CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM<br />
VIỆC CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI<br />
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI<br />
Trần Thị Thanh Thanh1<br />
Nguyễn Thị Phương Tú2<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm<br />
việc của công chức hành chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
có 04 yếu tố tác động đến động lực làm việc, bao gồm: (1) chính sách tiền lương; (2) môi trường<br />
làm việc; (3) phương pháp lãnh đạo, quản lý; (4) cơ hội thăng tiến. Kết quả có được từ nghiên<br />
cứu là gợi ý quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phù hợp phát triển nguồn<br />
nhân lực của đơn vị hành chính thành phố Quảng Ngãi.<br />
Từ khóa: Các yếu tố, Động lực làm việc, Công chức hành chính nhà nước<br />
1.<br />
<br />
Giới thiệu<br />
<br />
Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là một đô thị phát<br />
triển muộn so với nhiều đô thị khác trong nước. Sự phát triển muộn xét về mặt nào đó có một số<br />
thuận lợi nhất định, nhưng bao trùm vẫn là một khó khăn lớn trên đường phát triển. Thành phố<br />
Quảng Ngãi là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi xưa<br />
và nay. Tuy vậy, do hoàn cảnh là một đô thị phát triển muộn, nông nghiệp ở địa bàn thành phố<br />
Quảng Ngãi trước đây còn chiếm một tỷ trọng đáng kể.<br />
Theo số liệu Sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi (http://www.quangngai.gov.vn, 2017), số lượng đội<br />
ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố ngày càng được nâng lên. Trong số lực lượng công<br />
chức viên chức tại thành phố có trên 50% có trình độ đại học, sau đại học và 69,12% có trình độ<br />
trung cấp chính trị trở lên; từ năm 2011 đến năm 2016, thành phố đã đào tạo và thu hút 30 tiến sĩ,<br />
513 thạc sĩ. Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh còn<br />
hạn chế, chất lượng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cán bộ công chức ngành y tế, khoa học và<br />
công nghệ,...<br />
Đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đã và đang góp phần đáng kể vào<br />
tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên<br />
nghiệp cao mà Đảng và nhân dân ta đã đặt ra trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, sự bảo thủ trong cách<br />
nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc quan liêu, hành chính hoá,<br />
không thạo việc, tác phong chậm chạp, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm... của các công chức dẫn<br />
đến sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính. Vì thế, việc nghiên cứu các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức hành chính nhà nước tại thành phố Quảng<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
. ThS. Trường Đại học Tài chính Kế toán Quảng Ngãi<br />
. ThS. Trường Đại học Tài chính Kế toán Quảng Ngãi<br />
<br />
Ngãi là thực sự rất cần thiết, qua đó góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực<br />
làm việc cho công chức hành chính nhà nước tại Quảng Ngãi.<br />
2.<br />
<br />
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1.1.<br />
<br />
Động lực và động lực làm việc<br />
<br />
Động lực có thể được định nghĩa như là một trạng thái hoặc điều kiện nội tại (đôi khi mô tả<br />
như là một nhu cầu, mong muốn) kích hoạt hoặc kích động hành vi và dẫn đến hành vi nhằm đáp<br />
ứng nhu cầu con người (Lussier, 1990).<br />
Động lực làm việc phản ánh cách tiếp cận chung của con người đối với công việc và sự sẵn<br />
sàng làm việc của con người. Động lực làm việc là một động lực thiết yếu để tăng hiệu quả công<br />
việc, tạo sự hăng say, đam mê sáng tạo trong công việc. Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc<br />
Quân (2007), động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường<br />
nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Hay theo Robbins (2013), động lực làm<br />
việc là sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong<br />
điều kiện một số cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ.<br />
2.1.2.<br />
<br />
Tạo động lực làm việc<br />
<br />
Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), tạo động lực làm việc là hệ thống các<br />
chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao<br />
động có động lực trong công việc. Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu<br />
của quản lý. Một khi người lao động có động lực làm việc, thì sẽ tạo ra khả năng tiềm năng nâng<br />
cao năng suất lao động và hiệu quả công tác.<br />
2.1.3.<br />
<br />
Công chức<br />
<br />
Khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước tư bản phương Tây. Từ<br />
nửa cuối thế kỷ XIX, tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công chức thời gian tương đối lâu, công<br />
chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên<br />
trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã<br />
được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước<br />
Cộng hòa Pháp, định nghĩa: “Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào<br />
làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ<br />
công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể<br />
đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý”. [9, tr.228].<br />
Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức<br />
địa phương: “Công chức nhà nước gồm những người được nhậm chức trong bộ máy của Chính<br />
phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp<br />
và đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức địa phương<br />
gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương”. [9, tr.156].<br />
Theo Khoản 1 và 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có nêu về khái niệm công chức như<br />
sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh<br />
<br />
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,<br />
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,<br />
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân<br />
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị<br />
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây<br />
gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;<br />
đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được<br />
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.<br />
Như vậy mỗi một quốc gia có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức, trong<br />
đó sự biểu hiện khác biệt lớn nhất là đối tượng, phạm vi công chức hay nói cách khác, sự khác<br />
nhau chính là ở chỗ xác định ai là công chức hành chính nhà nước.<br />
2.1.4 . Công chức hành chính nhà nước<br />
Quản lý nhà nước còn được gọi là quản lý hành chính nhà nước, là hoạt động tổ chức và điều<br />
hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Đó chính là chức năng quan trọng nhất của bất kỳ nhà nước<br />
nào. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là sự tổ chức và quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức<br />
và đoàn thể xã hội, theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý hành chính nhà nước do Chính phủ đại<br />
diện nhà nước thực thi và bảo đảm bằng sức cưỡng chế của nhà nước. Trên thực tế, quản lý nhà<br />
nước luôn kết hợp giữa sự quản lý theo lãnh thổ, quản lý theo lĩnh vực và quản lý theo ngành.<br />
Khái niệm về cán bộ, công chức đã được quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008.<br />
Vận dụng khái niệm này vào trường hợp cụ thể là công chức hành chính nhà nước, có thể lấy khái<br />
niệm sau đây để làm sáng tỏ hơn: công chức hành chính nhà nước (công chức quản lý nhà nước)<br />
là những người hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương<br />
đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước.<br />
2.2 . Mô hình lý thuyết liên quan<br />
Các quy trình dựa trên lý thuyết động lực làm việc đã đạt được nổi bật trong những năm<br />
1960. Các lý thuyết này cho thấy động lực là sự năng động theo thời gian (trong thời gian làm việc<br />
của cá nhân), tìm kiếm các nhân tố nguyên nhân liên quan đến thời gian (nhiệm kỳ), và các sự kiện<br />
(nội dung công việc, và bối cảnh công việc). Trong hai mươi năm qua, đã có sự quan tâm ngày<br />
càng tăng trong việc xác định động lực làm việc thông qua xác định các cấu trúc cho động lực làm<br />
việc như khó khăn trong công việc” (Jung et al., 1986), “phản hồi về hiệu suất”, “ Tính tự nhiên<br />
thú vị của công việc” (Campion and Thayer, 1987), “nhận dạng nhiệm vụ”, “nhiệm vụ quan trọng”,<br />
và “tự chủ trong công việc” (Tyagi, 1985) là những cấu trúc đã được xác định. Động lực làm việc<br />
được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên nội dung - lý thuyết về động lực thông qua các tác phẩm của<br />
Maslow (1943, sự hài lòng, nhu cầu và công nhận).<br />
Thông qua các lý thuyết này, chúng ta biết rằng động lực làm việc được đặc trưng bởi các<br />
yếu tố như công việc an toàn và thú vị, khả năng thực hiện công việc, sự thừa nhận của cấp trên và<br />
đồng nghiệp, trả lương đầy đủ và phản hồi về hiệu suất.<br />
Theo Armstrong, 2007, để cải thiện động cơ, tăng sự trung thành và hành vi có trách nhiệm<br />
của nhân viên cần tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên. Và Ola và Adeyemi<br />
(2012) đã tiến hành điều tra động lực và sự hài lòng công việc của các thư viện cấp trung học tại<br />
<br />
Đại học Ibadan ở Nigeria đã phát hiện cho thấy sự không hài lòng về tiền lương dẫn đến thiếu tinh<br />
thần trong công việc.<br />
Theo nghiên cứu của James Heskett và Earl Sasser, việc tạo động lực cho người lao động<br />
làm việc là việc làm rất cần thiết nhằm tạo sự gắn bó, ràng buộc lợi ích (hay là tạo sự trung<br />
thành) giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức.<br />
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của công chức kết hợp với các<br />
kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả điều chỉnh và bổ sung thêm một số yếu<br />
tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức hành chính cho phù hợp với đề tài nghiên<br />
cứu.<br />
Giả thuyết nghiên cứu:<br />
Chính sách tiền lương là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng<br />
hái. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết đầu tiên là:<br />
H1: Chính sách tiền lương có quan hệ cùng chiều đến động lực làm việc của công chức hành<br />
chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi.<br />
Môi trường làm việc là điều kiện để cán bộ, công chức phát huy khả năng trong công tác,<br />
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công chức cũng như quyết định đến chất<br />
lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu thứ hai là:<br />
H2: Môi trường làm việc có quan hệ cùng chiều đến động lực làm việc của công chức hành<br />
chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi.<br />
Phương pháp lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các<br />
tập thể và cá nhân, nâng cao năng lực, uy tín của người lãnh đạo, quản lý; khơi dậy và phát huy<br />
được sức mạnh của mỗi tập thể và cá nhân, tạo động lực tích cực cho công chức làm việc. Vì vậy,<br />
giả thuyết nghiên cứu thứ ba là:<br />
H3: Phương pháp lãnh đạo, quản lý có quan hệ cùng chiều đến động lực làm việc của công<br />
chức hành chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi.<br />
Cơ hội thăng tiến cho công chức hành chính: Việc tạo những cơ hội thăng tiến cho công<br />
chức giúp họ khẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và<br />
gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi công vụ. Vì vậy,<br />
giả thuyết nghiên cứu thứ tư là:<br />
H4: Cơ hội thăng tiến có quan hệ cùng chiều đến động lực làm việc của công chức hành<br />
chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi.<br />
Bảng 1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu<br />
Tên yếu tố<br />
Chính sách tiền lương<br />
<br />
Giả thuyết<br />
<br />
Kỳ vọng chiều<br />
tác động<br />
<br />
Số lượng biến<br />
đo lường<br />
<br />
H1<br />
<br />
Cùng chiều (+)<br />
<br />
04<br />
<br />
Môi trường làm việc<br />
<br />
H2<br />
<br />
Cùng chiều (+)<br />
<br />
04<br />
<br />
Phương pháp lãnh đạo, quản lý<br />
<br />
H3<br />
<br />
Cùng chiều (+)<br />
<br />
03<br />
<br />
Cơ hội thăng tiến<br />
<br />
H4<br />
<br />
Cùng chiều (+)<br />
<br />
03<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
2.3 . Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dữ liệu sơ cấp để kiểm tra<br />
mối quan hệ giữa các biến. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi sử dụng thang đo 07<br />
điểm (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Bảng hỏi được gửi đi trực tuyến qua<br />
facebook bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. 245 bảng hỏi được gửi đi và 230 bảng hỏi được<br />
sử dụng. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu thu thập được.<br />
Trình tự phân tích dữ liệu được thực hiện như sau: Đầu tiên, nhóm tác giả tiến hành phân<br />
tích mô tả những đặc trưng của mẫu; sau đó phân tích độ tin cậy và giá trị của mẫu; và cuối cùng<br />
phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết.<br />
3.<br />
<br />
Kết quả và đánh giá<br />
3.1. Thống kê mô tả đối tượng điều tra<br />
<br />
Trong số 245 phiếu phát ra, thu về 230 phiếu hợp lệ, trong đó có 15 phiếu không hợp lệ do<br />
thiếu thông tin hoặc chọn hơn một đáp án. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu như sau:<br />
Về giới tính: nam chiếm 63,2 % và nữ chiếm 36,8%<br />
Về trình độ học vấn: 5% trình độ trung cấp, 15,7% trình độ cao đẳng, 63,2% trình độ đại học,<br />
16,2 % trình độ sau đại học<br />
Về thu nhập/ tháng: có 18,2% thu nhập trong khoảng “dưới 4 triệu đồng” , 58,8% thu nhập<br />
trong khoảng “từ 4 triệu đồng đến 7 triệu đồng”, 14,5 % thu nhập trong khoảng “từ 7 đến 12 triệu<br />
đồng” và 8,5% thu nhập trên 12 triệu đồng.<br />
3.2. Phân tích độ tin cậy và giá trị của mẫu<br />
<br />