Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA CÁC<br />
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Cao Minh Trí1 và Võ Hoàng Vũ2<br />
TÓM TẮT<br />
Mặc dù sự đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là rất rõ ràng cho nền kinh tế<br />
nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về các nhân tố thành công hay tránh sự thất bại. Hiệu quả hoạt<br />
động của doanh nghiệp phần lớn được xác định bởi nhiều biến khác nhau của các nhà nghiên cứu.<br />
Mục tiêu bài nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố quyết định thành công của DNNVV tại<br />
TP.HCM và đề xuất giải pháp phù hợp. Dựa vào mô hình của Lussier (1995) và các tác giả khác,<br />
nghiên cứu đề xuất khung nghiên cứu gồm 29 nhân tố thuộc 7 nhóm và sử dụng phương pháp<br />
nghiên cứu tình huống tại bốn DNNVV. Kết quả nghiên cứu được 11 nhân tố quyết định thành công<br />
ở mức độ cao: nhân sự, lập kế hoạch, marketing, kinh nghiệm ngành, kinh nghiệm quản lý, áp lực<br />
cạnh tranh, mối quan hệ tốt với khách hàng, thị trường ngách, thương hiệu- danh tiếng, hiểu biết<br />
địa phương, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp nên phân bổ nguồn lực<br />
theo thứ tự các nhân tố này để đạt được hiệu quả tối đa.<br />
<br />
FACTORS AFFECTING THE SUCCESS OF SMALL AND<br />
MEDIUM ENTERPRISES IN HO CHI MINH CITY<br />
ABSTRACT<br />
Although the contribution of small and medium enterprises (SMEs) to the national economy is<br />
very clearly, there have been no concensus on successful factors. The enterprise performance has<br />
mostlty been identified by many observations of researchers. This study objective was to identify<br />
factors affecting the success of SMEs in Ho Chi Minh City and appropriate solutions. Based on<br />
the models of Lussier (1995) and others, this study suggested the research framework of 29 factors<br />
from 7 groups and used case study methodology at 4 SMEs. The result identified 11 factors at the<br />
high affecting level: staffing, planning, marketing, industry experience, management experience,<br />
competitive pressure, good customer relations, niches market, brand, local knowledge, cost of<br />
doing business. SMEs owners should use their resources and capability according to these ranked<br />
factors in order to get the highest performance.<br />
Từ khóa: doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành công, TP.HCM.<br />
Keywords: small and medium enterprises, success, Ho Chi Minh city.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo Morrison và cộng sự (2003), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã được các chính phủ<br />
trên toàn thế giới công nhận về sự đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế gắn với việc<br />
làm và tạo việc làm mới, phát triển và gắn kết xã hội. Tại Việt Nam, DNNVV là loại hình doanh<br />
nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế (Tổng cục Thống kê, 2017). Theo Cục Thống<br />
kê thành phố Hồ Chí Minh (2017), từ đầu năm đến ngày 15/10/2017, TP.HCM đã có 32.939 doanh<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tiến sĩ, Giảng viên Trường ĐH Mở TP.HCM<br />
Cử nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân phối Sài gòn Co.op<br />
102<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đạt 442.457 tỷ đồng, tăng 12,5% về số lượng và tăng<br />
85,3% về số vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 13,43 tỷ đồng.<br />
Tuy nhiên, theo Hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM (2017), các DNNVV chủ yếu dựa vào nguồn<br />
vốn tự có, chỉ có khoảng 30% DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng thương<br />
mại, 70% còn lại không đủ điều kiện vay ngân hàng hoặc không thể tiếp cận được các tổ chức tín<br />
dụng quốc tế do nhiều nguyên nhân như: không có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay không hợp lệ, không<br />
có phương án, dự án sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó, các DNNVV rất kỳ vọng có thể tham gia<br />
vào ngành công nghiệp hỗ trợ, đóng vai trò làm dịch vụ, hoặc cung ứng sản phẩm đầu vào cho các<br />
doanh nghiệp nước ngoài và dự án lớn của nhà nước nhưng vẫn chưa làm được điều đó và chưa<br />
tham gia được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.<br />
Vì vậy, rất khó để dự đoán được một mô hình thành công hay thất bại trong DNNVV. Olaison<br />
và Sorensen (2014) cho rằng đây là chủ đề nóng vì các nhà nghiên cứu đã không hiểu, không giải<br />
thích được lý do một vài doanh nghiệp thành công và số khác lại thất bại. Tại Việt Nam hiện chưa<br />
có nghiên cứu nào về mô hình này. Mục tiêu bài nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố quyết<br />
định thành công của DNNVV tại TP.HCM và đề xuất giải pháp phù hợp.<br />
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Tại Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP, DNNVV được định nghĩa là “cơ sở<br />
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,<br />
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn- tiêu chí ưu tiên (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài<br />
sản được xác định trong bảng cân đối kế toán dưới 100 tỷ đồng) hoặc số lao động bình quân năm<br />
dưới 300 người”.<br />
Việc xác định và đo lường thành công của doanh nghiệp là rất khó bởi vì hiện tại các tiêu chuẩn<br />
đánh giá thành công chỉ mang tính chất tương đối và được đo bằng nhiều cách khác nhau, phụ thuộc<br />
vào mục đích của doanh nghiệp là hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Theo Barney (1986,<br />
trích bởi Lussier và Maron, 2014), thành công của doanh nghiệp là sự đo lường về hiệu quả có được<br />
khi doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng của mình bền vững, và hiệu quả về kinh tế, chiến<br />
lược của doanh nghiệp, nguồn lực và cơ cấu tổ chức, quy trình và hệ thống, doanh thu, tăng trưởng<br />
việc làm. Còn theo Mayer-Haung và cộng sự (2013, trích bởi Lussier và Maron, 2014) thành công<br />
là lợi nhuận và đo lường hiệu quả về tài chính.<br />
Sự tồn tại và thành công là hai khái niệm khác nhau, có những doanh nghiệp mới hoạt động, sự<br />
tồn tại là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp đó, vì có thể lợi nhuận doanh nghiệp bị âm và khả<br />
năng chịu đựng để duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp đó xem như là một thước đo của thành<br />
công. Một số doanh nghiệp khác có mục tiêu mở rộng thị trường, khách hàng thì doanh nghiệp phải<br />
đạt được một số nhân tố cần cho sự phát triển là thành công.<br />
Trong nghiên cứu này, các DNNVV tại Tp.HCM có lợi nhuận, hiệu quả trong việc sử dụng vốn<br />
ban đầu được xem như là thành công (Mayer-Haung và cộng sự, 2013, trích Lussier và cộng sự,<br />
2014). Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình Lussier (1995) và một số tác giả khác: Lussier (1996a,<br />
b), Lussier và Corman (1996), Lussier và Pfeifer (2000). Mô hình có 15 biến quan sát (vốn, lưu<br />
giữ hồ sơ và kiểm soát tài chính, kinh nghiệm ngành, kinh nghiệm quản lý, lập kế hoạch, cố vấn<br />
chuyên nghiệp, giáo dục, nhân sự, thời gian hàng hoá/dịch vụ, chu kỳ kinh tế, tuổi, cộng sự, cha<br />
mẹ, tộc người thiểu số, marketing) đã được kiểm tra ở nhiều quốc gia khác nhau: Croatia (Lussier<br />
và Pfeifer, 2001), Singapore (Teng và cộng sự, 2011), Israel (Lussier và Marom, 2014), Pakistan<br />
(Lussier và Hyder, 2016).<br />
Một số nghiên cứu lý thuyết mở rộng được tiến hành để xác định những biến đặc tính của doanh<br />
nghiệp (gồm các biến: vốn, nhân sự, lập kế hoạch, cố vấn chuyên nghiệp, giáo dục, cộng sự, kinh<br />
103<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
nghiệm ngành, marketing) đã được tìm thấy để hỗ trợ sự thành công của DNNVV như biến lập kế<br />
hoạch và sử dụng những bảng kế hoạch kinh doanh được viết trang trọng (Mazzarol và cộng sự,<br />
2009), tìm kiếm những cố vấn chuyên nghiệp về vấn đề tài chính (Dobbs và Hamilton, 2007),<br />
kiến thức và giáo dục (Chowdhury và cộng sự, 2013; Gabrielsson và Politis, 2012; Pickernell và<br />
cộng sự, 2011), kinh nghiệm trong ngành công nghiệp (Chowdhury và cộng sự, 2013; Gabrielsson<br />
và Politis, 2012) và chủ sở hữu doanh nghiệp tập trung vào vấn đề tiếp thị doanh nghiệp (Simpson<br />
và cộng sự, 2006). Ngoài ra, còn có các nghiên cứu điều tra những ảnh hưởng của vốn con người<br />
(human capital) trong sự phát triển thành công hay thất bại của những công ty mới thành lập<br />
(Gedajlovic và cộng sự, 2013).<br />
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đề xuất khung nghiên cứu như sau:<br />
<br />
Hình 1. Khung nghiên cứu đề xuất các nhân tố thành công DNNVV tại TP.HCM<br />
<br />
3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU<br />
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm nhiều phương pháp<br />
và công cụ khác nhau và rất khó để có thể phân loại chúng một cách hoàn chỉnh. Một cách tổng<br />
quát, có thể chia chúng ra thành hai nhóm, một nhóm về phương pháp và một nhóm về công cụ,<br />
có hai phương pháp chính được sử dụng phổ biến trong trong nghiên cứu định tính trong lĩnh vực<br />
kinh doanh đó là: Phương pháp GT (Grounded theory), và phương pháp tình huống (Case Study) và<br />
có ba công cụ chính trong nghiên cứu định tính là: thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và quan sát.<br />
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp tình huống (case study), với các tiêu<br />
chí lựa chọn doanh nghiệp: DNNVV theo pháp luật Việt Nam và có doanh thu, thị phần phát triển hằng<br />
năm. Bốn doanh nghiệp được chọn ở ba khu vực: thương mại và dịch vụ (Công ty TNHH Thương mại<br />
Mộc Đức (Thế Giới Bút), Công ty TNHH Hoà Mai); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (Công ty TNHH<br />
NAN Việt Nam); Công nghiệp và xây dựng (Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tân Long).<br />
Để thu thập dữ liệu định tính, nhóm tác giả sử dụng dàn bài thảo luận (discussion guideline)<br />
thay cho bảng câu hỏi chi tiết (Krueger, 1998b, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp<br />
thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính thực tế được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu bán cấu trúc<br />
bốn chủ doanh nghiệp trên dựa trên dàn bài thảo luận xung quanh 7 nhóm nhân tố đã đề xuất trong<br />
khung nghiên cứu.<br />
104<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
Sau khi có kết quả phỏng vấn các chủ doanh nghiệp, nhóm tác giả tiếp tục phỏng vấn các nhóm<br />
quản lý của từng doanh nghiệp nhằm kiểm tra lại mức độ quan trọng của các nhân tố trong mô hình,<br />
xem các quản lý có đồng quan điểm với chủ mình không, nếu có sự khác biệt, nhóm tác giả sẽ quay<br />
trở lại hỏi ý kiến của chủ doanh nghiệp đó để được giải thích và thống nhất. Cách 3 tháng sau, các<br />
chủ doanh nghiệp được phỏng vấn lại xem có thay đổi ý kiến về khung nghiên cứu hay không. Sau<br />
đó, nhóm tác giả thực hiện 3 cuộc phỏng vấn sâu với 3 chuyên gia nhằm kiểm tra lại mức độ quyết<br />
định của các nhân tố đến sự thành công của DNNVV. Khi hoàn thành, kết quả nghiên cứu được gửi<br />
lại các chủ doanh nghiệp.<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1. Tổng quan các trường hợp nghiên cứu<br />
Công ty TNHH<br />
Công ty TNHH<br />
Thương mại Mộc<br />
Hoà Mai<br />
Đức (Thế Giới Bút)<br />
<br />
Tên Doanh nghiệp<br />
<br />
Công ty TNHH<br />
Công ty TNHH<br />
Thương mại & Xây<br />
NAN Việt Nam<br />
dựng Tân Long<br />
<br />
Lĩnh vực hoạt động<br />
<br />
Dịch vụ<br />
<br />
Thương mại<br />
<br />
Sản xuất<br />
<br />
Xây dựng<br />
<br />
Vốn ban đầu (tỷ đồng)<br />
Số lao động<br />
Doanh thu/năm (tỷ đồng)<br />
Quy mô<br />
<br />
1,9<br />
8<br />
9<br />
Doanh nghiệp siêu<br />
nhỏ<br />
<br />
3<br />
12<br />
60<br />
Doanh nghiệp<br />
nhỏ<br />
<br />
12<br />
25<br />
120<br />
Doanh nghiệp<br />
nhỏ<br />
<br />
10<br />
25<br />
30<br />
Doanh nghiệp nhỏ<br />
<br />
Lợi nhuận (tỷ đồng)<br />
Thời gian hoạt động (năm)<br />
<br />
0,5<br />
7<br />
<br />
2<br />
16<br />
<br />
4<br />
4<br />
<br />
3,5<br />
12<br />
<br />
Như vậy, về tổng quan bốn doanh nghiệp trên đều có lợi nhuận hàng năm, có hiệu quả về tài<br />
chính nên theo quan điểm của Mayer – Haung và cộng sự (2013) thì các doanh nghiệp được xem là<br />
thành công. Qua quá trình nghiên cứu các nhân tố quyết định thành công của DNNVV tại Tp.HCM<br />
với 29 nhân tố được đề xuất trong khung nghiên cứu, kết quả được 11 nhân tố quyết định thành<br />
công của doanh nghiệp ở mức cao và 18 nhân tố còn lại như sau:<br />
Bảng 2. Mức độ quyết định thành công của các nhân tố cho DNNVV tại Tp.HCM<br />
Nhóm<br />
<br />
I<br />
<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Nhân tố<br />
Áp lực cạnh tranh<br />
Mối quan hệ tốt với khách hàng<br />
Thương hiệu- danh tiếng<br />
Marketing<br />
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp<br />
Nhân sự<br />
Lập kế hoạch<br />
Kinh nghiệm ngành<br />
Thị trường ngách<br />
Kinh nghiệm quản lý<br />
Hiểu biết địa phương<br />
<br />
105<br />
<br />
Mức độ<br />
Cao (3)<br />
Cao (2,96)<br />
Cao (2,93)<br />
Cao (2,87)<br />
Cao (2,77)<br />
Cao (2,73)<br />
Cao (2,72)<br />
Cao (2,67)<br />
Cao (2,56)<br />
Cao (2,51)<br />
Cao (2,5)<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
<br />
Định hướng chiến lược<br />
Kiến thức quản lý<br />
Quy trình kinh doanh<br />
Giáo dục<br />
Chính sách chính phủ<br />
Lưu giữ hồ sơ và kiểm soát tài chính<br />
Chu kỳ kinh tế<br />
Khả năng tổ chức mạnh<br />
Cộng sự<br />
Thời gian hàng hoá/dịch vụ<br />
Vốn<br />
Người làm cầu nối có ý nghĩa cho doanh nghiệp<br />
Khả năng phát triển và duy trì lợi thế công nghệ<br />
Độ tuổi<br />
Cố vấn chuyên nghiệp (chuyên gia)<br />
Văn hoá tổ chức<br />
Phong cách lãnh đạo<br />
Cha mẹ<br />
<br />
TB (2,44)<br />
TB (2,37)<br />
TB (2,17)<br />
TB (2,13)<br />
TB (2,13)<br />
TB (2,12)<br />
TB (2,11)<br />
TB (2,08)<br />
TB (2)<br />
TB (1,89)<br />
TB (1,89)<br />
TB (1,76)<br />
TB (1,75)<br />
TB (1,72)<br />
TB (1,7)<br />
TB (1,7)<br />
TB (1,65)<br />
TB (1,55)<br />
<br />
Qua bảng 2., các nhân tố được phân ra thành 3 nhóm: Nhóm I: nhóm rất ưu tiên; Nhóm II:<br />
nhóm ưu tiên; Nhóm III: nhóm ưu tiên vừa. Do các DNNVV là những doanh nghiệp có giới hạn về<br />
nguồn lực nên các chủ doanh nghiệp có thể dựa vào Bảng 2. để tập trung phân bổ nguồn lực của<br />
doanh nghiệp mình theo thứ tự từ Nhóm I đến Nhóm III sao cho đạt được hiệu quả tối đa.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Dựa vào mô hình Lussier (1995) và các tác giả khác, bài nghiên cứu đề xuất khung nghiên cứu<br />
gồm 29 nhân tố thuộc 7 nhóm được trình bày ở Hình 1. Kết quả nghiên cứu được 11 nhân tố quyết<br />
định thành công ở mức cao cho các DNNVV như sau:<br />
1. Nhóm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp: Nhân sự và Lập kế hoạch.<br />
2. Nhóm nhân tố đặc điểm người sáng lập: Marketing, Kinh nghiệm ngành và Kinh nghiệm<br />
quản lý.<br />
3. Nhóm nhân tố bên ngoài: Áp lực cạnh tranh, Mối quan hệ tốt với khách hàng và Thị trường<br />
ngách.<br />
4. Nhóm nhân tố tổ chức: Thương hiệu - danh tiếng.<br />
5. Nhóm nhân tố bên trong: Hiểu biết địa phương và Chi phí hoạt động doanh nghiệp.<br />
Nhân sự: các DNNVV đa số từ quy mô hộ gia đình đi lên, từ những cơ sở sản xuất nhỏ, hoặc<br />
khi có cơ hội kinh doanh thì họ lập doanh nghiệp hoạt động và thường rất ít chú trọng về kế hoạch<br />
nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình, những doanh nghiệp có quy<br />
mô vừa là có quan tâm đến chiến lược nhân sự, tuy nhiên chiến lược đào tạo và phát triển nguồn<br />
nhân lực gắn với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp đặt ra còn sơ sài. Do đó, các<br />
DNNVV nên có chính sách thu hút và giữ chân các nhân sự có chất lượng, đào tạo các nhân sự còn<br />
trẻ, tạo mắc xích giữa các thành viên trong doanh nghiệp tốt, tạo động lực làm việc cho nhân viên<br />
mình để giúp cho doanh nghiệp mình ngày càng phát triển hơn.<br />
106<br />
<br />