intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các rối loạn của Thực quản & Dạ dày (Kỳ 3)

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

15. Một bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột liên tục, nên được xử trí như thếnào? Bù máu (blood replacement) nên được bắt đầu nơi những bệnh nhân tiếp tục có những dấu hiệu sốc hay tình trạng bất ổn tim mạch. Những bệnh nhân không đáp ứng nhanh chóng (ví dụ vẫn bị hạ huyết áp) sau khi truyền 30mL/kg crystalloid, nên được truyền máu O-âm tính nếu máu đặc hiệu theo nhóm (typespecific blood) chưa có sẵn. Máu được làm phản ứng chéo (crossmatch) cần khoảng 45 đến 60 phút. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các rối loạn của Thực quản & Dạ dày (Kỳ 3)

  1. Các rối loạn của Thực quản & Dạ dày (Kỳ 3) 15. Một bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột liên tục, nên được xử trí như thếnào? Bù máu (blood replacement) nên được bắt đầu nơi những bệnh nhân tiếp tục có những dấu hiệu sốc hay tình trạng bất ổn tim mạch. Những bệnh nhân không đáp ứng nhanh chóng (ví dụ vẫn bị hạ huyết áp) sau khi truyền 30mL/kg crystalloid, nên được truyền máu O-âm tính nếu máu đặc hiệu theo nhóm (type- specific blood) chưa có sẵn. Máu được làm phản ứng chéo (crossmatch) cần khoảng 45 đến 60 phút. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục cho thấy các dấu hiệu shock hay cần hơn 3 hay 4 đơn vị máu, cần thực hiện nhanh chóng hội chẩn chuyên khoa ngoại và dạ dày ruột. Xuất huyết dạ dày ruột có thể được làm ngừng lại nhờ nội soi, nhưng thường cần giải phẫu cấp cứu đối với những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột dai dẳng.
  2. 16. Sự đặt ống thông mũi-dạ dày hay miệng-dạ dày có bị chống chỉ định nơi những bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản? Không có bằng cớ cho rằng một ống thông mũi-dạ dày hay miệng-dạ dày được đặt đúng quy cách, đưa đến một nguy cơ gia tăng đáng kể làm rách các dan tinh mạch (varices) hay gia tăng kích thước vết rách Mallory-Weiss. Các ống mũi-dạ dày và miệng-dạ dày có thể làm thủng thực quản hoặc vùng hầu sau nếu chúng được đặt một cách hung bạo. Đặt các ống mũi-dạ dày hay miệng-dạ dày để chẩn đoán là không cần thiết nếu bệnh nhân mửa trong phòng cấp cứu các chất dịch dạ dày bởi vì có thể nhìn các chất dịch này để tìm sự hiện diện của máu. 17. Rửa bằng nước đá lạnh có làm giảm xuất huyết dạ dày không? Không. Việc sử dụng dịch nước đá lạnh để rửa dạ dày nơi những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày trên không còn được khuyến nghị nữa bởi vì có thể dẫn đến hạ thân nhiệt (hypothermia). 18. Khi nào thì rửa dạ dày nên được sử dụng nơi những bệnh nhân với xuất huyết dạdày- ruột trên ?
  3. Rửa dạ dày chỉ cần thiết nơi những bệnh nhân không có dịch hút chay ra sau khi đặt ống thông dạ dày. Dịch rửa dạ dày không cần là nước muối hay vô trùng ; rước robinet thông thường cũng tốt. Chỉ định duy nhất cần rửa dạ dày khác nơi những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên, là ngay trước khi làm nội soi để cải thiện tầm nhìn. 19. Có phải tất cả các bệnh nhân với xuất huyết dạ dày- ruột trên đều phải nội soi? Nội soi là công cụ chẩn đoán chính xác nhất trong sự đánh giá những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên, cho phép nhận diện một thương tổn nơi 78% đến 95% các bệnh nhân nếu được thực hiện trong vòng 12 đến 24 giới sau khi xuất huyết. Sự nhận biết một cách chính xác nơi chảy máu cho phép phân loại nguy cơ để tiên liệu nguy cơ tái chảy máu và tử vong. Việc phân loại nguy cơ làm dễ sự quyết định xử trí thích đáng. 20. Xếp loại nguy cơ các bệnh nhân xuất huyết dạ dày-ruột?
  4. NGUY CƠ NGUY CƠ NGUY CƠ THẤP TRUNG BÌNH CAO Tuổi < 60 Tuổi > 60 - Huyết áp thu tâm < 100 - Huyết áp - Huyết áp thu mmHg kéo dài. thu tâm ban đầu > tâm ban đầu < 100 hay = 100 mmHg. mmHg. - Tim đập nhanh vừa phải- - Các dấu - Tim đập nặng, kéo dài. hiệu sinh tồn bình nhanh nhẹ và liên thường trong một tục trong 1 giờ. - Cần tuyền giờ. máu trên 4 đơn vị - Cần truyền - Không cần máu hay = hay < 4 - Các bệnh truyền máu. đơn vị. quan trọng kèm theo không ổn định. - Các bệnh quan trọng kèm theo - Bệnh gan - Không có ổn định. mất bù - bệnh đông các bệnh quan máu, cổ trướng, trọng kèm theo. - Bệnh gan bệnh não. nhẹ – PT bình - Không có thường hoặc gần
  5. bệnh gan. bình thường - Không có các đặc điểm lâm - Không có sàng nguy cơ cao các đặc điểm lâm sàng nguy cơ trung bình hoặc cao. Tuổi trên 60, nhịp tim < 100 đập/phút, huyết áp tâm thu < 100 mmHg, máu đỏ tươi trong chất mửa hoặc phân, hoặc sự hiện diện của các bệnh xảy kèm theo, tất cả đặt bệnh nhân trong nhóm có nguy cơ cao. 21. Những tiêu chuẩn nguy cơ thấp nào cho phép một bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày- ruột trên được cho xuất viện về nhà? - Không có bệnh lý kèm theo - Các dấu hiệu sinh tồn bình thường
  6. - Thử phân tìm máu ẩn bình thường hay dương tính vết - Dịch hút dạ dày âm tính, nếu được thực hiện - Hemoglobin và hematocrit bình thường hoặc gần bình thường - Vấn để hỗ trợ gia đình không có vấn đề. - Thông hiểu thích đáng các triệu chứng và dấu chứng của xuất huyết quan trọng. - Đến ngay cấp cứu nếu cần thiết - Theo dõi trong vòng 24 giờ. BS. ĐẶNG SỸ ĐIỂM - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn biên dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2