An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG<br />
Lưu Thị Thái Tâm1, Châu Sôryaly1, Chau Khon1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 06/10/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
06/11/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 02/2017<br />
Title:<br />
Several factors influence on<br />
choosing universities of high<br />
school twelve graders in Long<br />
Xuyen, An Giang province<br />
Keywords:<br />
Factors, impacts, university<br />
decision<br />
Từ khóa:<br />
Các nhân tố, ảnh hưởng,<br />
chọn trường đại học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study was conducted to identify and evaluate the impacts of key factors on<br />
choosing universities of 330 junior high school twelve graders in Long Xuyen<br />
city, An Giang province. Data were collected by quantitative questionnaires.<br />
The results of multiple regession analyses show that the research model<br />
explains 48.8% of the relationships among the number of factors – future job<br />
opportunities appropriated with personal characteristics, personal<br />
determination, passing opportunities, personal characteristics of high school<br />
students, and university features that affected their choices of universities to<br />
study. Among the factors investigated, the most influenced one is future job<br />
opportunities responding to personal characteristics; the next is opportunities<br />
to pass university entrance exams; and the last is personal characteristics of<br />
high school students. Moreover, the results of an independent-sample t-test also<br />
reveal that there is a significant difference in choosing universities between<br />
male and female students.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động<br />
của các yếu tố then chốt đến quyết định chọn trường đại học của 330 học sinh<br />
lớp 12 tại các trường phổ thông trung học tại địa bàn thành phố Long Xuyên,<br />
tỉnh An Giang. Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi phỏng vấn định lượng. Kết<br />
quả phân tích hồi quy bội cho thấy rằng mô hình nghiên cứu giải thích được<br />
48.8% cho tổng thể về mối liên hệ tồn tại giữa các yếu tố - cơ hội việc làm trong<br />
tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân, sự định hướng của các cá nhân<br />
có ảnh hưởng, cơ hội trúng tuyển, đặc điểm cá nhân của học sinh và đặc điểm<br />
trường đại học - ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Trong các yếu<br />
tố được nghiên cứu thì yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn trường đại học<br />
là yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân,<br />
kế đến là yếu tố cơ hội trúng tuyển và cuối cùng là yếu tố cá nhân học sinh.<br />
Thêm vào đó, kết quả phân tích t độc lập cho thấy rằng có sự khác biệt trong<br />
việc quyết định chọn trường của học sinh nữ và học sinh nam.<br />
<br />
người mỗi năm, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ<br />
khoảng phân nửa số đó (Số liệu thống kê của Bộ<br />
Giáo dục & Đào tạo, tính đến giai đoạn 2011 2014). Điều này càng tạo thêm nhiều áp lực nặng<br />
nề cho các bạn học sinh năm cuối cấp 3. Với tâm<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay cả nước có khoảng 215 trường cao<br />
đẳng và 204 trường đại học. Số lượng học sinh<br />
thi vào các trường đại học và cao đẳng hàng năm<br />
rất đông. Theo thống kê gần đây, hơn 1 triệu<br />
88<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100<br />
<br />
lý “Đại học là con đường tiến thân duy nhất”, hầu<br />
hết các bạn học sinh lớp 12 đều mơ ước vào các<br />
trường đại học, kể cả những bạn học sinh có năng<br />
lực học tập không được tốt. Hơn nữa, có rất<br />
nhiều trường hợp các bạn học sinh đã lựa chọn<br />
ngành nghề không phù hợp với năng lực bản<br />
thân, chịu sự tác động của gia đình, bạn bè hoặc<br />
chọn ngành và trường vẫn còn theo tâm lý đám<br />
đông,… dẫn đến không ít các bạn có những quyết<br />
định sai lầm. Do đó, việc chọn ngành và trường<br />
đại học là rất quan trọng, vì nó là một trong<br />
những yếu tố quyết định tương lai của một người.<br />
Việc thực hiện nghiên cứu này là rất cần thiết,<br />
nhằm góp phần tìm ra giải pháp giúp cho các bạn<br />
học sinh lớp 12 có thêm kỹ năng trong việc chọn<br />
trường, đồng thời công tác tư vấn tuyển sinh cho<br />
học sinh phổ thông trung học (THPT) đạt hiệu<br />
quả hơn.<br />
<br />
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử<br />
dụng kết quả nghiên cứu của Chapman (1981) và<br />
phát triển trên những mô hình khác để nghiên<br />
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa<br />
chọn trường đại học của học sinh. Cabera và La<br />
Nasa (2000) đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn<br />
lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên<br />
nền tảng của mô hình chọn trường của D. W.<br />
Chapman và K. Freeman (trích bởi Burn, 2006)<br />
và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa<br />
nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc<br />
trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm<br />
yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa<br />
chọn trường đại học của học sinh.<br />
M. J. Burn đã ứng dụng kết quả từ các nghiên<br />
cứu của Chapman (1981) và Cabera & La Nasa<br />
(2000) vào một trường đại học cụ thể tại Mỹ, một<br />
lần nữa khẳng định các kết quả nêu trên, đó là<br />
mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng<br />
đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Cơ sở lý thuyết<br />
<br />
Mô hình nghiên cứu của Kallio (1995) còn cho<br />
thấy rằng giới tính cũng có tác động đến quyết<br />
định chọn trường. Mức độ tác động của các<br />
nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ<br />
của đặc trưng về giới tính của học sinh. Kallio<br />
(1995) cho rằng giới tính khác nhau sẽ có mức độ<br />
tác động gián tiếp khác nhau lên quyết định lựa<br />
chọn trường đại học của học sinh<br />
<br />
Chapman (1981) đã đề nghị một mô hình tổng<br />
quát của việc lựa chọn trường đại học của các<br />
học sinh. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông<br />
cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến<br />
quyết định chọn trường đại học của học sinh.<br />
Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học<br />
sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh<br />
hưởng cụ thể như: các cá nhân có ảnh hưởng, các<br />
đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực<br />
giao tiếp của trường đại học với các học sinh.<br />
<br />
Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết và kết quả<br />
nghiên cứu thực nghiệm, mô hình nghiên cứu đề<br />
nghị bao gồm 8 yếu tố tác động đến quyết định<br />
chọn trường đại học của học sinh lớp 12 như sau:<br />
<br />
89<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100<br />
<br />
Yếu tố đặc điểm trường đại học<br />
<br />
H1<br />
<br />
Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh<br />
của các trường đại học<br />
<br />
H2<br />
<br />
Yếu tố về danh tiếng của trường đại học<br />
<br />
H3<br />
<br />
Yếu tố về cơ hội trúng tuyển<br />
<br />
H4<br />
<br />
Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai<br />
<br />
H5<br />
<br />
Yếu tố về sự đa dạng và hấp dẫn ngành<br />
đào tạo<br />
<br />
H6<br />
<br />
Yếu tố về sự định hướng của các cá nhân<br />
có ảnh hưởng<br />
<br />
H7<br />
<br />
Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân<br />
<br />
Quyết<br />
định chọn<br />
trường đại<br />
học<br />
<br />
H8<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị<br />
<br />
càng cao thì tỷ lệ học sinh lựa chọn trường đó<br />
càng cao.<br />
<br />
Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra:<br />
Giả thuyết H1: Khi đặc điểm của trường đại học<br />
nào càng tốt thì học sinh sẽ có xu hướng lựa chọn<br />
trường đó càng cao.<br />
<br />
Giả thuyết H5: Khi trường đại học nào đáp ứng<br />
sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của<br />
sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những<br />
trường khác thì học sinh sẽ lựa chọn trường đó<br />
nhiều hơn.<br />
<br />
Giả thuyết H2: Khi sự nỗ lực trong giao tiếp của<br />
một trường đại học nào đối với các học sinh càng<br />
nhiều thì tỷ lệ học sinh sẽ lựa chọn trường đó<br />
càng cao.<br />
Giả thuyết H3: Khi trường đại học nào có danh<br />
tiếng và thương hiệu càng cao thì tỉ lệ học sinh sẽ<br />
chọn trường đó càng cao.<br />
<br />
Giả thuyết H6: Khi trường đại học nào có nhiều<br />
ngành học đa dạng và hấp dẫn cao hơn các<br />
trường khác thì học sinh sẽ lựa chọn trường đó<br />
nhiều hơn.<br />
<br />
Giả thuyết H4: Khi trường đại học nào có điểm<br />
chuẩn tuyển sinh càng thấp và cơ hội trúng tuyển<br />
<br />
Giả thuyết H7: Khi mức độ định hướng của<br />
người thân học sinh về việc dự thi vào một<br />
90<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100<br />
<br />
trường đại học nào đó càng lớn thì xu hướng<br />
chọn trường đại học đó của học sinh càng cao.<br />
<br />
các cá nhân học sinh khác nhau. Nghiên cứu sơ<br />
bộ định lượng phỏng vấn khoảng 50 học sinh<br />
theo cách lấy mẫu thuận tiện, nhằm phát hiện<br />
những sai sót trong bảng câu hỏi, nhằm kiểm tra<br />
và hiệu chỉnh thang đo. Sau đó, nghiên cứu chính<br />
thức được tiến hành bằng phương pháp lấy mẫu<br />
thuận tiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng<br />
bảng câu hỏi chi tiết với kích thước mẫu là 330<br />
học sinh lớp 12 từ các trường phổ thông trung<br />
học trên địa bàn Thành phố Long Xuyên.<br />
<br />
Giả thuyết H8: Khi các ngành học do trường nào<br />
đào tạo có mức độ phù hợp với khả năng hay sở<br />
thích học sinh càng cao thì tỷ lệ học sinh sẽ có<br />
khuynh hướng chọn trường đó càng lớn.<br />
2.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 giai<br />
đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và<br />
định lượng và (2) nghiên cứu chính thức bằng<br />
phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định<br />
tính được thực hiện bằng cách thảo luận tay đôi<br />
với 15 học sinh để điều chỉnh từ ngữ trong bảng<br />
câu hỏi cho phù hợp với bối cảnh tại địa bàn<br />
thành phố Long Xuyên cũng như để đảm bảo<br />
việc hiểu giống nhau về nội dung thang đo giữa<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN.<br />
3.1 Kết quả nghiên cứu<br />
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng công cụ<br />
Cronbach’s Alpha:<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
Trung bình thang<br />
đo nếu loại biến<br />
<br />
Phương sai thang<br />
đo nếu loại biến<br />
<br />
Tương quan biến<br />
tổng<br />
<br />
Hệ số Alpha<br />
nếu loại biến<br />
<br />
Đặc điểm của trường đại học – DDTruong: Cronbach’s Alpha: 0.621<br />
DDTruong1<br />
<br />
16.18<br />
<br />
4.405<br />
<br />
0.439<br />
<br />
0.535<br />
<br />
DDTruong2<br />
<br />
15.73<br />
<br />
5.591<br />
<br />
0.318<br />
<br />
0.595<br />
<br />
DDTruong3<br />
<br />
15.87<br />
<br />
5.376<br />
<br />
0.405<br />
<br />
0.552<br />
<br />
DDTruong4<br />
<br />
15.49<br />
<br />
5.460<br />
<br />
0.444<br />
<br />
0.537<br />
<br />
DDTruong5<br />
<br />
15.61<br />
<br />
6.093<br />
<br />
0.291<br />
<br />
0.604<br />
<br />
Những nỗ lực giao tiếp của trường đại học - NoLuc: Cronbach’s Alpha: 0.486<br />
NoLuc1<br />
<br />
10.40<br />
<br />
4.191<br />
<br />
0.249<br />
<br />
0.445<br />
<br />
NoLuc2<br />
<br />
10.37<br />
<br />
3.801<br />
<br />
0.380<br />
<br />
0.335<br />
<br />
NoLuc3<br />
<br />
10.43<br />
<br />
4.113<br />
<br />
0.405<br />
<br />
0.343<br />
<br />
NoLuc4<br />
<br />
11.17<br />
<br />
3.155<br />
<br />
0.198<br />
<br />
0.567<br />
<br />
Cơ hội việc làm trong tương lai - CongViec: Cronbach’s Alpha: 0.800<br />
CongViec1<br />
<br />
11.27<br />
<br />
7.049<br />
<br />
0.683<br />
<br />
0.713<br />
<br />
CongViec2<br />
<br />
11.11<br />
<br />
7.003<br />
<br />
0.761<br />
<br />
0.671<br />
<br />
CongViec3<br />
<br />
11.01<br />
<br />
10.170<br />
<br />
0.335<br />
<br />
0.861<br />
<br />
CongViec4<br />
<br />
11.10<br />
<br />
7.462<br />
<br />
0.698<br />
<br />
0.706<br />
<br />
Các cá nhân ảnh hưởng - CaNhanAH: Cronbach’s Alpha: 0.813<br />
91<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
Trung bình thang<br />
đo nếu loại biến<br />
<br />
Phương sai thang<br />
đo nếu loại biến<br />
<br />
Tương quan biến<br />
tổng<br />
<br />
Hệ số Alpha<br />
nếu loại biến<br />
<br />
CaNhanAH1<br />
<br />
12.13<br />
<br />
16.882<br />
<br />
0.594<br />
<br />
0.779<br />
<br />
CaNhanAH2<br />
<br />
11.87<br />
<br />
16.016<br />
<br />
0.668<br />
<br />
0.755<br />
<br />
CaNhanAH3<br />
<br />
12.40<br />
<br />
17.675<br />
<br />
0.551<br />
<br />
0.791<br />
<br />
CaNhanAH4<br />
<br />
11.98<br />
<br />
16.516<br />
<br />
0.680<br />
<br />
0.753<br />
<br />
CaNhanAH5<br />
<br />
11.98<br />
<br />
18.039<br />
<br />
0.516<br />
<br />
0.801<br />
<br />
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha<br />
các thang đo cho thấy có 7 trong 8 thang đo đạt<br />
yêu cầu về độ tin cậy, cụ thể là: thang đo đặc<br />
điểm của trường đại học (DDTruong) có<br />
Cronbach’s Alpha là 0.621; thang đo cơ hội việc<br />
làm trong tương lai (CongViec) có Cronbach’s<br />
Alpha là 0.800; thang đo các cá nhân có ảnh<br />
hưởng (CaNhanAH) có Cronbach’s Alpha là<br />
0.813. Riêng các thang đo cơ hội trúng tuyến<br />
(CHTrungTuyen), thang đo danh tiếng trường đại<br />
học (DanhTieng) và thang đo cơ hội việc làm<br />
trong tương lai (CongViec) đều chỉ có 2 biến<br />
quan sát, chưa đạt tối thiểu 3 biến để tính<br />
Cronbach’s Alpha (Nguyễn Đình Thọ, 2011).<br />
Thang đo nỗ lực giao tiếp của trường đại học<br />
(NoLuc) có Cronbach’s Alpha là 0.486, không<br />
đạt yêu cầu về độ tin cậy nên biến này bị loại<br />
trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá<br />
EFA.<br />
Ngoài ra các hệ số tương quan biến tổng của các<br />
thang đo này đều cao hơn mức cho phép (lớn hơn<br />
0.3), do đó cả 7 thang đo đều được đưa vào phân<br />
tích nhân tố khám phá (EFA), tuy nhiên riêng<br />
biến DDTruong5 (thang đo đặc điểm của trường<br />
đại học) có hệ số tương quan là 0.291 (nhỏ hơn<br />
0.3) nên biến này bị loại.<br />
<br />
như sau: (1) hệ số KMO từ 0.5 trở lên và mức<br />
kiểm định Bartlett từ 0.005 trở xuống (Hoàng<br />
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); (2)<br />
trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, nếu biến quan sát<br />
nào có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại;<br />
(3) thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai<br />
trích từ 50% trở lên; (4) hệ số eigenvalue lớn hơn<br />
1 (Gerbing & Anderson, 1998); (5) khác biệt<br />
trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các<br />
nhân tố từ 0.3 trở lên để tạo giá trị phân biệt giữa<br />
các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).<br />
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho<br />
thấy tất cả 21 biến quan sát (sau khi đã loại<br />
thành phần thang đo nỗ lực giao tiếp của trường<br />
đại học, gồm 4 biến quan sát, và biến<br />
DDTruong5 thuộc thang đo đặc điểm trường đại<br />
học) trong 7 thành phần thang đo các yếu tố tác<br />
động đến quyết định chọn trường của học sinh<br />
lớp 12 bị rút lại còn 6 nhân tố.<br />
Tuy nhiên, các biến DanhTieng2 (thang đo danh<br />
tiếng trường đại học), DDTruong4 (thang đo đặc<br />
điểm trường đại học), DDTruong2 (thang đo đặc<br />
điểm trường đại học) có trọng số không đạt yêu<br />
cầu về sự khác biệt trọng số nhân tố của một biến<br />
quan sát giữa các nhân tố từ 0.3 trở lên. Vì vậy<br />
các biến này bị loại. Sau khi phân tích EFA, các<br />
thang đo có một số biến quan sát bị loại, do đó hệ<br />
số Cronbach’s Alpha được tính lại, kết quả thang<br />
đo<br />
gồm<br />
các<br />
biến<br />
DaDangHapDan1,<br />
DaDangHapDan2, CongViec3 có Cronbach’s<br />
Alpha là 0.553 không đạt yêu cầu về độ tin cậy<br />
nên biến này bị loại trước khi tiến hành phân tích<br />
nhân tố khám phá EFA lần 2.<br />
<br />
Phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân<br />
tích nhân tố khám phá (EFA), để giảm bớt hay<br />
tóm tắt dữ liệu và tính độ tin cậy (Sig) của các<br />
biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay<br />
không. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu<br />
cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá<br />
92<br />
<br />