CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP<br />
TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH<br />
NGUYỄN THỊ MAI HOA<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp<br />
trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc trưng trong cấu<br />
trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện trong hành<br />
động ngôn từ của hai ngôn ngữ; Việt và Anh. Các kết quả nghiên cứu về các<br />
phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt<br />
và tiếng Anh là nền tảng cần thiết trong việc dạy và học tiếng Anh với tư<br />
cách là một ngoại ngữ với những người Việt Nam học tiếng Anh.<br />
Từ khóa: phương thức trực tiếp, tiếng Anh, tiếng Việt, hành vi xin phép, hồi đáp<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong<br />
tiếng Việt và tiếng Anh là nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt về<br />
ngôn ngữ trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện<br />
trong hành động ngôn từ của hai ngôn ngữ, Việt và Anh.<br />
Một số công trình trong và ngoài nước (chủ yếu là một số luận văn thạc sĩ và luận án<br />
tiến sĩ) đã đề cập đến những nghiên cứu về ngữ dụng học, nhất là những nghiên cứu về<br />
hành động ngôn từ, cụ thể là hành vi xin phép và hồi đáp có liên quan đến tiếng Việt và<br />
tiếng Anh. Có thể kể đến rất nhiều công trình tiêu biểu như: Nguyễn Văn Quang 1998)<br />
với công trình “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp<br />
nhận lời khen”; Trần Chi Mai (2004) với công trình “Phương thức biểu hiện hành vi từ<br />
chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt”; Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghi<br />
thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng Anh).<br />
Ngoài ra, Đào Nguyên Phúc (2004) trong sách “Sự kiện lời nói xin phép trong giao<br />
tiếp” đã đi sâu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của “Sự kiện lời nói xin phép” qua cách<br />
miêu tả và phân loại các dạng thức khác nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói xin phép<br />
và các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt. Tuy<br />
nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu bản chất của sự kiện lời nói xin phép<br />
trong tiếng Việt trên bình diện dụng học, mà chưa có được sự so sánh với ngôn ngữ nào<br />
khác để công trình nghiên cứu trở nên có chiều sâu và có giá trị hơn.<br />
Có thể thấy, trong bối cảnh chung về tình hình nghiên cứu các hành động ngôn từ như<br />
vậy, việc thực hiện một nghiên cứu mang tính so sánh, đối chiếu giữa tiếng Việt và<br />
tiếng Anh là hết sức cần thiết, bổ sung vào kho tư liệu khổng lồ của ngữ dụng học trong<br />
giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 90-98<br />
<br />
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP...<br />
<br />
91<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài chủ yếu được nghiên cứu theo các phương<br />
pháp sau:<br />
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ: Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các<br />
hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
- Phương pháp phân tích, miêu tả: Đề tài tập trung phân tích ngữ liệu về các phát ngôn<br />
xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc điểm tiêu biểu<br />
của hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
3. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP<br />
3.1. Khái niệm chung về hành vi xin phép trực tiếp<br />
Hành vi xin phép trực tiếp là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tường minh ý định xin phép<br />
của người nói bằng cấu trúc bề mặt ngôn từ có chứa động từ ngôn hành xin phép. Người<br />
nghe trong trường hợp này có thể trực tiếp nhận biết ý định xin phép của người nói mà<br />
không cần suy ý hoặc không dựa vào ngữ cảnh, tình huống xã hội, vào vốn hiểu biết,<br />
kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân mình. Các phát ngôn xin phép trực tiếp trong tiếng<br />
Việt chủ yếu được sử dụng với cấu trúc khẳng định và mệnh lệnh của các động từ xin<br />
phép, xin… được phép, xin... cho phép, cho. Phát ngôn xin phép trực tiếp trong tiếng<br />
Anh chủ yếu được sử dụng với cấu trúc nghi vấn và bị động của động từ allow/permit<br />
hay với cấu trúc câu mệnh lệnh của động từ let.<br />
Ví dụ:<br />
(1)<br />
Am I allowed getting in the ship?<br />
Yes, of course, please.<br />
(Tôi được phép lên tàu chứ?<br />
Vâng, xin mời) 1<br />
Trong ví dụ này, người nói đã sử dụng cấu trúc bị động của động từ allow dưới dạng<br />
nghi vấn để biểu hiện hành vi xin phép của mình. Qua cách sử dụng động từ này, có thể<br />
thấy người nói có vị thế xã hội thấp hơn người nghe, người nói đang tự hạ thấp vai trò<br />
của mình, đồng thời tôn vinh thể diện của người nghe qua phát ngôn “Am I allowed<br />
getting in the ship?” để nhằm đạt được mục đích của mình, đó là mong muốn người<br />
nghe chấp nhận hành vi xin phép của người nói, đồng ý, cho phép người nói được lên<br />
tàu. Hành vi hồi đáp của người nghe đã thỏa mãn được mong muốn của người nói,<br />
người nghe cho phép người nói thực hiện hành vi “getting in the ship” qua phát ngôn<br />
“Yes, of course, please”. Mục đích của người nghe khi sử dụng giới ngữ of course là<br />
muốn đề cao thể diện của người nói, muốn khẳng định với người nói rằng đó là điều mà<br />
người nói đương nhiên được thực hiện, đồng thời từ please ở đây còn được người nghe<br />
sử dụng để thể hiện sự tôn trọng của người nghe đối với người nói.<br />
1<br />
<br />
Phim Mỹ - Dị nhân thế hệ đầu tiên trên kênh HO.<br />
<br />
92<br />
<br />
NGUYỄN THỊ MAI HOA<br />
<br />
Ví dụ:<br />
(2) A: Tôi xin phép cụ sang chơi nhà Cửu Đoan. Tôi đã về đến đây, không sang bên ấy,<br />
họ cho là thiên vị, lại đem lòng thù oán dân bên này.<br />
B: Không sao, cụ cứ đi. Mọi việc bên này đã có em lo liệu. [3, tr. 445]<br />
Trong (2), người nói đã thực hiện hành vi xin phép với cách sử dụng động từ ngữ vi<br />
“xin phép”, có nội dung mệnh đề “sang chơi nhà Cửu Đoan”. Mặt khác để cho hành vi<br />
xin phép của mình tăng tính thuyết phục đối với người nghe, người nói đã đưa ra lý do<br />
là “Tôi đã về đến đây, không sang bên ấy, họ cho là thiên vị, lại đem lòng thù oán dân<br />
bên này”. Vì vậy, người nói đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía người nghe<br />
“Không sao, cụ cứ đi” và với một lời hứa “Mọi việc bên này đã có em lo liệu” như để<br />
củng cố, tạo thêm động lực cho người nói thực hiện hành vi xin phép.<br />
3.2. Khái niệm chung về hành vi hồi đáp trực tiếp<br />
Hồi đáp trực tiếp là một hành vi ngôn ngữ biểu hiện tường minh ý định hồi đáp của người<br />
nghe. Người nghe trực tiếp hồi đáp hành vi xin phép của người nói mà không cần suy ý,<br />
không vòng vo. Qua cách hồi đáp trực tiếp của người nghe, người nói có thể nhận biết<br />
ngay sự đồng ý hay không đồng ý của người nghe đối với hành vi xin phép của người nói.<br />
Một phát ngôn hồi đáp trực tiếp bao giờ cũng có thành phần cốt lõi diễn đạt ý định đồng<br />
ý hay không đồng ý của người nghe. Thành phần cốt lõi hướng về đích của phát ngôn,<br />
diễn đạt rõ ràng và cụ thể ý định của người nghe. Thành phần cốt lõi của phát ngôn hồi<br />
đáp tích cực trực tiếp được biểu hiện qua cách sử dụng từ khẳng định YES trong tiếng<br />
Anh, Vâng, Ừ, Không sao, Đồng ý… trong tiếng Việt. Thành phần cốt lõi của phát ngôn<br />
hồi đáp tiêu cực trực tiếp được biểu hiện qua cách sử dụng từ phủ định NO trong tiếng<br />
Anh và Không, Không được… trong tiếng Việt.<br />
Để giảm thiểu những yếu tố gây mất thể diện của cả người nói lẫn người nghe trong các<br />
hồi đáp tiêu cực trực tiếp, và để tăng tính lịch sự và nâng cao thể diện cho cả người nói<br />
và người nghe trong các hồi đáp tích cực trực tiếp, nhiều yếu tố khác nhau đã được sử<br />
dụng kèm theo thành phần cốt lõi như thành phần mở rộng là từ đệm please trong các<br />
hồi đáp tích cực trực tiếp để tăng cường thiện chí của người nghe đối với người nói.<br />
Thành phần mở rộng nhằm làm tăng độ tin cậy, tính xác thực trong các phát ngôn hồi<br />
đáp tích cực trực tiếp và làm giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện của cả hai bên tham<br />
thoại khi hồi đáp tiêu cực xuất hiện. Thành phần mở rộng trong các hồi đáp tích cực<br />
trực tiếp có thể sử dụng các ngữ động từ go ahead (cứ tiếp tục đi) hoặc đưa ra lý do,<br />
nguyên nhân đồng ý, cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép. Thành phần mở<br />
rộng trong các hồi đáp tiêu cực trực tiếp chứa đựng các yếu tố giảm thiểu, hạ ngôn, nhã<br />
ngữ như bày tỏ sự đáng tiếc (I’m sorry, but…), bày tỏ sự đồng tình nhưng bên cạnh đó<br />
lại đưa ra lý do để từ chối (Yes, but…) hoặc trực tiếp đưa ra lý do, nguyên nhân để từ<br />
chối, không cho phép.<br />
<br />
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP...<br />
<br />
93<br />
<br />
Ví dụ:<br />
(3) Let me try once more. (Cho con cố gắng lần này nữa nhé)<br />
Right, can you finish your winter holiday homework for me?<br />
(Được thôi. Con có thể hoàn thành bài tập kỳ nghỉ đông này cho mẹ không?) 2<br />
Hành vi hồi đáp trong ví dụ này là một hành vi hồi đáp tích cực trực tiếp có thành phần<br />
mở rộng là “can you finish my winter holiday homework for me?” như là một lời động<br />
viên, khích lệ người con thực hiện hành vi xin phép “try once more”<br />
Ví dụ:<br />
(4) Can I come with you when you visit him in the hospital?<br />
I’m sorry, but this is a special case. He said. [2, tr. 131]<br />
(Tôi có thể đi cùng anh đến thăm ông ấy ở bệnh viện không?<br />
Tôi rất tiếc, nhưng đây là một dịp đặc biêt.)<br />
4. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP<br />
TRONG TIẾNG VIỆT<br />
Xét khả năng hoạt động của động từ ngôn hành xin phép trong các cứ liệu nghiên cứu<br />
của đề tài và dựa vào mô hình của Đào Nguyên Phúc [5, tr. 130], có thể khái quát các<br />
mô hình đầy đủ của hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp như sau:<br />
4.1. Hành vi xin phép trực tiếp - hồi đáp tích cực trực tiếp<br />
Kiểu 1:<br />
<br />
- Cấu trúc xin phép: CN+ Vxin phép+ tân ngữ + nội dung<br />
- Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:<br />
- Không sao<br />
- Được, đưa ra điều kiện đồng ý (cho phép)<br />
-Ừ<br />
- Vâng<br />
Ví dụ:<br />
<br />
- Nhất trí.<br />
<br />
- Đưa ra lý do đồng ý (cho phép)<br />
(5) Mừng: Chừ anh cho em chạy theo cho kịp đội anh hỉ…<br />
Đội trưởng: Ừ, đội em đã qua hết cầu rồi đó, em chạy ù lên đi. [8, tr. 97]<br />
<br />
2<br />
<br />
Asking for, refusing and granting permission in English. Truy cập ngày 18 tháng 08 năm 2015 từ<br />
http://esl.about.com/od/smalltalk/a/Asking-For-Permission-In-English.htm<br />
<br />
94<br />
<br />
NGUYỄN THỊ MAI HOA<br />
<br />
(6) Vịnh: Anh cho em quay lại tìm - Vịnh nói - Em sợ nó đi lung tung đâm đầu vô giữa<br />
vị trí giặc thì nguy.<br />
Đội trưởng: Quãng đường vòng nớ có nhiều chỗ rẽ ngang rẽ dọc lắm, em còn nhớ<br />
đường không?<br />
Vịnh: Dạ, cũng hơi nhớ thôi.<br />
Đội trưởng: Thế thì em quay lại tìm bạn đi. [6, tr. 97].<br />
Hành vi xin phép của Vịnh là hành vi xin phép trực tiếp có sử dụng động từ ngôn hành<br />
“cho”với nội dung mệnh đề là “quay lại tìm bạn”. Hành vi xin phép của em Vịnh trong<br />
trường hợp này còn được củng cố, tạo thêm cơ sở để người nghe có thể chấp nhận, cho<br />
phép Vịnh thực hiện hành vi xin phép của mình khi em đưa ra lời giải thích với người<br />
đội trưởng “Em sợ nó nó đi lung tung đâm đầu vô giữa vị trí địch thì nguy”.<br />
Cấu trúc xin phép được rút gọn thành phần chủ ngữ, cấu trúc hồi đáp vẫn giữ nguyên<br />
các dạng như Kiểu 1.<br />
Kiểu 2:<br />
- Cấu trúc xin phép: Vxp + tân ngữ + nội dung<br />
- Cấu trúc hồi đáp tích cực trực tiếp:<br />
- Không sao<br />
- Được, đưa ra điều kiện đồng ý (cho phép)<br />
-Ừ<br />
- Vâng<br />
Ví dụ:<br />
(7)<br />
<br />
- Nhất trí<br />
<br />
A: Xin ông bà cho phép chúng con khám lẫn nhau.<br />
B: Ừ, rồi đến lúc ra trước cửa quan mới hối. [3, tr. 253]<br />
<br />
Ngoài những cách hồi đáp tích cực này, người Việt Nam còn một số phương thức hồi<br />
đáp tích cực khác với cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm<br />
cười thân thiện, đưa tay ra hiệu, không nói gì nhưng thái độ thể hiện sự đồng ý, cho<br />
phép người nói được thực hiện hành vi xin phép của mình.<br />
Ví dụ:<br />
(8) - Hay là thầy cho chúng con đi tìm xung quanh lớp xem ạ.<br />
- Cho là ý kiến hay, ông gật đầu. [3, tr. 332]<br />
Cái gật đầu của ông giáo biểu lộ thái độ đồng tình, cho phép những đứa học trò được<br />
thực hiện hành vi xin phép của mình là “đi tìm xung quanh lớp”.<br />
Ví dụ:<br />
<br />