intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC TÁC NHÂN THƯỜNG GÂY VIÊM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

152
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: xác định tỉ lệ các tác nhân thường gây viêm âm đạo (VÂĐ) trên phụ nữ 15 – 49 tuổi ở tp. Hồ Chí Minh đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2, năm 2005. Đối tượng và phương pháp: khảo sát cắt ngang mô tả từ 23/05 đến 07/09/2005, trên 514 phụ nữ từ 15 – 49 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, có biểu hiện VÂĐ, đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2, được chọn theo phương pháp mẫu cụm 2 bậc. Mẫu huyết trắng được soi trực tiếp với NaCl...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC TÁC NHÂN THƯỜNG GÂY VIÊM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ

  1. CÁC TÁC NHÂN THƯỜNG GÂY VIÊM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ TÓM TẮT Mục tiêu: xác định tỉ lệ các tác nhân thường gây viêm âm đạo (VÂĐ) trên phụ nữ 15 – 49 tuổi ở tp. Hồ Chí Minh đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2, năm 2005. Đối tượng và phương pháp: khảo sát cắt ngang mô tả từ 23/05 đến 07/09/2005, trên 514 phụ nữ từ 15 – 49 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, có biểu hiện VÂĐ, đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2, đ ược chọn theo phương pháp mẫu cụm 2 bậc. Mẫu huyết trắng được soi trực tiếp với NaCl 0,9% và sau khi nhuộm gram. Chẩn đoán VÂĐ do tạp khuẩn theo tiêu chuẩn Amsel phối hợp liên tiếp với Nugent; do vi nấm dựa tr ên sự hiện diện của > 4 tế bào hạt men/quang trường x40 và/hoặc sợi tơ nấm giả; do T. vaginalis nếu thấy thể hoạt động. Dữ kiện được phân tích bằng STATA 8.0, tỉ lệ nhiễm được mô tả. Kết quả: tỉ lệ VÂĐ là 82,10% với 68,09% nhiễm tạp khuẩn, 31,52% nhiễm vi nấm và 3,11% nhiễm T. vaginalis. C. albicans chiếm 61,73%, C. non -albicans
  2. 8,64%, Trichosporon sp. 1,2% và 24,69% là các lo ại nấm men khác. Khoảng 1,56% trường hợp có biểu hiện VÂĐ nhưng xét nghiệm chỉ thấy Lactobacillus phát triển mạnh về số lượng và kích thước. Kết luận: tỉ lệ nhiễm tạp khuẩn, vi nấm, T. vaginalis phân bố tương tự như các báo cáo trong và ngoài nước. Tỉ lệ các loại nấm men không phải Candida cao hơn so với một số y văn, do đó, cần l ưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị từ các nghiên cứu nước ngoài vì hiệu quả kháng nấm thay đổi tùy theo chủng. Cần khảo sát thêm khả năng gây biểu hiện VÂĐ của Lactobacillus khi tăng sinh vượt trội. ABSTRACT Objective: to identify the proportion of frequent causes of vaginitis among women from 15 to 49 years old living in HCM city attended at the gynaecological service of second level hospitals in 2005. Methods: 514 women living in HCM city, between 15 and 49 years old, attended at the gynaecologic service of second level hospitals with manifestation of vaginitis, were enrolled in a cross-sectional descriptive study from May 23 to Sep 7, 2005. A two-step cluster sampling method was used (cluster unit = hospital). Wet mounts in NaCl 0.9% and Gram stained smears of leucorrhea were examined under microscope. Bacterial vaginosis was identified based on Amsel’s criteria, followed by Nugent’s. Mycotic vaginitis was determined if there were more than 4 yeast cells per x40 power field and/or pseudohyphae. Trophozoites of
  3. T. vaginalis revealed trichomoniasis. Data were analysed with STATA 8.0, and the proportion of infection was calculated. Results: the proportion of vaginitis was 82.10% including 68.09% of bacterial vaginosis, 31.52% of yeast infection and 3.11% of trichomoniasis. About 1.56% of subjects with symptoms of vaginitis had direct examination revealing only Lactobacillus developing strongly in quantity and length. Among the strains isolated, 61.73%: C. albicans, 8.64%: C. non-albicans, 1.2%: Trichosporon sp. and 24.69%: yeasts other than Candida spp. Conclusions: The proportion of bacterial vaginosis, mycotic vaginitis and trichomoniasis are similar with results reported in the local and foreign li teratures. The proportion of yeasts other than Candida was higher than that reported in the world, therefore, it should be kept in mind when applying therapeutic regimens from foreign studies to Vietnam because of variation in the susceptibility of the strains to anti-fungal agents. Also the ability of overdeveloped Lactobacillus to cause manifestation should be further studied. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm âm đạo (VÂĐ) là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân hàng đầu ở các phòng khám phụ khoa. Ba tác nhân chủ yếu, chiếm 90% các trường hợp VÂĐ, theo thứ tự là tạp khuẩn, vi nấm, Trichomonas vaginalis(2,19,20).
  4. Trong số các trường hợp nhiễm nấm âm đạo, Candida spp. chiếm ưu thế, đặc biệt C. albicans. Sự phân bố các loài Candida thay đổi tùy theo đối tượng và địa dư. Điều này cần được quan tâm trong điều trị vì khả năng đáp ứng với thuốc kháng nấm giữa các chủng có khác nhau(6,20,21). Trong khi đó, ở Việt nam, đang áp dụng các phác đồ công bố trên y văn và chưa được đánh giá lại trên thực tế. Ngoài ra, gần đây, một vài tác giả đề cập đến tình trạng nhiễm Lactobacillus (lactobacillosis) hoặc “viêm âm đạo phân hủy tế bào” (cytolytic vaginosis) với biểu hiện lâm sàng tương tự VÂĐ do vi nấm nhưng xét nghiệm huyết trắng chỉ thấy Lactobacillus phát triển rất phong phú về kích thước và số lượng. Bệnh có thể được khống chế bằng kháng sinh (Penicillin, Doxycycline) hoặc thuốc rửa dạng kiềm (bicarbonat)(10,17). Tuy vậy, trên thực hành lâm sàng, nhiều trường hợp đã được điều trị kháng nấm vì các triệu chứng gợi ý quá “đặc hiệu” mặc dù không tìm thấy chứng cứ gây bệnh của vi nấm. Vì thế, xác định sự phân bố các tác nhân thường gây VÂĐ, đặc biệt do vi nấm, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2 có thể cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khảo sát cắt ngang mô tả được tiến hành từ 23/05 đến 07/09/2005. Các kết quả nghiên cứu sẽ ứng dụng trên phụ nữ từ 15 – 49 tuổi, ở thành phố Hồ Chí
  5. Minh, bị VÂĐ, đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2. Chọn mẫu cụm 2 bậc để xác định đối tượng nghiên cứu với cụm = bệnh viện. Rút thăm ngẫu nhiên ở bậc 1 chọn được 3 điểm khảo sát là BV Da Liễu (DL), BV Hùng Vương (HV) và Trung Tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình (TTKHHGĐ) trong số các bệnh viện tuyến 2 tp. HCM. Ở bậc 2, tất cả phụ nữ từ 15 – 49 tuổi, thường trú hoặc tạm trú KT3 tại tp HCM, có biểu hiện VÂĐ, đến khám phụ khoa vào các buổi sáng trong tuần đều được đưa vào nghiên cứu. Theo các khảo sát trong những năm gần đây tại bệnh viện Hùng Vương, Từ Dũ, trên các đối tượng đến khám phụ khoa vì biểu hiện VÂĐ(3,8,14), tỉ lệ nhiễm gần 50% nhất đối với tạp khuẩn là 25,70%, vi nấm là 25,40%, T. vaginalis là 3,81%. Vì vậy p = 25,70%; 25,40% và 3,81% được sử dụng để tính cỡ mẫu theo công thức ước lượng một tỉ lệ với Z = 1,96 ở độ (1 - a /2) tin cậy 95%, sai số cho phép d = 5%. Do đó cỡ mẫu cần cho nghi ên cứu là N ³ 588. Mẫu huyết trắng được quan sát trực tiếp với NaCl 0,9% và sau khi nhuộm gram. Phối hợp liên tiếp 2 tiêu chuẩn Amsel(1) và Nugent(16) để chẩn đoán VÂĐ không đặc hiệu. Xác định nhiễm vi nấm nếu tìm thấy > 4 tế bào hạt men trong mỗi quang trường x40 và/hoặc có sợi tơ nấm giả; nhiễm Trichomonas vaginalis khi thấy thể hoạt động của trùng roi âm đạo. Số liệu được xử lý bằng Stata 8.0. Trình bày kết quả dưới dạng bảng với các số thống kê là tần số, tỉ lệ phần trăm.
  6. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc tính chung của mẫu khảo sát. Tần Tỉ lệ Đặc tính số % Tổng số mẫu khảo sát 514 15 – 24 104 20,23 Nhóm 25 – 39 285 55,45 tuổi 40 – 49 125 24,32 Hoa/thiểu 14 2,72 số khác Dân tộc Kinh 500 97,28
  7. Ngoại 83 16,15 thành Thường trú Nội 431 83,85 thành < Cấp 3 266 51,75 Trình độ học vấn ≥ Cấp 3 248 48,25 Tự do 327 63,62 Nghề Công nghiệp nhân – viên 187 36,38 chức Tổng số mẫu thu thập là 514, gần đạt cỡ mẫu tối thiểu dự tính theo công thức (N ³ 588). Các đối tượng khảo sát tập trung từ 25 – 39 tuổi (55,45%), chủ yếu là dân tộc kinh (97,28%) đến từ các quận nội thành tp. Hồ Chí Minh (83,85%), làm các công việc có thể chủ động về giờ giấc (63,62%). Trình độ học vấn trong dân số nghiên cứu phân bố đều nhau ở 2 nhóm
  8. Bảng 2: Tỉ lệ các tác nhân gây VÂĐ ở đối tượng nghiên cứu Tần Tác nhân số Tỉ lệ (n = 514) Tạp khuẩn 350 68,09 Vi nấm* 162 31,52 T. vaginalis 16 3,11 Lậu 4 0,78 Lactobacillus 8 1,56 Viêm âm đạo 422 82,10 Tỉ lệ VÂĐ do 3 tác nhân thường gặp là 82,10%, trong đó nhiễm tạp khuẩn chiếm ưu thế (68,09%); tiếp theo là vi nấm (31,52%), T. vaginalis (3,11%) và lậu cầu (0,78%). Lactobacillus, vi khuẩn thường trú bảo vệ âm đạo nhưng khi phát
  9. triển vượt trội về kích thước và số lượng có thể gây các biểu hiện VÂĐ (ngứa, HT nhiều, vón cục, màu trắng sữa) với tỉ lệ 1,56%. Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm phối hợp giữa vi nấm và các tác nhân khác. Tác Tần Tỉ lệ nhân số (n = 514) % Vi nấm 100 19,07 + tạp khuẩn Vi nấm 1 0.19 + T. vaginalis Vi nấm 1 0.19 + lậu cầu Nhiễm vi nấm có thể phối hợp với nhiễm tạp khuẩn, trùng roi âm đạo và lậu cầu theo tỉ lệ tương ứng lần lượt là 19,07%, 0,19% và 0,19%. Bảng 4: Tỉ lệ các loại vi nấm gây VÂĐ.
  10. Tần Tỉ lệ Tác nhan số (nnấm = % 162) C. albicans 100 61,73 C. non- 14 8,64 albicans Trichosporon 2 1,23 spp. Nấm men 40 24,69 khác 6 Cấy không (stng: 4, mọc tbhm: 2) Trong số các vi nấm gây VÂĐ ở phụ nữ, C. albicans chiếm tỉ lệ cao nhất (61,73%). Các loại nấm men khác chiếm gần gấp 3 lần C. non-albicans (24,69%
  11. so với 8,64%). Trichosporon spp. được phát hiện trong 1,23% trường hợp. Có 6 mẫu không thể định danh vì bị ngoại nhiễm nấm mốc (4 mẫu thấy tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả (stng), 2 mẫu chỉ thấy tế bào hạt men (tbhm) khi quan sát trực tiếp). BÀN LUẬN Đặc tính của mẫu nghiên cứu (bảng 1) Tổng số các trường hợp được khảo sát là 514 (gần đạt cỡ mẫu dự tính theo công thức) thu thập từ 3 trong các đơn vị khám phụ khoa tuyến 2 tp HCM được chọn ngẫu nhiên bằng cách rút thăm. Do vậy, các tác nhân gây bệnh, dân tộc và các đối tượng sinh sống ở 24 quận huyện trong thành phố đều bao gồm trong mẫu nghiên cứu. Mẫu tập trung bệnh nhân ở tất cả các phòng khám phụ khoa của 3 đơn vị, ngoại trừ phòng dành cho trẻ vị thành niên, do đó một số đối tượng 15 – 18 tuổi bị viêm âm đạo không được đưa vào nghiên cứu, làm giảm tính đại diện của mẫu về đặc tính tuổi. Việc thu thập mẫu chỉ tiến hành trong giờ hành chính nên nhiều khả năng mẫu cũng chưa đại diện cho nhóm CNVC. Nhóm 25 – 39 tuổi (55,45%) chiếm ưu thế vì đây là độ tuổi sinh sản và hoạt động tình dục nhiều nhất, có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng phụ khoa. Phụ nữ nội thành (83,85%), dân tộc kinh (97,28%) chiếm ưu thế trong mẫu khảo sát vì các điểm nghiên cứu nằm trong các khu vực trung tâm thành phố, đi lại thuận tiện; đồng thời, người Hoa và các dân tộc thiểu số có thể vẫn còn khuynh hướng điều trị khí hư theo
  12. đông y. Công việc tự do, không bị ràng buộc về giờ giấc đã tạo điều kiện cho phụ nữ đi khám trong giờ hành chính, vì vậy nhóm đối tượng này xuất hiện cao hơn nhóm CNVC (63,62% so với 36,38%). Nhìn chung, sự phân bố mẫu theo tuổi, dân tộc, khu vực sinh sống phù hợp với số liệu thống kê năm 2004 của cục thống kê tp. HCM(4). Sự phân bố 3 tác nhân chính gây VÂĐ trên các đối tượng nghiên cứu Kết quả xét nghiệm huyết trắng (bảng 2) cho thấy sự phân bố tỉ lệ các tác nhân gây bệnh không khác với bối cảnh chung của nhiều báo cáo trong và ngoài nước: tạp khuẩn giữ vai trò chính gây VÂĐ ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản(2,19,20). Tuy nhiên, sự phân bố sẽ trái ngược, nghiêng về phía vi nấm khi khảo sát trên phụ nữ có thai như báo cáo của Nguyễn Thị Hồng Hoa(12) và Nguyễn Thị Bích Ty(14). Đây là hệ quả của thay đổi sinh lý trong thai kỳ: hoóc-môn nhau thai làm tăng tích lũy glycogen ở tế bào niêm mạc âm đạo dẫn đến acid hoá và tăng nồng độ H2O2 trong môi trường âm đạo, ức chế các vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh. Mặt khác, khi có thai, tần số giao hợp giảm, pH âm đạo ít bị kiềm hóa bởi tinh dịch nên vi khuẩn ít có khả năng bùng phát hơn. Tỉ lệ nhiễm tạp khuẩn (68,09%) trong bảng 2 cao hơn so với nhiều đánh giá trong 10 năm qua. Lê Hồng Cẩm(7), Mai Thu Liên(8) điều tra trong cộng đồng dân cư tại địa phương hoặc trên nhóm phụ nữ khám phụ khoa nói chung nên tỉ lệ VÂĐ không đặc hiệu thấp, chỉ 10,06% và 15,03%. Nghiên cứu của Cao Thị Phương Trang(3) khu trú ở phụ nữ đến khám phụ khoa vì khí hư, đã ghi nhận
  13. 25,70% trường hợp dương tính với tạp khuẩn, chỉ bằng 1/3 so với khảo sát hiện tại. Ngoài lý do khu vực khảo sát không tương đồng, thiết nghĩ nên lưu ý đến tiêu chuẩn chẩn đoán. Thật vậy, các tác giả vừa nêu, hoặc sử dụng tiêu chuẩn lâm sàng của Amsel(1) hoặc thang điểm cận lâm sàng của Nugent(16) để xác định VÂĐ không đặc hiệu. Mỗi tiêu chuẩn đều có những giới hạn nhất định về độ nhạy, độ đặc hiệu cũng như các giá trị tiên đoán, nói cách khác, một số trường hợp bệnh có khả năng bị bỏ qua nếu sử dụng đơn thuần một trong 2 tiêu chuẩn. Trong nghiên cứu này, hai phương pháp được phối hợp liên tiếp nhằm khắc phục những hạn chế của quan sát đại thể huyết trắng và làm tăng xác suất phát hiện bệnh. Vì thế, các trường hợp nhiễm trực khuẩn được xác định cao hơn các đánh giá khác. Ngoài ra, 41 mẫu nhiễm cầu trùng (41/514 = 7,97%) cũng được ghi nhận, đã góp phần nâng cao tần suất VÂĐ không đặc hiệu trong điều tra hiện tại. Quan sát trực tiếp phết âm đạo đã ghi nhận 31,52% đối tượng nhiễm nấm (bảng 2), thấp hơn điều tra ở cộng đồng (41,67%(13), 49,64%(5)) nhưng cao hơn tần suất nhiễm nấm 29,32% ở các bệnh nhân viêm ÂH-ÂĐ trong quý 1, 2 và 3 năm 2004 của BV Hùng Vương(2). Theo Đàm Phi Long(5) và Nguyễn Ngọc Phương Tâm(13), ngoài sợi tơ nấm giả, sự hiện diện đơn thuần của tế bào hạt men ở bất kỳ mật độ nào cũng được kết luận là VÂĐ do nấm. Dạng hạt men là dạng hoại sinh, thường trú trong âm đạo một số phụ nữ khỏe mạnh và chỉ được cho là gây bệnh khi tăng sinh quá ngưỡng (> 4 tế bào/quang trường x40) nếu không thấy sợi tơ nấm giả. Hai tác giả trên đã không quan tâm đến ngưỡng qui định này, thế nên,
  14. mặc dù xét nghiệm trong cộng đồng, tỉ lệ nhiễm nấm vẫn cao hơn của chúng tôi và có thể cao hơn so với thực tế. Tuy nhiên, cùng đo lường trên dân số đến khám vì huyết trắng, Nguyễn thị Huệ(15) (BV Đa Khoa Cần Thơ) chỉ tìm thấy 3,52% trường hợp nhiễm nấm là một nghi vấn khó bỏ qua. Giả sử tồn tại hạn chế nào đó về vấn đề xét nghiệm cũng không thể đ ưa đến khoảng cách quá lớn giữa số liệu của Nguyễn Thị Huệ và của chúng tôi. Phải chăng điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội của các địa phương khác nhau đã ảnh hưởng đến tần suất viêm âm đạo do vi nấm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ? Cần có những nghiên cứu thích hợp để tìm hiểu vấn đề này. Ngược lại, Nguyễn Hồng Hoa(12) và Nguyễn Thị Bích Ty(14) đã nêu lên những con số vượt trội hơn nhiều, 68,57% và 79,34%, nhưng rất hợp lý vì mẫu được chọn từ nhóm phụ nữ mang thai ba tháng cuối. Bảng 3 trình bày hiện tượng nhiễm phối hợp giữa vi nấm với tạp khuẩn, trùng roi âm đạo và lậu cầu. Theo cơ chế sinh lý, pH acide là yếu tố bảo vệ niêm mạc âm đạo chống lại các tác nhân vi khuẩn nhưng không tác dụng đối với vi nấm. Điều này có thể dẫn đến suy luận sai lầm rằng tình trạng nhiễm tạp khuẩn, T. vaginalis, lậu cầu trong âm đạo không thích hợp cho vi nấm phát triển. Trong thực tế, vi nấm vẫn phát triển được ở pH kiềm trên các môi trường nhân tạo cũng như trên cơ thể ký chủ, và bảng 3 là một chứng cứ. Vì thế cần lưu ý hiện tượng nhiễm phối hợp để tầm soát hết các tác nhân gây VÂĐ trên một bệnh nhân. Cấy phân lập các mẫu vi nấm từ bệnh nhân cho thấy (bảng 4) Candida chiếm ưu thế với 61,73% C. albicans và 8,64% C. non-albicans. Trong các chủng còn lại,
  15. 6 chủng không định danh được vì ngoại nhiễm nấm mốc, 2 chủng (1,3%) thuộc về Trichosporon và 40 chủng (24.69%) là các loại nấm men khác không phải Candida. Hai thập niên qua, tại Việt nam, sự chẩn đoán chỉ dừng lại ở kỹ thuật soi tươi mẫu huyết trắng tìm sợi tơ nấm giả hoặc tế bào hạt men và chưa có phân tích nào về các chủng nấm gây VÂĐ. Kết quả trên chứng tỏ sự chưa chính xác nếu kết luận nhiễm Candida dựa trên sợi tơ nấm giả vì một số loài như Trichosporon vẫn có khả năng phát triển đặc tính này. Bên cạnh đó, hiệu quả của thuốc kháng nấm tùy thuộc vào chủng nấm gây bệnh, nếu áp dụng phác đồ đã được chứng minh từ các nghiên cứu nước ngoài liệu có phù hợp hay không ? Thật vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy phổ nấm gây bệnh phân bố rất khác nhau tùy theo vùng. Mehmet R. Genç nhận định rằng 85 – 90% các chủng nấm men phân lập từ phụ nữ VÂĐ là C. albicans(11). Sandra S. Richer thu thập được 70,8% mẫu huyết trắng nhiễm C. albicans, 38,81% C. non-albicans nhưng chỉ 2,4% nấm men không phải Candida(18). Mặt khác, theo y văn, fluconazole hiệu quả với C. albicans hơn các loại nấm men khác(6,9,21). Như thế, khi các bác sĩ sản phụ khoa áp dụng phác đồ fluconazole, những trường hợp không đáp ứng với điều trị sẽ được quy cho do nhiễm nấm men-không-phải-Candida (như khảo sát của chúng tôi) hay đã xuất hiện các chủng Candida kháng thuốc ? Đã đến lúc cần thực hiện những nghiên cứu dịch tễ học về tác nhân gây VÂĐ do nấm ở phụ nữ Việt nam và những thử nghiệm lâm sàng để xác định phác đồ thích hợp hơn.
  16. Về tình hình nhiễm T. vaginalis, soi trực tiếp các mẫu huyết trắng với NaCl 0.9% đã phát hiện 3,11% trường hợp dương tính (bảng 2), tương tự thống kê 3 quý đầu năm 2004 của BV Hùng Vương (3,18%)(2), số liệu của Nguyễn Thị Bích Ty (3,31%)(14), Nguyễn Hồng Hoa (3,81%)(12), Đàm Phi Long (3,60%)(5), nhưng cao hơn Nguyễn Ngọc Phương Tâm (0%)(13) và thấp hơn nhiều so với 21,12% của Nguyễn Thị Huệ(15). Một phần dân số nghiên cứu của chúng tôi rút ra từ bệnh nhân đến khám viêm ÂH-ÂĐ tại BV Hùng Vương vì thế, ít nhiều sẽ mang đặc tính của quần thể này. Thật vậy, trong 16 mẫu nhiễm T. vaginalis, 13 mẫu được tìm thấy trên nhóm đối tượng thuộc BVHV. Nguyễn Thị Bích Ty cũng thu thập bệnh phẩm tại BVHV nên kết quả cũng không sai biệt. Nguyễn Ngọc Ph ương Tâm không ghi nhận được bất kỳ mẫu dương tính nào đối với trùng roi âm đạo, có thể do tác giả xét nghiệm huyết trắng sau khi nhuộm gram nên khả năng phát hiện khó hơn. Cùng khảo sát trên phụ nữ 15 – 49 tuổi bị VÂĐ nhưng Nguyễn Thị Huệ thu thập được số cá thể nhiễm T. vaginalis gấp 5,6 lần nghiên cứu hiện tại. Vào thời điểm điều tra của Nguyễn Thị Huệ (2002 – 2003), các hoạt động kiểm soát bệnh lây lan qua đường tình dục ở Cần Thơ chưa đáp ứng kịp với tình hình phức tạp của một thành phố trong giai đoạn chuyển mình, phục hồi lại vị trí Tây Đô xưa kia. Có thể đây là lý do giải thích con số 21,12% của Nguyễn Thị Huệ? Ngoài T. vaginalis, 4 trường hợp lậu cũng tình cờ được phát hiện trong mẫu của chúng tôi (bảng 2) và tất cả đều thuộc nhóm bệnh nhân đến khám tại BVDL. Khó mà so sánh kết quả này với các nghiên cứu về bệnh lây lan qua đường tình dục cũng như số
  17. liệu tổng kết hàng năm của BVDL vì tỉ lệ nhiễm lậu cầu không nằm trong mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nên quần thể khảo sát khác nhau. Tần số này sẽ thấp hơn thực tế do các cá thể nhiễm T. vaginalis ở BVHV và ở TTKHHGĐ đã không được tầm soát một cách hệ thống các bệnh lây lan qua đường tình dục khác, trong đó có bệnh lậu. Chẩn đoán nhiễm lậu cầu chủ yếu dựa vào canh cấy phết âm đạo, vì vậy, quan sát trực tiếp phết âm đạo sau khi nhuộm gram trong đánh giá này có nhiều khả năng bỏ sót các trường hợp dương tính với lậu cầu, nhất là thể nhẹ hoặc tiềm tàng. Một ghi nhận rất thú vị trong bảng 2 là 8 đối tượng có triệu chứng VÂĐ (ngứa, kích thích vùng âm hộ, huyết trắng nhiều, màu trắng sữa, lợn cợn vón cục, pH = 3 – 4), quan sát vi thể mẫu huyết trắng không tìm thấy tạp khuẩn, nấm hoặc T. vaginalis, chỉ thấy Lactobacillus dày đặc và rất dài. Lactobacilli, vi khuẩn thường trú, giữ chức năng “khử trùng”, bảo vệ âm đạo khỏe mạnh. Tuy vậy, theo quy luật, bất kỳ hiện tượng nào, khi vượt khỏi giới hạn bình thường sẽ trở thành bất thường. Nhiều năm gần đây, y văn cũng đã đề cập đến “bệnh do Lactobacillus” (lactobacillosis) hoặc “viêm âm đạo phá hủy tế bào” (cytolytic vaginosis) để mô tả những trường hợp có biểu hiện tương tự viêm ÂH – ÂĐ do vi nấm nhưng quan sát vi thể không thấy nấm, thay vào đó là Lactobacillus tăng sinh vượt trội(10,17). Thế thì 16 trường hợp nêu trên, một lần nữa, có phải là những ví dụ minh chứng cho quy luật ? Sự theo dõi hàng loạt ca tiếp theo cần được tiến hành để đánh giá hiện tượng này. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  18. Mô hình tỉ lệ các tác nhân thường gây VÂĐ tương tự như nhiều báo cáo trong và ngoài nước: tạp khuẩn chiếm ưu thế (68,09%), tiếp theo là vi nấm (31,52%) và T. vaginalis (3,11%). Tuy nhiên, sự phối hợp liên tiếp tiêu chuẩn lâm sàng của Amsel với tiêu chuẩn cận lâm sàng của Nugent có thể làm tăng khả năng phát hiện các trường hợp VÂĐ không đặc hiệu. Trong số các chủng nấm phân lập được từ bệnh nhân, C. albicans chiếm ưu thế (61,73%) nhưng tỉ lệ các nấm men không phải Candida cao hơn so với đánh giá của nhiều tác giả trên thế giới. Vì thế, nên tiến hành các thử nghiệm in vitro và in vivo trong tình hình thực tế ở Việt nam trước khi áp dụng các phác đồ điều trị được công bố trên y văn. Cần khảo sát thêm để khẳng định tình trạng huyết trắng nhiều, vón cục, ngứa-bỏng rát âm hộ do Lactobacillus tăng sinh vượt trội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2