Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KÍCH CỠ TẬP CHỌN<br />
TRONG TIÊU DÙNG CÁ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG<br />
THE ANALYSIS ON THE DETERMINANTS OF CONSIDERATION SET SIZE<br />
IN FISH CONSUMPTION IN NHA TRANG<br />
Nguyễn Thị Thanh Vâng1, Huỳnh Thị Ngọc Diệp2<br />
Ngày nhận bài: 07/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 18/5/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kích cỡ tập chọn là một biến quan trọng quyết định hành vi lựa chọn của người tiêu dùng. Nghiên cứu này xem xét<br />
các nhân tố tác động lên quá trình lựa chọn tiêu dùng cá thông qua kích cỡ tập chọn. Có 6 nhân tố tác động lên kích cỡ tập<br />
chọn được đề xuất trong mô hình nghiên gồm chất lượng cảm nhận, giá cảm nhận, kiến thức, khuynh hướng ưa thích sự<br />
thuận tiện, sự thuận tiện cảm nhận và khuynh hướng tìm kiếm sự khác biệt. Sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu<br />
trúc dựa trên một mẫu gồm 400 người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang, kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy và giá trị<br />
của các đo lường và chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu. Có năm biến ngoại trừ biến sự thuận tiện cảm nhận tác động lên<br />
kích thước tập chọn. Trong đó, biến giá cảm nhận là biến có tác động mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu vạch ra nhiều đề xuất<br />
có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong việc chinh phục thị trường nội địa.<br />
Từ khóa: tập chọn, khuynh hướng ưa thích sự thuận tiện, khuynh hướng tìm kiếm sự khác biệt, kiến thức người tiêu<br />
dùng, chất lượng cảm nhận, giá cảm nhận<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Consideration set size is an important factor deciding consumers’s choice. This study explores the determinants<br />
of consumers’choice through consideration set size. Six factors are expected to affect consideration set size including<br />
perceived quality, perceived price, knowledge, convenience orientation, perceived convenience and variety seeking.<br />
Structural equation modeling is applied to analyze data sample of 400 consumers in Nha Trang. The statistical testing<br />
confirms the reliability and validity of all constructs and measurement model can be representative for data. Five variables<br />
except perceived convenience are found to be significantly affect consideration set size. Perceived price is the most<br />
important factor. The results imply important policies for Vietnamese seafood companies to compete in domestic market.<br />
Keywords: Consideration set size, convenience orientation, variety seeking, knowledge, perceived quality,<br />
perceived price<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản và ngành<br />
Thủy sản là một trong số các ngành mũi nhọn của<br />
nền kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất<br />
nước. Hầu hết các vấn đề mà ngành Thủy sản và<br />
các doanh nghiệp chế biến thủy sản quan tâm hiện<br />
nay là làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm,<br />
mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu đạt các<br />
chỉ tiêu về kim ngạch,… trong khi đáp ứng nhu cầu<br />
trong nước vẫn đang bị xem nhẹ khi chỉ có một số<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
doanh nghiệp quan tâm đến việc củng cố “sân sau”<br />
thị trường nội địa như Agrifish An Giang, Đại Thuận<br />
Nha Trang, Nha Trang Seafood, Longshin, Long<br />
Sinh… trong hàng ngàn doanh nghiệp ngành này<br />
trong cả nước. Sự cạnh tranh trên thị trường thế<br />
giới đang ngày càng khốc liệt và ẩn chứa vô vàn<br />
rủi ro đối với các doanh nghiệp thủy sản, vụ kiện<br />
cá ba sa và tôm là hai minh chứng rõ ràng nhất gây<br />
thiệt hại rất lớn, vì vậy đã đến lúc các doanh nghiệp<br />
thủy sản cần quan tâm hơn nữa đến một thị trường<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Vâng: Cao học Quản trị kinh doanh 2012- Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Huỳnh Thị Ngọc Diệp: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
86 triệu dân với sức tăng trưởng cao, ổn định và nhu<br />
cầu ăn uống các sản phẩm chất lượng cao đang<br />
gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy hiểu và giải thích hành vi<br />
lựa chọn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm<br />
cá nói riêng và thủy sản nói chung trở thành một<br />
vấn đề cấp thiết cho cả giới nghiên cứu và doanh<br />
nghiệp thủy sản.<br />
Khi xem xét quá trình lựa chọn của người tiêu<br />
dùng, tập chọn là một thành tố quan trọng. Khái<br />
niệm tập chọn được đưa ra lần đầu tiên bởi Wright<br />
và Barbour (1977) [14] và nội hàm của nó là “những<br />
thương hiệu mà người tiêu dùng sẽ xem xét để cân<br />
nhắc lựa chọn”. Những chủng loại sản phẩm hay<br />
thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến trong<br />
tiến trình lựa chọn sẽ có xác suất được lựa chọn<br />
cao [1]. Bởi vì việc xây dựng tập chọn sẽ ảnh hưởng<br />
đến chất lượng của quá trình đánh giá lựa chọn nên<br />
việc bỏ quên giai đoạn này trong tiến trình lựa chọn<br />
là một lỗ hỏng lớn trong lý thuyết cũng như thực tế<br />
nghiên cứu về quá trình lựa chọn của người tiêu<br />
dùng. Do đó, nghiên cứu tập chọn với mục tiêu giải<br />
thích hành vi lựa chọn của người tiêu dùng là vấn đề<br />
đáng được quan tâm.<br />
Trong thực tiễn đời sống, người tiêu dùng<br />
thường phải cân nhắc lựa chọn những chủng sản<br />
phẩm khác nhau nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất<br />
định. Chẳng hạn, người tiêu dùng cân nhắc nên lựa<br />
chọn thịt (thịt gà, thịt bò, thịt heo…) hay cá (cá thu,<br />
cá ngân, cá hồi…). Đặc biệt, trạng thái này được<br />
thể hiện rõ nét nhất trong quá trình lựa chọn và tiêu<br />
dùng thực phẩm hàng ngày của người tiêu dùng.<br />
Có thể nói việc tiêu dùng thực phẩm là đối tượng<br />
nghiên cứu đã góp phần xây dựng kiến thức mới<br />
về hành vi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên<br />
cứu hành vi tiêu dùng ở ngành hàng này, một ngành<br />
hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn và đa dạng, có ý<br />
nghĩa ứng dụng vô cùng lớn đối với nhà sản xuất.<br />
Để có thể đi sâu nghiên cứu các nhân tố quyết định<br />
kích cỡ tập chọn, sản phẩm cá, thực phẩm gắn liền<br />
với bữa ăn gia đình Việt Nam được lựa chọn. Đây<br />
là loại thực phẩm phong phú về chủng loại (cá thu,<br />
cá ngừ, cá chim, cá nục…), đa dạng về cách chế<br />
biến (kho keo, kho nước, canh chua, canh ngọt…)<br />
và thuận tiện trong việc lựa chọn dạng nguyên liệu<br />
phục vụ chế biến bữa ăn gia đình từ nguyên liệu<br />
tươi sống, đông lạnh, khô, muối, đồ hộp…<br />
Kích cỡ các phương án mà người tiêu dùng cân<br />
nhắc để đưa ra lựa chọn sẽ quyết định xác suất một<br />
phương án nào đó trong tập chọn được lựa chọn [10].<br />
<br />
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2014<br />
Kích cỡ tập chọn càng lớn thì xác suất lựa chọn của<br />
người tiêu dùng cho một chủng loại hàng hóa càng<br />
cao. để có thể giải thích rõ quyết định lựa chọn căn<br />
cứ trên tập chọn, cần phải xem xét và chỉ rõ các<br />
nhân tố cụ thể nào ảnh hưởng đến kích cỡ tập chọn<br />
này. Nói đến khái niệm này, yếu tố liên quan đầu tiên<br />
cần xem xét đó là xu hướng tìm kiếm sự đa dạng. Vì<br />
kích cỡ tập chọn càng rộng chứng tỏ các phương án<br />
xem xét càng đa dạng. Thứ hai, để hình thành tập<br />
chọn có bề rộng đủ để đưa ra quyết định lựa chọn<br />
hiệu quả, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kiến thức<br />
hay kinh nghiệm trước đó về sản phẩm họ dự định<br />
sử dụng. Do đó, yếu tố thứ hai được xem xét là kiến<br />
thức khách hàng. Như đã lập luận ở trên, để giảm<br />
áp lực về mặt trí lực và phòng ngừa rủi ro trong quá<br />
trình ra quyết định, người tiêu dùng có xu hướng<br />
yêu thích sự thuận tiện trong việc ra quyết định. Do<br />
đó, khuynh hướng yêu thích sự thuận tiện nói chung<br />
và sự thuận tiện cảm nhận đối với việc tiêu dùng cá<br />
là các nhân tố tiếp theo được đề xuất có tác động<br />
lên kích cỡ tập chọn. Bên cạnh đó, mối quan tâm với<br />
sức khỏe. Ngoài ra, hai biến giá và chất lượng cảm<br />
nhận – các biến quan trọng trong lý thuyết giải thích<br />
hành vi của người tiêu dùng [7, 12] cũng được xem<br />
xét để đo lường kích cỡ tập chọn.<br />
Để làm rõ mục tiêu trên, nghiên cứu được thực<br />
hiện tại địa bàn Nha Trang. Nha Trang là một thành<br />
phố biển với nguồn cung ứng cá từ biển khá dồi<br />
dào. Biển ở Nha Trang có bờ khá dốc và nhiều đảo<br />
lớn nhỏ tạo nên một quần thể sinh học đa dạng và<br />
phong phú. Cá ở Nha Trang có trên 300 loài lớn<br />
nhỏ, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như<br />
cá thu, cá ngừ, cá mú, cá sơn thóc, cá vượt, ... cùng<br />
rất nhiều loài thủy đặc sản khác như tôm, cua, ghẹ,<br />
mực, nhuyễn thể,…Đặc điểm sông nước, ao hồ và<br />
sự đa dạng của các loại hình nuôi trồng thủy sản<br />
cũng làm cho chủng loại cá cung ứng rất đa dạng.<br />
Người dân Nha Trang với thói quen tiêu dùng hải<br />
sản lâu đời có đủ kiến thức để trả lời chính xác bảng<br />
câu hỏi nghiên cứu.<br />
II. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mô hình nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu này, có 5 nhân tố được đề<br />
xuất tác động lên kích cỡ tập chọn gồm: giá cảm<br />
nhận, chất lượng cảm nhận, khuynh hướng ưa thích<br />
sự thuận tiện, sự thuận tiện cảm nhận và khuynh<br />
hướng ưa thích sự khác biệt. Cả 5 nhân tố đều kỳ<br />
vọng có tác động tích cực lên kích cỡ tập chọn.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
2. Thang đo<br />
Kích cỡ tập chọn được đo lường bởi 3 mục hỏi<br />
trên thang đo tính đếm mà thể hiện các sản phẩm<br />
khác nhau, các dạng dự trữ khác nhau và các món<br />
ăn khác nhau mà người tiêu dùng có thể chế biến<br />
với món cá [10,11]. Người tiêu dùng được yêu cầu<br />
đánh dấu chọn các loại cá, các dạng dự trữ và liệt<br />
kê các món ăn mà họ có thể nấu. Sau đó, các liệt<br />
kê này được cộng dồn tạo ra thang đo kích cỡ tập<br />
chọn.<br />
Các biến độc lập được đo lường bằng thang<br />
đo 7 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là<br />
hoàn toàn đồng ý. Các thang đo được xây dựng căn<br />
cứ trên lý thuyết trước đó và có sự điều chỉnh cho<br />
phù hợp với nội dung nghiên cứu. Trong đó, thang<br />
đo chất lượng cảm nhận có 5 mục hỏi được kế thừa<br />
từ nghiên cứu của Olsen (2002) [7]. Thang đo giá<br />
cảm nhận được xây dựng dựa trên nghiên cứu của<br />
Zeithhaml (1984) [15] gồm 3 mục hỏi. Thang đo<br />
sự thuận tiện cảm nhận gồm 4 mục hỏi được đo<br />
trên thang đo đối cực 7 điểm (Olsen và ctv., 2007)<br />
[10]. Thang khuynh hướng ưa thích sự thuận tiện<br />
gồm 3 mục hỏi dựa trên thang đo CONVOR của<br />
Candel (2000) [5]. Thang đo kiến thức người tiêu<br />
dùng gồm 3 mục hỏi được kế thừa từ nghiên cứu của<br />
(Pieniak và ctv, 2007) [9]. Cuối cùng thang đo,<br />
khuynh hướng tìm kiếm sự đa dạng gồm 3 mục<br />
hỏi được rút ra từ 15 mục hỏi của Van Trijp và<br />
Steenkamp (1992) [12] và được kiểm định bởi Van<br />
Trijp, Hoyer và Inman (1996) [13].<br />
3. Mẫu và phương pháp thu mẫu<br />
Nghiên cứu này xác định cỡ mẫu dựa trên<br />
quy tắc kinh nghiệm căn cứ vào số biến quan sát<br />
<br />
thu thập và độ phức tạp của các mô hình phân tích.<br />
Với khoảng 40 mục hỏi, một cỡ mẫu 400 cũng đáp<br />
ứng các tiêu chí phân tích khác, chẳng hạn tối thiểu<br />
5 quan sát trên 1 tham số tự do trong mô hình SEM.<br />
Cỡ mẫu 400 cũng được xác định dựa trên giới hạn<br />
về ngân sách cho nghiên cứu. Mặc dù 400 mẫu<br />
không thể đại diện cho tổng thể người tiêu dùng<br />
Nha Trang, nhưng cũng đủ lớn để tạo ra độ tin cậy<br />
và tính vững của kết quả (Kline, 2005) [6].<br />
Mẫu được thu thập thông qua phỏng vấn trực<br />
tiếp người tiêu dùng tại gia đình họ. Nghiên cứu này<br />
hướng đến đạt được một mẫu quota phân theo giới<br />
tính nam/nữ với tỷ lệ 3/7 như một số nghiên cứu<br />
trước đây đã thực hiện (Tuu và ctv, 2008) [12]. Đồng<br />
thời căn cứ vào cơ cấu dân số trên địa bàn Nha<br />
Trang, các tỷ lệ mẫu thu thập cũng được xác định<br />
theo cơ cấu tuổi.<br />
4. Thủ tục phân tích dữ liệu<br />
Trước tiên, các thang đo được kiểm tra về độ tin<br />
cậy và độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt thông<br />
qua phân tích mô hình đo lường với kĩ thuật phân tích<br />
nhân tố khẳng định (CFA). Bước tiếp theo, kiểm định<br />
quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm trong mô hình<br />
lý thuyết. Các chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô<br />
hình hoặc là giá trị xác suất của thống kê chi – bình<br />
phương lớn hơn 0.05, hoặc là hai chỉ số GFI và CFI<br />
có giá trị lớn hơn 0.9 và chỉ số RMSEA dưới 0.08 [6].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả nghiên cứu<br />
1.1 Độ tin cậy và độ giá trị của đo lường<br />
Kết quả từ bảng 1 cho thấy các hệ số GFI,<br />
CFI lần lượt là 0.91 và 0.95 đều lớn hơn 0.9,<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
RMSEA = 0.05 Kích cỡ tập chọn<br />
<br />
0.42<br />
<br />
0.19<br />
<br />
2.86<br />
<br />
Giá cảm nhận → Kích cỡ tập chọn<br />
<br />
0.32<br />
<br />
0.25<br />
<br />
4.96<br />
<br />
Kiến thức → Kích cỡ tập chọn<br />
<br />
0.19<br />
<br />
0.14<br />
<br />
2.49<br />
<br />
K.H ưa thích sự thuận tiện → Kích cỡ tập chọn<br />
<br />
0.28<br />
<br />
0.15<br />
<br />
2.83<br />
<br />
Sự thuận tiện cảm nhận<br />
<br />
0.08<br />
<br />
0.04<br />
<br />
0.64*<br />
<br />
K.H tìm kiếm sự khác biệt → Kích cỡ tập chọn<br />
<br />
0.35<br />
<br />
0.19<br />
<br />
3.55<br />
<br />
χ (231) = 590.51, p = 0.000, cmin/df = 2.5; CFI = 0.95; GFI = 0.91; RMSEA = 0.05; R = 0.39<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
(Tất cả các kiểm định đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ngoại trừ *)<br />
<br />
2. Thảo luận<br />
Trong năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống<br />
kê lên kích cỡ tập chọn, biến giá cảm nhận có tác<br />
động mạnh nhất với hệ số chuẩn hóa bằng 0.25.<br />
Kết quả trên phù hợp với kỳ vọng đặt ra trong giả<br />
thuyết của mô hình nghiên cứu. Sự khẳng định mối<br />
quan hệ nhân quả dương lên kích cỡ tập chọn phù<br />
hợp với tâm lý của người tiêu dùng khi cân nhắc<br />
yếu tố giá đã được đúc kết trong các lý thuyết về<br />
hành vi tiêu dùng. Chẳng hạn, người tiêu dùng càng<br />
hài lòng về giá sẽ gia tăng sự ý định mua cá đối với<br />
sản phẩm [4]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một<br />
khi người tiêu dùng cảm thấy hài lòng về sản phẩm<br />
cá, họ sẽ xem xét tiêu dùng nhiều loại cá khác nhau,<br />
cân nhắc nhiều cách chế biến khác nhau. Hay nói<br />
cách khác tập chọn sẽ được mở rộng khi họ hài lòng<br />
về giá của sản phẩm.<br />
Tương tự yếu tố giá, yếu tố chất lượng, một<br />
thuộc tính khác của hàng hóa, có vai trò vô cùng<br />
quan trọng quyết định hành vi tiêu dùng. Kết quả<br />
nghiên cứu chỉ ra rằng biến chất lượng cảm nhận<br />
có tác động dương lên kích cỡ tập chọn với hệ số<br />
chuẩn hóa bằng 0.19. Khi người tiêu dùng đánh<br />
giá cao các thuộc tính liên quan đến chất lượng,<br />
kích cỡ tập chọn sẽ được mở rộng với nhiều loại<br />
cá, cách chế biến. Kết quả nghiên cứu phù hợp<br />
với các kết luận rút ra từ nghiên cứu của Rortveit<br />
và Olsen (2007, 2009) [10,11]. Với tầm quan trọng<br />
tương đương yếu tố chất lượng cảm nhận, yếu tố<br />
khuynh hướng tìm kiếm sự khác biệt tác động có ý<br />
nghĩa thống kê lên kích cỡ tập chọn. Mặc dù chưa<br />
có nghiên cứu nào trước đây về mối quan hệ này<br />
nhưng theo lập luận của Rortveit và Olsen (2007)<br />
[10], người tiêu dùng có thể đơn giản hóa quá trình<br />
tiêu dùng thực phẩm và kích cỡ tập chọn sẽ ngắn<br />
tương ứng. Ngược lại, kích cỡ tập chọn sẽ mở rộng<br />
khi người tiêu dùng xem trọng sự đa dạng trong<br />
tiêu dùng.<br />
<br />
Kiến thức có tác động dương có ý nghĩa thống<br />
kê lên kích thước tập chọn hoàn toàn đồng nhất với<br />
các nghiên cứu trước đây [1;10]. Nghiên cứu của<br />
Aurier et al (2000) [1] nêu rõ hơn vai trò của kiến<br />
thức trong việc tạo lập kích cỡ tập chọn, đặc tính<br />
quan trọng trong bốn đặc tính của tập chọn. Trong<br />
nghiên cứu công bố năm 2007, Rorveit và Olsen đã<br />
khẳng định lại các kết luận từ các nghiên cứu nói<br />
trên khi nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản phẩm<br />
cá. Như vậy, một khi người tiêu dùng am hiểu về<br />
sản phẩm cá, kích thước tập chọn liên quan đến sản<br />
phẩm này sẽ được mở rộng.<br />
Khác với kết quả nghiên cứu của Rortveit và<br />
Olsen (2007) đã chỉ ra mối quan hệ âm giữa khuynh<br />
hướng ưa thích sự thuận tiện và kích thước cỡ<br />
cân nhắc, mối quan hệ dương được tìm thấy giữa<br />
hai biến trong nghiên cứu này. Theo lập luận của<br />
Rortveit và Olsen (2007), người tiêu dùng càng ưa<br />
thích sự thuận tiện thì mối quan tâm đối với việc<br />
tiêu dùng thực thẩm sẽ ít hơn nên kích thước tập<br />
chọn sẽ ngắn hơn. Tuy nhiên, theo tác giả không<br />
nhất thiết sự thuận tiện làm hạn chế tập chọn. Sự<br />
thuận tiện liên quan đến khuynh hướng tâm lý đơn<br />
giản hóa quy trình ra quyết định tiêu dùng. Khuynh<br />
hướng này là hợp lý trong bối cảnh người tiêu dùng<br />
phải ra rất nhiều quyết định trong cùng một thời<br />
gian. Chính khuynh hướng tâm lý này khiến người<br />
tiêu dùng hình thành tập chọn với kích thước lớn để<br />
giảm thời gian trong khâu tìm kiếm thông tin trong<br />
quy trình ra quyết định<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố tác động đến<br />
kích cỡ tập chọn, yếu tố quan trọng quyết định lựa<br />
chọn của người tiêu dùng. Năm trong sáu biến đề<br />
xuất trong mô hình nghiên cứu bao gồm chất lượng<br />
cảm nhận, giá cảm nhận, kiến thức, khuynh hướng<br />
ưa thích sự thuận tiện và khuynh hướng tìm kiếm<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 195<br />
<br />