ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO<br />
<br />
CHƯƠNG III<br />
ÐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ<br />
VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO<br />
<br />
321<br />
<br />
322<br />
<br />
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br />
<br />
ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO<br />
<br />
3.1<br />
<br />
CÓ GIỚI HẠN NÀO CHO SỰ GIA TĂNG<br />
<br />
TÌNH TRẠNG PHI CHÍNH THỨC Ở NAM MỸ?<br />
ĐIỀU TRA SƠ BỘ<br />
Francisco Verdera1 2<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Mục đích của bài viết này là tìm hiểu liệu có giới hạn nào đối với sự gia<br />
tăng việc làm trong khu vực phi chính thức đô thị (UIS) ở Nam Mỹ (SA). Bài<br />
viết sẽ mô tả và phân tích các yếu tố quyết định sự phát triển của tình trạng<br />
phi chính thức đô thị tại SA kể từ năm 1970 khi hiện tượng này được nghiên<br />
cứu, định nghĩa và đo lường cho đến tình hình hiện tại trước khi xảy ra các<br />
cuộc khủng hoảng năm 2008-2009. Cần phân tích dài hạn để phát hiện hình<br />
thái gia tăng việc làm phi chính thức tại đô thị và các yếu tố góp phần tạo nên<br />
sự gia tăng này. Sau khi nghiên cứu này được thực hiện, chúng ta sẽ xem xét<br />
và đánh giá giới hạn của sự gia tăng này.<br />
Trước những năm 1970 dư thừa lao động đô thị là do di dân từ nông thôn<br />
ra đô thị khiến dân số đô thị tăng nhanh. Lượng dư thừa lao động khổng lồ<br />
(không giới hạn) này tại các thành phố đã khiến việc làm giảm chất lượng,<br />
trở nên không ổn định hoặc phi chính thức, trong lúc đó khu vực đô thị vẫn<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Các ý kiến đưa ra không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế.<br />
<br />
Bài viết này được sự hợp tác của William A. Sanchez, người đã xây dựng các chuỗi dữ liệu so sánh, và<br />
chuẩn bị đồ thị và bảng biểu. Xin đặc biệt cảm ơn Alex Carbajal đã hỗ trợ thực hiện các ước tính tại mục<br />
7 và 8.<br />
<br />
323<br />
<br />
324<br />
<br />
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br />
<br />
dựa trên chế độ tự cung tự cấp khác với với việc làm trong khu vực hiện đại<br />
hay tư bản chủ nghĩa (Lewis 1954).<br />
Có tương đối ít tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử và khái niệm của khu<br />
vực phi chính thức đô thị (UIS), ngoài một số trích dẫn lặp đi lặp lại nội dung bài<br />
viết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Kenya vào năm 1972. Kể từ đó, nhiều<br />
cuộc thảo luận đã tập trung hơn vào các định nghĩa khác nhau để đo lường tình<br />
trạng phi chính thức, các thay đổi cần thiết để đo lường một cách chính xác hơn<br />
quy mô của khu vực này, đòi hỏi cấp bách đề xuất các khuyến nghị về chính<br />
sách để giảm rào cản đối với việc chính thức hóa các doanh nghiệp, và cuối cùng<br />
để mở rộng phạm vi an sinh xã hội tới người lao động trong UIS.<br />
Tình trạng phi chính thức trong bài viết này được xem như một hiện<br />
tượng đô thị quy mô lớn và lâu dài. Hiểu và đối mặt với những thách thức<br />
của UIS không phải bằng cách tìm hiểu các thay đổi nhỏ về quy mô vì việc<br />
làm đô thị chiếm tỉ lệ rất lớn và là kết quả của một vấn đề cấu trúc chỉ có thể<br />
được giải thích bằng phân tích dài hạn. Tương tự như vậy, dự đoán, đo lường<br />
và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề chính thức hóa nhân công trong<br />
UIS không thể bị giới hạn hoặc chỉ tập trung vào các khía cạnh sản xuất ngắn<br />
hạn, như năng suất thấp của nhân công độc lập và doanh nghiệp nhỏ (MSEs);<br />
hoặc các vấn đề chính sách, chẳng hạn như cái gọi là chi phí lao động phi<br />
lương (hoặc các lợi ích ngoài lương) hoặc chi phí giao dịch trong quan hệ lao<br />
động của các công ty trong một “thị trường tự do”.<br />
Cần có thời gian đủ dài để phân tích hành vi của UIS, điều này có thể<br />
được biện minh theo hai cách: nghiên cứu mối quan hệ của UIS đối với tăng<br />
trưởng kinh tế và tác động của cú sốc bên ngoài đối với lao động phi chính<br />
thức. Để xem xét các giới hạn đối với sự phát triển của tình trạng phi chính<br />
thức, chúng tôi sẽ xem xét hai luận cứ này. Sau đây là tóm tắt:<br />
Trước tiên, về quan hệ giữa UIS và tăng trưởng kinh tế, Bourguignon<br />
(trong ấn phẩm này) lập luận rằng mức tăng trưởng không đủ để giảm tình<br />
trạng phi chính thức: “... tăng trưởng không đủ nhanh để loại bỏ tình trạng<br />
phi chính thức... [...], tốc độ tăng trưởng đã rất chậm trong hơn 20 năm qua,<br />
vì vậy tình trạng phi chính thức vẫn phổ biến.” Rõ ràng mối quan hệ giữa<br />
tăng trưởng kinh tế và phi chính thức cần được phân tích.<br />
Hơn nữa, nhu cầu cần xem xét tác động của cú sốc bên ngoài đối với tình<br />
trạng phi chính thức ở góc độ dài hạn gợi nhớ tới các lập luận của Boeri và<br />
<br />
ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO<br />
<br />
van Ours (2008: 1-2) khi tiến hành phép so sánh quen thuộc tỉ lệ thất nghiệp<br />
(UR) của Hoa Kỳ và châu Âu. Nhìn lại quãng thời gian 50 năm, thay vì một<br />
thời gian ngắn hơn, có vẻ như các tỉ lệ thất nghiệp ở châu Âu cao hơn ở Hoa<br />
Kỳ do mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những<br />
năm 1970, chứ không phải do các biện pháp bảo vệ việc làm vốn vẫn thường<br />
bị chỉ trích là không hề thay đổi trong 50 năm qua. Trước cuộc khủng hoảng<br />
vào những năm 70, bất chấp sự tồn tại của hệ thống an sinh xã hội cứng<br />
nhắc, tỉ lệ thất nghiệp của châu Âu lại thấp hơn nhiều so với Mỹ. Do đó an<br />
sinh xã hội không phải là nguyên nhân gây ra gia tăng thất nghiệp ở châu Âu<br />
mà là hậu quả của cú sốc dầu mỏ tác động tới cấu trúc sản xuất của các nền<br />
kinh tế châu Âu. Do không nắm được việc này, một số tác giả gọi giai đoạn<br />
sốc dầu mỏ là sự “xơ cứng của châu Âu”, đổ trách nhiệm tăng thất nghiệp lên<br />
hệ thống an sinh xã hội. Như thảo luận dưới đây, tại SA tác động của cuộc<br />
khủng hoảng nợ nước ngoài đánh dấu giai đoạn trước và sau diễn biến của<br />
UIS trong khu vực.<br />
Định nghĩa khái niệm phi chính thức được dùng từ năm 1970 đến nay<br />
tập trung vào khía cạnh việc làm trong khu vực phi chính thức thành thị<br />
(UIS), có nguồn gốc từ Chương trình PREALC-ILO. Định nghĩa này được ước<br />
tính và công bố trong Tổng quan Lao động - ILO về khu vực Mỹ Latin và<br />
Caribbean kể từ năm 1990 đến năm 2006. Như đã biết, quy mô của UIS là do<br />
sự gia tăng nhân công và người sử dụng lao động trong các công ty có quy<br />
mô từ 5 nhân công trở xuống, bao gồm lao động tự do không chuyên nghiệp<br />
phi kĩ thuật, nhân công trong gia đình không được trả lương và người phục<br />
vụ tại gia đình2.<br />
Bài viết này đề cập tới mười nước SA, nơi chúng tôi có thông tin khá đều<br />
đặn trong 38 năm về dân số trong độ tuổi lao động (AAP), dân số hoạt động<br />
kinh tế (EAP hoặc lực lượng lao động) và về việc làm đô thị, gồm cả khu vực<br />
phi chính thức ở đô thị (UIS). Các quốc gia này là: Argentina, Bolivia, Brazil,<br />
Colombia, Chile, Ecuador, Paraguay, Peru (chỉ có thành phố Lima), Uruguay và<br />
Venezuela. Ba nước còn lại của tiểu lục địa là Guyana, Surinam và Trinidad và<br />
Tobago, không được đưa vào nghiên cứu do thiếu thông tin. Chúng tôi đã xây<br />
dựng cơ sở dữ liệu hàng năm cho mười nước này từ năm 1970 đến năm 2008.<br />
2<br />
<br />
Định nghĩa mới của ILO về việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức bao gồm việc làm phi chính<br />
thức trong UIS và trong các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức (ILO, 2002).<br />
<br />
325<br />
<br />