khiêm tốn và đáng báo động. Theo như cách nhìn nhận của xã hội, họ phân ra rất nhiều loại kỹ năng khác nhau, nhưng chung quy lại được tổng hợp và phổ biến thành 02 nhóm lớn là nhóm kỹ năng cứng và nhóm kỹ năng mềm. 1.3.1 Kỹ năng cứng trong khởi nghiệp Là những kiến thức có tính hệ thống, cố định gần như không đổi và tính chuyên môn được đánh giá qua bằng cấp, chứng chỉ. Kỹ năng này mặc dù chỉ chiếm khoảng 15%-25% nhưng vô cùng quan trọng, đấy là nền tảng cốt lõi để duy trì, thăng tiến trong công việc và cuộc sống. Kỹ năng cứng có được do trải qua quá trình rèn luyện hao tốn rất nhiều thời gian vì chúng có tính phổ cập, thường được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng hay trung tâm dạy nghề. Sau đó, muốn nâng cao kỹ năng phải qua thời gian hành nghề để đúc kết kinh nghiệm. Vì vậy khi khởi nghiệp thì ngay khi ngồi ghế nhà trường cần tự rèn luyện kỹ năng này trong các môn học, bỏ đi tư tưởng học đối phó thay vào đó học để thành thạo. 1813
- 1.3.2 Kỹ năng mềm trong khởi nghiệp Khác với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm rất linh hoạt, không có tính chuyên môn, phụ thuộc vào tinh thần liên quan đến tính cách của cá nhân khi tiếp xúc với xã hội, cách ứng phó với các hoàn cảnh, tình huống ngẫu nhiên xảy ra và chịu sự ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Kỹ năng này được đánh giá tùy thuộc vào quan điểm từng người. Kỹ năng mềm chiếm đến 75% đủ chứng minh cho tầm ảnh hưởng to lớn của nó. Hiện nay, hầu hết các trường không còn phân biệt rạch ròi công lập và tư lập, bởi tất cả đều đã trang bị đầy đủ cho sinh viên có nền tảng kiến thức gần như giống nhau nên yếu tố quyết định đến sự thành công chính là kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm luôn hỗ trợ lẫn nhau và vô cùng hữu ích trong quá trình khởi nghiệp giúp cá nhân đó có thể ứng phó trước mọi tình huống bất ngờ xảy ra. 1.3.3 Kỹ năng đối với sinh viên Luật Sinh viên Luật có thể khác nghiệp bằng hai con đường: khởi nghiệp bằng một ngành nghề bất kỳ và khởi nghiệp bằng con đường pháp lý chuyên nghiệp. Việc khởi nghiệp bằng một ngành nghề khác là điều vô cùng phổ biến, rất được nhà trường và các tổ chức quan tâm, hỗ trợ. Điển hình như Nguyễn Thị Mỹ Dung - sinh viên Khoa Luật, Hutech (quán quân Hutech startup Wings năm 2020) khởi nghiệp thành công với sản phẩm “Sen Đá”, người đã tiếp thêm động lực cho sinh viên trên con đường khởi nghiệp qua các buổi tọa đàm với chủ đề: “Tự tin khởi nghiệp – hướng tới thành công”. Mỹ Dung cho thấy được con đường khởi nghiệp vốn không dễ dàng, vấp phải nhiều thất bại nhưng qua nhiều lần nhận ra sự thất bại đó đến từ việc thiếu hụt kỹ năng, chọn dự án và mục tiêu quá lớn, vốn cao trong khi bản thân chỉ còn là sinh viên. Khởi nghiệp bằng hình thức này có thể sẽ dễ hơn con đường pháp lý chuyên nghiệp. Vì sinh viên chỉ cầm tấm bằng cử nhân Luật chắc chắn không thể khởi nghiệp bằng hình thức mở văn phòng luật sư hoặc công ty luật; mà họ chỉ có thể làm một số ngành nghề như trợ lý luật sư, thực tập hoặc làm việc tại văn phòng, công ty luật hay tư vấn viên pháp luật, công tác viên của trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước. Những ngành nghề pháp lý dành cho cử nhân Luật rất hạn chế vì cử nhân là điều kiện cần còn điều kiện đủ để trở thành luật sư hay những chức danh tư pháp khác thì buộc phải trải qua các khóa đào tạo tại học viện tư pháp. Với những người có nhu cầu trở thành luật sư phải học khóa đào tạo luật sư trong 12 tháng (điều 12 Luật Luật sư sửa đổi bổ sung 2020) để lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo, sau đó tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư trong 12 tháng và tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư. Sau khi có chứng chỉ hành nghề yêu cầu cá nhân phải có kinh nghiệm trong ngành trên 03 năm thì mới có thể khởi nghiệp; đây là một quá trình dài. “Hiện nay đã có 14.375 luật sư hoạt động trên 2.000 tổ chức hành nghề luật sư (chỉ tính đến tháng 07/2020)” [theo LS.Lê Đức Bính; Bí thư Đảng ủy Đoàn luật sư TP. Hà Nội]; tức 1 luật sư/6.771 người, mặc dù so với thế giới vẫn còn rất thấp nhưng với tình hình hiện nay và tương lai đây là một ngành nghề có tính cạnh tranh cao, để thành công trong nghề đòi hỏi bổ sung nhiều kiến thức. Đặc biệt là ngoại ngữ, Việt Nam có hơn 14.000 luật sư nhưng chỉ có khoảng 1/10 trong số đó có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ; điều này gây nhiều cản trở và mất thời gian để giải quyết các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, khả năng cao là sinh viên vừa khởi nghiệp sẽ dễ dàng để vụt mất những bản hợp đồng “béo bở”. Vì vậy, ngoại ngữ là 1814
- vô cùng cần thiết, là yếu tố giúp nâng cao tỷ lệ thành công vì số lượng nhà đầu tư nước ngoài hiện nay ngày càng nhiều nên cần một lượng lớn luật sư thạo ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sinh viên Luật còn phải học cách quản lý và tính toán các chi phí phát sinh trong quá trình lập nghiệp; học cách tiếp thị mà đơn giản và thân thuộc đối với giới trẻ hiện nay đó là quảng bá hình ảnh của văn phòng hoặc công ty qua việc sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Instargam,…) hình thức này không phân biệt đối tượng khách hàng nhưng đối với LinkedIn mang tính chuyên môn cao hơn nên đối tượng nhắm tới sẽ là các chủ doanh nghiệp. [2] Mặc dù, hai con đường khởi nghiệp hoàn toàn khác nhau nhưng đều có điểm chung liên quan đến ý chí người khởi nghiệp; đòi hỏi người khởi nghiệp phải dũng cảm, có niềm đam mê và sự cống hiến hết mình cũng như Mỹ Dung mặc dù liên tục thất bại nhưng không nản lòng, luôn cố gắng khắc phục lỗi sai của các lần trước để thành công. Hình 1 2 KẾT LUẬN Khởi nghiệp đối với tình hình kinh tế là điều vô cùng cần thiết, góp phần giải quyết được vấn đề nan giải của xã hội, tạo nên bước chuyển mình đột phá và ấn tượng cho Việt Nam. Để làm được điều to lớn đấy, người khởi nghiệp cần đi vào từng chi tiết, từ việc xác định đúng loại hình, cho đến tiếp cận các vấn đề pháp lý cơ bản và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước; củng cố thêm hiểu biết và thường nâng cao các kỹ năng thì người khởi nghiệp có thể được xem như là bước đầu thành công. Bên cạnh đó, bài viết của nhóm có đề cập đến việc sinh viên ngành luật đi theo con đường pháp lý chuyên nghiệp thì cần xem xét kỹ vì phải tốn nhiều thời gian cho việc đào tạo chuyên môn, thường xuyên cập nhật tình hình, thực trạng và nhu cầu của xã hội để người khởi nghiệp có thể luôn trong tư thế sẵn sàng làm mới bản thân, đối mặt với các biến động để có những định hướng và hoạt động đúng đắn mang lại hiệu quả cao giảm tỷ lệ thất bại. 1815
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách [1] Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (2017). Khởi nghiệp. Tài liệu giảng dạy, 2017. [2] Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (2018). Pháp luật và khởi nghiệp. Tài liệu giảng dạy, 2018. [3] Nguyễn Hữu Phước (2016). Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư. NXB. Tổng hợp, TP.HCM. [4] Quốc hội (2020). Luật Doanh nghiệp 2020. [5] Quốc hội (2005). Luật Sở hữu trí tuệ 2005. [6] Quốc hội (2017). Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. [7] Quốc hội (2006). Luật Luật sư. [8] Quốc hội (2008). Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Tài liệu trực tuyến: [9] http://www.google.com.vn/amp/s/enternews.vn/ky-nang-can-co-khi-khoi-nghiep- 35441.amp [10] https://123job.vn/bai-viet/phan-biet-su-khac-nhau-giua-ky-nang-mem-va-ky-nang-cung- 667.html [11] https://khoinghieptre.vn/viet-nam-co-tro-thanh-quoc-gia-khoi-nghiep [12] https://goldencareers.com.vn/khoi-nghiep-la-gi-lap-nghiep-la-gi-nhung-yeu-to-giup-ban- khoi-nghiep-thanh-cong-n1215.html 1816
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường đại học ở tỉnh Bình Dương
8 p | 238 | 24
-
Vai trò của mạng xã hội Facebook đối với vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay và đề xuất chính sách
7 p | 129 | 8
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên trường Du lịch – Đại học Huế
13 p | 12 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang
15 p | 19 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam
5 p | 36 | 5
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An
10 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu vấn đề khởi nghiệp của sinh viên trong thời đại 4.0
7 p | 79 | 3
-
Khởi nghiệp cho sinh viên theo Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII: Nghiên cứu trường hợp Đại học Công nghiệp Hà Nội
4 p | 60 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Nam Cần Thơ
12 p | 8 | 3
-
Phát triển văn hóa đổi mới sáng tạo trong trường đại học, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên
11 p | 6 | 3
-
Vai trò của giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Bình Dương
3 p | 5 | 3
-
Sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn và vấn đề hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số (Điển cứu các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh)
10 p | 6 | 3
-
Hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học - Đại học Sài Gòn từ học phần thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp
12 p | 6 | 2
-
Giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học Việt Nam thời đại số - Một số vấn đề lý luận
10 p | 8 | 2
-
Đánh giá của nhà tuyển dụng đối với kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khối ngành khoa học xã hội nhân văn trong thời kỳ hiện nay
11 p | 36 | 2
-
Phát triển ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên
10 p | 6 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của sinh viên khối ngành nông nghiệp: Nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn