intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Chia sẻ: Le Thuy Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

187
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính, nhân tố con người, lợi thế bên trong của doanh nghiệp, nhóm nhân tố bên ngoài,... là những nội dung chính trong bài viết "Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Các nhân tố cơ bản ảnh<br /> hưởng đến hoạt động nhập<br /> khẩu của doanh nghiệp<br /> Bởi:<br /> Học Viện Tài Chính<br /> <br /> <br /> Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính<br /> <br /> Trong kinh doanh nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể làm được gì ngay cả khi<br /> đã có cơ hội kinh doanh. Có vốn và trường vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các công<br /> việc kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn, có điều kiện để tận dụng các cơ hội để<br /> thu lợi lớn.<br /> <br /> Sự trường vốn tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác do có điều kiện sử<br /> dụng các phưong tiện hiện đại. Ngoài ra còn cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện tốt<br /> các công cụ marketing trên thị trường về giá cả, cách thức nhập khẩu và bán hàng trên<br /> thị trường nội địa, tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.<br /> <br /> Nhân tố con người<br /> <br /> Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong Công ty là yếu tố<br /> cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về tiềm lực của doanh nghiệp thì<br /> con người là vốn quý nhất. Một đội ngũ vững vàng về chuyên môn, kinh nghiệm trong<br /> giao thương quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và<br /> say mê nhiệt tình trong công việc luôn là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất nhập<br /> khẩu của doanh nghiệp.<br /> <br /> Do đặc điểm riêng của kinh doanh TMQT là thường xuyên phải giao dịch với đối tác<br /> nước ngoài nên cán bộ ngoài giỏi nghiệp vụ kinh doanh còn phải giỏi ngoại ngữ. Ngoại<br /> ngữ kém sẽ gây khó khăn trong việc giao dịch, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1/4<br /> Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp<br /> <br /> <br /> Lợi thế bên trong của doanh nghiệp<br /> <br /> Một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, có uy tín trên thị trường là một điều kiện rất<br /> thuận lợi. Có uy tín với bạn hàng về việc thanh toán đủ, đúng hạn sẽ thuận lợi cho những<br /> hợp đồng sau này. Uy tín của doanh nghiệp là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh<br /> và vị thế của doanh nghiệp. Nếu có chức năng nhập khẩu uỷ thác thì khi doanh nghiệp<br /> có uy tín sẽ có nhiều các đơn vị trong nưóc uỷ thác việc nhập khẩu cho doanh nghiệp.<br /> Hàng hoá của doanh nghiệp dễ tiêu thụ hơn những doanh nghiệp làm ăn không đứng<br /> đắn, mất uy tín với khách hàng.<br /> <br /> Ngoài ra, một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nhập khẩu một sản phẩm nào đó sẽ<br /> lựa chọn được nguồn hàng tốt nhất phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng<br /> trong nước do am hiểu về thị trường, có những mối quan hệ rộng, lâu năm.<br /> <br /> Nhóm nhân tố bên ngoài<br /> <br /> Chính sách của Chính phủ<br /> <br /> Chính sách của Chính phủ có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động nhập<br /> khẩu. Các chính sách tài chính tín dụng ưu đãi cho các nhà nhập khẩu sẽ tạo cho họ nắm<br /> được cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước<br /> và khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà<br /> nhập khẩu muốn thu lợi nhuận qua việc bán hàng nhập khẩu trong nước, nhưng mang<br /> lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, hơn nữa khuyến<br /> khích các ngành sản xuất trong nước phát huy được khả năng của mình.<br /> <br /> Thuế nhập khẩu<br /> <br /> Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá hoặc tính theo phần trăm<br /> đối với tổng trị giá hàng hoá hay là kết ọp cả hai cách nói trên đối với hàng nhập khẩu.<br /> Theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn<br /> hơn mức mà người xuất khẩu nước ngoaì nhận được.<br /> <br /> Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước<br /> và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên thuế nhập khẩu làm cho<br /> giá bán trong nước của hàng nhập khẩu cao hơn mức giá nhập và chính người tiêu dùng<br /> trong nước phải chịu thuế này. Nếu thuế này quá cao sẽ đưa đến tình trạng giảm mức<br /> cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập và làm hạn chế mức nhập khẩu của doanh<br /> nghiệp.<br /> <br /> Từ cuối thập kỷ 80, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược phát triển TMQT, đẩy mạnh<br /> xuất khẩu và nâng cao trình độ sản xuất trong nước, cạnh tranh với thị trường thế giới.<br /> Để thực hiện chiến lược đó, nhiều nước đã cắt giảm thuế quan để khuyến khích trao đổi.<br /> <br /> <br /> 2/4<br /> Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp<br /> <br /> <br /> Ví dụ như Đài Loan đã giảm thuế hàng nhập khẩu từ 40% xuống 20%. Thái Lan giảm<br /> thuế xuất nhập khẩu máy móc thiết bị từ 30% xuống còn 5%. Việt Nam với tiến trình<br /> tham gia vào AFTA giảm mức thuế suất xuất nhập khẩu xuống còn 0 - 5% vào năm<br /> 2006. Còn hiện tại việc quy định mức thuế xuất nhập khẩu luôn là đề tài được quan tâm<br /> từ nhiều phía.<br /> <br /> Hạn ngạch nhập khẩu<br /> <br /> Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước nhằm hạn chế nhập khẩu về số lượng<br /> hoặc giá trị một số mặt hàng nhất định hoặc từ những thị trường nhất định trong một<br /> khoảng thời gian thường là một năm.<br /> <br /> Mục tiêu việc áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch của Nhà nước nhằm<br /> bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, bảo đảm các cam kết của<br /> Chính phủ ta với nước ngoài.<br /> <br /> Hạn ngạch nhập khẩu đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời gây ảnh<br /> hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Hạn ngạch nhập khẩu có tác động tương đối giống<br /> với thuế nhập khẩu tức là do có hạn ngạch làm giá hàng nhập khẩu trong nước sẽ tăng<br /> lên. Nhưng hạn ngạch không làm tăng thu ngân sách. Đối với cả Chính phủ và các doanh<br /> nghiệp trong nước, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu có lợi là xác định được khối lượng<br /> nhập khẩu biết trước.<br /> <br /> Hiện nay Nhà nước ta tiến hành đấu thầu hạn ngạch chứ không phân bổ trực tiếp cho<br /> các doanh nghiệp như trước đây nữa. Doanh nghiệp nào thắng thầu thì sẽ có quyền nhập<br /> khẩu mặt hàng đó với số lượng quy định.Tuy nhiên việc nhập khẩu nhiều hay ít khi<br /> doanh nghiệp đã thắng thầu phụ thuộc vào đinh ngạch (tổng hạn ngạch) mà Chính phủ<br /> đưa ra.<br /> <br /> Tỷ giá hối đoái<br /> <br /> Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền<br /> tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiện<br /> tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia được gọi là tỷ giá hối đoái<br /> (TGHĐ).<br /> <br /> Việc áp dụng loại TGHĐ nào, cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất<br /> nhập khẩu.<br /> <br /> Việc phá giá đồng nội tệ hay chính là TGHĐ cao lên sẽ có tác dụng khuyến khích xuất<br /> khẩu, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, TGHĐ thấp sẽ hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh<br /> nhập khẩu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3/4<br /> Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp<br /> <br /> <br /> Nhân tố cạnh tranh<br /> <br /> Cạnh tranh được xem xét theo hai góc độ: cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất trong<br /> nước và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong một thời kỳ, nếu có nhiều doanh<br /> nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng và tiêu thụ ở thị trường nội địa hay nhập khẩu<br /> để sản xuất cùng một loại mặt hàng thì việc cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả,<br /> doanh số bán hàng, ảnh hưởng tới mức tiêu thụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu<br /> quả kinh doanh. Khi có nhiều nhà nhập khẩu cùng quan tâm đến một loại hàng hoá, giá<br /> nhập khẩu cũng tăng lên làm tăng các khoản chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh của các<br /> doanh nghiệp cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.<br /> <br /> Các nhà sản xuất nước ngoài khi thâm nhập thị trương nội địa cũng trở thành một đối<br /> thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Họ cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng, mẫu<br /> mã. uy tín,... khi thu hút được khách hàng về phía mình, các sản phẩm của nước ngoài<br /> làm giảm thị phần của sản phẩm được sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập khẩu, từ<br /> đó làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.<br /> <br /> Nhân tố văn hoá, thị hiếu của mỗi quốc gia<br /> <br /> Trên thế giới có nhiều nền văn hoá khác nhau và mỗi quốc gia có một phong tục tập<br /> quán khác nhau. Một quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hoá để bổ sung, thay thế cho việc tiêu<br /> dùng hoặc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất các loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu và<br /> thị hiếu trong một giai đoạn nhất định của dân cư. Việc nghiên cứu văn hoá, thị hiếu<br /> sẽ quyết đinh kết quả bán hàng của các nhà nhập khẩu và quyết định đến hiệu quả hoạt<br /> động nhập khẩu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4/4<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2