Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đạt chuẩn quốc gia
lượt xem 7
download
Cơ sở vật chất của trường Mầm non là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật khác nhau được sử dụng để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nó bao gồm cả các đồ vật, đồ chơi, môi trường thiên nhiên xung quanh nhà trường. Cơ sở vật chất nhà trường là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ góp phần quyết định chất lượng của nhà trường, không thể đảm bảo chất lượng khi không có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp. Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường là một kế hoạch lâu dài mang tính chiến lược, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể và những biện pháp thích hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. Chuyên đề sáng kiến này sẽ nêu một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đạt chuẩn quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đạt chuẩn quốc gia
- Phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o huyÖn Th¹ch Thµnh Trêng MÇm non Thµnh An S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “Mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c tham mu x©y dùng c¬ së vËt chÊt nhµ trêng ®¹t chuÈn quèc gia” Hä vµ tªn t¸c gi¶: Ph¹m ThÞ ThuÈn Chøc vô: HiÖu trëng §¬n vÞ c«ng t¸c: Trêng MN Thµnh An Th¹ch Thµnh - Thanh Ho¸ SKKN thuéc lÜnh vùc: Qu¶n lý SKKN thuéc n¨m häc: 2010-2011 1
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lời mở đầu: Trường Mầm non là một tổ chức xã hội, đây là môi trường đặc biệt vừa mang tính chất của một trường học vừa mang tính chất một gia đình, giữa cô và trẻ vừa có quan hệ xã hội (thầytrò) vừa có quan hệ theo kiểu gia đình (mẹcon). Trường Mầm non là đơn vị cơ sở của Ngành Giáo dục, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và dưới sự quản lý của Chính quyền địa phương cấp xã, là công cụ chuyên chính của Đảng và Chính quyền về mặt đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ của nhà trường phản ánh hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, trong đó công tác tham mưu giữ vị trí quan trọng có tính quyết định trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng trường Mầm non. Tham mưu là chức năng công việc, là sự giúp việc một cách chủ động sáng tạo của người Hiệu trưởng nhà trường đối với các cấp lãnh đạo, quản lý cấp trên, là biện pháp lớn để Hiệu trưởng hoàn thành được nhiệm vụ quản lý nhà trường về mọi mặt. Và một điều chắc chắn rằng người Hiệu trưởng muốn hoàn thành được nhiệm vụ quản lý nhà trường phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của địa phương, phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Chính quyền địa phương. Nội dung công tác tham mưu của người Hiệu trưởng khá đa dạng phong phú, trong đó không thể không nói đến công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Cơ sở vật chất của trường Mầm non là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật khác nhau được sử dụng để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, 2
- nó bao gồm cả các đồ vật, đồ chơi, môi trường thiên nhiên xung quanh nhà trường. Cơ sở vật chất nhà trường là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ góp phần quyết định chất lượng của nhà trường, không thể đảm bảo chất lượng khi không có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp. Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường là một kế hoạch lâu dài mang tính chiến lược, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể và những biện pháp thích hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. Thực tế cơ sở vật chất của trường Mầm non Thành An những năm trước đây hầu như chưa có gì, nhà trường mới chỉ có tên chưa có trường, các nhóm lớp học nhờ trụ sở thôn. Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường chưa hiệu quả. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đạt Chuẩn Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng: Như đã trình bày ở trên, cơ sở vật chất nhà trường Mầm non là yếu tố tác động trực tiếp góp phần quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu giáo dục như hiện nay đòi hỏi mặt cơ sở vật chất nhà trường phải đầy đủ các phương tiện thiết bị để tổ chức bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo trang thiết bị phục vụ giờ học, giờ chơi, tổ chức các ngày hội, ngày lễ, môi trường trong ngoài lớp sạch đẹp hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi mầm non. Trường Mầm non Thành An có phong trào mẫu giáo từ năm 1984. Do điều kiện kinh tế nhân dân trên địa bàn còn nghèo, nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp, mặc dù địa phương quan tâm đến công tác Giáo dục trên địa bàn, song không đủ kinh phí để xây trường Mầm non. Đến năm 2006, nhà 3
- hiệu bộ của nhà trường được xây dựng trị giá 150 triệu đồng, kinh phí từ dự án WB, còn lại, các nhóm lớp vẫn học nhờ trụ sở các thôn, huy động các độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi ra lớp, học chung một chương trình dạy. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ học, giờ chơi cho cô và trẻ chủ yếu do cán bộ giáo viên tự tạo, tự sưu tầm, giá trị sử dụng còn nhiều hạn chế. Từ thực tế cơ sở vật chất như vậy thực hiện đúng và đầy đủ chương trình theo quy định còn khó khăn chứ chưa nói gì đến tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Học kỳ I năm học 20092010, trường Mầm non Thành An có tổng số cán bộ giáo viên là 11 người, huy động 119 cháu ra lớp, 2 nhóm trẻ và 5 lớp mẫu giáo vẫn học nhờ trụ sở thôn. Cơ sở vật chất nhà trường thể hiện qua bảng thống kê sau: Bếp Phòng Phòng Văn Phòng Phòng Phòng Sân Phòng học 1 HT P.HT phòng HĐÂN Y tế bảo vệ chơi chiều 6 phòng 1 0 1 0 0 0 0 0 đang xây Đứng trước những khó khăn thách thức trên, tôi luôn có suy nghĩ trăn trở phải dựa vào những mặt thuận lợi của nhà trường, địa phương, kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục để xây dựng kế hoạch tham mưu xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường có hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương, theo xu hướng phát triển bền vững, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục mầm non hiện nay. Trong những năm gần đây, Giáo dục Thạch Thành được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học. Trường MN Thành An là một trong những đơn vị được đầu tư xây dựng 6 phòng học từ chương trình kiên cố hoá trường lớp năm 2009. Sau khi được tiếp cận với 4
- dự án, tháng 6 năm 2009 công trình xây dựng trường Mầm non Thành An bắt đầu được khởi công. Trường được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng bằng phẳng, trước đây là sân vận động trung tâm xã Thành An với diện tích 3.398 m2. Có thể nói đây là bước ngoặt lịch sử, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của trường Mầm non Thành An. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Nhận thức được công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất và rất khó khăn của người hiệu trưởng, để có một trường Mầm non Thành An khang trang sạch đẹp, đạt danh hiệu Trường Mầm non Chuẩn Quốc gia như hiện nay tôi đã thực hiện qua các giải pháp sau: I. Giải pháp thực hiện: 1. Giải pháp 1: Tìm hiểu, nắm chắc tình hình địa phương về mọi mặt như vị trí địa lý, kinh tế văn hoá xã hội. 2. Giải pháp 2: Nắm chắc thực trạng, yêu cầu về cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay. 3. Giải pháp 3: Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết luôn nâng cao vai trò trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, tích cực tuyên truyền về công tác giáo dục mầm non đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. 4. Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch tham mưu. 5. Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, nắm chắc tình hình địa phương về mọi mặt: Về việc tìm hiểu này dựa vào các tài liệu, tham gia đầy đủ hội nghị hội đồng nhân dân cấp xã, hội nghị do các đoàn thể trên địa bàn xã tổ chức, xuống cơ sở các thôn, tham gia các phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng do địa phương tổ chức…Là một người ở địa phương khác đến công tác 5
- trên địa bàn xã Thành An, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, trực tiếp tham gia các hoạt động phong trào tôi đã có những hiểu biết nhất định về cơ sở địa phương nơi công tác như sau: Thành An là một xã thuộc vùng thấp của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện lỵ 7 km về phía Đông nam. Có địa hình lòng chảo diện tích tự nhiên 1.254,89 ha, tiếp giáp với các xã Thành Thọ, Thành Long, Thành Tâm, Ngọc Trạo, nằm trên đường giao thông tỉnh lộ 523. Thành An là quê hương cách mạng, có nhiều cống hiến cả về sức người, sức của trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Người Thành An cần cù trong lao động, có truyền thống hiếu học, luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ công dân, nhiều người con Thành An hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt cấp Nhà nước, cấp Tỉnh, cấp Huyện. Toàn xã có 745 hộ gia đình với 3.345 nhân khẩu, có hai dân tộc anh em KinhMường chung sống với nhau từ lâu đời, trong đó người dân tộc Mường chiếm 80% dân số. Là một xã thuần nông, thu nhập thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Là một xã đã đạt Chuẩn về công tác y tế, tỷ lệ sinh luôn dưới 1%. Về giáo dục Thành An có 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Cả ba cấp học đang đi vào thế ổn định và phát triển. 2. Biện pháp 2: Nắm chắc thực trạng, yêu cầu về cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay. Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐBGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia. Trong quy chế xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia Bộ Giáo dục và Đào tạo có đưa ra 5 tiêu chuẩn mà các nhà trường phải phấn đấu đạt tới, bao gồm: Tiêu chuẩn tổ chức quản lý ; đội ngũ giáo viên và nhân viên ; chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ; Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị; thực hiện xã hội hoá giáo dục. Nội dung 6
- của 5 tiêu chuẩn có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để xây dựng nhà trường. Trước hết, tôi tham mưu với lãnh đạo địa phương tổ chức Hội nghị khảo sát, đánh giá nhà trường theo 5 tiêu chuẩn trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia tại thời điểm chưa tiến hành xây dựng (theo số liệu học kỳ I năm học 20092010): Tất cả 5 tiêu chuẩn chưa có tiêu chuẩn nào đạt. Cụ thể tiêu chuẩn về cơ sở vật chất: Quy mô trường lớp của nhà trường trong năm học 20092010, ban đầu nhà trường mới chỉ có khu đất xây được khu nhà hiệu bộ từ nguồn vốn WB, có 5 điểm trường, tổng số cán bộ giáo viên là 11 người, có 2 nhóm trẻ và 5 lớp mẫu giáo, huy động 119 cháu ra lớp, tất cả các lớp mẫu giáo đều học lớp ghép 3 độ tuổi. Có 06 phòng học đang xây dựng từ chương trình kiên cố hoá trường lớp, tất cả các phòng chức năng và khu sân chơi học tập, tường rào bao quanh, cổng biển trường, khu nhà bếp đều chưa có, trang thiết bị nghèo nàn thiếu thốn, khuôn viên mặt bằng chưa được cao ráo, đọng nước về mùa mưa. 3. Biện pháp 3: Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết luôn nâng cao vai trò trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, tích cực tuyên truyền về công tác giáo dục mầm non đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Bản thân xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền: Tuyên truyền để nâng cao nhận thức đầy đủ cho mọi người dân về việc xây dựng trường mầm non bán trú hướng tới Chuẩn Quốc gia. Trước mắt là đội ngũ cán bộ Đảng viên, giáo viên đến toàn thể phụ huynh. Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường cấp xã, cấp trường, phân công các thành viên phụ trách theo dõi các hoạt động, căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường và các tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lên kế hoạch chương trình hành động cụ thể. Phổ biến các chủ chương kế hoạch đến mọi cán bộ 7
- giáo viên trong nhà trường, động viên các thành viên đoàn kết khắc phục khó khăn quyết tâm thực hiện các tiêu chuẩn đề ra. Vai trò trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên thể hiện qua chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thể hiện qua các hội thi, tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ, kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm học. Vai trò trách nhiệm của đội ngũ còn thể hiện qua việc tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ, quyên góp từ thiện, hoạt động bảo vệ môi trường… do Phòng Giáo dục, địa phương phát động, nhà trường tổ chức. Có thể nói mỗi cán bộ giáo viên nhà trường đều là những thành viên tích cực, những tuyên truyền viên giỏi trong việc giúp cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn hiểu rõ hơn về công tác Giáo dục Mầm non. Từ những năm học trước, mặc dù cơ sở vật chất nhà trường chưa có, các nhóm lớp còn học nhờ trụ sở thôn, nhưng công tác tuyên truyền về GDMN đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn luôn được quan tâm. Ngoài việc tham gia ý kiến ở các diễn đàn hội nghị, tập thể cán bộ, giáo viên luôn tích cực tham gia tất cả các phong trào do địa phương tổ chức như văn hoá văn nghệ quần chúng chào mừng ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất 18/11, ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm, các tiết mục của nhà trường được đánh giá xếp loại thứ hạng cao. Ngoài ra còn tham gia phong trào quyên góp ủng hộ từ thiện như áo ấm tặng hội người cao tuổi với số tiền 350.000đ… Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành, tổ chức tốt các hội thi cấp trường mời lãnh đạo địa phương, đại diện ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh học sinh tham gia đầy đủ. Các hội thi cấp huyện cuả trẻ, dù chỉ là vòng loại Ban Giám hiệu nhà trường cũng báo cáo và mời đại diện địa phương tham dự và cổ vũ. Đặc biệt là phong trào làm đồ dùng đồ chơi trong tập thể cán bộ giáo viên luôn được duy trì, nhiều lần Ban Giám hiệu nhà trường đã tổ chức gian phòng triển lãm kết quả của phong trào này vào các dịp họp phụ huynh toàn trường để nhiều người được 8
- nhìn thấy kết quả của sự cố gắng miệt mài của đội ngũ cán bộ giáo viên. Tổ chức tốt lễ tổng kết năm học với đầy đủ thành phần tham dự như: Lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể cấp xã, lãnh đạo các thôn, đặc biệt là đông đủ các bậc phụ huynh học sinh. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học đánh giá đầy đủ nhất sự cố gắng của tập thể nhà trường, trong đó mỗi thành viên có mặt trong buổi lễ cảm nhận được sự thành công của côtrò nhà trường có sự quan tâm, đóng góp công sức của họ. 4. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch tham mưu, tiến hành tham mưu với các cấp lãnh đạo: Trước hết, tôi xác định phương hướng mục tiêu phấn đấu dài hạn và bước đi từng giai đoạn, từng năm trong việc xây dựng phát triển nhà trường về quy mô trường lớp, phát triển số lượng, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, biện pháp chuẩn bị thực hiện cho việc xác định trên sát với thực tế khả năng và yêu cầu của địa phương và nhà trường. Bám sát vào 5 tiêu chuẩn của trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia hiện nay, nhất là tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, tôi lên kế hoạch tham mưu cho Đảng và Chính quyền địa phương xây dựng các công trình phụ trợ trên khuôn viên trường. Dự kiến kinh phí sát với thực tế từng hạng mục, đồng thời xây dựng lộ trình tham mưu hạng mục nào làm trước, hạng mục nào làm sau, hướng tới chuẩn hóa trong điều kiện của xã nghèo, kinh tế khó khăn, tham mưu về kế hoạch thời gian hoàn thành các hạng mục công trình. Cụ thể: Trong năm 2009 xây dựng các hạng mục, mua sắm trang thiết bị đồ dùng đủ điều kiện tổ chức bán trú cho trẻ tại trường như sau: 1. Nhà bếp một chiều 3 phòng: 114.000.000đ 2. Tường rào chiều dài 173m cao 1,5m: 76.000.000đ 3. Cổng trường: rộng 4m, cao 3,5m : 15.000.000đ 4. Nhà vệ sinh, nhà tắm cho giáo viên: 20.000.000đ 5. Đóng mới 40 bộ bàn ghế, 50 sạp ngủ cho trẻ: 25.000.000đ 9
- 6. Đổ thêm đất cho mặt bằng khuôn viên: 15.000.000đ 7. Mua sắm đồ dùng bán trú cá nhân cho trẻ: 28.000đ/1trẻ 8. Mua sắm đồ dùng nhà bếp: 10.000.000đ. Để thực tế hoá cho kế hoạch đã xây dựng, tôi mời lãnh đạo địa phương cùng tôi đi tham quan các trường đạt Chuẩn Quốc gia trong huyện như MN Thạch Định, MN Thành Tâm. Trên cơ sở thực tế trường bạn, tôi đề xuất những điểm cần thay đổi phù hợp hơn với trường mình. 5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục: Xác định cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh toàn thể nhân dân trên địa bàn xã tham gia chăm lo cho giáo dục, để họ hiểu được xây dựng trường Chuẩn Quốc gia là một nhu cầu tất yếu trong việc đi lên của giáo dục ở thời kì đổi mới, từ đó huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tạo ra sự hoạt động đồng bộ ăn khớp về thời gian thực hiện, chất lượng hoạt động. Tôi đã chủ động trong công tác tham mưu cho Đảng và Chính quyền địa phương đưa các chủ chương chính sách của Ngành vào Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã hàng năm. Phối hợp tốt với các đoàn thể để giáo dục ở mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng trên tinh thần xây dựng xã hội học tập. Tham mưu thành lập Hội đồng giáo dục xã, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, đưa hoạt động của các Hội vào nề nếp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và huy động các nguồn lực để góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Tháng 11 năm 2009 có 06 phòng học được xây dựng từ chương trình kiên cố hoá trường lớp hoàn thành được nhà thầu bàn giao, cũng thời điểm này, lãnh đạo địa phương cho xây dựng các công trình phụ trợ như: Tường rào, cổng biển trường, đổ đất khuôn viên, nhà tắm, nhà vệ sinh cho giáo viên, khu nhà bếp, đóng thêm 40 bộ bàn ghế mới, 50 sạp ngủ cho học sinh với tổng kinh phí 307 triệu đồng nguồn từ ngân sách địa phương. Tháng 12 năm 2009, 10
- tôi tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành hỗ trợ 10 triệu đồng mua sắm đồ dùng nhà bếp. Ngoài ra, còn huy động cha mẹ học sinh tham gia đóng góp mua đồ dùng bán trú cá nhân cho trẻ với số tiền 28.000đ/1 học sinh. Như vậy, tính đến thời điểm tháng 01 năm 2010, các hạng mục công trình xây dựng nói trên đã hoàn thành, trường Mầm non Thành An đã có đủ các điều kiện để tổ chức bán trú cho 100% số học sinh ra lớp. Đủ điều kiện bán trú cho trẻ tại trường, song khu vực sân trường chưa đảm bảo vệ sinh, chưa có đường đi lối lại. Từ thực tế địa phương nguồn ngân sách chưa có đủ để trả nợ cho các hạng mục xây dựng trước, nhưng đường vào trường không thể không làm. Được biết địa phương Thành An các phong trào quyên góp ủng hộ do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động luôn được nhân dân tự giác tích cực tham gia. Xác định sức mạnh nằm ở trong dân, phải dựa vào dân, tôi tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương huy động đóng góp xây dựng trường Mầm non dưới hình thức hoạt động quyên góp ủng hộ đối với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã. Được lãnh đạo địa phương đồng tình ủng hộ, trước tiên, tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh toàn trường, tuyên truyền vận động quyên góp. Kết quả Hội phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, 100% phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ tự giác, phụ huynh có mức ủng hộ cao nhất là gia đình cháu Lê Hà Linh thôn Dỹ Thắng 220.000đ, kinh phí thu được từ Hội phụ huynh học sinh là 1.560.000đ. Trên đà đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thành An chính thức ra lời kêu gọi quyên góp ủng hộ xây dựng trường Mầm non Thành An đối với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn, lời kêu gọi được phát đi hàng ngày trên loa truyền thanh của xã cùng với mức tham gia đóng góp tiền ủng hộ của các gia đình, cá nhân. Từ hộ nông dân nghèo đến từng cán bộ Đảng viên đều tích cực tham gia. Kết quả sau đợt quyên góp, nhà trường đã có kinh phí để làm một số con đường bê tông trên khuôn viên trường đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi trẻ đến trường với tổng kinh phí hơn 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều ngày công lao động 11
- của Hội phụ huynh tham gia san đường, dầm nền, với mỗi phụ huynh tham gia 04 ngày công lao động. Góp phần tích cực trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, không thể không kể đến tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn đoàn kết nhất trí phối hợp cùng nhau để nâng cao vai trách nhiệm của mình. Mỗi cán bộ giáo viên đều rất tích cực tham gia lao động đóng góp bằng nhiều ngày công, bằng tiền để làm đường vào trường và nhà để xe với mức tiền đóng góp từ 100.000 đến 300.000/1người, kinh phí thu được 3.200.000đ. Nhà trường được xây dựng trên khuôn viên đất mới, để tạo cảnh quan môi trường sư phạm phù hợp với lứa tuổi mầm non, tôi đã thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường phát động đến phụ huynh học sinh, giáo viên tích cực trồng cây ăn quả, vườn rau sạch, vườn cây thuốc nam, trồng cây cảnh xung quanh sân trường tạo ra một nhà trường xanh, sạch, đẹp hơn. Sau bao vất vả với nhiều ngày công lao động sáng tạo, cảnh quan nhà trường đã hoàn thiện với sự góp mặt của nhiều loại cây hoa, nhiều cây ăn quả như chuối, na, đu đủ…, đủ các loại rau xanh mùa nào thức nấy bổ sung thêm bữa ăn hàng ngày của trẻ. Để xây dựng ý thức bảo vệ giữ gìn tài sản cho các cháu và cán bộ giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch biện pháp và quy định về việc bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Hạn chế mức tối đa hư hỏng mất mát. Từ tháng 02 năm 2010, trường Mầm non Thành An chuyển ra học tại trường mới tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo, đội ngũ cán bộ giáo viên càng cố gắng nhiều hơn, tất cả vì học sinh thân yêu. Số học sinh ra lớp học kỳ I là 119 cháu, học kỳ II là 140 cháu. Trẻ được học phân tách độ tuổi, thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp, trẻ khoẻ mạnh tăng cân đều đặn, đi học chuyên cần. Từ đó chất lượng toàn diện của nhà trường được nâng lên. Kết quả kiểm tra thi đua cuối năm học 12
- 20092010, trường Mầm non Thành An được Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành đánh giá xếp loại đạt danh hiệu trường Tiên tiến cấp Huyện. Không dừng lại ở đó, tháng 4 năm 2010, theo định hướng của lãnh đạo Huyện, lãnh đạo phòng Giáo dục Thạch Thành, trường Mầm non Thành An tiếp tục hoàn thiện về mặt cơ sở vật chất đủ điều kiện trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I trong năm 2010. Bám sát vào 5 tiêu chuẩn của trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia, trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong năm học 20092010, tôi tham mưu với lãnh đạo địa phương đánh giá nhà trường theo 5 tiêu chuẩn trên. Kết quả 4/5 tiêu chuẩn đạt yêu cầu, riêng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhà trường còn thiếu một số phòng chức năng như phòng hoạt động âm nhạc, phòng bảo vệ, phòng y tế, thiếu một số trang thiết bị nâng cao chất lượng giờ học giờ chơi cho trẻ. Dự kiến kinh phí khoảng 550 triệu đồng. Là một cán bộ quản lý có thời gian công tác hơn 20 năm trong ngành Giáo dục, công tác trên địa bàn xã nghèo thuần nông, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tôi nhận thức được chủ trương xây dựng trường học đạt Chuẩn Quốc gia là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhưng điều khó khăn làm tôi trăn trở là tham mưu như thế nào để tạo ra nguồn kinh phí xây dựng hoàn thiện các hạng mục còn lại trong khi các công trình xây dựng trước chưa trả hết nợ? Từ những số liệu trên cho thấy việc xây dựng Chuẩn Quốc gia của nhà trường hết sức khó khăn. Như vậy để thực hiện được phải có quyết tâm cao của nhà trường, địa phương. Phải tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của ngành Giáo dục để đưa chủ chương chính sách của Ngành, của bậc học về xây dựng trường Chuẩn Quốc gia vào phương hướng thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Chính quyền địa phương, vận động toàn thể các ngành, các cấp và nhân dân trong xã cùng tham gia ủng hộ về kinh phí để xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia. Trên nền tảng chất lượng nhà trường đã đạt được, tôi tiếp 13
- tục xây dựng kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường đủ điều kiện đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 thời gian hoàn thành kế hoạch trước tháng 10 năm 2010. Kế hoạch tham mưu bước đầu đạt kết quả đó là được Đại hội Đảng bộ xã Thành An nhiệm kỳ 20102015 ngày 14,15 tháng 5 năm 2010 đưa vào Nghị quyết Đại hội. Từ Nghị quyết Đại hội Đảng, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã cho ra Nghị quyết thu đóng góp từ nhân dân mức đóng góp 200.000đ/1khẩu/1năm, thu trong 2 năm 2010 và 2011. Nghị quyết đã được triển khai đến từng Đảng viên trong các cuộc họp chi bộ. Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo cho lãnh đạo các thôn bản mở hội nghị tuyên truyền đến từng người dân chủ trương xây dựng trường Mầm non Chuẩn Quốc gia. Trong quá trình đưa Nghị quyết trên đến với người dân cũng còn có một số ít ý kiến trái chiều, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền địa phương, mỗi cán bộ Đảng viên đều nêu cao vai trò trách nhiệm trước Đảng, trước dân, là nòng cốt chủ lực gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết. Ý Đảng lòng dân, hơn lúc nào hết sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng được phát huy. Được sự đồng thuận của cán bộ nhân dân trên địa bàn xã, công trình xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường được khởi công từ tháng 6 năm 2010. Sau thời gian vừa huy động nội lực tạo nguồn kinh phí vừa tiến hành xây dựng, đến đầu tháng 10 năm 2010, lần lượt phòng hoạt động âm nhạc diện tích sử dụng 146 m 2 ; phòng y tế, phòng bảo vệ diện tích sử dụng 26m2 được hoàn thiện. Kinh phí đầu tư xây dựng 400 triệu đồng do nhân dân đóng góp. Để có kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ tốt hơn giờ học giờ chơi cho trẻ như ti vi, âm ly, loa sân khấu, đầu đĩa, giá góc… tôi lập kế hoạch tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành và được hỗ trợ 146 triệu đồng. Ngoài ra, Hội phụ huynh học sinh ủng hộ 1 triệu đồng mua phông màn văn phòng nhà trường. 14
- Sau thời gian nỗ lực cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ, Ban chỉ đạo xây dựng trường Mầm non Chuẩn Quốc gia xã Thành An tổ chức hội nghị tự đánh giá kết quả xây dựng nhà trường theo 5 tiêu chuẩn của trường Chuẩn Quốc gia, lập tờ trình đề nghị các cấp có thẩm quyền về kiểm tra, thẩm định, công nhận kết quả. Sau nhiều lần được cơ sở đánh giá, cấp Huyện thẩm định, ngày 22 tháng 10 năm 2010, trường Mầm non Thành An vinh dự được đón đoàn kiểm tra thẩm định cấp Huyện cấp Tỉnh về làm việc tại trường. Kết quả trường Mầm non Thành An đã đủ điều kiện đạt danh hiệu trường Mầm non Chuẩn Quốc gia mức độ I theo Quyết định 4446/QĐUBND ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Thanh Hoá Quyết định về việc Công nhận và cấp Bằng công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia. C/ KẾT LUẬN: 1. Kết quả nghiên cứu: Khi viết đề tài này trường Mầm non Thành An chúng tôi đang trong thời gian chuẩn bị các điều kiện tổ chức tốt buổi lễ đón nhận Bằng Công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I. Ngược dòng thời gian hơn một năm trước đây, khoảng tháng 6 năm 2009, trường Mầm non Thành An chưa có trường, các nhóm lớp học nhờ trụ sở thôn thì trường Mầm non Thành An tại thời điểm tháng 10 năm 2010, có nhiều đổi thay. Cơ sở vật chất nhà trường thể hiện qua bảng thống kê sau: Bếp Phòng Phòng Phòng Văn Phòng Phòng Phòng Sân 1 học HT P.HT phòng HĐÂN Y tế bảo vệ chơi chiều 6 phòng 1 1 1 1 1 1 1 1 kiên cố Ngoài ra, nhà trường còn có tương đối đầy đủ trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho hội họp, làm việc và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 15
- Kết quả đó thể hiện sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân trên địa bàn xã Thành An, sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường. Sự quan tâm lãnh, chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt của Lãnh đạo cấp trên. Kết quả đó thể hiện sức mạnh tổng hợp của công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn xã Thành An. Từ thực tế công tác tham mưu đạt kết quả như trên bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 2. Bài học kinh nghiệm: Bản thân người Hiệu trưởng phải nhận thức và tự giác được vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người tham mưu cao nhất trong địa phương về sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ thơ. Có lương tâm nghề nghiệp: Vì dân, vì khoa học trẻ thơ, vì tương lai đất nước. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước. Nắm vững chủ trương chính sách của Ngành, bậc học, có khả năng lý luận sắc bén. Dám nghĩ, dám làm, dám tìm tòi, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh, dám nhìn vào khuyết điểm, dám sửa chữa. Nhiệt tình, tận tuỵ với nhiệm vụ được giao, thắng không kiêu, bại không nản. Kiên trì nhẫn nại nhưng tích cực khẩn trương. Nhạy bén phát hiện được khả năng, chớp thời cơ, tạo thời cơ. Quan điểm quần chúng vững vàng, tin vào quần chúng, có khả năng tổ chức và vận động quần chúng thực hiện. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đạt Chuẩn Quốc gia trường Mầm non Thành An của bản thân tôi. Với thời gian nghiên cứu có phần hạn chế, đề tài có thể còn có 16
- những mặt chưa đề cập đến, rất mong được Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành An, ngày 15 tháng 3 năm 2011 Người viết SKKN Phạm Thị Thuẩn 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2593 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2123 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1174 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 22 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn