intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam" nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Qua đó, tổng quan các tài liệu về đề tài nói trên được sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu nhằm xác định và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

  1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM TẠI VIỆT NAM Ngô Minh Hải1, Lê Quang Hùng2*, Phan Bảo Giang2, Nguyễn Quang Trung2, Lê Hiếu Nghĩa2, Đinh Trần Thúy Vi2, Nguyễn Hoàng Lân2 1 Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính TP. Hồ Chí Minh 2 Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính TP. Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: hung@hutech.edu.vn TÓM TẮT Kinh tế ban đêm không phải là bộ phận tách rời của nền kinh tế. Phát triển kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển ngành Du lịch nói riêng và tồng thể nền kinh tế đất nước nói chung. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Qua đó, tổng quan các tài liệu về đề tài nói trên được sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu nhằm xác định và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình đề xuất bao gồm 05 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhân tố Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam như sau: (1) Tổ chức Tour, (2) Tuyến du lịch, (3) Sản phẩm du lịch, (4) Phát triển văn hoá bản địa phương, (5) Sự kiện và hoạt động thông qua biến trung gian toàn phần là Điểm đến và biến trung gian bán phần là Quản lý khai thác các nguồn tài nguyên. Từ khóa: mô hình, nhân tố ảnh hưởng, phát triển, kinh tế ban đêm, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Phát triển kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy tiêu dùng và phát triển du lịch, tập trung phát triển 04 lĩnh vực: i) Dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí; ii) Dịch vụ ăn uống; iii) Dịch vụ mua sắm; iv) Du lịch tại các khu vực có tiềm năng về phát triển kinh tế ban đêm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ mở rộng giờ hoạt động vào buổi tối, kinh tế ban đêm thu hút được nhiều tầng lớp xã hội và ngày càng trở nên toàn diện hơn thông qua việc phục vụ nhiều nhóm đối tượng nhân khẩu học khác nhau. Trên thực tế, tại Việt Nam, các loại hình kinh tế ban đêm phổ biến đã được triển khai ở một số thành phố lớn và có dụ lịch phát triển như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt… thể hiện ở mô hình các khu chợ đêm, phố ăn đêm, quán bar, phòng trà, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ hoặc tuyến phố đặc trưng giải trí, như: Tạ Hiện (Hà Nội), Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh), Bà Nà Hills (Đà Nẵng)… Từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch mở phố đi bộ và chợ đêm vào năm 2016, đến nay, Hà Nội đã tổ chức hơn 300 sự kiện văn hoá với quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 8 tỉnh, thành trong cả nước và 17 quốc gia trên thế giới. Tuy có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế ban đêm như hệ thống chính trị ổn định, an toàn, chỉ số an ninh con người ngày càng được cải thiện, kinh tế ban đêm tại Việt Nam phát triển còn chậm và đơn điệu, chưa phát triển được thương hiệu nổi bật hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách, đặc biệt là khách quốc tế cảm thấy thiếu hấp dẫn vì đến Việt Nam không có nhiều lựa chọn để vui chơi, thư giãn về đêm. Hoạt động kinh tế ban đêm mới chỉ được khai thác ở quy mô nhỏ, mang tính riêng lẻ, manh mún tại một số khu vực, chưa tạo được dấu ấn (Phạm, 2023). Điểm mới trong mô hình là: - Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào biến phụ thuộc là Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Tiếp theo, tác giả xây dựng hai biến trung gian là Điểm đến và Quản lý khai thác các nguồn tài nguyên. Các biến này được hình thành với trọng tâm là làm cầu nối giữa các nhân tố có ảnh hưởng đến nhân tố Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam, từ đó tạo nên sự hoàn thiện của mô hình nghiên cứu. - Đề xuất một số hàm ý cho các nhà quản lý ngành du lịch và phát triển du lịch ban đêm, cũng như giúp họ hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ban đêm tại Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về kinh tế ban đêm 564
  2. Kinh tế ban đêm tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, như dịch vụ văn hóa, vui chơi, thể thao, giải trí, dịch vụ ăn uống, mua sắm, du lịch, lễ hội, sự kiện gia đình. Kinh tế ban đêm được chia thành “Kinh tế buổi tối” (từ 06 giờ tối hôm trước đến 0 giờ sáng hôm sau) và “Kinh tế đêm muộn” (từ 0 giờ sáng đến 06 giờ sáng). Khái niệm về kinh tế ban đêm (night - time economy) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 tại Vương quốc Anh và châu Âu. Khi các thành phố công nghiệp của châu Âu bắt đầu trải qua khủng hoảng sau khi chuyển từ trung tâm sản xuất thành trung tâm tiêu thụ. Cụm từ "Kinh tế Ban đêm" được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm "Thành phố 24 giờ". Thuật ngữ này đã khởi đầu không tốt, vì nó liên quan mật thiết đến việc gia tăng bạo lực và gây thiệt hại lớn hơn cho trung tâm thành phố khi các quán bar mở cửa lâu hơn trước đây và bán rượu với số lượng lớn với giá thấp, như đã được ghi nhận trong các nghiên cứu của Hobbs và cộng sự (2003). Kinh tế ban đêm, theo nghĩa rộng, gồm tất cả các hoạt động xã hội, văn hóa và sản xuất diễn ra trong khung thời gian ban đêm. Tại Úc, kinh tế ban đêm bao gồm các hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho con người vào ban đêm. Theo nghĩa hẹp, kinh tế ban đêm là tập hợp các hoạt động của nền kinh tế - văn hóa diễn ra vào ban đêm, chủ yếu là các hoạt động trải nghiệm mang tính giải trí (không bao gồm ngành công nghiệp mại dâm). Tại Mỹ, kinh tế ban đêm gồm 05 lĩnh vực chính gồm: Nghệ thuật, quán bar, dịch vụ ẩm thực, thể thao và giải trí. Phần lớn các quốc gia châu Âu đều quan niệm kinh tế ban đêm theo nghĩa hẹp và xác định khung giờ hoạt động kinh tế ban đêm từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau (Field 2008; Lê và cộng sự, 2022). Khái niệm Kinh tế ban đêm là những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, bao gồm: Mua sắm tại chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24; ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc; chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm. Kinh tế ban đêm ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng khai thác và được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế mới. Kinh tế ban đêm đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có ngành du lịch phát triển, trong đó có Việt Nam. Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm. Đây được xem là bước đánh dấu mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ của kinh tế đêm tại các đô thị cảng biển, đô thị du lịch trong nước nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Đề án đặt mục tiêu trong ba năm tới, một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ... có tối thiểu một mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm (Thủy Bích, 2023). 2.2. Các nghiên cứu liên quan về phát triển kinh tế ban đêm 2.2.1. Tour du lịch ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm Tour du lịch là một hành trình du lịch được lên kế hoạch và tổ chức bởi một công ty lữ hành, bao gồm các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan,... Martins và cộng sự (2017) tập trung vào việc nghiên cứu tác động của du lịch đêm đối với nền kinh tế địa phương tại Lisbon, một thành phố châu Âu có tốc độ tăng trưởng du lịch cao. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng du lịch đêm có thể tạo ra nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương, bao gồm tạo ra việc làm mới, tăng thu nhập và tăng cường hạ tầng công cộng. Đặc biệt, du lịch đêm có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan như nhà hàng, quán bar và các hoạt động giải trí khác. Jeroen và cộng sự (2020) đã sử dụng dữ liệu từ 28 quốc gia châu Âu, 10 thành phố Hà Lan và 8 doanh nghiệp du lịch ở Rotterdam để đánh giá mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế ban đêm. Kết quả cho thấy du lịch có tác động tích cực đến kinh tế ban đêm ở cả ba cấp độ, nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào loại hình du lịch và kinh tế ban đêm. Cụ thể, du lịch nội địa có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn du lịch quốc tế ở cấp độ quốc gia; du lịch văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn du lịch giải trí ở cấp độ thành phố; và doanh nghiệp du lịch có khả năng thích ứng cao hơn với kinh tế ban đêm. Rui và cộng sự (2022) cho rằng kinh tế du lịch ban đêm là một phần tiếp nối của hoạt động kinh tế ban ngày, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vật chất và văn hóa ngày càng tăng của cư dân địa phương và du khách trong việc trải nghiệm văn hóa địa phương và phong cách sống địa phương. Nghiên cứu này đánh giá tổng thể xu hướng phát triển bền vững của kinh tế du lịch ban đêm và khám phá con đường phát triển của nền kinh tế du lịch ban đêm thông qua phân tích nhóm của kinh tế du lịch ban đêm ở Barcelona (trích từ Nguyễn và cộng sự, 2023). Nguyễn (2023) đã có nhận xét là Tour du lịch giúp du khách tiếp cận các hoạt động kinh tế ban đêm một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian, Tour du lịch là một hình thức 565
  3. quảng bá hiệu quả các hoạt động kinh tế ban đêm và tổ chức tour du lịch tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tác giả còn có những đề xuất nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức tour du lịch trong phát triển kinh tế ban đêm như: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh tế ban đêm cần được đầu tư đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu của du khách; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương để phát triển kinh tế ban đêm một cách bền vững; cần có các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ban đêm để thu hút thêm du khách đến tham quan và trải nghiệm. Tổ chức tour du lịch là một hình thức du lịch phổ biến và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ban đêm. Để phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức tour du lịch trong phát triển kinh tế ban đêm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. 2.2.2. Tuyến du lịch ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không... Anna (2018) nghiên cứu về sự di chuyển ban đêm trong công việc du lịch và nhà hàng khách sạn, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành Du lịch và nhà hàng khách sạn đối với đêm đô thị và nền kinh tế của các thành phố. Bài viết cho thấy mặc dù người lao động trong ngành du lịch và nhà hàng khách sạn sử dụng các nguồn tài nguyên kinh tế, tổ chức, tình cảm và vật lý để thực hiện việc di chuyển ban đêm, nhưng vẫn cần có sự đóng góp từ phía các cơ quan đô thị và nhà quy hoạch giao thông để đảm bảo sự di chuyển ban đêm bao gồm cả công việc và du lịch. Bùi và cộng sự (2022) đã đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển tuyến du lịch về đêm ở Đà Nẵng, như tăng cường quảng bá và tiếp thị, đề xuất việc tạo ra các chương trình quảng bá và tiếp thị đặc biệt cho du lịch về đêm ở Đà Nẵng, nhằm thu hút sự quan tâm của du khách. Nhóm tác giả nhấn mạnh về đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra môi trường thuận lợi cho du lịch về đêm. Từ đó đóng góp vào việc phát triển du lịch về đêm ở Đà Nẵng, tạo ra cơ hội kinh doanh mới và tăng cường thu hút du khách, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nguyễn và cộng sự (2022) đã chỉ ra rằng tuyến du lịch về đêm có tác động tích cực đến phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Tuyến du lịch về đêm giúp thu hút thêm khách du lịch đến các địa điểm, từ đó làm tăng nhu cầu về các dịch vụ kinh tế ban đêm, tạo ra các sản phẩm du lịch mới và tăng chi tiêu của khách du lịch. Tuyến du lịch về đêm có thể tạo ra những trải nghiệm mới và hấp dẫn cho khách du lịch, từ đó thu hút thêm lượng khách du lịch đến các địa điểm. Điều này có thể tăng nhu cầu về các dịch vụ kinh tế ban đêm như nhà hàng, quán bar, cửa hàng và các hoạt động giải trí khác. Jiekuan và Yan (2023) tập trung vào việc xem xét vai trò của tuyến du lịch trong phát triển kinh tế ban đêm ở Trung Quốc. Bài nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tuyến du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm và tạo ra lợi ích kinh tế cho các địa phương như phát triển tuyến du lịch có thể tạo ra nhiều công việc mới trong ngành du lịch và các ngành liên quan, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và giải trí ban đêm; du lịch ban đêm có thể tăng cường thu nhập cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu trên cho thấy tuyến du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển kinh tế ban đêm của địa phương như tạo ra nhiều công ăn việc làm, cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh doanh ban đêm góp phần làm tăng thu nhập cho các doanh nghiệp và cá nhân. Qua đó giúp cho địa phương tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả hơn. 2.2.3. Điểm đến ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm Điểm đến du lịch là một khái niệm phổ biến và đa dạng trong lĩnh vực du lịch, đề cập đến nơi mà các hoạt động du lịch diễn ra và cũng là nơi mà quản lý du lịch và tác động của nó đến địa điểm đó được thực hiện. Điểm đến dùng để chỉ một địa điểm có sức hút du khách bởi tính đa dạng của tài nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và các dịch vụ khác cung cấp cho khách. Điểm đến có thể là một Châu lục, một đất nước, một hòn đảo hay một thị trấn, nơi mà khách du lịch đến tham quan, nơi có thể chế chính trị và khuôn khổ pháp lý riêng biệt, và được áp dụng các kế hoạch Marketing cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách, đặc biệt là nơi đó phải được đặt tên hiệu cụ thể (Davidson and Maitland, 2000; Batat, 2021). Farina và Arslan (2016) cho rằng điểm đến cũng được xem là một vùng địa lý được xác định bởi khách du lịch, nơi có các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách (trích từ Nguyễn và cộng sự, 2023). Charoenwong và cộng sự (2018) nghiên cứu từ 300 doanh nghiệp du lịch ban đêm ở Bangkok, Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm đến về đêm có tác động tích cực đến du lịch địa phương thông qua việc thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Cụ thể, du khách đến các điểm đến về đêm có xu hướng lưu trú 566
  4. lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn so với du khách đến các điểm đến không có hoạt động về đêm. Maria và cộng sự (2022) đã sử dụng dữ liệu từ 150 doanh nghiệp du lịch ban đêm ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm đến về đêm đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Cụ thể, điểm đến về đêm tạo ra 15% việc làm, 20% thu nhập và 25% doanh thu cho các doanh nghiệp du lịch ban đêm ở Barcelona. Qua nghiên cứu cho thấy điểm đến ban đêm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng cho ngành du lịch ban đêm (trích từ Huertas và cộng sự, 2022). Các nghiên cứu trên đều cho thấy điểm đến có tác động tích cực đến phát triển kinh tế ban đêm. Cụ thể, điểm đến thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động về đêm, từ đó thúc đẩy chi tiêu của du khách và tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế cho địa phương. 2.2.4. Sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị vật chất và tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền (Xuan Huan, 2021). Kết quả nghiên cứu Nattapong và cộng sự (2018) cho thấy, kinh tế ban đêm ở Bangkok, Thái Lan đang phát triển mạnh mẽ với các hoạt động kinh tế ban đêm ở Bangkok bao gồm: Các hoạt động vui chơi giải trí như chợ đêm, nhà hàng, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, các hoạt động văn hóa như các lễ hội, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động mua sắm tại các trung tâm thương mại, cửa hàng lưu niệm,... kinh tế ban đêm là một yếu tố thu hút du khách, nhưng cũng gây ra một số vấn đề về an ninh, giao thông và môi trường. Yingying và cộng sự (2020) cho thấy các yếu tố thu hút du khách đến với các hoạt động du lịch ban đêm ở Thượng Hải, Trung quốc bao gồm: việc sử dụng ánh sáng nghệ thuật đã góp phần tạo nên những điểm nhấn đặc sắc cho các địa điểm du lịch ban đêm đã thu hút sự chú ý của du khách; việc tổ chức các sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, lễ hội đường phố đã góp phần tạo nên bầu không khí sôi động và náo nhiệt cho các khu vực du lịch ban đêm; việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật và công nghệ hiện đại đã góp phần tạo nên những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho du khách. Trần (2021) đã chứng minh yếu tố dịch vụ du lịch có một ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế ban đêm và có tầm quan trọng đáng kể. Việc phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch ban đêm trong một quốc gia như Việt Nam có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh tế và mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương. Dịch vụ du lịch ban đêm tạo ra thu nhập cho ngân sách nhà nước và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, tạo ra cơ hội việc làm và thu hút khách du lịch. Nguyễn và cộng sự (2022) cũng cho rằng tuyến du lịch về đêm có thể tạo ra các sản phẩm du lịch mới như tour du lịch về đêm, hoạt động giải trí ban đêm và các sự kiện đặc biệt chỉ diễn ra vào ban đêm. Điều này giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng sự hấp dẫn của địa điểm du lịch. Khi có thêm các dịch vụ và hoạt động kinh tế ban đêm, khách du lịch có thể chi tiêu nhiều hơn trong thời gian du lịch của họ. Điều này có thể tạo ra nguồn thu nhập mới cho các doanh nghiệp và tăng đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương. Các nghiên cứu trên đều cho thấy sản phẩm du lịch có tác động tích cực đến phát triển kinh tế ban đêm. Cụ thể, sản phẩm du lịch thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động về đêm, từ đó thúc đẩy chi tiêu của du khách và tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Do đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp và cơ quan du lịch. 2.2.5. Quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch là quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Marcia và Rivanda (2009) phân tích hai tổ chức công cộng tại Curitiba và Foz do Iguaçu, Brazil. Nghiên cứu tập trung vào việc xác định cách các nguồn tài nguyên tổ chức và du lịch được sử dụng trong quy hoạch và quản lý công cộng ở hai thành phố này. Kết quả cho thấy tài nguyên chính để thực hiện chính sách công cộng là kiến trúc tổ chức. Tuy nhiên, tài nguyên quan trọng nhất trong quản lý du lịch công cộng là sự tồn tại của các nguồn tài nguyên du lịch và các nguồn tài nguyên tổ chức liên quan đến mối quan hệ nội bộ và ngoại vi, cũng như văn hóa tổ chức. Nguyễn (2020) đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc thu hút du khách hàng năm, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phát triển kinh tế ban đêm trong giai đoạn mới tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch đúng cách, như tổ chức các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện đặc sắc vào ban đêm, 567
  5. cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ban đêm. Điều này có thể thu hút du khách và người dân địa phương tham gia các hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực, mua sắm và tạo ra nguồn thu nhập cho người dân đô thị. Phạm (2021) nhấn mạnh rằng quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch đúng cách có thể tạo ra nguồn thu nhập mới cho các hoạt động kinh tế ban đêm, như khách sạn, nhà hàng, quán bar và các dịch vụ giải trí khác. Việc tăng cường quảng bá và tiếp thị sẽ tạo ra sự quan tâm và thu hút khách du lịch đến các hoạt động và dịch vụ kinh tế ban đêm. Cải thiện hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế ban đêm và thu hút khách du lịch. Việc đảm bảo an ninh, an toàn và sự thuận tiện trong việc di chuyển và tham quan vào ban đêm của du khách là điều mà các địa phương cần phải quan tâm hàng đầu. Nguyễn (2022) cho thấy tác động của việc Quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm thông qua các hoạt động du lịch ban đêm như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch giải trí, và các hoạt động mua sắm và giải trí khác. Các hoạt động du lịch ban đêm có thể tạo ra thu nhập cho các doanh nghiệp và người dân địa phương, tăng cường hoạt động kinh doanh và tạo việc làm. Ngoài ra, du lịch ban đêm còn có thể tăng cường sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, và các dịch vụ du lịch khác. Tóm lại, quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế ban đêm tại các thành phố. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch và quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý cùng với việc tạo ra các hoạt động giải trí và sự kiện đặc sắc vào ban đêm, sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế ban đêm và tạo ra lợi ích cho cả du khách và người dân địa phương. 2.2.6. Phát triển văn hoá bản địa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm Phát triển văn hóa bản địa đề cập đến việc tận dụng và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của một địa phương, nhằm tạo ra những trải nghiệm du lịch độc đáo và thu hút du khách. Phát triển văn hóa bản địa không chỉ giúp bảo tồn và phát huy những nét đặc trưng văn hóa của một khu vực, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng địa phương. Row và Holland (2011) nghiên cứu tập trung bắt đầu bằng việc đề cập đến khái niệm "kinh tế ban đêm" đã trở nên quan trọng trong các chính sách đô thị của nhiều thành phố trên thế giới. Thông qua đó đề xuất một phương pháp tiếp cận văn hoá ban đêm phức tạp hơn, nhằm hiểu rõ hơn về trải nghiệm sống của văn hoá ban đêm. Bằng cách xem xét văn hoá ban đêm như một hệ thống các ngữ cảnh mà trong đó môi trường, văn hóa, chế độ quản trị và thị trường tương tác với nhau. Bài viết cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nắm bắt các yếu tố văn hoá bản địa trong phát triển kinh tế ban đêm và đề xuất một khung nhìn mới để hiểu văn hoá ban đêm trong đô thị đương đại. Đặng (2013) tập trung nghiên cứu 4 vấn đề: nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế của toàn cầu hóa; toàn cầu hóa về văn hóa; vai trò của văn hóa trong nền kinh tế thế giới; vai trò của văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, từ đó chỉ ra xu thế khai thác các giá trị văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Sự phát triển của các loại hình du lịch văn hóa, cũng như thiết lập các chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh, quản lý du lịch cần được thực hiện trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển chung của toàn ngành cũng như đường lối phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đồng thời, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiếp biến văn hóa đối với phát triển du lịch quốc tế, Lê và Nguyễn (2013) đã phân tích và làm rõ nhận thức, phản ứng của giới trẻ đối với các yếu tố văn hóa của khách du lịch nước ngoài; ghi nhận sự đánh giá của giới trẻ về biến đổi văn hóa truyền thống, đặc biệt là sự biến đổi về hành vi của bản thân họ trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay. Trần (2021) nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển văn hoá bản địa trong việc thúc đẩy kinh tế ban đêm. Việc phát triển văn hoá bản địa có thể tạo ra nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng du lịch và thu hút khách du lịch. Đồng thời, việc tạo ra các hoạt động giải trí và mua sắm ban đêm cũng có thể thu hút các nhà đầu tư và tăng cường nguồn lực kinh tế địa phương. Vì vậy, phát triển văn hoá bản địa có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh tế ban đêm. Trong bối cảnh hiện nay, biến đổi văn hóa là một vấn đề nghiên cứu được quan tâm triển khai. Các nghiên cứu trên cho thấy phát triển văn hoá bản địa có thể đóng góp cho phát triển kinh tế ban đêm thông qua việc tạo ra các sản phẩm và hoạt động du lịch hấp dẫn, mang tính bản địa, góp phần thúc đẩy sự tham gia, hình ảnh của cộng đồng địa phương và tăng cường nhận thức về văn hóa bản địa. 2.2.7. Sự kiện và hoạt động hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm 568
  6. Sự kiện và hoạt động kinh tế ban đêm không chỉ là một nguồn lợi ích văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và kinh tế địa phương. Theo Tung (2021), cho thấy rõ ràng những sự kiện và hoạt động này không chỉ tạo ra những trải nghiệm văn hóa độc đáo mà còn thúc đẩy sự giao thoa giữa văn hóa địa phương và văn hóa quốc tế. Điều này giúp xây dựng một môi trường sống đa dạng, phong phú, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Zhao và Zhang (2021) cho rằng sự kiện và hoạt động kinh tế ban đêm không chỉ mang lại lợi ích văn hóa mà còn đóng góp vào việc xây dựng một tương lai bền vững. Chúng tạo ra cơ hội việc làm, giúp giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Đồng thời, chúng khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững.Yigitcanlar và cộng sự (2021) đã chỉ ra sự kiện và hoạt động kinh tế ban đêm không chỉ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, thu hút khách du lịch, và củng cố vị thế của địa phương trong nền kinh tế quốc tế. Nhìn chung, chúng không chỉ là một phần của văn hóa mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế toàn cầu. Adetoro và Idowu (2022) chú trọng đến việc sự kiện và hoạt động kinh tế ban đêm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng cách tạo ra các hoạt động giải trí và thư giãn sau giờ làm việc, chúng không chỉ thúc đẩy sự giao lưu và kết nối xã hội mà còn tạo ra một môi trường sống sôi động, hấp dẫn. Điều này không chỉ thu hút người dân đến sinh sống và làm việc mà còn góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng có chất lượng cuộc sống cao. Cuối cùng, Al-Saifi và Hassan (2022) cho rằng sự kiện và hoạt động kinh tế ban đêm có thể được xem như một yếu tố quan trọng trong quản lý đô thị. Chúng có thể tăng cường an ninh, trật tự và an toàn xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiếng ồn, từ đó tạo ra một môi trường sống xanh, sạch, và đẹp. Điều này cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, tạo ra một thành phố hấp dẫn và bền vững. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giai đoạn đầu của nghiên cứu bao gồm cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu định tính, được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung. Những cuộc thảo luận này là cách thức giúp gợi mở ra những quan điểm đa dạng, giúp cho quá trình thực nghiệm sơ bộ và quy trình phỏng vấn và sàng lọc các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Căn cứ trên những hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia và tài liệu hiện có về phát triển kinh tế ban đêm, các nhân tố nền tảng đã được xác định và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn. Từ đó mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam được hình thành. Sau giai đoạn định tính sơ bộ, nghiên cứu tiếp tục với việc sửa đổi và mở rộng các biến quan sát, phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu định lượng sau này. 4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 4.1. Mô hình nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước tại mục 2.2. Có 37 nghiên cứu liên quan được nhóm tác giả tham khảo nhằm xây dựng khung lý thuyết và đề xuất khung khái niệm về ảnh hưởng của 07 nhân tố đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Một khung khái niệm dựa trên 37 nghiên cứu lý thuyết chính ở trên được nhóm tác giả kế thừa và phát triển để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Các nhân tố như Tổ chức Tour, Tuyến, Sản phẩm du lịch, Phát triển văn hóa bản địa, Sự kiện và hoạt động, Điểm đến và Quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam thông qua hai nhân tố trung gian là Điểm đến và Quản lý khai thác các nguồn tài nguyên. Trong đó nhân tố Quản lý khai thác các nguồn tài nguyên tác động trực tiếp đến nhân tố Điểm đến và Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Qua đó nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như minh họa ở Hình 1. 569
  7. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam” 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Tổ chức Tour ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến Giải pháp của sinh viên ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến. Giả thuyết H2: Tuyến ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến. Giả thuyết H3: Sản phẩm du lịch ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến. Giả thuyết H4: Phát triển văn hóa bản địa ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến. Giả thuyết H5: Sự kiện và hoạt động ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến. Giả thuyết H6: Điểm đến ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Giả thuyết H7: Quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Điểm đến. Giả thuyết H8: Quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng thuận chiều (+) đến Phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. 5. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU Tổng quan tài liệu này có thể hữu ích trong việc cung cấp các chính sách, chiến lược kinh doanh và các giải pháp toàn diện hơn cho các nhà quản lý ngành du lịch và phát triển du lịch ban đêm, cũng như giúp họ hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ban đêm tại Việt Nam. a) Ngoài 7 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam nói trên, còn có những nhân tố khác cần được nghiên cứu để tìm hiểu thêm sự tác động của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. b) Khung khái niệm trong nghiên cứu này có thể được áp dụng cho các tỉnh, thành phố khác tại Việt Nam. c) Khung khái niệm này có thể được một số đơn vị Nhà nước nói chung và ngành Du lịch nói riêng, cũng như các công ty du lịch ở Việt Nam sử dụng để hoạch định chính sách kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Adetoro, O. A., & Idowu, O. A. (2022). The economic and social impacts of night-time economy: Evidence from Ibadan, Nigeria. Journal of Hospitality and Tourism Management, 47, 100862. 2. Al-Saifi, A. A., & Hassan, M. N. (2022). The impact of night-time economy on urban management: A case study of Jeddah, Saudi Arabia. Journal of Retailing and Consumer Services, 58, 102549. 3. Anna, P. (2018) Commuting and the urban night: nocturnal mobilities in tourism and hospitality work. Journal of Policy Research in Tourism, Leisure and Events, 11(9):1-15, 407-421. 4. Batat, W. (2021). The role of luxury gastronomy in culinary tourism: An ethnographic study of Michelin-Starred restaurants in France. International Journal of Tourism Research, 23(2), 150-163. 5. Bùi Thị Thu Huyền, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Kim Oanh & Võ Thị Thu Hằng (2022). Đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển tuyến du lịch về đêm ở Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 1(100). 570
  8. 6. Charoenwong, K., Chaichan, Y., & Chaichan, N. (2018). The impact of night tourism on local economic development: Evidence from a case study of Bangkok, Thailand. Journal of Hospitality and Tourism Management, 34, 135-143. 7. Đặng Thị Phương Anh (2013). Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Tập bài giảng phát triển du lịch bền vững, Đại học Sư phạm Hà Nội. 8. Davidson, R., & Maitland, R. (2000). Tourism Destinations. London: Hodder & Stoughton. 9. Field, S. (2008). Passing through Shanghai: Ethnographic Insights into the Mobile Lives of Expatriate Youths. Amsterdam: Heidelberg University Publishing. 10. Hobbs, D., Hadfield, P., Lister, S. & Winlow, S. (2003). Bouncers: Violence and Governance in the Night-time Economy. Oxford: Oxford University Press. 11. Jeroen Klijs, Ondrej Mitas, Jeroen Nawijn & Ko Koens (2020). Tourism and the night-time economy: A multi- level analysis of spillover effects. Tourism Management, 78, 102476. 12. Jiekuan, Z & Yan, (2023). Does tourism contribute to the nighttime economy? Evidence from China. Current Issues in Tourism, 2023, vol. 26, issue 8, 1295-1310. 13. Lê Anh Tuấn và Nguyễn Thị Hồng Tâm (2013). Nhận thức của giới trẻ về tiếp biến văn hóa trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Số 46 năm 2013, 110-122. 14. Lê Chí Phương, Lê Thị Trúc Phương & Nguyễn Danh Nam (2022). Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương, số 24. 15. Luật du lịch Việt Nam (2017). Số 09/2017/QH14. 16. Marcia Shizue Massukado-Nakatani & Rivanda Meira Teixeira (2009). Resource-based View as a Perspective for Public Tourism Management Research: Evidence from Two Brazilian Tourism Destinations. Brazilian Administration Review 6 (1), v. 6, n. 1, p. 62-77. 17. Nattapong, K., Chutinun, K. & Pimtong, T. (2018). Night-time tourism product development and marketing strategies in Thailand: A case study of the night-time economy in Bangkok. Tourism Management Perspectives, 25, 226- 237. 18. Nguyễn Hoàng Phương (2020). Thực trạng và giải pháp kinh tế ban đêm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải, số 36, 84-87. 19. Nguyễn Quyết Thắng, Phan Bảo Giang, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Bảo Anh, Phan Yên Ly, Nguyễn Thị Thu Hoà, Đỗ Thị Ninh, Huỳnh Nhật Nghĩa, Nguyễn Trúc Vân, Nguyễn Anh Đào & Nguyễn Linh Vũ (2023). Nghiên cứu xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh. Mã số: ĐT – 05. 20. Nguyễn Thị Dung (2022). Thực trạng và giải pháp xây dựng du lịch bền vững tại Việt Nam. Trích ngày 15/01/2024 từ https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-xay-dung-du-lich-ben-vung-tai-viet-nam.html. 21. Nguyễn Thị Thùy Dung (2023). Ảnh hưởng của tổ chức tour du lịch đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ du lịch, số 21, 2023. 22. Nguyễn Tuyết Mai, Trần Thị Thu Hằng, Lê Thị Kim Loan & Phạm Thị Ngọc Lan ( (2022). Tác động của tuyến du lịch về đêm đến phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 1 (205). 23. Phạm Đức Tài (2021). Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của kinh tế du lịch đối với nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Công thương, số 15. 24. Phạm Thị Phương Thảo (2023). Định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 1 tháng 7/2023. 25. Rowe, D. & Holland, B. (2011b). Tender for the night: After-dark cultural complexities in the night-time economy. Continuum Journal of Media & Cultural Studies 25: 811–25. 26. Ruiz-Molina, A., Huertas-Rodríguez, M. D. & Sánchez-García, J. M. (2022). The impact of night tourism on local economic development: Evidence from a case study of Barcelona, Spain. Tourism Management, 103, 104165. 27. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 1129/QĐ-TTg, ngày 27/7/2020 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. 28. Jeroen, K., Ondrej, M., Jeroen, N. & Ko, K. (2020). Tourism and the night-time economy: A multi-level analysis of spillover effects. Tourism Management, 78, 1-18. 571
  9. 29. Thủy Bích (2023). Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Quyết định 1894/QĐ-BVHTTDL. Trích ngày 15/01/2024 từ https://bvhttdl.gov.vn/ban-hanh-de-an-mot-so-mo-hinh-phat-trien-san-pham-du-lich-dem- 20230718154442861.htm. 30. Trần Thị Thu Hương (2021). Night-time economy development in Vietnam. International Journal of Advanced Engineering and Management Research. Vol. 6, No. 03; 26-34. 31. Tung, L. C. (2021). The impact of night-time economy on cultural tourism: A case study of Ho Chi Minh City, Vietnam. Tourism Management, 85, 104056. 32. Yigitcanlar, T., Erkip, F. & Nijkamp, P. (2021). The economic impacts of night-time economies. Cities, 105, 102866. 33. Yingying, Z., Shengnan, Z. & Yanjun, X. (2020). Night-time tourism product development in China: A case study of the night-time economy in Shanghai. Journal of Tourism and Cultural Change, 18, 1-18. 34. Zhao, J. & Zhang, L. (2021). The sustainable development of night-time economy: A case study of Beijing, China. Sustainability, 13(18), 9348. 35. Xuân Huấn (2021). Định nghĩa sản phẩm du lịch. Trích ngày 15/01/2024 từ https://nncn.edu.vn/dinh-nghia-san- pham-du-lich-o-viet-nam.html. 572
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2