intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các món ăn đặc sản từ thịt lợn

Chia sẻ: Nguyen Van Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thịt lợn là nguyên liệu chế biến thức ăn phổ biến. Trong đó có 2 món ăn đặc sản là Thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ và Nem Phùng. Đây là các món ăn đặc biệt thơm ngon. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu bạn đọc cách thực hiện các món ăn đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các món ăn đặc sản từ thịt lợn

CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN TỪ THỊT LỢN<br /> <br /> <br /> 1. Thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ<br /> Thịt chua Thanh Sơn là món ăn đặc sản của người Mường xứ Xuân Sơn, huyện<br /> Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt lợn để làm thịt chua là từ con lợn Mán được nuôi thả dân<br /> giã trên đồi, chỉ ăn rau cỏ trong vòng 9 tháng đến 1 năm. Với cách nuôi như vậy nên đây<br /> là loài lợn sạch, nuôi 1 năm chỉ đạt 18-25kg mà thôi. Thịt chua được làm từ loài lợn này<br /> đảm bảo sạch. Về cách thức mổ lợn, người Mường không mổ rạch bụng mà lấy rơm của<br /> lúa nếp thui cho lợn chín vàng đều rồi cắt các vùng thịt ngon nhất như thịt ba chỉ, mông<br /> sấn, nạc vai đem ra ướp với thính gạo, ngô, đỗ tương. Tiếp theo họ rửa sạch các ống nứa<br /> và thêm vào đó các lá ổi bánh tẻ để tạo môi trường kín. Sau đó cho thịt đã ướp thính vào<br /> và treo lên gác khô ráo. Để sau 5-7 ngày là đã có món thịt chua Thanh Sơn đúng phong<br /> cách người Mường.<br /> 2. Nem Phùng<br /> Nem Phùng ăn với lá sung<br /> Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời.<br /> Nguyên liệu làm nem Phùng khá đơn giản gồm: thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp,<br /> lá sung. Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng quá trình tuyển lựa, chế biến cầu kì thì mới có<br /> món nem Phùng ngon được.<br /> Miếng thịt thăn dẻo dai, tươi màu thắm thịt được đặt của nhà chợ quen và phải<br /> đi lấy từ sớm, kẻo muộn là hết ngay. Hôm nào không có thịt thăn thì đổi lấy thịt mông<br /> hoặc nạc vai thì cũng được gọi là tạm chuẩn. Thịt mua về được thái theo thớ, cắt thành<br /> từng miếng nhỏ, nhúng qua nước sôi cho chín tái, lọc thịt nạc riêng, thịt mỡ riêng rồi xắt<br /> nhỏ như con trì, trộn với gia vị muối mắm, bột ngọt cho vừa đủ đậm đà.<br /> Thính nem làm bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp. Gạo được chọn là loại gạo hạt tròn,<br /> thơm phức. Gạo được đãi sạch, ngâm với nước ấm cho mềm. Tiếp đến là mang gạo vào<br /> rang cho đến khi hạt gạo có màu vàng đều như cánh gián thì được. Người rang phải đảo<br /> đều tay và giữ lửa cho đủ nhiệt, gọi là om. Rồi đem gạo đã rang vào cối xay nghiền kỹ<br /> tới mức mịn tơi có màu trắng đục.<br /> Công việc tiếp theo là lọc bì. Khác với thịt nạc, bì phải luộc cho chín, đã cạo lông<br /> thật sạch và cần chọn miếng bì trắng cho giòn và đẹp mắt. Bì được lọc mỏng sau đó sẽ<br /> được thái sợi nhỏ cho vừa miệng, dễ ăn.<br /> Cuối cùng, thịt nạc trộn thính lần đầu sẽ được trộn cùng với bì lợn thái chỉ và<br /> thêm chút lá chanh sợi nhỏ li ti cho dậy mùi quyến rũ. Sau đó, loại thính đặc biệt làm từ<br /> đậu tương, có màu đậm hơn thính gạo sẽ được trộn thêm theo một tỷ lệ nhất định để<br /> màu đẹp, mùi thơm mà không quá bị ngấy nghẹn. Việc lựa lá chuối, chọn lá sung cũng<br /> phải khéo. Lá sung, thứ lá ăn kèm không thể thiếu cũng được lựa chọn khá cầu kì, nếu<br /> lá nhỏ quá sẽ khó bọc được nem, lá sung già thì dai và chát. Lá sung ngon nhất là loại<br /> to gần bằng bàn tay, còn non, nếu điểm thêm những đốm sùi thì ăn càng bùi.<br /> <br /> <br /> 3. Nem chua Thanh Hóa<br /> Nguyên liệu làm nem chua<br /> – 1 kg thịt lợn<br /> – 100g thính gạo<br /> – Lá chuối<br /> – Lá đinh lăng<br /> – Giấy bóng<br /> – Dây chun<br /> – Tỏi<br /> – Ớt:<br /> – Các gia vị gồm đường, muối, hạt tiêu, nước mắm, bột năng để tạo độ giòn rắn và kết<br /> dính cho nem chua.<br /> <br /> <br /> Bước 1<br /> – Thịt nạc rừa sạch sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn<br /> – Chú ý là trong quá trình xay thì thịt vẫn còn hơi nóng phả ra. Không nên để cho thịt<br /> nguội, nếu bạn xay khi thịt khi còn nóng sẽ tạo độ bóng cũng như tạo được sự kết<br /> dính cho nem khi bạn thực hiện quá trình ủ lên men.<br /> <br /> Bước 2<br /> <br /> – Bì lợn rửa sạch, cho bì vào nước và đun sôi để trần chín bì, sau đó bạn dùng dao cạo<br /> sạch lông bì. Khi bì lợn đã chín thì việc cạo lông sẽ dễ dàng hơn đồng thời khi trần chín còn có<br /> tác dụng là giảm được mùi hôi của bì lợn.<br /> – Khi làm nem chua cần phải làm sợi bì trong thì món ăn mới đạt yêu cầu cũng như<br /> ngon. Bạn phải cạo thật sạch phần mỡ còn sót lại trên bì cho tới khi bạn thấy lớp bì có màu trắng<br /> tinh trong suốt và có độ mỏng vừa phải là đạt yêu cầu. Bì bạn làm càng sạch bao nhiêu thì khi<br /> bạn thái chỉ, bì sẽ càng giòn và dai bấy nhiêu.<br /> <br /> – Bì lợn khi đã được làm sạch sẽ rồi thì bạn tiến hành thái sợi sao cho sợi thật nhỏ.<br /> <br /> Bước 3<br /> <br /> – Bạn cho hỗn hợp thịt và bì lợn vào bát và tẩm ướp gia vị: 1 muỗng muối, 1 muỗng<br /> đường, 1 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt tiêu, 1 chút hớt, thính và bột<br /> năng. Bạn dùng đeo găng tay rồi trộn đều để gia vị thấm đều. Lưu ý là bạn koong nên cho quá<br /> nhiều gia vị vì như vậy sẽ làm cho mem chua có mùi nồng không ngon.<br /> <br /> Bước 4<br /> <br /> – Sau khi hỗn hợp đã ngấm đều các gia vị thì bạn chia hỗn hợp thành những miếng có<br /> độ dài từ 7cm và to bằng đầu ngón cái, và bạn tiến hành cuốn từng miếng nhỏ như vậy với lá<br /> đinh lăng sau đó dùng lá chuối để gói hỗn hợp lại thành nhiều lớp và dùng dây thun buộc lại. để<br /> nơi thoáng mát và khô ráo đặc biệt là tránh ánh nắng mặt trời sẽ làm cho món nem chua bị lên<br /> men. Để như vậy trong khoảng 3 đến 5 ngày thì nem sẽ chín.<br /> <br /> – Đem nem chua ra ngoài, tháo lá chuối và cùng thưởng thức.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2