Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp ngăn ngừa các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng tác động đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, song các giải pháp được đưa ra có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp cho nhiều trường THPT ở các địa bàn khác, nhất là với các trường ở khu vực đô thị, trung tâm như thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và những khu vực đang phát triển khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp ngăn ngừa các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị xã Hoàng Mai là một đô thị “trẻ” nên các mặt kinh tế - xã hội đang phát triển từng ngày. Trong quá trình đó, nhiều mặt trái của xã hội cũng hình thành, tác động tiêu cực đến người dân nói chung, học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh THPT. Điều đó được biểu hiện rõ qua các mặt sau đây: Kinh tế thị trường mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên những tác động của nó về giá trị, đồng tiền, cạnh tranh....ít nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và thanh, thiếu niên. Những nhận thức làm giàu bằng mọi giá, cái gì cũng có thể giải quyết bằng tiền hoặc rất nhiều tiền sẽ tạo ra những người trẻ lệch lạc về nhân cách, vô cảm hoặc thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Những giá trị đạo đức gia đình, cộng đồng, xã hội bị phá bỏ và thay vào đó sự ích kỉ dần chiếm lĩnh, điều này có tác động tiêu cực đến nhận thức tìm hiểu và chấp hành pháp luật của thanh, thiếu niên. Những hành vi lệch chuẩn trong xã hội có lúc, có nơi chưa bị lên án, xử lý đúng đắn tạo nên tâm lý nghi ngờ, mất niềm tin vào pháp luật của người dân và thanh, thiếu niên. Nhận thức của tuổi trẻ và ảnh hưởng của mạng xã hội: Học sinh THPT là lớp người trẻ chưa có nhiều kiểm nghiệm, dễ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc, lạ, mới mà ít có sự đánh giá, phân tích để định hướng hành động đúng. Nếu gia đình, nhà trường, xã hội lơ là hoặc thiếu tích cực thì những tư tưởng, hành vi lệch lạc sẽ rất dễ ăn sâu, bám rễ vào thanh, thiếu niên không phân biệt đúng sai, không phân biệt thiện ác. Qua quá trình thực hiện công tác quản lý và giáo dục học sinh, chúng tôi nhận thấy những tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai từ nguy cơ đến thực tiễn. Chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, kiên trì áp dụng các giải pháp và đạt được hiệu quả cao. Từ đó, chúng tôi viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên: “Giải pháp ngăn ngừa các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An”. Đây là một đề tài có tính mới và rất thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện bằng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: 1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để tìm hiểu sâu về các tác động đến tâm lý, nhận thức của học sinh trong các trường THPT theo các khía cạnh khác nhau. Từ đó liên kết các yếu tố liên quan để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sát đúng với thực tế, có khả năng vận dụng hiệu quả vào việc ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn. 1
- 2. Phƣơng pháp thăm dò, khảo sát Tiến hành thăm dò để biết được quan điểm và nhận thức của đối tượng nghiên cứu, khảo sát để nắm bắt số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu như: nhận định về các yếu tố tiêu cực, hạnh kiểm học sinh, số học sinh thôi học,… 3. Phƣơng pháp mô hình hóa + Các số liệu thăm dò, khảo sát được biểu diễn, mô tả bằng các bảng biểu, biểu đồ để làm nổi bật ý nghĩa của các số liệu. + Từ đó, tổng hợp và phân tích số liệu để tìm ra những tác động mang tính phổ biến đối với đối tượng nghiên cứu. + Các giải pháp đưa ra nhằm ngăn ngừa hiệu quả các tác động tiêu cực đến học sinh, được sơ đồ hóa để thể hiện tính trực quan về vai trò của các giải pháp và tác động qua lại giữa chúng. 4. Phƣơng pháp thực nghiệm khoa học Các giải pháp đưa ra đã được áp dụng vào hai trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai. Từ đó đánh giá tính sát đúng và hiệu quả của giải pháp đã xây dựng. 5. Phƣơng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Nghiên cứu và xem xét lại những thành quả trong những năm học trước để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn hiện nay và tính khoa học của vấn đề nghiên cứu. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh ở 2 trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai 2 là THPT Hoàng Mai và THPT Hoàng Mai. Tác động tiêu cực đến học sinh được nghiên cứu bao gồm: tác động đến ý chí, lí tưởng; tác động đến phẩm chất, tư cách đạo đức và tác động đến quá trình học tập và kết quả học tập. Thời gian tiến hành nghiên cứu và áp dụng: Từ năm học 2018-2019 đến hết học kỳ 1 năm học 2020 - 2021. IV. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Mặc dù đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tác động đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, song các giải pháp được đưa ra có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp cho nhiều trường THPT ở các địa bàn khác, nhất là với các trường ở khu vực đô thị, trung tâm như thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và những khu vực đang phát triển khác. V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đây là đề tài rất mới và rất thiết thực cho nhiều trường THPT hiện nay, được thể hiện: + Chưa có các đề tài nghiên cứu chủ đề này ở cùng cấp THPT, đặc biệt là trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. + Chưa có sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo in ấn xuất bản. + Đề tài có tính thời sự, gắn với sự phát triển cả tích cực và tiêu cực của xã hội. 2
- + Đề tài chỉ ra được mối quan hệ biện chứng, tác động nhiều chiều giữa các môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến giáo dục là nhà trường - gia đình - xã hội và giữa các yếu tố cụ thể trong các môi trường đó đến đối tượng học sinh THPT. - Đề tài sẽ giải quyết được các vấn đề: + Nêu rõ được thực trạng về những tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai nói riêng và ở đô thị, những vùng dân cư đang phát triển nói chung. + Đề ra giải pháp có tính logic và khả thi nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến học sinh, có thể áp dụng cho hai trường THPT ở thị xã Hoàng Mai và những trường THPT khác ở các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội tương tự. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận 1.1. Đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh THPT Độ tuổi của học sinh THPT là từ 15 đến 18 tuổi, ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn). Tuổi thanh niên, đặc biệt là tuổi học sinh THPT thể hiện tính chất phức tạp về nhiều mặt, và được xét theo hai yếu tố cơ bản là sinh lí và tâm lý. Giữa hai tố này có mối liên hệ phức tạp. Sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy, khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng sớm hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn về mặt sinh lý. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, học sinh THPT mang ý nghĩa đặc trưng cho lứa tuổi này. Đây là giai đoạn phức tạp và chứa nhiều xung đột nhất trong quá trình phát triển của mỗi học sinh. Mặt khác, giai đoạn này lại mang ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách, vị trí của của mỗi người trong các giai đoạn còn lại của cuộc đời. 1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của học sinh THPT 1.2.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, uống rượu bia, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…) Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt, thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách và nhu cầu vận động, định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. 4
- 1.2.2. Điều kiện sống và hoạt động - Vị trí trong gia đình: Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nền nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình. Có thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động. - Vị trí trong nhà trường: Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị và hoàn chỉnh tri thức mà còn hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Việc gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường đòi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo, phải có tính nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình. - Vị trí ngoài xã hội: Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn nghề. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này. 1.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT 1.3.1. Sự phát triển của tự ý thức Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống…Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình. Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người 5
- lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân. 1.3.2. Sự hình thành thế giới quan Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó. Vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên. 1.3.3. Xu hƣớng nghề nghiệp Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và hình thành cách thức để đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em. Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì vậy công tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu của xã hội. 1.3.4. Hoạt động giao tiếp Học sinh ở tuổi THPT khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiệm, ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên 6
- thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn. Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt là tình yêu nam nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An Thị xã Hoàng Mai được thành lập vào ngày 3 tháng 4 năm 2013 theo Nghị quyết 47/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách vùng phía bắc của huyện Quỳnh Lưu. Hoàng Mai nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 75km về phía bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp biển Đông, Phía tây và phía nam giáp huyện Quỳnh Lưu, Phía bắc giáp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện giao thông của Hoàng Mai thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Thị xã Hoàng Mai gồm có 10 phường/xã: Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Xuân, Quỳnh Trang; diện tích 169,75 km²; dân số năm 2018 là 113.360 người, mật độ đạt 668 người/km² Về phát triển kinh tế, Hoàng Mai đang phát triển nhanh với nhiều điều kiện thuận lợi: có 02 khu công nghiệp; nhà máy xi măng Hoàng Mai với công suất lớn; Mỏ đá ở đây còn cung cấp cho nhà máy xi măng Nghi Sơn; có các nhà máy sản xuất bột đá trắng, gạch tuynel, dự án nhà máy gạch không nung công suất 400 triệu viên/năm của Vicem cũng đang được triển khai; các dự án lớn khác đang triển khai như nhà máy sắt xốp Cobelco trị giá 1 tỉ USD, Dự án tổ hợp nhiệt điện Quỳnh Lập có tổng vốn đầu tư trên 2 tỉ USD, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử với giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD… Bên cạnh đó, Hoàng Mai còn có thế mạnh về phát triển du lịch: Với những khu di tích, đền, chùa nổi tiếng như Hang Hỏa Tiễn, Đền Cờn, chùa Càn Môn,…nên du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển. Cùng với đó là sự phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở bãi biển Quỳnh Phương, bãi biển Đông Hồi; du lịch sinh thái ở sông Mai Giang, hồ Vực Mấu hay du lịch cộng đồng ở các làng nghề truyền thống ven biển như đánh cá ở Quỳnh Phương, nước mắm ở Quỳnh Dị, trồng rau ở Quỳnh Liên,... 2.2. Thực trạng về các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai 2.2.1. Môi trƣờng xã hội Thị xã Hoàng Mai là đô thị “trẻ tuổi”, đang chuyển mình phát triển nhanh về mọi mặt là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa xã hội nói chung và công 7
- tác giáo dục trên địa bàn thị xã nói riêng. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, đô thị hoá cũng kéo theo nhiều hệ lụy và tiêu cực tác động đến thế hệ trẻ. Sự phát triển của xã hội vẫn chưa đồng bộ bởi quá trình đi lên đô thị từ xuất phát điểm là nông thôn. Hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế. Người lớn là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, nhưng thực tế thì nhiều người lại chưa gương mẫu trong hành vi, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật. - Tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng cao và vẫn còn nhiều tiềm ẩn: + Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, nhất là tội phạm cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản còn ở mức cao. + Tội phạm truyền bá “văn hóa phẩm đồi trụy”, tội phạm gây rối trật tự công cộng với nhiều đối tượng tham gia (phát hiện xảy ra 26 vụ trong năm 2018). + Tình hình tội phạm ma tuý tiềm ẩn phức tạp: Tình trạng sử dụng trái phép ma túy đá trong thanh thiếu niên, sử dụng ma túy tại cơ sở kinh doanh karaoke, nhà nghỉ có chiều hướng gia tăng. Năm 2018 có 92 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại 10/10 xã, phường; đã bắt xử lý 22 vụ, 29 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; phát hiện, bắt và xử lý 46 vụ, 58 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; thu giữ 4.020 viên hồng phiến, 66,69 gam heroin, 54,1 gam ma túy tổng hợp, 11,65g ma túy đá, 6.632,41 gam ma túy dạng cỏ. Đây là tệ nạn hết sức nguy hiểm, có nguy cơ xâm nhập vào các nhà trường. + Hành vi vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo và vật liệu nổ trái phép ngày càng gia tăng. Năm 2018 đã xử lý 48 đối tượng, thu giữ 315 kg pháo các loại. + Tệ nạn đánh bạc diễn ra nhiều nơi, với nhiều hình thức như: lô đề, cá độ bóng đá, bánh bạc bằng máy bắn cá, trò chơi điện tử,...Trong năm 2018 đã phát hiện, bắt xử lý 35 vụ, 155 đối tượng về hành vi đánh bạc. Thu giữ 514.240.000 đồng và nhiều tang vật liên quan. Đặc biệt, người tham gia đánh bạc ngày càng trẻ, một số trò chơi điện tử người chơi gần 100% là thanh niên. Trong đó, có không ít học sinh THPT vẫn thường ngày lén lút tham gia đánh bạc như: chơi lô đề, đánh bạc qua phần mềm trực tuyến,… + Mại dâm: Năm 2018 đã phát hiện 03 vụ, 10 đối tượng về hành vi mua bán dâm (tăng 03 vụ so với cùng kỳ năm 2017). - Vấn đề tai nạn rủi ro đối với học sinh ngày càng phức tạp: + Tình hình tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Năm 2018 xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm 07 người chết. Xuất hiện tình trạng một số nhóm thanh thiếu niên có hoạt động tụ tập, đua xe trái phép, điều khiển xe mô tô “bốc đầu”, lạng lách, đánh võng, nẹt pô trên tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường ven biển và nội thị của thị xã gây mất an ninh trật tự. Đã xử lý lỗi đua xe trái phép 09 trường hợp, trong đó có nhiều em là học sinh THPT. Tai nạn giao thông đường sắt và đường thủy cũng xảy ra một số vụ nghiêm trọng và còn tiểm ẩn nhiều rủi ro. 8
- Ảnh 1: Thanh niên vi phạm luật giao thông và gây rối trật tự công cộng (Nguồn: Công an thị xã Hoàng Mai) + Tai nạn đuối nước, lũ lụt và sạt lở đất đá còn tiềm ẩn: Mặc dù là một đô thị, song Hoàng Mai có địa hình đa dạng, độ dốc cao. Nhiều đồi núi hoang sơ, những dãy núi đá vôi đang được khai thác hàng ngày, bờ biển trải dài có các cảng nước sâu và nhiều bãi tắm, có hồ Vực Mấu với diện tích 250 km2 lớn nhất Nghệ An, có hệ thống sông ngòi dày đặc, … Do đó, nguy cơ mất an toàn do mưa lũ, sạt lở đất đá và đuối nước cũng luôn rình rập. Với lứa tuổi học sinh THPT thì nguy cơ mất an toàn càng lớn khi đi đến trường. Các em cũng thích khám phá tự nhiên nên dễ gặp nguy hiểm khi đến những vùng hoang vắng, địa hình phức tạp. Nhiều em tham gia lao động sản xuất phụ giúp cho gia đình ngoài giờ đến trường…Với kỹ năng còn thiếu, các em học sinh THPT dễ gặp tai nạn rủi ro. - Các dịch vụ giải trí phát triển nhanh về số lượng và loại hình: Mặc dù địa bàn thị xã không rộng nhưng các khu vui chơi giải trí phát triển ngày càng nhiều, chủ yếu phục vụ cho thanh thiếu niên, nhất là học sinh THPT như: ăn vặt, trà sữa, games online, bi-a,… + Tất cả các dịch vụ đều thu hút lứa tuổi học sinh THPT, làm tiêu tốn tiền bạc trong khi tuổi của các em chưa thể và chưa phải lao động kiếm tiền. Để có tiền thể hiện với bạn bè, nhiều học sinh bị cuốn vào các tệ nạn như vay mượn tín dụng “đen”, “cắm đồ”, lừa gạt, trộm cắp, bài bạc, lô đề, cá độ, buôn bán pháo, ma túy,… + Cùng với sự phát triển của các dịch vụ thì cơ hội kiếm tiền cho thanh niên cũng nhiều hơn. Nhiều học sinh phụ giúp quán hàng, buôn bán mà không kiểm soát được thời gian, tâm trí và sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ học tập. + Từ việc tham gia vào các dịch vụ, học sinh THPT dễ dẫn đến sai lệch trong lối sống, trong ý chí, lựa chọn của bản thân như: bỏ học để làm game thủ, bán hàng,… Thậm chí, có những học sinh sa vào các dịch vụ thiếu lành mạnh, làm mất phẩm giá và cơ hội phát triển tương lai của chính mình. 9
- + Khi tham gia nhiều vào các dịch vụ, dù là ở vị trí khách hàng hay tham gia dịch vụ buôn bán thì thanh niên đều dễ vướng vào các mối quan hệ phức tạp, dễ nảy sinh mâu thuẫn. Bản thân mỗi thanh niên chưa đủ kinh nghiệm sống để giải quyết nên sẽ gặp khủng hoảng, học sinh thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập của bản thân. - Sự phát triển của internet đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, mọi đối tượng, nhất là độ tuổi học sinh THPT: Không thể phủ nhận những tác động tích cực của internet đối với đời sống con người nói chung và học sinh nói riêng với nhiều lợi ích đã cuốn hút đông đảo mọi người sử dụng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, internet cũng đem đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với học sinh, nhất là học sinh THPT như: dễ bị sao nhãng học tập, đắm chìm trong mạng ảo mà không tham gia các hoạt động ngoại khóa. Những trò giải trí như game online, đọc truyện, các chương trình trực tuyến,…gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống, tâm lí cũng như nhân cách của mỗi người. Nhiều học sinh nghiện sử dụng internet dẫn đến bỏ bê ăn uống, học tập, làm việc, đảo lộn thói quen sinh hoạt, sức khoẻ giảm sút, các rối loạn về hành vi, đời sống tâm lí, mắc các chứng bệnh về tâm thần. Thăm dò, khảo sát 500 học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai (xem Biểu đồ 1, Phụ lục 01) cho kết quả như sau: + Có 94% HS có phương tiện có kết nối internet. Vì có phương tiện, cùng với sự phát triển tâm lý và nhu cầu cá nhân mà hầu hết học sinh THPT sử dụng các tài khoản mạng xã hội nhiều giờ đồng hồ trong ngày. + Có 89 % học sinh sử dụng mạng internet cho việc đăng tải thông tin bản thân, sự kiện, bình luận, ấn like, xem phim, chơi game,... Số học sinh dùng mạng cho học tập (tra cứu tài liệu, học online, trao đổi bài tập…) rất ít. Như vậy, mục đích và nội dung dùng internet đang làm lãng phí rất nhiều thời gian của học sinh. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay đáng báo động cho nhà trường và gia đình. Việc xây dựng những chương trình hành động, những tác động phù hợp để giúp học sinh có cách sử dụng internet hợp lí, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Biểu đồ 1: Mục đích sử dụng internet của học sinh THPT ở Hoàng Mai 10
- 2.2.2. Môi trƣờng gia đình Gia đình là cơ sở, là nền tảng quan trọng có tính chất quyết định nhân cách của trẻ em trong quá trình trưởng thành. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của gia đình càng trở lên vô cùng cấp thiết hơn bao giờ hết. Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên thanh niên bỏ học sớm, không có việc làm, thanh niên sống trong gia đình không hạnh phúc (hay mâu thuẫn, bạo lực gia đình, bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội), không được gia đình quan tâm giáo dục hoặc giáo dục không đúng cách. Đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai hiện tượng li hôn ngày càng tăng (trung bình có hơn 160 vụ/năm, tỉ lệ cao gấp gần 3 lần các huyện khác). Số học sinh THPT ở Hoàng Mai mồ côi cha hoặc mẹ chiếm tỷ lệ vượt trội so với các vùng miền khác do các nguyên nhân: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn trên biển và tai nạn giao thông. 2.2.3. Môi trƣờng học đƣờng Môi trường học đường bao hàm cả không gian trường lớp và việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, mỗi lớp học và các đơn vị học tập nhỏ hơn như tổ, nhóm không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhân độc lập với nhau mà còn có thể xem là một xã hội thu nhỏ. Tuy nhiên, ngay trong môi trường học đường vẫn tồn tại những mặt tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn từ một số ít học sinh. Điều đó tác động xấu, cần chấn chỉnh để không ảnh hưởng đến những học sinh khác. - Bạo lực học đường: Tình trạng bạo lực học đường trong những năm qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, trở thành vấn nạn. Đây là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Các vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường ngày càng phổ biến và tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn trên các diễn đàn, nói xấu nhau qua mạng xã hội,… Năm 2020 trên địa bàn thị xã Hoàng Mai đã có vụ việc bạo lực giữa các học sinh gây xôn xao trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan ban ngành phải chỉ đạo quyết liệt. - Tình yêu tuổi học trò: Nếu như trước đây, tình yêu học trò được xem là thứ tình cảm trong sáng và ngây thơ thì hiện nay, tình yêu học trò không còn giữ đúng bản chất của nó. Đây không còn là những rung động đầu đời bồng bột mà còn là trào lưu của giới trẻ hiện nay, nhất là lứa tuổi học sinh THPT. Hầu hết các em khi đã yêu đều mất tập trung tâm trí, dành nhiều thời gian cho người yêu. Từ đó, các em ngày càng xao nhãng nhiệm vụ học tập, kết quả ngày 11
- càng giảm sút, nhu cầu tiền bạc cao hơn để tặng quà, ăn chơi,... khi chưa làm ra tiền, dẫn đến những hành động sai trái để có tiền. Tình yêu học đường cũng dẫn đến việc phát sinh những mâu thuẫn, gây ra nạn bạo lực học đường. Cùng với sự phát triển của mạng internet, học sinh được tiếp xúc với những hình ảnh và thông tin đa chiều từ mạng xã hội, dẫn đến tình trạng đi quá giới hạn trong tình yêu, gây ảnh hưởng đến học hành, sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho các em. Hàng năm ở các trường THPT đều có những học sinh nữ phải đến cơ sở y tế để nạo phá thai, nhiều em phải bỏ học để xây dựng gia đình làm gia tăng nạn tảo hôn. Điều này cho thấy diễn biến phức tạp và hệ lụy của tình yêu học trò hiện nay. Cần triển khai và thực hiện công tác giáo dục giới tính trong nhà trường, giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức về sức khỏe và giới tính. 2.3. Hậu quả của việc học sinh chịu tác động của các yếu tố tiêu cực 2.3.1. Tình trạng học sinh thiếu lý tƣởng sống, thiếu ý chí trong học tập Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Ý chí trong rèn luyện và học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý chí trong học tập thể hiện qua nhiều phương diện như mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp và xã hội. Thực tế hiện nay, khi mà xã hội không ngừng phát triển, các tác động đến học sinh trở nên thường trực, đa chiều thì lí tưởng sống, động lực và ý chí vươn lên của học sinh ngày càng sai lệch và phai nhạt. Từ đó dẫn đến kết quả yếu kém trong rèn luyện và học tập. Đây là một vấn đề nan giải, nếu không từng bước giải quyết thì khó có được một nền giáo dục có chất lượng bền vững. - Biểu hiện nổi bật: + Hiện tượng vô cảm: Sự vô cảm của con người là thái độ thờ ơ, dửng dưng, không có cảm xúc, không biết quan tâm đến bản thân mình hoặc đến những gì đang diễn ra xung quanh, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra. Vô cảm với chính mình; vô cảm với cộng đồng, dân tộc; vô cảm thụ động dẫn đến tự cô lập; vô cảm dẫn đến bất cần đời, không chịu học hành, không tu dưỡng không cần tương lai, không coi điều gì là quan trọng; vô cảm tự biến mình thành kẻ trơ lì, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ … + Hiện tượng trầm cảm: Là hiện tượng học sinh cảm thấy mệt mỏi và chán nản, không có hứng thú học tập cũng như giao tiếp bạn bè và xúc tiến những mối quan hệ xã hội. Hiện tượng trầm cảm của học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp, thậm chí, có những học sinh vì vượt quá sức chịu đựng của bản thân đã dẫn tới tự tử hay nhiều hệ lụy đáng tiếc khác. - Nguyên nhân: + Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội: Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình 12
- thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn, điều kiện vật chất sẵn có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. + Học sinh tiếp cận với nhiều hình thức giải trí mới nên đã và đang bị lôi kéo vào con đường vui chơi, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là việc học tập, cảm thấy việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa, coi việc học là sự ép buộc. + Sản phẩm công nghệ thông tin ngày càng phải triển làm cho con người dần trở nên lệ thuộc vào nó, khiến cho con người mất dần ý thức tự chủ, sáng tạo trong học tập. + Nhiều học sinh thuộc gia đình có điều kiện, luôn được nuông chiều thì cho rằng không cần phải học tập rèn luyện gì cả bởi đã có cha mẹ lo. Đối với những em đó, học tập chỉ là một điều bắt buộc, miễn cưỡng đi học để cho người khác hài lòng. Do đó, họ dễ thất bại, chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. + Nhận thức sai lệch về vai trò, ý nghĩa của học tập: xem việc học là để có bằng cấp, để có nhiều tiền bạc, thăng quan tiến chức; học một cách hời hợt, qua loa, học tủ, học vẹt, học đối phó, chỉ nắm được cái bên ngoài của tri thức chứ không thấu hiểu bản chất bên trong, học không trung thực, học vì thành tích… 2.3.2. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy trƣờng lớp và bị kỷ luật Từ tác động tiêu cực của nhiều yếu tố từ môi trường xã hội, gia đình và do thiếu nghị lực ý chí của bản thân, một số học sinh dần lệch chuẩn. Những học sinh này có biểu hiện sống tự do, vi phạm nội quy trường lớp, không chấp hành được những yêu cầu cơ bản đối với trách nhiệm của người học sinh, như: thường xuyên đi học muộn; vi phạm quy cách về đầu tóc, trang phục; nói chuyện riêng hoặc ngủ trong giờ học; nói tục, chửi bậy; hút thuốc lá,... Từ việc vi phạm nội quy trường lớp có hệ thống, cùng với những vi phạm khác về an ninh pháp luật mà những học sinh đó bị xử lý kỷ luật. Theo yêu cầu mới của giáo dục (Thông tư 26, 15/11/2020) thì nhà trường sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực để học sinh nhận thức được lỗi sai và khắc phục sữa chữa. Tuy nhiên, khi đã đến mức độ bị nhà trường kỷ luật thì những lỗi sai của học sinh thường đã diễn ra trong thời gian khá dài. Đó chắc chắn sẽ là một bước lùi trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh 2.3.3. Tình trạng học sinh tham gia các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Một bộ phận không nhỏ học sinh còn thiếu ý thức trong việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật cho bản thân dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Vi phạm phổ biến nhất của học sinh THPT là về Luật Giao thông đường bộ như: điều kiển xe phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng,…Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Xe máy phân khối 13
- nhỏ hay xe điện công suất nhỏ thì tốc độ cũng khá cao, các em thiếu kỹ năng lái xe và xử lý tình huống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Do thiếu hiểu biết pháp luật, nhất là do bản tính hiếu kỳ của tuổi mới lớn mà nhiều học sinh vi phạm pháp luật về pháo. Trong đó, vi phạm thường gặp của học sinh mỗi dịp Tết Nguyên Đán là đốt pháo nổ. 2.3.4. Tình trạng học sinh bỏ học Theo số liệu thống kê, số lượng HS bỏ học trên địa bàn thị xã Hoàng Mai trong những năm trước đây khá nghiêm trọng. Khi bỏ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Những học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo, hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư, tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây gổ, trộm cắp, kết bè phái, có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Về hậu quả lâu dài, những học sinh này khó có được một cuộc sống bình thường trong tương lai. II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NGĂN NGỪA CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN 1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm của học sinh và chú trọng việc phân hóa đối tƣợng trong giáo dục học sinh 1.1. Mục tiêu - Nhà trường thông qua giáo viên để chủ động và kịp thời tìm hiểu, thu thập và xử lý các thông tin thường xuyên về đặc điểm và nhu cầu của học sinh; sử dụng các thông tin để xây dựng nội quy, đề ra các giải pháp dạy học, giáo dục phù hợp. - Phân hóa trong giáo dục là giáo dục theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của học sinh nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi em. Sự phân hóa sẽ giúp cho quá trình giáo dục sát đúng với đặc điểm của mỗi học sinh, từ đó mang lại đạt hiệu quả cao hơn. 1.2. Nội dung và cách thức thực hiện 1.2.1. Tìm hiểu đặc điểm của học sinh - Tìm hiểu đặc điểm về tính cách và năng lực riêng của học sinh: Qua kết quả nhận xét của giáo viên ở năm học trước; Phát phiếu thăm dò (học sinh tự đánh giá bản thân; giới thiệu, sắp xếp bạn theo nhóm năng lực); quan sát, giao tiếp với học sinh... - Tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh gia đình học sinh: Qua lí lịch học sinh; qua phiếu để học sinh tự kê khai lí lịch; qua các mối quan hệ liên quan đến học sinh; qua thực tế đến thăm hỏi gia đình học sinh,… - Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế và văn hóa địa phương, vùng miền: Giáo viên thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. Giáo viên nắm được quê quán, vùng miền với tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc trưng văn hóa địa phương (nghề nghiệp, giọng nói, thói 14
- quen, …) của học sinh. Từ đó, trong hoạt động giáo dục và dạy học giáo viên sẽ có định hướng đúng đắn cho học sinh với tính thuyết phục cao, tạo được sự tin tưởng của học sinh. Giáo viên lưu ý để có cách tiếp cận phù hợp, tôn trọng sự khác biệt, tránh phân biệt, kỳ thị, làm tổn thương đến nét văn hóa riêng của mỗi học sinh. 1.2.2. Thực hiện việc phân hóa đối tƣợng giáo dục - Chú trọng bồi dưỡng những học sinh có khả năng nổi trội: Với những học sinh này, bồi dưỡng không chỉ về kiến thức mà cả kỹ năng và ý chí rèn luyện và học tập. Từ đó, các em sẽ đặt ra cho mình những mục tiêu lớn, lí tưởng và khát vọng cao đẹp tương ứng với khả năng của các em; hình thành nên ý chí quyết tâm và kế hoạch cá nhân để thực hiện. - Quan tâm trợ giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế: Những học sinh được coi là có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế bao gồm cả về kinh tế (hộ nghèo, hộ cận nghèo), về tình cảm (mồ côi cha/mẹ, cha mẹ li dị), về chức năng vận động của bản thân (khuyết tật) và cả những học sinh có học lực còn non hoặc rèn luyện chưa tốt. Với các đối tượng học sinh này đều cần được quan tâm giáo dục với mức độ cao hơn và mang tính đặc thù riêng để hỗ trợ các em vươn lên. + Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: Nhà trường quan tâm miễn giảm các khoản đóng góp thông qua quy chế nội bộ của trường; hỗ trợ từ nguồn lực vận động từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nhà trường. + Với những học sinh thiếu thốn tình cảm gia đình: Những học sinh không may mắn như mồ côi (cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ), bố mẹ li hôn, bố mẹ hay mâu thuẫn,…chịu ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, thái độ nhìn nhận cuộc sống, mất động lực vươn lên. Nhà trường quan tâm hơn với mục tiêu là tạo ra cho các em một môi trường với tình yêu thương thực sự. + Với những học sinh bị khuyết tật: Để các em được thực sự “hòa nhập” thì cần có sự quan tâm đồng bộ trong nhà trường với những việc làm cụ thể để hỗ trợ các em. Đó có thể là những hành động nâng đỡ, lời thăm hỏi động viên,… thể hiện sự sẻ chia và cảm thông chân thành, sâu sắc. + Với những học sinh có kết quả rèn luyện và học tập yếu kém: Với tính chất nhân văn sâu sắc trong chức năng giáo dục của nhà trường, thầy cô cần xem các em đang là đối tượng gặp khó khăn trong rèn luyện và học tập. Từ đó, tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, “kỷ luật tích cực” để giúp đỡ các em tiến bộ. 1.3. Minh chứng áp dụng giải pháp - Phiếu thu thập thông tin học sinh: Trong phiếu không chỉ đề nghị học sinh kê khai các thông tin về lí lịch, mà còn thăm dò học sinh về khả năng nổi trội, nguyện vọng của bản thân,… (Xem Phụ lục 02) - Kết quả thống kê số học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai có hoàn cảnh khó khăn trong các năm học: 15
- Bảng 1: Thống kê học sinh có hoàn cảnh khó khăn Không ở Tổng số Hộ cận Hộ Bố mẹ li Năm học cùng bố Mồ côi học sinh nghèo nghèo hôn hoặc mẹ 2016-2017 2152 121 61 17 3 67 2017-2018 2284 139 67 22 4 75 2018-2019 2415 142 63 27 7 89 2019-2020 2532 158 56 36 10 92 2020-2021 2684 177 41 42 15 104 Biểu đồ 2: Số học sinh trường THPT ở thị xã Hoàng Mai có hoàn cảnh khó khăn Hộ cận nghèo Hộ nghèo Bố mẹ li hôn Không ở cùng bố hoặc mẹ Mồ côi 177 158 139 142 121 92 104 89 67 67 75 63 61 56 36 4142 17 22 27 15 3 4 7 10 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2. Giải pháp 2: Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh 2.1. Mục tiêu Dù cách thức giáo dục của nhà trường và gia đình thường khác nhau, song để cùng hướng đến và đạt được mục tiêu chung là kết quả giáo dục thì giữa nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp tốt trong việc quản lý và giáo dục học sinh nhằm tạo ra sự thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả giáo dục. 2.2. Nội dung và cách thức thực hiện 2.2.1. Xây dựng mối liên hệ thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng với gia đình Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, hệ thống sổ liên lạc thông thường, sổ liên lạc điện tử, điện thoại, zalo, messenger, facebook… để thường xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hoàn cảnh, diễn biến tâm lý của học sinh; kịp thời thông tin đến cha mẹ học sinh tình hình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của con em. Qua đó động viên, chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn của học sinh. Giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục, mà còn phải quản lý, theo dõi sát sao sự tiến bộ của học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt. Những giáo viên tâm huyết sẽ 16
- thường xuyên đến thăm gia đình học sinh, chia sẻ hoàn cảnh, giúp đỡ học sinh tiến bộ, vận động học sinh có ý định bỏ học trở lại trường. 2.2.2. Trao đổi giữa nhà trƣờng với gia đình về phƣơng pháp giáo dục học sinh Nhà trường (mà đại diện là giáo viên, nhất là GVCN) cần trao đổi với gia đình về phương pháp giáo dục học sinh. Trong đó, nhà trường cung cấp thông tin cho phụ huynh về những chủ trương, yêu cầu trong giáo dục, lắng nghe quan điểm và phương pháp giáo dục của gia đình. Từ đó, nhà trường và gia đình bàn bạc, thống nhất giải pháp phối hợp giáo dục phù hợp với đặc điểm của học sinh. 2.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình thông qua Hội cha mẹ học sinh Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thể hiện rõ qua hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và lớp. Việc thành lập và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được chỉ đạo thực hiện theo đúng Thông tư số 55/2011/TT- BGGĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp giúp nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo,.. và quản lý, giáo dục, chăm sóc học sinh, từ đó nâng cao trách nhiệm của gia đình trong chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. 2.3. Minh chứng áp dụng giải pháp Các GVCN lớp ở hai trường THPT trên địa bàn đã đổi mới hình thức tổ chức cuộc họp phụ huynh. Trong đó thay vì truyền thụ một chiều các thông tin từ phía nhà trường đến phụ huynh thì GVCN đã là “cầu nối” kể kết nối yêu thương giữa con cái với cha mẹ. (Nhiểu cha/mẹ đã rơi nước mắt khi lần đầu tiên đọc dòng cảm xúc của con và nhắn nhủ lại với con bằng những câu chữ giàu tình yêu thương). Ảnh 2: Các cuộc họp phụ huynh sáng tạo và hiệu quả 3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng 3.1. Mục tiêu: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho học sinh, tạo nếp sống, hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. 17
- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường để góp phần đưa pháp luật đến với học sinh bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, thuyết phục nhất. Từ đó, các em được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.1. Công tác tổ chức chỉ đạo + Nhà trường coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có kế hoạch, cách thức triển khai hiệu quả. + Phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của liên Bộ, liên ngành và của địa phương về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đến từng cán bộ, nhà giáo và người học. + Giáo dục, định hướng về tư tưởng, chính trị nhằm nâng cao ý thức tự giác của học sinh, trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. + Xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho người học thông qua một số môn học chính khoá và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực và tâm huyết phụ trách công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. + Thường xuyên cập nhật, tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn các văn bản pháp luật mới liên quan đến học sinh. + Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật. 3.2.2. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật + Phối hợp với Hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thị xã mà cơ quan thường trực là phòng Tư pháp. Đây là cơ quan chuyên môn có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được thể hiện qua các hoạt động: cung cấp văn bản, tài liệu liên quan, tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác này hoặc cử người trực tiếp đến nhà trường để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. + Phối hợp với cơ quan công an: Qua phối hợp để nắm bắt được số liệu phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật của người dân trên địa bàn nói chung, học sinh nói 18
- riêng. Đặc biệt là nắm bắt được chiều hướng diễn biến của tình hình an ninh xã hội để từ đó có sự định hướng trong nội dung giáo dục pháp luật. Đồng thời, nhà trường mời cán bộ, chiến sĩ công an trực tiếp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh với các chủ đề cụ thể như an toàn giao thông, phòng chống pháo nổ,… + Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh các cấp: Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị xã hội có vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua việc vận động phong trào tự học tập, tìm hiểu pháp luật trong đoàn viên thanh niên thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của Chi đoàn; lồng ghép với các nội dung hoạt động khác trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 3.2.3. Lựa chọn nội dung và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Để tăng tính thiết thực, thu hút, hấp dẫn và thuyết phục trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhà trường chú trọng đến việc xây dựng nội dung, đổi mới theo hướng đa dạng hóa về hình thức để phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhận thức của người học. Đó là: + Thực hiện tuyên truyền theo từng chuyên đề pháp luật cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, gắn với các sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, của địa phương, của nhà trường như: Luật giao thông, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật phòng chống tác hại bia rượu, Nghị định về quản lý pháo và vật liệu nổ,.. + Xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyên đề về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội...), tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân”… + Tổ chức các cuộc thi, trò chơi thi tìm hiểu pháp luật, đố vui pháp luật; sân khấu hóa qua các hội thi, hội diễn, diễn đàn thanh niên tìm hiểu pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm tình huống pháp luật, các phiên tòa giả định. + Tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp. + Biên soạn và cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính). + Tổ chức tốt các chuyên mục, chuyên đề pháp luật để PBGDPL trên hệ thống phát thanh; quan tâm biểu dương những tấm gương thanh niên thực hiện tốt pháp luật, nhân rộng các mô hình tiên tiến tiêu biểu trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường tuyên truyền lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các lớp tập huấn Đoàn,… 19
- 3.3. Minh chứng áp dụng giải pháp - Hàng năm, các trường luôn tổ chức các chuyên đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung thiết thực như: tuyên truyền về an toàn giao thông, luật nghĩa vụ quân sự, phòng chống vi phạm về pháo,…Trong đó, luôn có sự phối hợp, hỗ trợ của Hội đồng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật của thị xã, công an thị xã, thị Đoàn Hoàng Mai. Đặc biệt, năm học 2020-2021, trường THPT Hoàng Mai 2 đã phối hợp trực tiếp với Sở Tư pháp Nghệ An tổ chức thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ với hình thức thi “Rung chuông vàng” rất thành công… - Hai trường THPT Hoàng Mai 2 luôn được được Sở GD&ĐT ghi nhận và UBND thị xã tặng giấy khen về thành tích trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ảnh 3: Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật tại 02 trường THPT 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn