CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU
lượt xem 150
download
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận xem làm thế nào để lên kế hoạch cho tương lai tốt hơn bằng cách đặt ra các mục tiêu. Những người luôn đề ra mục tiêu cho tương lai thường gặt hái thành công và tránh được những sai lầm lớn mà có thể cản trở con đường tiến tới giấc mơ của họ. Chúng ta sẽ cùng thảo luận xem gồm những mục tiêu gì và các bước xây dựng mục tiêu như thế nào? Mục tiêu là những thành tựu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU
- CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận xem làm thế nào để lên kế hoạch cho tương lai tốt hơn bằng cách đặt ra các mục tiêu. Những người luôn đề ra mục tiêu cho tương lai thường gặt hái thành công và tránh được những sai lầm lớn mà có thể cản trở con đường tiến tới giấc mơ của họ. Chúng ta sẽ cùng thảo luận xem gồm những mục tiêu gì và các bước xây dựng mục tiêu như thế nào? Mục tiêu là những thành tựu mà chúng ta muốn đạt được trong tương lai. Chúng ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu nếu chúng ta lập kế hoạch trước. Chúng ta sẽ cùng bàn về hai loại mục tiêu, đó là “mục tiêu ngắn hạn/trước mắt” (mục tiêu sẽ đạt được trong khoảng 6 tháng) và “mục tiêu dài hạn” (mục tiêu sẽ đạt được trong một năm hoặc lâu hơn). Lập kế hoạch cho tương lai Mục tiêu trước mắt Mục tiêu dài hạn Xây dựng mục tiêu Lập kế hoạch cho tương lai Hãy nghi đến tương lai của bạn.Tưởng tượng xem cuộc sống của bạn trong năm tới sẽ thế nào. Hãy tự hỏi xem khi đó:
- Bạn đang sống cùng ai? Những ai là bạn của bạn? Bạn có người yêu chưa? Bạn làm gì trong thời gian rỗi? Bạn có hút thuốc, uống rượu, hay dùng chất kích thích không? Liệu bạn có mắc một căn bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS? Bạn đang học phổ thông hay học đại học hay đã đi làm? Tiếp tục hình dung cuộc sống của bạn trong những năm sau đó như thế nào và cũng tự đặt những câu hỏi tương tự. Giờ hãy nghĩ tới cuộc sống của bạn khi bạn được khoảng 27, 28 tuổi. Khi đó: Bạn đã lập gia đình rồi chứ? Bạn đang làm việc gì? Liệu bạn có thể bị AIDS? Liệu cuộc sống của bạn có bị tác động bởi rượu, bia hay chất kích thích? Cuối cùng hãy tưởng tượng là bạn đã có con khoảng 13-14 tuổi. Bạn lo ngại điều gì cho chúng? Liệu HIV/AIDS có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng? Xem xem bạn có thể đưa ra những quyết định gì (cả tốt cả xấu) sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bạn (cả tích cực lẫn tiêu cực). Hãy để những ước vọng và giấc mơ chỉ lối cho bạn tránh những hành vi bất lợi. Hiện giờ những quyết định nào bạn đưa ra có ảnh hưởng tới tương lai của bạn? Bạn đang làm gì để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Về đầu trang
- Mục tiêu trước mắt Mục tiêu trước mắt là kế hoạch có thể hoàn thành trong vòng 6 tháng. Ví dụ: Hôm nay, tôi sẽ lau nhà. Tôi sẽ vượt qua kì thi trong hai tháng tới. Tôi sẽ thêu khăn trải bàn để tháng tới đem ra chợ bán. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể giúp bạn lập kế hoạch để hoàn thành những công việc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi bạn đề ra những mục tiêu thì hãy viết ra và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng như vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn. Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là giành được điểm tốt trong kì thi hai tháng tới thì hãy ngồi xuống và ghi ra bạn sẽ chuẩn bị như thế nào để có thể làm tốt bài thi. Bạn sẽ xắp xếp thời gian học như thế nào (hàng ngày hay tuần ba buổi...)? Bạn sẽ học ở đâu? Ai sẽ động viên bạn? Bạn sẽ học với thời gian bao lâu? Nếu bạn thực hiện theo kế hoạch, có thể bạn sẽ làm tốt bài thi. Như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Về đầu trang Mục tiêu dài hạn Mục tiêu dài hạn kế hoạch có thể hoàn thành trong một năm hoặc lâu hơn. Chẳng hạn như: Tôi sẽ đi học đại học để trở thành bác sĩ. Tôi sẽ sinh hai đứa con và chúng nó sẽ học ở những trường có chất lượng. Tôi sẽ có một doanh nghiệp tư nhân sau 5 năm nữa. Mục tiêu dài hạn là những kế hoach giúp bạn đạt được ước mơ của mình. Khi bạn lập ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu bạn sẽ tránh được những hành vi
- có thể cản trở việc bạn đạt được ước mơ đó. Mục tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ, nếu bạn muốn học ở một trường đại học uy tín bạn cần phải lập ra các kế hoach ngắn hạn để gi ành được điểm tốt ở trường, để sau này có thể làm tốt bài thi đại học và tránh xa các tệ nạn xã hội - cái có thể làm bạn mất cơ hội đặt chân vào cổng trường đại học. Nếu bạn bỏ qua những việc mà bạn cần phải làm ngay từ bây giờ để thì có nghĩa bạn đang đánh mất cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Một người sáng suốt sẽ thực hiện theo cách, “Nỗ lực cho những gì đáng giá (làm)” Nếu bạn thực sự muốn giành được mục tiêu của mình thì bạn cần phải nỗ lực hết mình để giành được mục tiêu đó. Về đầu trang Xây dựng mục tiêu Khi xây dựng mục tiêu bạn nên nhớ một số điểm sau: Ghi các mục tiêu ra thật rõ ràng. Trình bày những gì bạn cần làm chứ không phải những gì bạn nên tránh. Ví dụ: nếu bạn cảm thầy thói quen ăn uống của mình có vấn đề thì bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau “Tôi sẽ ăn nhiều hoa quả và rau xanh hơn để có lối sống lành mạnh hơn”. Bạn không nên nói “Tôi sẽ không ăn kẹo, bánh và các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ”. Nếu bạn luôn nghĩ đến những việc bạn cần làm ( thay vì những việc không nên làm ) thì sẽ dễ dàng thành công hơn và sẽ có ý nghĩ tích cực hơn về việc cần làm để đạt được mục tiêu. Đặt ra những tiêu chuẩn cao nhưng phải thiết thực. Đưa ra mục tiêu có thể đạt được nhưng đừng đưa ra những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được như vậy bạn sẽ thấy các mục tiêu này nhàm chán. Thách thức bản thân cũng là một điều rất quan trọng.
- Phải cụ thể: Nếu bạn đề ra mục tiêu không rõ ràng thì bạn sẽ khó xác định được bạn cần làm những gì để đạt được mục tiêu và bạn sẽ dễ dãi với bản thân khi bạn không thực hiện đúng theo kế hoạch. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là “Năm 19 tuổi tôi sẽ học tại trường Đại học Y Hà Nội để trở thành bác sĩ ” thì không nên chỉ đề ra mục tiêu là “Tôi muốn đi học” vì như vậy quá chung chung. Liệu bạn có muốn học tại một trường đại học, cao đẳng hay trường chuyên nghiệp nào đó? Nếu bạn không cụ thể hoá những gì bạn thực sự muốn thì bạn biết làm thế nào để giành được mục tiêu của mình. Các bước sau đây sẽ giúp bạn thành lập mục tiêu của mình: 1. Xác định mục tiêu: Ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn. Ví dụ: Tôi sẽ học tại một trường đại học ở Hà Nội chuyên nghành tiếng Anh để sau này trở thành giáo viên dạy tiếng Anh. 2. Những lợi ích mà tôi sẽ có được nếu tôi đạt được mục tiêu của mình là gì? Chẳng hạn như là “Tôi sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài”, “vì tôi có thể hiểu tiếng Anh nên tôi sẽ có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin trên mạng internet.” 3. Những trở ngại ngăn cản tôi đạt được muc tiêu của mình? Nếu tôi không tạo được thói quen học tốt từ bây giờ tôi sẽ không thể bước vào cổng trường đại học.” Sau khi xác định những trở ngại bạn cần lập ra ch ương trình thay đổi hành vi để giúp bạn khắc phục đ ược bất kì thói quen nào làm hạn chế khả năng bạn giành được mục tiêu. Để hiểu rõ thêm về thay đổi hành vi hãy xem mục Thay đổi hành vi 4. Bạn cần phải học hay làm gì? “Tôi phải tập thói quen học tập hợp lý như vậy tôi mới có thể làm tốt các bài thi.”, “Tôi cần học tiếng Anh.” 5. Ai sẽ đông viên tôi? “Cô giáo tôi, mẹ tôi, hoặc người bạn hàng xóm là người Australia.”
- 6. Kế hoạch thực hiện của tôi như thế nào? “Trước tiên tôi sẽ học bài hàng ngày để làm tốt các bài thi. Tôi sẽ dành thời gian để học tiếng Anh và luyện nói tiếng Anh với người bạn Australia. Tôi sẽ nộp hồ sơ vào một trường đại học ngoại ngữ nào đó ở Hà Nội 7. Ngày hoàn thành: Khi nào tôi sẽ hoàn thành mục tiêu? Ví dụ đưa ra ngày bạn sẽ lên Đại học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - KỸ NĂNG GIAO TIẾP
9 p | 1860 | 1236
-
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - Kỹ năng ra quyết định
6 p | 1058 | 411
-
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - KỸ NĂNG QUAN HỆ - GIỮ MỐI QUAN HỆ KHÉO LÉO
6 p | 487 | 282
-
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - KỸ NĂNG THAY ĐỔI HÀNH VI
9 p | 314 | 139
-
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - GIÁ TRỊ CÁ NHÂN
7 p | 290 | 136
-
Các kỹ năng mang đến thành công
4 p | 230 | 105
-
Kỹ năng Mềm (Soft Skills) là gì?
4 p | 410 | 100
-
CÁC KỸ NĂNG CUỘC SỐNG - BẠO LỰC VÀ QUAN HỆ
10 p | 239 | 66
-
“Nâng cấp” kỹ năng tổ chức
3 p | 218 | 52
-
Tổng hợp các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên mới ra trường.
8 p | 215 | 47
-
Các kỹ năng cần thiết để Quản trị cuộc đời
4 p | 193 | 38
-
Đề tài: Vận động cuộc sống
15 p | 121 | 29
-
Các kỹ năng giao tiếp quan trọng có thể bạn không biết
5 p | 109 | 14
-
Các kỹ năng cần thiết để Quản trị cuộc đời.
6 p | 118 | 14
-
Cần trang bị kỹ năng sống bên cạnh kiến thức nền
3 p | 117 | 11
-
Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc đời....
1 p | 87 | 9
-
Bạn học được gì từ cuộc sống
5 p | 100 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn