intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch vành

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

136
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh ĐMV, phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được. Phái nam: Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều sau mãn kinh. Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội ngoại của bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch vành

  1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch vành
  2. Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh ĐMV, phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được. Phái nam: Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều sau mãn kinh. Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội ngoại của bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu, tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình. Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng bất lợi như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá... Tuổi tác: Khoảng 4 trong 5 người tử vong vì BMV ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm, đồng thời thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm “xói mòn và khoét rộng” những chỗ tổn thương trên lớp lót mặt trong thành động mạch, gây lắng đọng nhiều mảng xơ vữa. Hơn nữa, tăng huyết áp làm tim phải tăng cường hoạt động để thắng lại áp lực máu cao, sẽ rất nguy hiểm cho tim nếu ĐMV bị hẹp do xơ vữa hoặc tim không đảm đương nổi chức năng bơm do bị NMCT trước đây.
  3. Cholesterol máu cao: Nguy cơ BMV của bạn sẽ tăng lên nếu nồng độ loại cholesterol “xấu” trong máu bạn cao. Kiểm soát được loại cholesterol này, bạn sẽ giảm được nguy cơ NMCT. Thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng đáng kể khả năng bị BMV. Ít hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol máu cao, béo phì và stress. Béo phì: Tăng cân quá mức làm tim phải tăng cường hoạt động, tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường: Nồng độ đường (glucose) trong máu tăng không kiểm soát được - tiêu chuẩn xác định bệnh đái tháo đường - làm tăng nguy cơ bệnh tim, thận và đột qụy lên rất cao do làm tổn thương mạch máu. Stress: Một số chuyên gia đã cảnh báo về mối liên quan giữa BMV và các stress không kiểm soát trong cuộc sống của bạn.
  4. Làm sao bạn có thể phát hiện được mình có bị BMV hay không? Các bác sĩ có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này dựa trên các kết quả xét nghiệm và mức độ những yếu tố nguy cơ mà bạn mắc phải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2