Các kỹ thuật băng cơ bản
lượt xem 22
download
Là loại băng thường dùng để giữ vật liệu băng tại chỗ (bông, gạc, nẹp...) thường sử dụng để băng ép để chặn đứng sự chảy máu, băng cố định một phần cơ thể trong một số trường hợp bong gân, giữ nẹp trong các trường hợp cố định gãy xương. Vật liệu làm băng cũng rất đa dạng tuỳ theo mục đích như là: vải mềm, vải gạc, vải thun, cao su, vải thấm thạch cao,....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các kỹ thuật băng cơ bản
- Các kỹ thuật băng cơ bản Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được mục đích của kỹ thuật băng. 2. Kể tên và mô tả được các loại băng thường dùng trong y tế. 3. Trình bày được các nguyên tắc khi sử dụng băng cuộn. 4. Mô tả được 6 kỹ thuật băng cơ bản và vị trí áp dụng của nó trên cơ thể. 5. Vận dụng được quy trình kỹ thuật băng ở: đầu, mỏm cụt, ngón tay, cẳng tay, khuỷu tay, cánh tay, vai. Nội dung I. Mục đích 1. Giữ bông gạc trên vết thương, che kín và phòng ngừa nhiễm khuẩn cho vết thương. 2. Nén ép giúp cầm máu nhất là trong các trường hợp bị tổn thương mạch máu. 3. Thấm hút dịch tiết tại vết thương. 4. Cố định một phần cơ thể trong những trường hợp bong gân, trật khớp. 5. Giữ nẹp trong các trường hợp gãy xương. 6. Làm giảm sưng tấy hoặc phòng chống phù nề. 7. Nâng đỡ các phần cơ thể bị thương hay các bộ phận bị sa. II. Các loại băng thường dùng trong y tế 1. Băng cuộn Là loại băng thường dùng để giữ vật liệu băng tại chỗ (bông, gạc, nẹp...) thường sử dụng để băng ép để chặn đứng sự chảy máu, băng cố định một phần cơ thể trong một số trường hợp bong gân, giữ nẹp trong các trường hợp cố định gãy xương. Vật liệu làm băng cũng rất đa dạng tuỳ theo mục đích như là: vải mềm, vải 1
- gạc, vải thun, cao su, vải thấm thạch cao,.... Băng gạc: được làm bằng cách cắt các mảnh gạc theo khổ nhất định rồi cuộn lại. áp dụng rộng rãi trên lâm sàng do tính tiện dụng và giá thành rẻ. Băng gạc phù hợp trong nhiều trường hợp xử lý vết thương và có thể áp dụng được cả khi băng cho trẻ em hay tại các vùng tỳ đè. Băng vải: Giống như băng gạc, chỉ khác là về chất liệu. Dùng để băng ép, cố định, nâng đỡ... Băng thun (chun): Có khả năng chun giãn ở mức độ vừa phải do được đan bằng sợi mút, sợi tơ dệt xen với sợi cao su,... Dùng tốt trong các trường hợp cần băng ép, băng cố định khi bệnh nhân bị bong gân, sai khớp nhỏ mà đã được kéo nắn. Băng cao su (Esmarch): Làm bằng cao su mỏng. Dùng để garo cầm máu, trong sơ cứu đứt động mạch, phẫu thuật cắt cụt chi... Băng thạch cao: Được làm bằng cách trải cuộn băng gạc ra và trải đều thạch cao lên bề mặt, rồi cuộn lại. Khi dùng phải ngâm vào nước, rồi mới băng. Chuyên dùng trong các trường hợp cố định gãy xương, bong gân, sai khớp. Hình 1 Một cuộn băng gồm 3 phần: + Đầu băng: là phần lõi + Thân băng: là phần cuộn chặt + Đuôi băng: là phần chưa cuộn lại Kích thước của băng cuộn phù hợp phụ thuộc vào phần thân thể sẽ được 2
- băng, chiều rộng thường dao động trong khoảng 2-10cm. Trong bảng dưới đây là các chỉ số trung bình của băng cuộn áp dụng với người lớn. Phần cơ thể được băng Rộng (cm) Dài (m) Ghi chú Tuỳ số ngón 2-3 1,7--> 8,3 Ngón tay, bàn tay, mu tay 4-6 2-->8,3 Cánh tay, cẳng tay, khuỷu 4-6 2,3-->2,7 Cẳng chân, bàn chân, gót 8-10 3-->11,7 Đầu gối, đùi 1 hay 2 mắt 4-6 3,7-->6,7 Mắt 8-10 8,7-->16,7 1 hay 2 bên Vú 1. Băng tam giác: Thường được làm bằng vải cotton mềm, có thể được làm bằng cách lấy vuông vải (tuỳ khổ rộng hay hẹp) cắt đôi thành 2 hình tam giác như nhau. Ngoài ra trên thực tế người ta có thể dùng các vật khác để thay thế khi không có điều kiện cắt băng, như là: khăn quàng đỏ, khăn mùi xoa,... Đầu mút Đỉnh Đầu mút Đáy Gấp đôi Gấp 4, gấp 8 Hình 2 3
- Băng treo rộng Băng treo hẹp Băng đầu Băng mặt Hình 3a Băng tam giác sử dụng đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với các trường hợp cấp cứu hoặc sơ cứu tại hiện trường - ngoài bệnh viện. Ngoài ra người ta 4
- còn thường dùng băng tam giác để thay cho dây treo đỡ cẳng tay, bàn tay... (Hình 3a và 3b) Băng lòng bàn tay Băng bàn tay Băng khuỷu Băng nắm tay Băng vai Băng ngực Băng lưng Băng mỏm cụt Băng bẹn Băng hông Băng gối Băng gót Băng bàn chân Hình 3b 5
- 6
- 7
- 8
- 3. Băng có dải: Có nhiều loại băng có dải khác nhau nhưng thông dụng nhất là băng chữ T, băng 4 dải và băng nhiều dải. Hình 4: Băng chữ T Dành cho nam Dành cho nữ a b * Băng chữ T: Thường được làm bằng vải cotton mềm, bao gồm một thân và hai dải nhỏ gắn vào đầu của nó tạo thành hình chữ T. + Thân chia làm 2: dành cho nam (H.4a) + Thân không chia: dành cho nữ (H.4b) Dùng để giữ bông gạc ở tầng sinh môn và bộ phận sinh dục (hạ nang). * Băng 4 dải: Băng cằm - Băng gối Hình 5 a b 9
- Làm bằng vải cotton mềm, là một mảnh vải rộng 8-10cm, dài tuỳ theo nơi cần băng. Hai đầu được cắt hình chữ V (H.5a). Dùng để băng cằm, đầu gối (H.5b). * Băng nhiều dải Làm bằng vải cotton mềm, gồm một phần thân và các dải khác xếp vuông góc với thân(H.6a). - 25 cm 10 cm 10 cm 120 cm Dải nhỏ băng ngực Dải nhỏ băng bụng Băng bụng Băng ngực a b Hình 6 10
- Dùng chủ yếu trong băng ngực hoặc bụng (H.6b) 4. Băng dính. Làm bằng vải hoặc nilon được trải một lớp băng dính rồi cuộn lại Dùng để giữ gạc và các thành phần khác khi tiến hành băng, ứng dụng trong nhiều trường hợp, có thể dùng được cả với các phần cơ thể có hình dáng phức tạp..... Tuy vậy, băng dính cũng có một nhược điểm nhỏ là không thể áp dụng khi cần băng ép chặt. iii. cách sử dụng và ứng dụng của Băng cuộn 1. Các nguyên tắc khi sử dụng băng cuộn Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái. Vị trí cần băng phải được nâng đỡ cẩn thận, nhẹ nhàng. Chọn vị trí đứng hoặc ngồi thích hợp để tiến hành băng. Làm cho chỗ da băng bó sạch sẽ, khô ráo, chỗ hai mặt da tiếp xúc nhau (kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, dưới vú đối với nữ...) phải có băng, gạc lót. Bắt đầu băng bằng hai vòng khoá chồng khít lên nhau. Khi băng tứ chi cần băng từ ngọn chi đến gốc chi để tránh sung huyết 11
- hoặc phù nề. Để hở các đầu chi để theo dõi tuần hoàn chi đó. Trong khi băng cần liên tục quan sát sắc mặt và hỏi han động viên bệnh nhân để phát hiện kịp thời mức độ đau và nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn... Phải lăn cuộn băng sát trên da, độ chặt của băng phải vừa phải và đều nhau ở mỗi vòng băng, tránh gây đau, ảnh hưởng đến tuần hoàn, hoặc dễ tuột băng. Khi băng, vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 đến 2/3 chiều rộng của băng, cự ly chồng lên nhau phải đều đặn, không được để hở bông gạc. Không được cố định ở: + Trên vết thương . + Trên các chỗ xương chồi. + Các vùng tỳ đè . + Chỗ dễ bị cọ xát. Sau khi băng xong luôn theo dõi bệnh nhân để xem có đạt mục đích không nếu không thì phải xử trí kịp thời. 2. Các kiểu băng cơ bản. Băng vòng Hình 7 2.1. Băng vòng 12
- Băng nhiều vòng ở một chỗ trên cơ thể vòng sau chồng khít lên vòng trước (H.7). Thường áp dụng để làm: vòng khoá và vòng cố định, băng ở cổ, trán, cố định nẹp trong gãy xương.... 2.2. Băng rắn quấn: Băng rắn quấn Hình 8 Băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, vòng sau không chồng lên vòng trước, giữa hai vòng có khoảng trống. (H.8) áp dụng trong các trường hợp: đỡ nẹp, gạc khi bất động gãy xương. 2.3. Băng xoáy ốc: (Vòng xoắn) 13
- Băng xoáy ốc (vòng xoắn) Hình 9 Băng tương tự như băng rắn quấn, những vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 đến 2/3 chiều rộng của băng (H.9). áp dụng để băng các vùng cơ thể đều nhau: cánh tay, ngón tay... 2.4. Băng chữ nhân: (Có 2 kiểu) Băng chữ nhân thường: các vòng sau, băng chếch lên trên, vòng ra sau, băng xuống dưới, cứ băng như vậy đến khi che hết vết thương. 1) Hình 10: Băng chữ nhân gấp lại Băng chữ nhân gấp lại: các vòng băng chạy theo hướng chếch lên trên, gấp lại rồi chạy xuống dưới, cứ băng như vậy đến kín vết thương (H.10). Thường áp dụng khi băng các vùng cơ thể không đều nhau như: cẳng tay, bắp chân... 14
- 2.5. Băng số 8: 8 6 4 2 1 3 5 7 Hình 11: Băng số 8 Vòng thứ Bắt đầu bằng 2 vòng khoá chạy chính giữa khớp (vòng thứ 1), các vòng sau chạy theo hình số 8: vòng 2 chạy lên trên quấn quanh 1 vòng tại đùi rồi quay lại khoeo, vòng 3 chạy xuống cẳng chân chạy quanh 1 vòng, vòng 4 lại chạy quanh đùi 1 vòng rồi quay lại khoeo, vòng 5 tiếp tục chạy xuống cẳng chân, tiếp theo như vậy cho đến khi kín vết thương (H.11). Thường áp dụng khi băng ở các vùng khớp như khớp khuỷu, khớp vai, khớp gối, bẹn... Hình 12: Băng hồi quy Vòng thứ 5 3124 15
- 2.6. Băng hồi quy (băng vòng gấp lại) Là kiểu băng mà các đường băng gấp lại nhiều lần từ trước ra sau, rồi từ sau ra trước. Vòng đầu tiên thường băng chính giữa, các vòng sau băng lan dần sang hai bên. Các vòng đều quay trở về chỗ bắt đầu băng. Tuỳ theo vị trí băng mà các vòng hồi quy sẽ được cố định trên phần cơ thể khác nhau và cũng tuỳ theo vị trí mà dùng 1 hoặc 2 cuộn băng cùng một lúc. Thường áp dụng khi băng: đầu (H.12), mỏm cụt, đầu ngón tay,... iv. Quy trình băng một số vị trí trên cơ thể người 1. Băng ngón tay Bước1. Rửa tay thường quy. Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo... Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân (đặt bàn tay cần băng giơ ra phía trước và úp xuống), tay lành đỡ tay đau. Bước 4. Băng vòng khoá tại cổ tay theo kiểu băng vòng. Bước 5 Tiến hành băng B5.1. Lăn băng trên mu tay lên phía ngón đối diện với phía cuộn băng đi lên ở cổ tay (H.13a). B5.2. Băng theo kiểu rắn quấn lên đến đầu ngón tay (H.13a). B5.3. Băng theo kiểu vòng xoắn đi xuống, để hở một chút đầu ngón tay 16
- (H.13a). B5.4. Lăn băng trên mu tay trở lại cổ tay (về phía cạnh kia của cổ tay), chạy quanh 1 vòng (H.13a). B5.5. Lặp lại từ bước 5.1 đến 5.4 để băng các ngón tiếp theo. (H.13b) Bước 6. Băng cố định tại cổ tay theo kiểu băng vòng Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn đầu các ngón tay, so sánh với bên kia. Bước 8. Ghi hồ sơ. Băng một ngón Băng cả 5 ngón Rắn quấn Vòng khoá Vòng cố định Vòng xoắn Hình 13 a b 17
- * Lưu ý: Có thể áp dụng để băng khi các ngón tay bị thương nhưng không tổn thương đầu ngón tay, có thể băng tất cả các ngón tay hoặc một số ngón tuỳ theo yêu cầu. Khi hoàn thành băng các đầu ngón tay được để hở để có thể theo dõi tuần hoàn. Khi băng các ngón tay cần tránh gây tổn thương thêm khi kẽ ngón tay không thể xoè ra đủ rộng. Các đường băng đi lên từ cổ tay đến ngón và từ ngón tay trở lại cổ tay đi trên mu tay, lòng bàn tay hở. 2. Băng khuỷu 18
- Hình 14 d c b a Bước1. Rửa tay thường quy. Bước 2. Chuẩn bị DC: băng, gạc, kim băng, kéo... Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân (khuỷu gấp 900, bàn tay ở tư thế nửa sấp), tay lành đỡ tay đau. Bước 4. Băng vòng khoá tại khuỷu tay theo kiểu băng vòng. (H.14a). 19
- Bước 5: Tiến hành băng B5.1. Lăn cuộn băng xuống dưới đè lên vòng khoá 1/2 đến 2/3 chiều rộng (H.14b). B5.2. Vòng sau chạy lên trên đè lên vòng khoá 1/2 đến 2/3 chiều rộng (H.14c). B5.3 Các vòng tiếp theo cứ như vậy và đè lên vòng trước 1/2 đến 2/3 chiều rộng rồi toả dần sang hai bên của khuỷu, cho đến khi kín vết thương. Bước 6. Băng cố định tại cẳng tay hoặc cổ tay theo kiểu băng vòng Bước7. Kiểm tra theo dõi tuần hoàn chi, so sánh với bên kia và treo tay lên cổ bằng băng tam giác. Bước 8. Ghi hồ sơ. * Lưu ý : Khi treo tay bằng khăn tam giác cần chú ý để nút buộc về phía trước ngực. 3. Băng vai Bước1. Rửa tay thường quy. Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ: băng, gạc, kim băng, kéo... Bước 3. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, đặt tư thế bệnh nhân (đặt bàn tay cần băng giơ ra phía trước và úp xuống), tay lành đỡ tay đau. Bước 4. Băng vòng khoá tại cánh tay hoặc tại bờ vai theo kiểu băng vòng. Bước 5: Tiến hành băng: B5.1. Lăn cuộn băng tiến lên vai rồi chạy chếch xuống sang nách bên lành, rồi lăn qua lưng về phía vai bị thương (H.15a) B5.2 Tiếp theo lăn cuộn băng lên vai rồi xuống nách bên vai bị thương, chạy quanh nách rồi lại tiến lên vai (H.15b). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật Siêu âm nhãn khoa cơ bản: Phần 1
125 p | 290 | 69
-
Giáo trình Một số kỹ thuật điều dưỡng cơ bản (Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế)
74 p | 267 | 63
-
Chuyên đề Điều dưỡng cơ bản (Tập 1): Phần 2
161 p | 202 | 46
-
Bài giảng Băng kỹ thuật - GV. Vũ Văn Tiến
16 p | 146 | 17
-
Phát hiện sớm vi khuẩn lao kháng thuốc và đa kháng thuốc bằng kỹ thuật kháng sinh đồ soi kính hiển vi (Mods)
8 p | 105 | 6
-
Điều dưỡng cơ sở 2 (Sách đào tạo cử nhân điều dưỡng): Phần 1
107 p | 6 | 4
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
96 p | 12 | 4
-
Kết hợp điện di ion với các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu làm tăng hiệu quả vận chuyển thuốc qua da
6 p | 14 | 4
-
Điều trị liệt mặt lâu ngày bằng kỹ thuật treo vào nếp mũi má được củng cố bằng cân thái dương sâu
6 p | 37 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng phương pháp phát hiện ký sinh trùng trichinella bằng kỹ thuật tiêu cơ
6 p | 60 | 3
-
Điều trị biến dạng khuỷu vẹo vào trong với kỹ thuật đục xương sửa trục có sử dụng định vị góc bằng kim Kirchner
7 p | 54 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính - cộng hưởng từ (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
323 p | 9 | 3
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
70 p | 4 | 2
-
Bài giảng Tiền lâm sàng 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
79 p | 15 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 10 | 2
-
Giáo trình Y học hạt nhân và xạ trị (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 3 | 1
-
Giáo trình Bảo trì máy X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
42 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn