Các Triều Đại Nhà Lý
lượt xem 22
download
Nhà Lý (1010-1225) 215 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời đô về Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt 1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn 1010 – 1028) Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các Triều Đại Nhà Lý
- Các Triều Đại Nhà Lý ! Nhà Lý (1010-1225) 215 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời đô về Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt 1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn 1010 – 1028) Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, khi Lê Ngọa Triều mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Thuận Thiên, vẫn lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Tháng 7 năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô về thành Đại La, một buổi sáng đẹp trời, thuyền vừa cập bến, Nhà Vua thấy Rồng vàng bay lên, do đó đặt tên là Kinh đô Thăng Long (tức là Hà Nội ngày nay). Vua Thái Tổ chỉnh đốn lại việc cai trị, chia đất nước làm 24 lộ, trị vì 18 năm, thọ 55 tuổi. 2. Lý Thái Tông (Lý Phật Mã 1028 – 1054) Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng. Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua với Thái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy. Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông. Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000). Vua là người trầm mặc, có trí, biết trước mọi việc, đánh đâu được đấy, năm 1020 quân Chiêm Thành quấy rối nơi biên ải phía Nam, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã làm Nguyên soái, đã đánh tan quân Chiêm Thành, bắt được tướng giặc đem về. Khi làm vua, Người quan tâm mở mang bờ cõi, xây dựng lực lượng để bảo vệ đất nước, đoàn kết với các dân tộc ít người, thể hiện rõ bằng cách ngày 7 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1029), Vua gả công chúa Bình Dương cho Châu mục Châu Lạng là Thân Thiện Thái. Năm Giáp Ngọ (1054), Vua Lý Thái Tông mất, trị vì 26 năm, thọ 55 tuổi. 3. Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn 1054 – 1072) Lý Thánh Tông tên húy là Nhật Tôn, sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023), là con bà Kim Thiên Thái Hậu họ Mai. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “... Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc Vua tốt. Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”. Lý Thánh Tông mất năm Nhâm Tý (1072) trị vì 18 năm, thọ 50 tuổi.
- 4. Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức 1072 – 1128) Thái tử Càn Đức là con trưởng của Lý Thánh Tông, mẹ là bà Nguyên phi Ỷ Lan, sau là Thái hậu Linh Nhân, Thái tử sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1066), khi Lý Thánh Tông mất, Thái tử lên ngôi Hoàng đế (1072) lúc mới 6 tuổi, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan phải buông rèm nhiếp chính. Năm 1075, thời Tống Thần Tông, Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu xâm lược nước ta, Thái úy Lý Thường Kiệt biết rõ âm mưu xâm lược của nhà Tống nên đã đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của chúng ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung (Quảng Đông, Quảng Tây) rồi chủ động rút quân về nước lập phòng tuyến ở bờ nam sông Cầu để chặn giặc. Đầu năm 1077, Quách Quỳ và Triệu Tiết dẫn 10 vạn quân và 1 vạn ngựa chiến sang xâm lược nước ta, bị chặn lại bên bờ bắc sông Cầu hơn 2 tháng, quân dân ta đánh du kích tiêu hao sinh lực địch rất nhiều, làm cho giặc hoang mang, dao động “tiến thoái lưỡng nan”. Chính trên phòng tuyến sông Cầu này, đêm khuya thanh vắng, Lý Thường Kiệt cho người nấp trong đền Trương tướng quân, thổi sáo và ngâm bài thơ nổi tiếng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ! Đây chính là “Bản tuyên ngôn độc lập” lần thứ nhất của Tổ quốc ta. Quân ta tổ chức phản công mãnh liệt vào quân Tống. Quân Tống khiếp sợ phải rút chạy về nước. Nền độc lập của Tổ quốc ta lại được vững bền. Năm Đinh Mùi (1127), Lý Nhân Tông mất, trị vì được 56 năm, thọ 62 tuổi. 5. Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán 1128 - 1138) Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của em trai là Sùng Hiền Hầu Dương Hoán lên làm Thái tử, kế vị Hoàng đế là vua Lý Thần Tông. Vua Lý Thần Tông khuyến khích phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp. Lý Thần Tông mất năm Mậu Ngọ (1138), trị vì được 10 năm, thọ 23 tuổi. 6. Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ 1138 - 1175) Lý Thiên Tộ là con đích trưởng của Lý Thần Tông, con bà Lê Hoàng hậu, sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), lên ngôi Hoàng đế năm 1138, lúc đó mới 3 tuổi. Lê Hoàng hậu cầm quyền nhiếp chính lại tư thông với Đỗ Anh Vũ làm cho triều đình đổ nát, sau nhờ có các trung thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên giữ vững được cơ đồ nhà Lý. Lý Anh Tông mất năm ất Mùi (1175), trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi. 7. Lý Cao Tông (Lý Long Cán 1176 - 1210) Lý Anh Tông mất, Thái tử Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, bà Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con cả của mình là Long Xưởng lên ngôi vua. Bà đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành, nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe cứ theo di chiếu lập Long Cán lên làm vua, hiệu là Lý Cao Tông. Lớn lên Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói
- kém liên miên, cơ nghiệp nhà Lý từ đó suy đồi.Năm Bính Thìn (1208) có loạn Quách Bốc, vua Cao Tông đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Vĩnh Phú). Thái tử Sảm theo Tô Trung Tự chạy về Hải ấp (làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình) vào ở nhà ông Trần Lý làm nghề đánh cá. Thấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung xinh đẹp thì lấy làm vợ rồi phong cho Trần Lý tước Minh Tự, phong cho Tô Trung Tự, cậu ruột của Trần Thị Dung chức Điện tiền chỉ huy sứ. Anh em nhà Trần: Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ mộ quân giúp Thái tử Sảm khôi phục kinh đô Thăng Long rồi lên Tam Nông rước Cao Tông về kinh đô. Cao Tông mất năm Canh Ngọ (1210), trị vì được 34 năm, thọ 38 tuổi. 8. Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm 1211 - 1224) Thái tử Sảm lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Huệ Tông, lập Trần Thị Dung làm nguyên phi, phong cho Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu, Tô Trung Tự làm Thái uý, Thuận Lưu Bá, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ. Thái tử Sảm sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194) con cả của Cao Tông và bà Hoàng hậu họ Đàm. Năm Quý Mùi (1223), Trần Tự Khánh mất, Trần Thừa được phong làm Phụ quốc thái uý, Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông thường rượu chè say khướt suốt ngày, bỏ bê triều chính. Huệ Tông không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh được hai con gái. Con gái lớn là Thuận Thiên công chúa đã gả cho Phụng kiều vương Trần Liễu, công chúa thứ 2 là Phật Kim (công chúa Chiêu Thánh) mới 7 tuổi được làm Thái tử. Đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh rồi đi tu ở chùa Chân Giáo. Lý Huệ Tông trị vì được 13 năm, sau bị Trần Thủ Độ ép tự tử, thọ 33 tuổi. 9. Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim 1224 - 1225) Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Binh quyền về tay Trần Thủ Độ. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng yêu mến, thường hay té nước, ném khăn trêu đùa. Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh. Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhà Trần 1
5 p | 218 | 58
-
Nhà Lý 1
14 p | 175 | 46
-
Nhà Hồ
12 p | 219 | 34
-
Danh mục các triều đại phong kiến Việt Nam
5 p | 299 | 28
-
Nhà Lý 2
10 p | 140 | 26
-
Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam: Chương 3 - Hành chính nhà nước thời nhà Lý - ThS. Nguyễn Xuân Tiến
87 p | 161 | 25
-
Nhà Trần 5
10 p | 156 | 25
-
Nhà Hậu Lê 6
8 p | 164 | 19
-
Triều đại nhà Hồ 1
5 p | 154 | 15
-
Triều đại nhà Hồ 2
6 p | 117 | 12
-
Tóm tắt Triều đại Trần Thánh Tông (1258-1278)
8 p | 125 | 12
-
Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 1
5 p | 131 | 12
-
Vài nét về nhà Lý (1010-1225) 3
6 p | 151 | 11
-
Vài nét về nhà Lý (1010-1225) 1
6 p | 120 | 9
-
Vài nét về nhà Lý (1010-1225) 2
5 p | 129 | 7
-
Việt Nam thời kỳ nhà Lý
23 p | 86 | 7
-
27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - 5
10 p | 151 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn