Các Thảo dược chữa bệnh tiểu đường
lượt xem 33
download
Bệnh tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát của đông y, biểu hiện điển hình của người bệnh là “3 nhiều 1 ít”, tức uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Y học hiện đại nghiên cứu cho rằng, bệnh tiểu đường có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường, ăn uống và nếp sống cũng như khả năng miễn dịch của bản thân. Cơ chế phát bệnh tiểu đường phức tạp, người bệnh tức thời còn khó nhận biết rõ, vì thế mà có khó khăn nhất định trong công tác chữa trị. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các Thảo dược chữa bệnh tiểu đường
- Thảo dược chữa bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát của đông y, biểu hiện điển hình của người bệnh là “3 nhiều 1 ít”, tức uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Y học hiện đại nghiên cứu cho rằng, bệnh tiểu đường có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường, ăn uống và nếp sống cũng như khả năng miễn dịch của bản thân. Cơ chế phát bệnh tiểu đường phức tạp, người bệnh tức thời còn khó nhận biết rõ, vì thế mà có khó khăn nhất định trong công tác chữa trị. Trải qua thực tiễn hàng ngàn năm, đông dược ở mặt phòng trị bệnh tiểu đường đã tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu, cũng như các nhà y học cổ truyền không ngừng phát triển và hoàn thiện, từng bước hình thành hệ thống lý luận đông y và hệ thống học thuật độc đáo. Nguyên tắc chung là căn cứ triệu chứng biểu hiện và biến chứng khác
- nhau của người bệnh để biện chứng luận trị. Trong quá trình điều trị, phần nhiều dùng phương pháp kết hợp đông - tây y. Để hạn chế những phản ứng phụ của thuốc tây và biến chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh và rất nhiều nhà y dược học cổ truyền đều mong mỏi bức thiết từ thảo dược nghiên cứu có thể đưa ra loại thuốc mới đạt hiệu quả, ít phản ứng phụ. Thực tế, rất nhiều chuyên gia đông dược đã đi từ hai phương diện “phương thang” và “độc vị” (một cây thuốc) tiến hành thăm dò rộng khắp, đã đạt hiệu quả đáng mừng. Đi theo sự phát triển của dược lý học hiện đại, xây dựng mô hình giảm đường, các nhà nghiên cứu đông dược trên cơ sở biện chứng luận trị, kết hợp hiệu quả giảm đường, mở ra một hệ thống thuốc thành phẩm với việc giảm đường huyết là chủ yếu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng đóng vai phụ, thích hợp dùng cho bệnh tiểu đường ở dạng nhẹ và vừa. Với việc nghiên cứu thuốc độc vị, về mặt phát hiện chọn ra thành phần hiệu quả (hay bộ phận dùng) đúng như dược lý chọn lọc cũng đạt kết quả khả quan. Bên cạnh đó, trải qua chọn lọc dược lý, một số phương thuốc khoa học có hiệu quả giảm đường liên tục ra đời. Tóm lại, bất kể nghiên cứu về độc vị hay phương thang đều đang đi theo xu hướng thành phần mới, nhiều cơ chế, hiệu quả cao, hoàn hảo để phát triển đi sâu. Thực trạng nghiên cứu “chế phẩm phương thang” điều trị bệnh tiểu đường
- Phương thang điều trị bệnh tiểu đường là căn cứ theo lý luận đông y để dùng thuốc cho từng thể bệnh. Trong phòng trị bệnh tiểu đường và các biến chứng, các lương y lớn tuổi phần nhiều với biện chứng luận trị là chủ yếu, theo lâm sàng biện chứng ra các thể bệnh, theo lý luận lập ra phương pháp chữa, rồi theo phép chữa ra toa thuốc, bốc thuốc theo toa, biến chuyển linh hoạt. Các lương y đông y hiện đại chưa thoát ly tư tưởng biện chứng luận trị, nhưng đã chuyển sang sự lý giải và lĩnh hội lâm sàng bằng nhận thức của chính mình, điều trị có thiên về điểm nhấn, thường với một phép chữa chính lập ra toa thuốc căn bản, rồi gia giảm thuốc theo chứng trạng, có thể với phép chữa tư âm thanh nhiệt là chính, hay có thể hoạt huyết hóa ứ là chủ yếu... Trong điều trị bệnh tiểu đường bằng đông y, có rất nhiều bài thuốc cổ phương hiệu nghiệm thấy rõ, lịch sử lâu đời, hiện vẫn đang tồn tại để ứng dụng, cũng có những phương thang từ cổ phương gia giảm cải tiến mà ra, hoặc những thang thuốc mới căn cứ theo lý luận đông y hiện đại rồi sáng chế ra. Bất kể bài thuốc nguồn gốc xuất xứ như thế nào, theo đà quốc tế hóa và hiện đại hóa của trình độ phát triển đông dược không ngừng nâng cao, việc biến chế những thành phẩm phương thang ngày càng trở nên bức thiết. Đến nay, chế phẩm phương thang điều trị bệnh tiểu đường rất nhiều, với cơ chế tác dụng rất đa dạng. Đây là phương hướng mai sau cho người làm công tác y dược học cổ truyền cần nỗ lực hơn. Quá trình nghiên cứu độc vị và các thành phần hoạt tính điều trị bệnh tiểu đường
- Điều trị bệnh tiểu đường bằng đông y thường dùng phương thang biện chứng theo từng thể bệnh, ít sử dụng những thuốc độc vị. Thế nhưng độc vị là yếu tố cơ bản tạo thành bài thuốc, với thành phần hóa học và tác dụng dược lý là cơ sở vật chất phát huy hiệu lực tổng thể của một bài thuốc. Một trong những nguyên tắc dùng thuốc trên lâm sàng là có thể dùng bài giản đơn thì không dùng phương thang phức tạp, có thể dùng độc vị thì không nhất định phải dùng phương thang. Vì vậy, bất kể xuất phát từ việc nâng cao tính hợp lý về cơ cấu và tính khoa học, hay xuất phát từ góc độ khai phá thuốc mới điều trị bệnh tiểu đường, thì việc nghiên cứu đối với các bộ phận hay thành phần hoạt tính cũng như hiệu nghiệm dược lý của thuốc độc vị đều hết sức cần thiết. Thông qua phân tích và thống kê về phương thang điều trị bệnh tiểu đường trên lâm sàng phát hiện rằng, những vị thuốc dùng nhiều nhất trong các phương thang có hơn 30 vị, chúng bao gồm: hoàng kỳ, địa hoàng, thiên hoa phấn, sắn dây, nhân sâm, huê kỳ sâm (tây dương sâm), hoàng tinh, ngọc trúc, sơn thù, thủy điệt, hoàng liên, phục linh, câu kỷ tử, địa cốt bì, thương truật, tri mẫu, mạch đông, nữ trinh tử, tang bạch bì, tang diệp, tang thầm, ngũ vị tử, giảo cổ lam, đơn sâm, lô căn, thạch cao sống, trạch tả, thỏ ty tử, dâm dương hoắc, tam thất, thạch hộc, mẫu lệ... Các vị thường xuất hiện trong một số cổ phương có hơn 20 vị, chúng bao gồm: tử thảo, ô đầu, ngũ gia bì, xích thược, bạch thược, đại hoàng, bán hạ, viễn chí, mạch nha, hoàng bá, ngưu bàng tử, thương nhĩ tử, cương tàm, tắc kè, phụ tử, hổ trượng, cát cánh, đảng sâm, huyền sâm, xuyên khung, đương quy, giảo cổ lam,
- phòng kỷ... Thực thảo dược thì có hơn 10 loại như: khổ qua, củ mài, râu ngô (bắp), khoai môn, kiều mạch, lựu, ý dĩ, tỏi, củ hành, mấu sen, đông trùng hạ thảo, linh chi, ngân nhĩ... Với việc nghiên cứu thảo dược độc vị càng đi sâu, cụ thể, tỉ mỉ hơn so với việc nghiên cứu các phương thang. Tất cả các thảo dược trên đây đều có nghiên cứu báo cáo về mặt hiệu nghiệm và tác dụng dược lý. Ngoài ra, còn có một số thực vật làm thuốc, tuy chưa xuất hiện trong cổ phương chữa bệnh tiểu đường, nhưng những nghiên cứu vài năm gần đây cho thấy chúng có hiệu nghiệm đích thực làm giảm đường huyết, trong đó phần lớn đã qua xác minh về thành phần và bộ phận dùng, một số còn được “làm rõ” cơ chế giảm đường, mang lại đột phá mới trong điều trị bệnh tiểu đường, chẳng hạn như hạt vải, dây thìa canh, hồ lô ba, hạ khô thảo, ma hoàng, tiên hạc thảo, dừa cạn, ổi, lá tỳ bà, lá bạch quả... Điều đáng nói là, trong điều trị bệnh tiểu đường của y học cổ truyền đặc biệt chú trọng liệu pháp ăn uống. Trong liệu pháp ăn uống và thực dưỡng của bệnh tiểu đường, các thức ăn dưới đây được công nhận khống chế và điều trị tốt với bệnh tiểu đường như: trà thô, la hán quả, lá khoai lang, hạt bắp, chế phẩm đậu, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt), đậu ván trắng, bí rợ, bí đao, mướp, dưa hấu, dưa chuột (dưa leo), măng, rau muống, rau cần, hẹ, củ cải, cà rốt, mè đen, bưởi, rong biển, lá mía heo, cá, lươn, chạch, nhộng... Nghiên cứu các thành phần hoạt tính giảm đường huyết
- Từ dược liệu cổ truyền tìm ra các thành phần hoạt tính thiên nhiên để điều trị bệnh tiểu đường là một lối đi quan trọng trong phát triển hình thành thuốc mới. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, trong việc khai thác các hoạt tính và thành phần hiệu nghiệm của thực vật giúp hạ đường, các nước trên thế giới không ngừng đi sâu nghiên cứu. Hiện nay khoa học đã khám phá ra thành phần chính giảm đường huyết gồm nhiều loại kết cấu hóa học như polysaccharid, terpenoid, flavonoid, alcaloid... Vài năm gần đây nhiều nhà khoa học đã không ngừng khám phá không ít các thành phần hoạt tính giúp hạ đường huyết, trong đó có một số đã đưa vào sử dụng trên lâm sàng. Terpenoid: gồm nhiều chủng loại, phạm vi rộng, chủ yếu có sự ảnh hưởng trong chuyển hóa đường huyết, chẳng hạn như nhân sâm, tam thất, cát cánh, tri mẫu, xích ngũ gia, khổ qua, lá tỳ bà, bó xôi, sinh địa, nữ trinh tử, dây thìa canh, vỏ lựu, phục linh, trạch tả... Polysaccharid: tác dụng khá mạnh, chủng loại khá nhiều. Chẳng hạn từ nhân sâm, côn bố, ý dĩ, phục linh, sắn dây, tri mẫu, tang bạch bì, tử thảo, mạch đông, ngân nhĩ, linh chi, hoàng kỳ, ma hoàng, ô đầu, hoài sơn, xích ngũ gia, khoai môn, thương truật... đều chiết xuất được polysaccharid. Flavonoid: chủng loại nhiều, chủ yếu ảnh hưởng chức năng của tế bào tuyến tụy, tác dụng chậm mà lâu bền. Chẳng hạn từ bạch quả, sắn dây, dâm dương
- hoắc, lá dâu, lá ổi, bán hạ, rau cần... đều chiết xuất được flavon và flavonoid glycosid. Sterol: tác dụng giảm đường tương tự như nhóm thuốc sulfonylureas. Từ tri mẫu, khổ qua... có thể phân tách ra được sterol. Insulin, polypeptid, acid amin: từ khổ qua, nhân sâm, lá dâu, hạt vải... có thể phân tách ra được các chất vừa nêu. Hoạt chất sulfur: chẳng hạn chất allicin trong tỏi, allyl propyl disulfid trong củ hành. Acid béo không bão hòa (unsaturated fatty acid): tuy thấy hiệu quả hạ đường chậm, nhưng có tác dụng mạnh. Chẳng hạn từ trạch tả, râu ngô (bắp), hạt hướng dương, tảo xoắn... đều chiết xuất được các acid béo không bão hòa. Alcaloid: tác dụng hạ đường huyết thấy rõ, nhưng chủng loại ít hơn. Chẳng hạn như hoàng liên, dừa cạn, phụ tử, phòng kỷ... đều có chứa alcaloid.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công dụng chữa bệnh của bí đao
3 p | 347 | 71
-
Chẩn đoán sớm mắc bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c
5 p | 331 | 52
-
Ăn gạo nếp chữa bệnh
3 p | 219 | 41
-
Chữa bệnh tiểu đường từ gạo nếp
6 p | 251 | 19
-
Trị ngộ độc thực phẩm bằng thảo dược
2 p | 148 | 16
-
5 cách chữa bệnh từ gừng tươi
1 p | 126 | 15
-
Một số thảo dược tốt cho bệnh trĩ và táo bón
3 p | 112 | 12
-
6 loại thảo dược thông dụng chữa rối loạn tiêu hóa
3 p | 104 | 11
-
Chữa dọa sảy thai bằng thuốc từ cây gai
4 p | 97 | 10
-
Thuốc chữa bệnh tiểu đường có thể kháng ung thư
5 p | 102 | 8
-
Tác dụng chữa bệnh của cơm cháy
4 p | 70 | 6
-
Các thảo dược lợi mật, trị viêm gan
4 p | 118 | 6
-
Bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá từ ô dược
5 p | 60 | 6
-
Cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân ở người bệnh tiểu đường – 2
3 p | 151 | 6
-
Các loại hạt bổ gan, thận, chữa bệnh
5 p | 106 | 4
-
Thảo dược chữa chứng khó tiêu
4 p | 68 | 4
-
Thảo mộc trị bệnh nha chu
3 p | 116 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn