Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Bài viết xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Kiến thức, Nhận thức xã hội, Sự tin tưởng, Mối quan tâm tới môi trường, Yếu tố kinh tế, Thái độ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Ngân, Tôn Thị Diệu Hiền Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trần Thị Trang TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu dưới đây là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Kiến thức, Nhận thức xã hội, Sự tin tưởng, Mối quan tâm tới môi trường, Yếu tố kinh tế, Thái độ. Thông qua nghiên cứu nhóm tác giả cũng đề xuất những giải pháp giúp cải thiện hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bài nghiên cứu kết hợp giữa hai phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ khách hàng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: cải thiện môi trường, sản phẩm xanh, người tiêu dùng, tiêu dùng xanh, ý định tiêu dùng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tiêu dùng xanh đang nổi lên như một xu hướng mới và tất yếu ở nhiều nước trên thế giới, phổ biến là ở các nước phát triển và đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình trở lên bao gồm cả nước chúng ta. Đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thì một số vấn đề về môi trường cũng nổi lên như: sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng mực nước biển dâng cao… những vấn đề này thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người dân nhắc đến như là một vấn đề đáng quan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống hay nói cách khác nó đang là mối lo ngại của mọi người. Nhận thức được điều đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động tiêu dùng. Có nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, một số sản phẩm và dịch vụ xanh đã bắt đầu được phát triển ở Việt Nam nhưng sự đón nhận của người tiêu dùng hiện còn nhiều vấn đề đáng bàn. Từ đó, nhiều nghiên cứu ra đời với mục tiêu tìm ra những yếu tố có thể thúc đẩy và phát triển ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Hành vi người tiêu dùng: là những phản ứng của khách hàng thông qua quá trình họ tìm kiếm sản phẩm, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mang lại và cảm nhận của họ về sản phẩm. 2546
- Từ những tác động của yếu tố bên ngoài và tâm lý bên trong đó dẫn đến quyết định lựa chọn hay loại bỏ hàng hóa, dịch vụ”. Hơn thế qua hành vi tiêu dùng của mình, họ có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản phẩm của họ đến hành vi những người tiêu dùng khác. Tiêu dùng xanh: là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (sử dụng ít năng lượng hoặc có khả năng tái chế). Đó là các sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu dài hạn về bảo vệ và bảo tồn môi trường, không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của con người, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau. Sản phẩm xanh: là sản phẩm không gây ô nhiễm cho môi trường. Sản phẩm có thành phần, chất liệu thân thiện với môi trường. Theo Shamdasani và cộng sự (1993). “Sản phẩm xanh là sản phẩm góp phần bền vững thế giới bằng việc bảo vệ môi trường sống tự nhiên và không gây ô nhiễm hay tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên”. Tức là khi sử dụng sản phẩm xanh sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sự tin tưởng: sự tin tưởng có thể được định nghĩa là “sự tin tưởng của một người hay một cá thể đối với kết quả/đầu ra được cam kết”, (Berg và cộng sự, 2005). Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng sự tin tưởng được hiểu là niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm, sự nỗ lực của chính phủ, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hay trách nhiệm của các nhà máy. H1: sự tin tưởng tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Thái độ: theo Ajzen (1991), hành vi bị ảnh hưởng bởi “thái độ”. Trong đó, thái độ là “đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi”. Hay nói cách khác thái độ được đề cập đến như sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một ý tưởng tiêu dùng xanh. H2: thái độ ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Nhận thức xã hội: theo Boztepe (2012), một cá nhân càng có nhận thức về các vấn đề môi trường, cá nhân đó càng tích cực trong hành vi mua sắm xanh của mình. Hay nói đơn giản, Kollmuss & Agyeman (2002) nói rằng, nhận thức về môi trường của một cá nhân là sự hiểu biết của cá nhân đó về tác động hành vi của con người đến môi trường (trích từ nghiên cứu Hessami và Yousefi, 2013). H3: nhận thức xã hội tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Mối quan tâm tới môi trường: mối quan tâm về môi trường biểu thị định hướng của cá nhân đối với môi trường và mức độ quan tâm của họ với vấn đề môi trường (Kim and Choi, 2005). Các nhà nghiên cứu cũng tán đồng “Mối quan tâm tới môi trường” là yếu tố tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. H4: sự quan tâm đến các vấn đề môi trường tác động tích cực đến ý định tiêu dùng xanh. 2547
- Kiến thức: đó là sự hiểu biết về sản phẩm xanh và các giá trị của sản phẩm xanh đối với môi trường. Cụ thể, nếu người tiêu dùng càng quen thuộc và am hiểu về các kiến thức liên quan đến sản phẩm xanh thì ý định tiêu dùng xanh của họ càng mạnh. H5: kiến thức về sản phẩm xanh có tác động tích cực đến ý định tiêu dùng xanh. Các yếu tố về kinh tế: đối với người tiêu dùng, yếu tố kinh tế tác động của họ thường là giá cả của một sản phẩm, khoản tiền mà họ phải trả để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm đó. H6: các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: 1. Định tính, 2. Định lượng. Quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên các nghiên cứu trước đây. Kế thừa các kết quả để rút ra các nhân tố cho mô hình lý thuyết của đề tài. Sau đó, dựa vào ý kiến của giáo viên nhóm tác giả tiến hành điều chỉnh lại thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng nhằm đo lường cảm nhận của người tiêu dùng đối với các yếu tố đã nhận diện trong nghiên cứu định tính. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và tiến hành khảo sát những người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các thang đo trong mô hình lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và xây dựng mô hình hồi quy. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích kết quả Cronbach’s Alpha Nhóm tác giả tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với 36 biến quan sát gồm 31 biến quan sát của 06 biến độc lập và 05 biến quan sát của biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố Sự tin tưởng là (0,815), Mối quan tâm tới môi trường là (0,825), Nhận thức xã hội là (0,796), Kiến thức là (0,797), Thái độ là (0,808), Yếu tố kinh tế (0,819). Như vậy, hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi thang đo đều > 0.,6 và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3. Vì vậy, tất cả các biến đo lường đều thỏa điều kiện, được lấy làm cơ sở cho bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) kế tiếp. 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Dựa vào kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO là 0,764 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phương sai trích là 57.898 cùng với điểm dừng khi rút các nhân tố tại eigenvalue là 2.895 > 2548
- 1. Có 32 trên tổng số 36 biến quan sát được đưa vào quan sát nhân tố khám phá EFA đạt yêu cầu để giữ lại. Phân tích hồi quy bội Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, tất cả các yếu tố trong mô hình ban đầu đều có giá trị sig. < 0,05 nên toàn bộ các yếu tố đều được giữ lại. Đồng thời hệ số VIF của các yếu tố đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Kiểm định giả thuyết Sáu biến đưa vào phân tích hồi quy đều có mức ý nghĩa < 0,05, điều này có nghĩa là các biến đưa vào phân tích đều có ý nghĩa thống kê. Do đó chấp nhận 6 giả thuyết đặt ra ban đầu. Mức độ tác động của từng yếu tố được xếp hạng từ cao đến thấp như sau: Yếu tố kinh tế (0,293), Sự tin tưởng (0,213), Kiến thức (0,185), Mối quan tâm tới môi trường (0,148), Thái độ (0,121), Nhận thức xã hội (0,115). Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Bảng 1. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Sai số Hệ số 2 Hệ số R2 - Mô hình Hệ số R Hệ số R chuẩn của Durbin- hiệu chỉnh ước lượng Watson 1 0,754 0,569 0,560 0,47313 1.959 Ta thấy hệ số R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn so với hệ số R2 nên ta sẽ dùng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình vì như vậy, sẽ an toàn hơn do nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp để giải thích các nhân tố. Gía trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,560, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 56%. Nói cách khác, 56% ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại do sai số và các nhân tố khác. 5 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng ảnh hưởng bởi 06 yếu tố. Vì vậy, để nâng cao ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng cần dựa vào những yếu tố đó để đưa ra giải pháp hợp lý. Trong 06 yếu tố này, yếu tố kinh tế với tiêu dùng xanh được đánh giá cao nhất. Tiếp đến, là các yếu tố sự tin tưởng, kiến thức, mối quan tâm tới môi trường, thái độ, nhận thức xã hội. Yếu tố kinh tế với tiêu dùng xanh là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có nguồn sản phẩm đa dạng hơn, luôn tìm kiếm các nguồn hàng đa dạng, điều chỉnh giá cả hợp lý. Đưa ra nhiều mẫu mã, màu sắc, kích cỡ để có thể lựa chọn theo đúng nhu cầu của khách hàng. 2549
- Những kết quả này là cơ sở để các nhà quản lý liên quan và các doanh nghiệp sản xuất đưa ra các quyết sách phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng. Nghiên cứu này chỉ điều tra 280 người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên tính đại diện chưa cao. Để kết quả nghiên cứu mang tính đại diện khoa học hơn thì cỡ mẫu điều tra cần phải lớn để có độ tin cậy cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Richard, J. E., & Guppy, S. (2014). Facebook: Investigating the influence on consumer purchase intention. Asian Journal of Business Research, 4(2), 1-10. [2] Ajzen I. (1991) The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 50, pp. 179-211. [3] Zand Hessami, H., & Yousefi, P. (2013). Investigation of major factors influencing green purchasing behavior: Interactive approach. European Online Journal of Natural and Social Sciences, 2(4), pp-584. [4] Kim, Y., & Choi, S. M. (2005). Antecedents of green purchase behavior: An examination of collectivism, environmental concern, and PCE. Advances in Consumer Research, 32, 592. [5] Hồ Duy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Phương Linh (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương, Tạp chí KTĐN số 103. [6] Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Kinh tế và Phát triển,127(5A),199-212. [7] Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng ở thành phố Đông Hà. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 33–44. [8] TS. Phạm Thị Huyền, Nguyễn Thị Vân Anh, Đào Ngọc Hân, Trần Trung Kiên, Đỗ Chí Tú. Các yếu tố thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh của Millennials Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 2550
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRUNG QUỐC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
7 p | 756 | 141
-
Phát triển mô hình giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
12 p | 420 | 46
-
Kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
23 p | 294 | 34
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty TNHH 1 thành viên vận tải, giao nhận và phân phối ô tô Chu Lai – Trường Hải
5 p | 220 | 20
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp xã hội - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
8 p | 248 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên và xu hướng rời bỏ khi tổ chức có sự thay đổi
13 p | 202 | 11
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng tại các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
8 p | 158 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong công việc tại các doanh nghiệp hàng không trên địa bàn thành Phố Hồ Chí Minh
8 p | 169 | 8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của lao động hành nghề Kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai
11 p | 138 | 6
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng táo nhập khẩu ở Hà Nội
9 p | 118 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua theo nhóm trực tuyến
12 p | 209 | 4
-
Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTCN truyền thống tỉnh Trà Vinh
3 p | 126 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm ngẫu hứng trực tuyến của gen Z: Trường hợp tại Shopee LTD., tại Việt Nam
11 p | 20 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng
10 p | 8 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 51 | 2
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO)
10 p | 116 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ nợ của các công ty - tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu
21 p | 122 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người dân thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn