intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 217 doanh nghiệp logistics trong tháng 2/2024 đến tháng 11/2024. Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Bùi Duy Linh Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Ngày nhận: 03/12/2024 Ngày nhận bản sửa: 26/02/2025 Ngày duyệt đăng: 04/03/2025 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 217 doanh nghiệp logistics trong tháng 2/2024 đến tháng 11/2024. Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức về lợi ích của chuyển đổi xanh, Sự hợp tác với các nhà cung cấp, Các chính sách và quy định của Chính phủ và Năng lực công nghệ của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động tích cực đến quyết Factors affecting green transformation decisions in logistics enterprises: Empirical research in Vietnam Abstract: The objective of this study is to identify the factors influencing the decision to adopt green transformation in Vietnamese logistics enterprises. Data was collected from 217 logistics companies from February 2024 to November 2024. Data analysis methods employed include reliability testing, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), and structural equation modeling (SEM). The findings reveal that awareness of the benefits of green practices, cooperation with suppliers, government policies and regulations, and technological capacity of enterprises have a positive impact on the decision to adopt green transformation in Vietnamese logistics enterprises. Based on these findings, the study proposes recommendations to promote green transformation in Vietnamese logistics enterprises. For state management agencies, it is necessary to complete a synchronized legal framework, encourage businesses to apply green solutions. For logistics enterprises, it is necessary to invest in clean energy, advanced technology, and strengthen cooperation and raise awareness of the benefits of green logistics for sustainable development and business competitiveness. Keywords: Green transformation, Green logistics, Financial capacity, Awareness of benefits, Cooperation with suppliers Doi: 10.59276/JELB.2025.03.2844 Bui, Duy Linh Email: duylinh@ftu.edu.vn Foreign Trade University of Vietnam Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025 78 ISSN 3030 - 4199
  2. BÙI DUY LINH định chuyển đổi xanh trong các doanh nghiệp logistics. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, cần hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các giải pháp xanh. Đối với các doanh nghiệp logistics, cần đầu tư vào năng lượng sạch, công nghệ tiên tiến, đồng thời tăng cường hợp tác và nâng cao nhận thức về lợi ích của logistics xanh đối với sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ khóa: Chuyển đổi xanh, Logistics xanh, Năng lực tài chính, Nhận thức về lợi ích, Sự hợp tác với nhà cung cấp 1. Giới thiệu quả khảo sát được công bố trong Báo cáo logistics Việt Nam 2022 của Bộ Công Giữ vị trí quan trọng trong chuỗi sản xuất, thương (Bộ Công thương, 2022), theo đó, thương mại, nhưng logistics lại là một chỉ có 31% số doanh nghiệp logistics Việt trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi Nam được khảo sát có sử dụng năng lượng trường đáng kể khi hoạt động vận chuyển tái tạo trong vận hành kho bãi; 26,8% số hàng hóa chiếm tới khoảng 8% tổng lượng doanh nghiệp logistics không có chiến khí thải CO2 trên toàn thế giới (Zatrochová lược phát triển xanh và 35,2% số doanh và cộng sự, 2021). Do đó, phát triển nghiệp không có hoạt động kiểm soát môi logistics theo hướng xanh, bền vững trở trường. Cùng với đó, những chính sách về thành một xu thế tất yếu trên toàn thế giới quy trình sản xuất để đảm bảo phát triển trong những năm gần đây. Mục đích của logistics xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là logistics xanh là tối ưu hóa mối liên hệ giữa những quy định về việc tái chế, sửa chữa và việc vận hành kho, phân phối hàng hóa và phục hồi chất thải; tái chế và phát triển bao môi trường tự nhiên, phát triển đáp ứng bì thân thiện môi trường và quảng bá sử nhu cầu hiện tại mà không làm giảm tính dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. Trong sẵn có và chất lượng tài nguyên (Zhang bối cảnh đó, chuyển đổi xanh đã và đang và cộng sự, 2020). Cốt lõi của xu hướng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với ngành này là việc áp dụng các biện pháp quản lý logistics Việt Nam. và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết các yếu tố tác động đến chuyển đổi xanh bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt trong doanh nghiệp nói chung và chuyển ra đối với quá trình sản xuất và đời sống đổi xanh trong các doanh nghiệp logistics (Zowada, 2018). Chính vì vậy, logistics nói riêng (Tariq và cộng sự, 2017; Wang và xanh là mục tiêu đang được nhiều quốc gia cộng sự, 2018; Masudin, 2019; Konietzko trên thế giới theo đuổi. và cộng sự, 2020; Arsawan và cộng sự, Tại Việt Nam, việc phát triển hoạt động 2021; Alam, 2022; Lutf và cộng sự, 2023; logistics xanh vẫn còn nhiều thách thức và Khayyat và cộng sự, 2024). Kết quả của logistics xanh vẫn là một khái niệm tương các nghiên cứu cho thấy quyết định chuyển đối mới. Điều này được thể hiện qua kết đổi xanh trong các doanh nghiệp chịu sự Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 79
  3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam tác động của các yếu tố đa dạng từ bên sinh thái, đồng thời tăng cường hiệu quả ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp. kinh tế và xã hội trong chuỗi cung ứng (Ren Mức độ và chiều hướng tác động của các và cộng sự, 2019). Các nhà nghiên cứu đã yếu tố đối với chuyển đổi xanh của doanh chỉ ra các hoạt động chính của chuyển đổi nghiệp cũng có sự khác biệt, phụ thuộc vào xanh trong doanh nghiệp logistics bao gồm bối cảnh nghiên cứu. thiết kế sản xuất xanh, vận tải xanh, kho Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên hàng xanh và quả lý chất thải (Karia & cứu về chuyển đổi xanh trong doanh Asaari, 2016; Zowada, 2018). Trong đó, nghiệp logistics. Cùng với đó, các nghiên thiết kế sản xuất xanh là áp dụng các tiêu cứu về logistics xanh chủ yếu khái quát chuẩn sản xuất sử dụng tài nguyên, thiết bị thực trạng phát triển logistics xanh của sản xuất, vật liệu đóng gói, tái chế nhằm Việt Nam mà chưa đi sâu vào phân tích các giảm tác động đến môi trường (Wang, yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng 2018). Vận tải xanh là sự kết hợp của nhiều đến quyết định chuyển đổi xanh của các yếu tố như việc sử dụng nhiên liệu sạch, doanh nghiệp logistics Việt Nam. Sử dụng cải thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng công phương pháp nghiên cứu định lượng từ dữ nghệ trong quản lý, mở rộng các tuyến vận liệu khảo sát 217 doanh nghiệp logistics, chuyển (Jedlinski, 2014). Kho hàng xanh nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của liên quan đến ứng dụng các thiết bị và giải các yếu tố đến quyết định chuyển đổi xanh pháp tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa tình trong doanh nghiệp logistics Việt Nam. trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải Kết quả nghiên cứu không chỉ xác định tại môi trường kho hàng (Zatrochová và được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng cộng sự, 2021). Ngoài ra, chuyển đổi xanh đến quyết định chuyển đổi xanh của doanh trong doanh nghiệp logistics cũng chú nghiệp logistics Việt Nam mà còn là căn trọng đến việc tái chế, sử dụng chất thải cứ để đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm trong toàn bộ quá trình logistics. thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp logistics, góp phần phát triển 2.2. Các lý thuyết nền tảng ngành logistics Việt Nam theo hướng bền vững. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sử Kết cấu của bài viết bao gồm 5 nội dung dụng nhiều lý thuyết khác nhau khi xem chính: Giới thiệu, cơ sở lý thuyết, phương xét các quyết định về thực hành xanh trong pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó, thảo luận, kết luận và khuyến nghị. lý thuyết hành vi doanh nghiệp, lý thuyết các bên liên quan và khung lý thuyết 2. Cơ sở lý thuyết Công nghệ-Tổ chức-Môi trường (TOE) là những lý thuyết nền tảng được sử dụng 2.1. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp phổ biến trong các nghiên cứu gần đây logistics (Schniederjans & Starkey, 2014; Joo và cộng sự, 2018; Masudin, 2019; Khayyat và Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cộng sự, 2024). logistics là một chiến lược phát triển bền Lý thuyết hành vi doanh nghiệp: Lý thuyết vững, trong đó doanh nghiệp áp dụng các hành vi doanh nghiệp do Cyert và March biện pháp và công nghệ thân thiện với môi (1963) đề xuất dựa trên tiền đề nghiên trường để giảm tác động tiêu cực đến hệ cứu của Simon (1952) và March và Simon 80 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  4. BÙI DUY LINH (1958). Lý thuyết này tập trung làm rõ quá tạp, khả năng tương thích với các hệ thống trình ra quyết định kinh doanh thực tế và chỉ hiện có và dễ sử dụng. Tổ chức đề cập ra phương thức doanh nghiệp ra các quyết đến ngữ cảnh nội bộ nơi công nghệ được định đó (Joel, 2021). Theo đó, hoạt động sử dụng, bao gồm các yếu tố như quy mô, kinh doanh của doanh nghiệp là sự liên kết cấu trúc, văn hóa và nguồn lực của tổ chức. các cá nhân có những mục tiêu chung trong Môi trường đề cập đến ngữ cảnh bên ngoài quan hệ, sản xuất, bán hàng, thị phần, hoặc nơi tổ chức hoạt động, bao gồm các yếu lợi nhuận. Các thành viên liên kết cũng là tố như điều kiện thị trường, yêu cầu quy những thành viên trong liên kết phụ nội định và chuẩn mực xã hội và văn hóa (Awa bộ và phụ thuộc lẫn nhau. Những liên kết và cộng sự, 2017). Khung lý thuyết này đã phụ nội bộ của doanh nghiệp tương ứng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về với những lĩnh vực chuyên môn hóa chủ việc áp dụng và triển khai công nghệ trong yếu (các bộ phận chức năng) trong doanh các tổ chức, và nó đã chứng minh là một nghiệp. Mỗi một liên kết phụ trong doanh công cụ có giá trị để hiểu sự tương tác phức nghiệp đều tuân thủ khung chính sách chung tạp giữa công nghệ, tổ chức và môi trường và cùng hướng đến các mục tiêu chung. (Liu, 2019). Lý thuyết các bên liên quan: Lý thuyết này được đưa ra bởi Freeman (1984), cho rằng 2.3. Tổng quan nghiên cứu và mô hình một tổ chức không chỉ tồn tại để phục vụ lợi nghiên cứu đề xuất ích của cổ đông, mà còn phải cân nhắc và đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên có liên Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét các quan đến hoạt động của tổ chức (Fassin, yếu tố tác động đến quyết định chuyển đổi 2009). Các bên liên quan có thể bao gồm xanh trong các doanh nghiệp logistics Việt khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng Nam. Quyết định chuyển đổi xanh trong đồng, Chính phủ, và các nhóm lợi ích khác. doanh nghiệp logistics trong phạm vi của Mối quan hệ với các bên liên quan rất nghiên cứu này được hiểu là sự sẵn sàng và quan trọng trong lý thuyết này (Hatami & cam kết của một doanh nghiệp hoạt động Firoozi, 2019). Lý thuyết khẳng định rằng trong lĩnh vực logistics trong việc thực xã hội sẽ hỗ trợ một công ty nếu họ nhận hiện các thay đổi về quy trình, công nghệ được giá trị đổi lại, đặc biệt là trong các dự và hành vi để giảm thiểu tác động tiêu cực án và hoạt động bền vững. Do đó, nhiệm vụ đến môi trường, hướng tới một hoạt động chính của hoạt động kinh doanh trọng tâm logistics bền vững. Trong quá trình xây là điều phối việc tạo ra giá trị với và cho dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và các các bên liên quan phù hợp với mục đích biến quan sát, nghiên cứu cũng dựa trên chung (Freudenreich và cộng sự, 2020). những quan sát thực tế và tiến hành thảo Khung lý thuyết TOE: Được phát triển bởi luận nhóm với các doanh nghiệp, chuyên Tornatzky và cộng sự (1990), là một mô gia để lựa chọn và điều chỉnh các yếu tố hình phân tích toàn diện, giúp giải thích sự phù hợp. Theo đó, 6 yếu tố được lựa chọn thành công hay thất bại của việc áp dụng để đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: công nghệ mới trong các tổ chức. Khung lý (1) Nhận thức về lợi ích của chuyển đổi thuyết TOE bao gồm ba thành phần chính: xanh, (2) Áp lực từ khách hàng, (3) Sự hợp công nghệ, tổ chức và môi trường. Công tác với nhà cung cấp, (4) Chính sách và nghệ đề cập đến các đặc điểm của chính quy định của Chính phủ, (5) Năng lực tài công nghệ, bao gồm chức năng, độ phức chính và (6) Năng lực công nghệ. Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 81
  5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Nhận thức về lợi ích: là mức độ hiểu biết, tìm kiếm và áp dụng những giải pháp xanh nhận thức và đánh giá của các nhà quản như sử dụng phương tiện vận chuyển ít khí lý, nhân viên và các bên liên quan trong thải, tối ưu hóa tuyến đường, giảm thiểu doanh nghiệp về những giá trị tích cực mà bao bì và quản lý chất thải hiệu quả. Yếu việc chuyển đổi xanh mang lại (Brammer tố “xanh” dần trở thành một trong những và cộng sự, 2012). Để chuyển đổi mô hình lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp logistics xanh, doanh nghiệp cần đầu tư logistics hướng đến (Baeshen và cộng cho công nghệ, cơ sở hạ tầng cũng như vận sự, 2021). Các nghiên cứu của Tariq và hành. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này cộng sự (2017), Wang và cộng sự (2018), có thể thu hồi vốn theo thời gian nhờ quá Arsawan và cộng sự (2021) đã khẳng định trình tăng hiệu quả quản lý sản phẩm từ nhà mối quan hệ tích cực giữa áp lực từ khách sản xuất đến khách hàng, giảm chi phí sản hàng và chuyển đổi xanh trong các doanh xuất, tiết kiệm năng lượng và ngăn ngừa tác nghiệp đã được chứng minh trong các kết hại đến môi trường (Mariangela và cộng sự, quả. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết: 2022). Bên cạnh đó, chuyển đổi xanh cũng H2: Áp lực từ khách hàng có ảnh hưởng giúp các doanh nghiệp logistics xây dựng tích cực đến quyết định chuyển đổi xanh hình ảnh về trách nhiệm môi trường của của doanh nghiệp logistics Việt Nam. doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy mạnh Sự hợp tác với nhà cung cấp: là mối quan mẽ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp hệ hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và (Rodrigue và cộng sự, 2017). Mối quan hệ các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, tích cực giữa nhận thức về lợi ích và chuyển hoặc các đối tác trong chuỗi cung ứng. đổi xanh trong các doanh nghiệp đã được Đây được xem là yếu tố cần thiết để doanh chứng minh trong các kết quả nghiên cứu nghiệp logistics thành công trong quá trình của Masudin (2019), Konietzko và cộng chuyển đổi xanh. Bằng cách hợp tác, các sự (2020), Lutf và cộng sự (2023). Từ đó, doanh nghiệp có thể cùng nhau tìm kiếm nghiên cứu đề xuất giả thuyết: và áp dụng những giải pháp bền vững. H1: Nhận thức về lợi ích của chuyển đổi Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin và kinh xanh có ảnh hưởng tích cực đến quyết nghiệm giữa các đối tác trong chuỗi cung định chuyển đổi xanh của doanh nghiệp ứng giúp giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu quả logistics Việt Nam. hoạt động và góp phần xây dựng một hệ Áp lực từ phía khách hàng: là tổng hợp các sinh thái logistics bền vững (Rodrigue và tác động, yêu cầu và kỳ vọng mà khách cộng sự, 2017). Sự hợp tác này không chỉ hàng đặt ra đối với doanh nghiệp, thúc mang lại lợi ích về môi trường mà còn tạo đẩy doanh nghiệp phải thay đổi các hoạt ra giá trị gia tăng cho cả doanh nghiệp và động sản xuất, kinh doanh (Tariq và cộng khách hàng, đồng thời củng cố vị thế cạnh sự, 2017). Áp lực từ khách hàng có thể trở tranh trên thị trường (Zatrochová và cộng thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy chuyển sự, 2021). Mối quan hệ tích cực giữa yếu đổi xanh trong ngành logistics. Khi nhận tố sự hợp tác với nhà cung cấp và chuyển thức của khách hàng về những tác động đổi xanh trong các doanh nghiệp đã được của hoạt động logistics đối với môi trường chứng minh trong các kết quả nghiên cứu ngày càng tăng lên, họ có nhu cầu tìm kiếm của Konietzko và cộng sự (2020), Alam các nhà cung cấp dịch vụ logistics có tính (2022), Khayyat và cộng sự (2024). Từ đó, bền vững hơn (Dangelico, 2016). Áp lực nghiên cứu đề xuất giả thuyết: này khiến các doanh nghiệp logistics phải H3: Sự hợp tác với nhà cung cấp có ảnh 82 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  6. BÙI DUY LINH hưởng tích cực đến quyết định chuyển vận chuyển (Karia & Asaari, 2016). Ngoài đổi xanh của doanh nghiệp logistics Việt ra, năng lực tài chính cũng cho phép doanh Nam. nghiệp thực hiện các dự án nghiên cứu và Chính sách và quy định của Chính phủ: phát triển các giải pháp logistics xanh mới, bao gồm toàn bộ các luật, quy định, hướng góp phần giảm thiểu đáng kể lượng khí dẫn, tiêu chuẩn, chính sách Chính phủ đóng thải carbon và các tác động tiêu cực đến vai trò định hình hành vi và nhận thức của môi trường (Tariq và cộng sự, 2017). Bên các doanh nghiệp (Yang & Chen, 2023). cạnh đó, doanh nghiệp có nguồn tài chính Các quy định về giảm thiểu khí thải, sử vững mạnh còn có thể đầu tư vào đào tạo dụng năng lượng tái tạo, quản lý chất thải và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân của Chính phủ sẽ tạo ra một khung pháp viên, giúp họ nắm vững các kiến thức và lý vững chắc để doanh nghiệp xây dựng kỹ năng cần thiết để triển khai các hoạt và triển khai các hoạt động logistics xanh. động logistics xanh hiệu quả. Mối quan hệ Hơn nữa, các chính sách ưu đãi về thuế, tín tích cực giữa yếu tố năng lực tài chính và dụng, hỗ trợ tài chính sẽ tạo động lực mạnh chuyển đổi xanh trong các doanh nghiệp đã mẽ cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ được chứng minh trong các kết quả nghiên xanh, đổi mới mô hình kinh doanh dịch vụ cứu của Schniederjans và Starkey (2014), logistics, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực Xia và cộng sự (2022), Jefimovaite và đến môi trường (Karia & Asaari, 2016). Vienažindien (2022). Từ đó, nghiên cứu đề Ngoài ra, việc xây dựng các tiêu chuẩn và xuất giả thuyết: chứng nhận về logistics xanh sẽ giúp nâng H5: Năng lực tài chính có ảnh hưởng tích cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, cực đến quyết định chuyển đổi xanh của thu hút khách hàng có ý thức bảo vệ môi doanh nghiệp logistics Việt Nam. trường. Các nghiên cứu của Joo và cộng Năng lực công nghệ: Năng lực công nghệ sự (2018), Jefimovaite và Vienažindien của doanh nghiệp là khả năng của doanh (2022), Youngswaing và cộng sự (2024) nghiệp trong việc nắm bắt, ứng dụng và phát cũng xác nhận ảnh hưởng tích cực của các triển các công nghệ mới để nâng cao hiệu chính sách và quy định của Chính phủ đối quả sản xuất, kinh doanh và đổi mới sáng với chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Từ tạo. Để chuyển đổi xanh trong hoạt động đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết: logistics, yếu tố công nghệ là điều kiện cần H4: Chính sách và quy định của Chính thiết bởi công nghệ không chỉ cung cấp các phủ có ảnh hưởng tích cực đến quyết giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa quy trình định chuyển đổi xanh của doanh nghiệp vận chuyển, giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu logistics Việt Nam. mà còn hỗ trợ trong việc theo dõi và quản lý Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của lượng khí thải, chất thải phát sinh (DeBoer, doanh nghiệp là khả năng huy động, quản 2017). Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đánh lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài giá chính xác tác động môi trường của các chính để đáp ứng các nhu cầu hoạt động, hoạt động, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Khi đầu tư vào công nghệ xanh một cách hiệu doanh nghiệp sở hữu nguồn lực tài chính quả. Hơn nữa, công nghệ cũng tạo điều dồi dào, doanh nghiệp có thể đầu tư vào kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin, các công nghệ xanh tiên tiến, như xe vận tải hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung điện, hệ thống quản lý kho bãi thông minh, ứng. Các nghiên cứu của Masudin (2019), và các giải pháp tối ưu hóa tuyến đường Arsawan và cộng sự (2021), Jefimovaite Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 83
  7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Nhận thức về lợi ích (PB) H1+ Áp lực từ khách hàng (CP) H2+ Sự hợp tác với nhà cung cấp (SC) H3+ Quyết định H4+ chuyển đổi xanh Chính sách và quy định của trong doanh nghiệp Chính phủ (GR) H5+ Năng lực tài chính (FC) H6+ Năng lực công nghệ (TC) Nguồn: Tác giả đề xuất Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và Vienažindien (2022) cũng xác nhận ảnh 3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu hưởng tích cực của năng lực công nghệ đối với chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Từ Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi H6: Năng lực công nghệ có ảnh hưởng xác suất. Nguyên tắc lựa chọn cỡ mẫu tối tích cực đến quyết định chuyển đổi xanh thiểu được sử dụng trong nghiên cứu này của doanh nghiệp logistics Việt Nam. là nguyên tắc của Hair và cộng sự (2014). Theo đó, đối với các nghiên cứu sử dụng 3. Phương pháp nghiên cứu phương pháp phân tích nhân tố khám phá thì cỡ mẫu tối thiểu sử dụng là 200. 250 3.1. Thiết kế bảng hỏi phiếu khảo sát đã được gửi trực tiếp đến 250 doanh nghiệp logistics Việt Nam trong Dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trước thời gian khảo sát từ tháng 2/2024 đến tháng đó liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả 11/2024. Mỗi doanh nghiệp lựa chọn một tiến hành xây dựng các biến quan sát để đo đại diện phù hợp trả lời khảo sát là lãnh đạo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu doanh nghiệp hoặc cấp quản lý liên quan đề xuất. Phương pháp thảo luận nhóm với trực tiếp đến công nghệ và vận hành dịch vụ. một số doanh nghiệp và chuyên gia được Số phiếu khảo sát hợp lệ được dùng trong thực hiện để hiệu chỉnh các biến quan sát. phân tích dữ liệu là 217 phiếu. Thang đo được sử dụng cho 29 biến quan sát trong mô hình nghiên cứu là thang đo 3.3. Phân tích dữ liệu Likert 5 mức độ, từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Các biến quan sát Dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích trong mô hình nghiên cứu và mã hoá được bằng phần mềm SPSS và AMOS với các trình bày trong Bảng 1. kỹ thuật phân tích định lượng như: (1) Kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá 84 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  8. BÙI DUY LINH Bảng 1. Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu Tên biến Biến quan sát Nguồn Rodrigue và cộng sự 1. Nhận thức (PB1) Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp logistics giảm (2017), Masudin (2019), về lợi ích của chi phí vận hành; (PB2) Nâng cao hình ảnh thương hiệu; Konietzko và cộng sự chuyển đổi xanh (PB3) Tăng tính cạnh tranh; (PB4) Tối ưu hóa chuỗi cung (2020), Lutf và cộng sự (PB) ứng; (PB5) Đóng góp vào sự phát triển bền vững (2023) (CP1) Khách hàng quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững của dịch vụ logistics; (CP2) Sẵn sàng trả giá cao hơn với Dangelico (2016), Tariq và 2. Áp lực từ dịch vụ logistics có yếu tố xanh; (CP3) Yêu cầu nhà cung cộng sự (2017), Wang và khách hàng (CP) cấp dịch vụ logistics đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường; cộng sự (2018), Arsawan (CP4) Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics dựa trên yếu và cộng sự (2021) tố bền vững (SC1) Các nhà cung cấp có những cam kết rõ ràng về chuyển đổi xanh; (SC2) Sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp Rodrigue và cộng sự 3. Sự hợp tác với đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường; (SC3) Có sự phù hợp (2017), Konietzko và cộng nhà cung cấp về mục tiêu chuyển đổi xanh giữa doanh nghiệp và nhà sự (2020), Alam (2022), (SC) cung cấp; (SC4) Có sự hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp Khayyat và cộng sự (2024) để triển khai các giải pháp xanh (GR1) Chính phủ có các quy định nhằm định hướng chuyển Karia và Asaari (2016), Joo đổi xanh trong ngành logistics; (GR2) Có chính sách hỗ trợ 4. Chính sách và cộng sự (2018), Jefi- về tài chính với logistics xanh; (GR3) Thực hiện các chương và quy định của movaite và Vienažindien trình đào tạo nguồn nhân lực về chuyển đổi xanh; (GR4) Có Chính phủ (GR) (2022), Youngswaing và các chính sách hỗ trợ về công nghệ chuyển đổi xanh đối cộng sự (2024) với ngành logistics (FC1) Doanh nghiệp có dòng tiền ổn định để đầu tư cho Schniederjans và Starkey các dự án chuyển đổi xanh; (FC2) Có mối quan hệ với các 5. Năng lực tài (2014), Xia và cộng sự tổ chức, quỹ tài chính; (FC3) Có kế hoạch phân bổ tài chính chính (FC) (2022), Jefimovaite và cho phát triển xanh; (FC4) Đạt được hiệu quả tài chính Vienažindien (2022) trong dài hạn nhờ chuyển đổi xanh (TC1) Doanh nghiệp đã có mức độ số hóa quy trình nhất Masudin (2019), Arsawan định; (TC2) Có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến; 6. Năng lực công và cộng sự (2021), Jefi- (TC3) Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; (TC4) Có sự hợp nghệ (TC) movaite và Vienažindien tác với các đối tác công nghệ; (TC5) Nguồn nhân lực có (2022) chuyên môn trong ứng dụng khoa học công nghệ 7. Quyết định (GL1) Doanh nghiệp có ý định chuyển đổi xanh; (GL2) Có chuyển đổi xanh Dangelico (2016), Wang và kế hoạch chuyển đổi xanh trong hoạt động logistics; (GL3) trong doanh cộng sự (2018), Youngswa- Đánh giá cao việc áp dụng thực hành xanh trong cung cấp nghiệp logistics ing và cộng sự (2024) dịch vụ logistics (GL) Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên tổng quan độ tin cậy của các thang đo; (2) Phân tích 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận nhân tố khám phá (EFA); (3) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để xác định mức 4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo độ phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với mô hình lý thuyết và (4) Phân tích phương Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trình cấu trúc (SEM). Từ đó, nghiên cứu trong nghiên cứu để xem xét tính tin cậy xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của các biến trong mô hình nghiên cứu đến quyết định chuyển đổi xanh trong các cũng như sự tương quan giữa các biến quan doanh nghiệp logistics Việt Nam. sát của một nhân tố. Hệ số này phải đạt giá trị nhỏ nhất là 0,6 theo tiêu chuẩn của Hair Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 85
  9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả mẫu hệ số tương quan biến tổng tối thiểu. Trong Số Tỷ trọng nhân tố Nhận thức về lợi ích của chuyển Đặc điểm phiếu (%) đổi xanh, khi loại biến quan sát PB5 giá trị Vị trí địa lý của hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên. Do Hà Nội 61 28,11 đó, ngoại trừ biến quan sát PB5, 28 biến Hải Phòng 23 10,60 quan sát còn lại được chấp nhận và sử dụng Đà Nẵng 43 19,82 trong các kỹ thuật phân tích tiếp theo trong Bình Dương 36 16,59 nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh 54 24,88 4.2. Phân tích nhân tố khám phá Quy mô doanh nghiệp (Phân loại theo quy định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP) Mục đích của phân tích EFA là để kiểm Doanh nghiệp nhỏ 68 31,34 định giá trị các khái niệm của thang đo. Kết Doanh nghiệp vừa 121 55,76 quả phân tích EFA các biến độc lập (Bảng 4) cho thấy, kiểm định KMO và Bartlett’s Doanh nghiệp lớn 28 12,90 trong phân tích yếu tố có Sig. = 0,000 < Tổng 217 100 0,05); hệ số KMO là 0,814 > 0,6. Điều Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu này cho thấy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân và cộng sự (2010). Cùng với đó, một biến tích nhân tố khám phá là phù hợp. Tại các quan sát được coi là phù hợp với nhân tố mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phép khi có hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất xoay Varimax, phân tích nhân tố khám phá là 0,3 (Hair và cộng sự, 2010). Kết quả đã trích được 6 nhân tố từ các biến quan sát phân tích cho thấy 6 biến độc lập và biến và với phương sai trích là 61,41% (lớn hơn phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đều 50%) đạt yêu cầu. Do đó, kết quả phân tích có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và nhân tố khám phá biến độc lập là phù hợp. hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất đạt giá Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc trị 0,653 đối với biến Năng lực công nghệ. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp Cùng với đó, 29 biến quan sát trong mô logistics cho thấy các giá trị KMO thoả hình nghiên cứu đều thoả mãn điều kiện về mãn điều kiện lớn hơn 0,6 và giá trị Sig. Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo sau khi loại bỏ biến PB5 Biến quan Cronbach’s Tương quan biến tổng Tên biến Kết luận sát Alpha nhỏ nhất Nhận thức về lợi ích của 4 0,727 0,374(BP4) Đạt chuyển đổi xanh Áp lực từ khách hàng 4 0,778 0,401(CP1) Đạt Sự hợp tác với nhà cung cấp 4 0,843 0,494(SC2) Đạt Chính sách và quy định của 4 0,886 0,523(GR3) Đạt Chính phủ Năng lực tài chính 4 0,754 0,403(FC4) Đạt Năng lực công nghệ 5 0,815 0,461(TC2) Đạt Quyết định chuyển đổi xanh 3 0,705 0,384(GL3) Đạt trong doanh nghiệp logistics Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu 86 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  10. BÙI DUY LINH Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập Chính sách và Nhận thức về Áp lực từ Sự hợp tác với Năng lực Năng lực quy định của lợi ích khách hàng nhà cung cấp tài chính công nghệ Chính phủ Hệ số tải nhân tố 0,823(PB2) 0,854(CP1) 0,804(SC1) 0,731(GR4) 0,861(FC1) 0,903(TC1) 0,774(PB1) 0,842(CP4) 0,794(SC3) 0,703(GR2) 0,824(FC2) 0,876(TC2) 0,715(PB3) 0,766(CP3) 0,764(SC2) 0,678(GR3) 0,803(FC4) 0,842(TC4) 0,702(PB4) 0,722(CP2) 0,711(SC4) 0,665(GR1) 0,788(FC3) 0,816(TC3) 0,792(TC5) KMO = 0,814; Sig. = 0,000; Eigenvalue = 1,762 >1; Total Variance Explained = 61,41% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu Bảng 5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc Phương sai Số lượng Tên biến KMO Bartlett’s test Giá trị Eigen giải thích nhóm Quyết định chuyển đổi xanh trong doanh 0,752 0,000 58,63 2,216 1 nghiệp logistics Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu nhỏ hơn 0,05. Với phép quay Varimax, các trị phân biệt. Mô hình nghiên cứu là phù biến quan sát hội tụ về một nhân tố duy hợp với dữ liệu nghiên cứu. nhất. Cùng với đó, hệ số tải nhân tố của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và không có 4.4. Mô hình cấu trúc tuyến tính biến quan sát nào tải lên ở nhiều hơn một nhân tố. Giá trị phương sai giải thích của Kết quả mô hình SEM cho thấy, mối quan phân tích EFA là 58,63% thoả mãn điều hệ giữa các biến độc lập Nhận thức về lợi kiện lớn hơn 50%. Từ đó, nghiên cứu kết ích của chuyển đổi xanh, Sự hợp tác với luận phân tích EFA sử dụng đối với biến các nhà cung cấp, Các chính sách và quy phụ thuộc là phù hợp. định của Chính phủ, Năng lực công nghệ của doanh nghiệp và biến phụ thuộc Quyết 4.3. Phân tích nhân tố khẳng định định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp Phương pháp phân tích CFA được sử dụng Bảng 6. Kết quả phân tích nhân tố để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Xét khẳng định ngưỡng chỉ số độ phù hợp mô hình Model Fit theo Hair và cộng sự (2010) ta thấy, Chỉ số Giá trị CMIN/df = 1,787 (nhỏ hơn 2) là tốt; TLI = CMIN/df 1,787 0,921 (lớn hơn 0,9) là tốt; CFI = 0,903 (lớn CFI 0,921 hơn 0,9) là tốt; chỉ số GFI = 0,922 (lớn hơn TLI 0,903 0,9); RMSEA = 0,04 (nhỏ hơn 0,08) là tốt. GFI 0,922 Từ đó, có thể kết luận phân tích CFA cho các khái niệm đều đạt tính đơn hướng, đảm RMSEA 0,04 bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 87
  11. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Bảng 7. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính Mối quan hệ Hệ số S.E. C.R. P Nhận thức về lợi ích của chuyển đổi
  12. BÙI DUY LINH thời gian hơn là các yếu tố bền vững của do đó, giả thuyết 5 bị bác bỏ. Như vậy, yếu các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Cùng tố Năng lực tài chính không có tác động có với đó, hiện nay, chưa có một hệ thống ý nghĩa thống kê tới quyết định chuyển đổi tiêu chuẩn và chứng nhận cụ thể về dịch xanh của các doanh nghiệp logistics Việt vụ logistics xanh tại Việt Nam. Điều này Nam. Điều này có thể giải thích bởi mặc dù khiến khách hàng khó đánh giá và so sánh chi phí chuyển đổi xanh ban đầu có thể cao, các dịch vụ logistics khác nhau. nhưng các doanh nghiệp lại có nhiều cơ hội Yếu tố Sự hợp tác với nhà cung cấp có hệ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, các chương số chuẩn hóa là 0,202 và giá trị Sig. nhỏ trình hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và các tổ hơn 5%, do đó, giả thuyết 3 được chấp chức quốc tế. Điều này phần nào giảm bớt nhận. Điều này có nghĩa là sự hợp tác với gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp các nhà cung cấp là động lực thúc đẩy logistics Việt Nam khi chuyển đổi xanh. quyết định chuyển đổi xanh của các doanh Cuối cùng, yếu tố Năng lực công nghệ có nghiệp logistics. Bằng cách hợp tác với hệ số chuẩn hóa là 0,311 và giá trị Sig. nhỏ các nhà cung cấp có cam kết cao về bền hơn 5%, do đó, giả thuyết 6 được chấp vững, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhận. Nói cách khác, năng lực công nghệ các nguyên vật liệu tái chế, công nghệ xanh của doanh nghiệp là yếu tố có tác động lớn tiên tiến và các dịch vụ logistics thân thiện nhất đối với quyết định chuyển đổi xanh với môi trường. Đồng thời, việc chia sẻ trong các doanh nghiệp logistics tại Việt thông tin, kiến thức và hợp tác trong việc nam. Việc áp dụng các thực hành xanh phát triển các giải pháp logistics xanh sẽ trong logistics không chỉ đòi hỏi doanh tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững hơn. nghiệp phải kịp thời nắm bắt và làm chủ Điều này cũng đã được chứng minh trong các công nghệ tiến tiến trong toàn bộ các các nghiên cứu của Rodrigue và cộng sự hoạt động của chuỗi cung ứng. Kết quả (2017), Konietzko và cộng sự (2020), này phù hợp với các phát hiện trong nghiên Alam (2022), Khayyat và cộng sự (2024). cứu của Masudin (2019), Arsawan và cộng Cùng với đó, yếu tố Các chính sách và quy sự (2021), Jefimovaite và Vienažindien định của Chính phủ có hệ số chuẩn hóa là (2022). 0,261 và giá trị Sig. nhỏ hơn 5%, do đó, giả thuyết 4 được chấp nhận. Nói cách khác, 5. Kết luận và khuyến nghị các chính sách và quy định của Chính phủ cũng có tác động đáng kể đến doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất logistics trong quyết định chuyển đổi xanh. mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết Điều này là hợp lý bởi sự hỗ trợ về chính định chuyển đổi xanh trong các doanh sách, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và nghiệp logistics Việt Nam. Kết quả nghiên các quy định của Chính phủ sẽ giúp các cứu cho thấy các yếu tố Nhận thức về lợi doanh nghiệp triển khai hoạt động logistics ích của chuyển đổi xanh, Sự hợp tác với xanh một cách hiệu quả. Kết quả này cũng các nhà cung cấp, Các chính sách và quy phù hợp với các nghiên cứu trước đây định của Chính phủ và Năng lực công nghệ của Karia và Asaari (2016), Joo và cộng của doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự (2018), Jefimovaite và Vienažindien quyết định chuyển đổi xanh của doanh (2022), Youngswaing và cộng sự (2024). nghiệp logistics. Trong khi đó, các yếu tố Hệ số chuẩn hóa của yếu tố Năng lực tài Áp lực từ khách hàng và Năng lực tài chính chính là 0,089 và giá trị Sig. lớn hơn 5%, của doanh nghiệp có tác động không đáng Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 89
  13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam kể đối với quyết định chuyển đổi xanh của hiện logistics xanh. doanh nghiệp logistics. Trên cơ sở kết quả Đối với các doanh nghiệp logistics, cần nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến phát triển các nguồn năng lượng mới và nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sử dụng phương tiện bảo vệ môi trường để xanh trong các doanh nghiệp logistics Việt thúc đẩy sự phát triển sạch và hiệu quả. Ví Nam. dụ sử dụng công nghệ GPS quản lý thông Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, cần tin và định vị trong vận tải; tăng cường tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ phát triển công nghệ lạnh trong quản lý kho cho hoạt động logistics xanh, tránh chồng bãi nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật và chéo giữa các cơ quan Bộ, ngành. Đặc biệt thiết bị liên quan đến bảo quản nhiệt, lạnh là các quy định về kiểm soát ô nhiễm không và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống kho khí, điều chỉnh phát thải khí thải, hạn chế bãi. Cùng với đó, để cải thiện và đạt hiệu lượng khí CO2 từ các phương tiện vận tải quả tối đa của hệ thống logistics thân thiện nhằm hạn chế các loại phương tiện trên với môi trường, đòi hỏi sự chia sẻ trí tuệ đường, thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn và nỗ lực hợp tác giữa các doanh nghiệp các phương tiện đạt tiêu chuẩn về phát thải cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp và tiếng ồn. Bên cạnh đó, là các quy định, sử dụng dịch vụ logistics. Bản thân các chính sách khác như quy định về bằng cấp, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức tốt chứng chỉ đào tạo bắt buộc cho người điều về vai trò phát triển logistics xanh trong khiển phương tiện về tiết kiệm năng lượng, việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh an toàn và xanh hóa môi trường; chính doanh của doanh nghiệp mình. Việc thực sách quy định về bao bì xanh, rác thải xanh hiện tốt hoạt động logistics xanh không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn doanh kho hàng. Đồng thời, cần có những giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy tranh, đảm bảo phát triển bền vững. doanh nghiệp hướng đến phát triển logistics Nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế. xanh, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và Thứ nhất, nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhỏ; hỗ trợ nâng cao nhận thức cho doanh các doanh nghiệp logistics có quy mô nhỏ nghiệp logistics về an toàn và tầm quan và vừa tại một số địa phương ở Việt Nam. trọng của việc hoạt động kinh doanh giảm Các nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp thiểu tác động đến môi trường, dùng cơ chế tục mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các địa về thuế và luật để tạo động lực và giảm chi phương khác. Thứ hai, cỡ mẫu nghiên cứu phí cho doanh nghiệp như khuyến khích sử là tương đối nhỏ so với tổng thể. Thứ ba, dụng các nguồn năng lượng thay thế trong mô hình nghiên cứu đề xuất chỉ bao gồm 6 vận tải đường bộ (không phải xăng dầu), yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và bên khuyến khích thay đổi phương thức vận trong doanh nghiệp. Trong khi đó, có nhiều tải theo mô hình vận tải đa phương thức, yếu tố tiềm năng khác ảnh hưởng đến quyết xây dựng tín dụng các bon để bảo vệ và định chuyển đổi xanh của doanh nghiệp kiểm soát lượng khí thải nhà kính, kể cả logistics. Nghiên cứu sâu hơn có thể xem nâng cao nhận thức trong dịch vụ logistics xét nhiều biến số hơn, chẳng hạn như năng ngược đối với quản lý xử lý chất thải. Nhà lực quản lý, định hướng chiến lược của nước nên có các chính sách tài chính và phi doanh nghiệp. ■ tài chính ràng buộc các doanh nghiệp kinh doanh, các ngành địa phương phải thực 90 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  14. BÙI DUY LINH Tài liệu tham khảo Alam, S. (2022). Factors Influencing Sustainable Logistics. South Asian Journal of Operations and Logistics, 2(1), 48- 62. https://doi.org/10.57044/SAJOL.2023.2.1.2304 Arsawan, I. W. E., Koval, V., Duginets, G., Kalinin, O., & Korostova, I. (2021). The impact of green innovation on environmental performance of SMEs in an emerging economy. In E3S Web of Conferences 255, 01012. https:// doi.org/10.1051/e3sconf/202125501012 Awa, H. O., Ukoha, O., & Igwe, S. R. (2017). Revisiting technology-organization-environment (TOE) theory for enriched applicability. The Bottom Line, 30(01), 2-22. https://doi.org/10.1108/BL-12-2016-0044 Baeshen, Y., Soomro, Y. A., & Bhutto, M. Y. (2021). Determinants of Green Innovation to Achieve Sustainable Business Performance: Evidence from SMEs. Frontiers in Psychology, 12, 767968. https://doi.org/10.3389/ fpsyg.2021.767968 Bộ Công thương (2022). Báo cáo Logistics Việt Nam 2022: Logistics xanh. Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội. Brammer, S., Hoejmose, S., & Marchant, K (2012). Environmental management in SMEs in the UK: Practices, pressures and perceived benefits. Business Strategy and the Environment, 21, 423-434. https://doi.org/10.1002/bse.717 Cyert, R., & March, J. (1963). A Behavioral Theory of the Firm. Prentice-Hall, Englewood Cliffs. https://doi.org/10.1002/ bs.3830040202 Dangelico, R. M. (2016). Green product innovation: Where we are and where we are going. Business Strategy and the Environment, 25(8), 560-576. https://doi.org/10.1002/bse.1886 Fassin, Y. (2009). The Stakeholder Model Refined. Journal of Business Ethics, 84(1), 113-135. https://doi.org/10.1007/ s10551-008-9677-4 Freeman, R. E. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach. Pitman, Boston. https://doi.org/10.2139/ ssrn.263511 Freudenreich, B., Lüdeke-Freund, F., & Schaltegger, S. (2020). A stakeholder theory perspective on business models: Value Creation for Sustainability. Journal of Business Ethics, Springer, 166(1), 3-18. https://doi.org/10.1007/ s10551-019-04112-z Hair Jr, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., & Anderson, R.E. (2010). Multivariate Data Analysis, (7th ed.), Pearson. Hair, J. F., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Black, W. C. (2014). Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS- SEM): An emerging tool in business research. European Business Review, 26, 106-121. https://doi.org/10.1108/ EBR-10-2013-0128 Hatami, A., & Firoozi, N. (2019). A dynamic stakeholder model: An Other‐oriented ethical approach. Business Ethics A European Review, 28(6), 349-360. https://doi.org/10.1111/beer.12222 Jedlinski, M. (2014). The position of green logistics in sustainable development of a smart green city. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 151, 102-111. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2014.10.011 Jefimovaite, L., & Vienažindien, M. (2022). Factors influencing the application of green logistics: Findings from the lithuanian logistics center. Polish Journal of Management Studies, 25, 193-212. https://doi.org/10.3390/en14227500 Joel, I. (2021). The Behavioral Theory of the Firm: Foundations, Tenets and Relevance. Technium Social Sciences Journal, Technium Science, 19(1), 324-333. https://doi.org/10.17512/pjms.2022.25.1.12 Joo, H. Y., Seo, Y. W., & Min, H. (2018). Examining the effects of government intervention on the firm’s environmental and technological innovation capabilities and export performance. International Journal of Production Research, 56, 6090-6111. https://doi.org/10.1080/00207543.2018.1430902 Karia, N., & Asaari, M. (2016). Transforming green logistics practice into benefits: A case of Third-Party Logistics (3PLs). In Proceedings of the International Conference on Industrial Engineering and Operations Management, Kuala Lumpur, Malaysia, 8-10 March. Khayyat, M., Balfaqih, M., Balfaqih, H., & Ismail, M. (2024). Challenges and factors influencing the implementation of green logistics: A case study of Saudi Arabia. Sustainability, 16(13), 1-37. https://doi.org/10.3390/su16135617 Konietzko, J., Bocken, N., & Hultink, E. J. (2020). Circular ecosystem innovation: An initial set of principles. Journal of Cleaner Production, 253, 119942. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2019.119942 Liu, C. (2019). Understanding Electronic Commerce Adoption at Organizational Level: Literature Review of TOE Framework and DOI Theory. International Journal of Science and Business, 3(2), 179-195. https://doi. org/10.1016/j.techfore.2024.123633 Mariangela, R., Corinna, C., & Mangano, G. (2022). Investigating the environmental awareness of logistics service providers: The case of Italy. Cleaner Logistics and Supply Chain, 5, 100083. https://doi.org/10.1016/j. clscn.2022.100083 Masudin I. (2019). A literature review on green supply chain management adoption drivers. ICI Journals Master List - Index Copernicus, 18, 103-115. https://doi.org/10.23917/jiti.v18i2.7826 Ren, R., Hu, W., Dong, J., Sun, B., Chen, Y., & Chen, Z. (2020). A systematic literature review of green and sustainable Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 91
  15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp logistics: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam logistics: bibliometric analysis, research trend and knowledge taxonomy. International journal of environmental research and public health, 17(1), 261. https://doi.org/10.3390/ijerph17010261 Rodrigue, J. P., Slack, B., & Comtois, C. (2017). Green logistics (the paradoxes of). The geography of transport systems (4th ed), 386-408. https://doi.org/10.4324/9781315618159 Schniederjans, D. G., & Starkey, C. M. (2014). Intention and willingness to pay for green freight transportation: An empirical examination. Transportation Research Part D: Transport and Environment, 31, 116-125. https://doi. org/10.1016/j.trd.2014.05.024 Tariq, A., Badir, Y. F., Tariq, W., & Bhutta, U. S. (2017). Drivers and consequences of green product and process innovation: A systematic review, conceptual framework, and future outlook. Technology in Society, 51, 8-23. https://doi.org/10.1016/j.techsoc.2017.06.002 Wang, X. (2018). Study on relationship between green logistics activity and logistics performance. Cluster Computing, 22, 6579-6588. https://doi.org/10.1007/s10586-018-2344-3 Wang, Y., Jia, F., Schoenherr, T., & Gong, Y. (2018). Supply chain-based business model innovation: the case of a cross- border E-commerce company. Sustainability, 10, 1-23. https://doi.org/10.3390/systems11060278 Xia, S., Ling, Y., De Main, L., Lim, M. K., Li, G., Zhang, P., & Cao, M. (2024). Creating a low carbon economy through green supply chain management: Investigation of willingness-to-pay for green products from a consumer’s perspective. International Journal of Logistics Research and Applications, 27(7), 1154-1184. https://doi.org/10.1 080/13675567.2022.2115988 Yang, J., & Chen, S. (2023). Corporate financialization, digitalization and green innovation: A panel investigation on Chinese listed firms. Innovation and Green Development, 2, 100068. https://doi.org/10.1016/j.igd.2023.100068 Youngswaing, W., Jomnonkwao, S., Cheunkamon, E., & Ratanavaraha, V. (2024). Key Factors Shaping Green Logistics in Thailand’s Auto Industry: An Application of Structural Equation Modeling. Logistics, 8(1), 17. https://doi.org/ https://doi.org/10.3390/logistics8010017 Zatrochová, M., Kuperová, M., & Golej, J. (2021). Analysis of the principles of reverse logistics in waste management. Acta logistica, 8(2), 95-106. https://doi.org/10.22306/al.v8i2.208 Zhang, W., Zhang, M., Zhang, W., Zhou, Q., & Zhang, X. (2020). What influences the effectiveness of green logistics policies? A grounded theory analysis. Science of the Total Environment, 714, 136731. https://doi.org/10.1016/j. scitotenv.2020.136731 Zowada, K. (2018). Environmental responsibility in logistics activities of small and mediumsized enterprises. Research Journal of the University of Gdańsk. Transport Economics and Logistics, 78, 157-166. https://doi.org/10.26881/ etil.2018.78.13 92 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0