Chuyên đề thao giảng các kiến thức cơ bản về an toàn điện
lượt xem 10
download
Hiện nay, điện năng đã được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực (công nghiệp,sản xuất, sinh hoạt dân dụng) và ở khắp mọi nơi (từ thành thị cho tới nông thôn và các vùng sâu, vùng xa). Số người làm các công việc liên quan đến điện ngày càng nhiều, do đó vấn đề an toàn điện cần phải được quan tâm trong công tác bảo hộ lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thao giảng các kiến thức cơ bản về an toàn điện
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 7 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ CHUYÊN ĐỀ THAO GIẢNG “CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, điện năng đã được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực ( công nghiệp,sản xuất, sinh hoạt dân dụng…) và ở khắp mọi nơi ( từ thành thị cho tới nông thôn và các vùng sâu, vùng xa). Số người làm các công việc liên quan đến điện ngày càng nhiều, do đó vấn đề an toàn điện cần phải được quan tâm trong công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra trong một số hộ gia đình và trường học , các thiết bị điện ngày càng được sử dụng rộng rãi do đó vấn đề tiếp xúc với điện là thường xuyên. Chính vì vậy mà tai nạn điện có thể xảy ra bất kì lúc nào nếu chúng ta không biết về các kiến thức an toàn điện. Khác với các mối nguy hiểm khác, trước khi xảy ra tai nạn có thể thấy các triệu chứng hoặc phát hiện trước bằng giác quan, chẳng hạn như thanh kim loại nóng đỏ, bộ phận máy quay xộc xệch, tiếng gãy vỡ, mùi khí độc…, mối nguy hiểm điện có thể biết được chỉ khi tiếp xúc với các phần tử mang điện, nhưng như vậy là có thể bị tai nạn điện hoặc chết người. Vì thế thiếu hiểu biết về an toàn điện là nguyên nhân xảy ra các tai nạn điện, do vậy nhằm giảm thiệt hại cho người và tài sản, đặc biệt là các tai nạn đáng tiếc xảy ra thì mỗi chúng ta cần phải hiểu về một số khái niệm, kiến thức cơ bản về an toàn điện nhằm giúp chúng ta biết được sự nguy hiểm do điện gây ra là thiệt hại vô cùng lớn không thể xem thường từ đó tạo cho chúng ta có ý thức trong vấn đề sử dụng điện một cách hiệu quả và an toàn. Mục đích chuyên đề: Giáo dục ý thức cho học sinh về cách sử dụng điện hiệu quả và an toàn, biết được các kiến thức cơ bản về điện nhằm giúp học sinh tránh được các tai nạn do điện cho bản thân và những người xung quanh. Giới hạn chuyên đề : Chuyên đề này chỉ đi vào phân tích, tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra tai nạn điện và các biện pháp phòng tránh, bảo vệ cho người thao tác, làm việc với các thiết bị, đồ dung điện. II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN ĐIỆN. Hiện nay vấn đề an toàn điện đang là mối quan tâm hàng đầu trong người dân , đặt biệt là những người làm những công việc liên quan đến điện. Số tai nạn về điện hàng năm gia tăng rất nhanh, phần lớn tai nạn điện xảy ra là điện giật và hỏa hoạn do sự cố điện. Nguyên nhân chủ yếu 1
- là do người sử dụng bất cẩn, tùy tiện câu móc, không lường hết những nguy hiểm, sự cố có thể xảy ra; vi phạm khoảng cách an toàn trong lúc thi công các công trình gần đường dây điện cao áp; tự ý mốc nối các loại dây tạp, dây đèn trang trí, pano quảng cáo trên trụ điện, trạm điện; tự ý trồng cây bê tông dưới đường dây cao áp hoặc do vô ý chạm vào lưới điện hạ áp rò điện…Bên cạnh đó, cũng có những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do đường dây sau công tơ điện vào nhà khách hàng và thiết bị điện không an toàn, gây chập, cháy.Nguy hiểm hơn, còn có những hộ dân dùng điện để bẫy chuột, rà cá, làm hàng rào chống trộm gây ra những tai nạn đáng tiếc thương tâm. Theo số liệu phân tích thống kê về nguyên nhân gây ra tai nạn điện như sau: Theo thống kê trên thì nguyên nhân gây ra tai nạn điện phần lớn là do: Trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình điện chưa tốt.
- Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sửa chữa, thao tác vận hành thiết bị không đúng quy trình… Xem thường sự nguy hiểm của điện khi thao tác, vận hành hệ thống điện ở cấp điện áp hạ thế (≤ 1000V) – 220/380V. Ở cấp điện áp này người vận hành tiếp xúc nhiều nhất. DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VI PHẠM NGUYÊN TẮC AN TOÀN ĐIỆN 3
- Hình 2.1 Vi phạm an toàn lưới điện cao áp.(thả diều gần đường dây điện cao áp) Hình 2.2 Sự cố chạm chập hệ thống điện gây cháy đường dây điện
- Hình 2.3 Mối nguy hiểm do rò điện trên thiết bị điện di động Hình 2.4 Tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện gây phóng điện. III. GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TAI NẠN, THIỆT HẠI DO ĐIỆN Nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về tác hại do điện gây ra. Tuyên truyền, tập huấn một số kĩ năng, thao tác, xử lý sự cố điện, thiết bị điện cho người dân đặc biệt là học sinh trong vấn đề sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị điện, hệ thống điện đơn giản và các biện pháp đề phòng tai nạn điện, hỏa hoạn khi sử dụng điện. 5
- Để tránh những sự cố, tai nạn điện, nhất là vào mùa mưa bão, ngoài việc tuyên truyền đến các tổ chức cá nhân, ngành điện cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra sử dụng điện tại các hộ dân, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm về hành lang an toàn lưới điện. Về phía người dân để đảm bảo an toàn cho chính mình cần thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn của ngành điện như: Không tự ý trèo lên trụ điện hoặc mái nhà để sửa chữa khi bị mất điện; không lắp đặt, dựng hoặc di dời trụ anten ti vi gần hoặc xung quanh đường dây điện và trạm điện, không được trồng cây cối quá cao gần đường dây điện; không dựng các mái nhà, lều, chuồng trại bằng những vật dễ cháy nằm dưới đường dây điện, những hộ dân có mái lợp, tường bao của nhà, công trình là vật liệu kim loại, vật liệu nhẹ cần chằng , néo, đắp bao cát phủ lên mái lợp, tường bao để không bị tốc mái bay lên lưới điện. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN KHI SỬ DỤNG VÀ LẮP ĐẶT ĐIỆN 1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện, chỗ nối dây để không bị điện giật chết người. 2. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này dễ bị chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người. 3. Dây dẫn điện sau điện kế ngoài trời phải dùng dây có tiết diện đủ lớn để tránh quá tải; không dùng dây có nhiều mối nối; không treo, gá dây dẫn lên cây xanh hoặc các kết cấu, trụ tạm bợ; không để dây dẫn va quệt vào bất cứ vật gì; không kéo dây dẫn quá thấp gây nguy hiểm cho cộng đồng. 4. Không lắp đặt ăngten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quẹt vào công trình lưới điện. 5. Không sử dụng điện để đánh bắt thuỷ sản, bẫy chuột, chống trộm, bảo vệ tài sản, hoa màu. 6. Không trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện, trạm điện. Khi tỉa cành, chặt cây có khả năng ngã đổ vào đường dây điện phải báo cho Điện lực để được hỗ trợ biện pháp an toàn. 7. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất. 8. Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác, các loại pháo khi bắn ra có dây kim tuyến trong phạm vi bảo vệ công trình điện. 9. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện. 10. Sử dụng các thiết bị bảo vệ cho ngôi nhà và người như các lọai CB (Circuit breakers) , aptomat có thể ngắt điện tự động khi có sự cố điện xảy ra cho người và thiết bị điện.( như sự cố dòng rò, chậm mạch…)
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (XỬ LÝ SỰ CỐ) KHI XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN U ≤ 1000V 1. Cách ly người bị nạn khỏi nguồn điện: Cắt cầu dao, CB hoặc dùng vật cách điện lấy dây điện ra khỏi nạn nhân… 2. Nếu nạn nhân bị ngất, cần cấp cứu tại chỗ sau 12 phút bằng các biện pháp hô hấp nhân tạo. (cho tới khi biết nạn nhân không còn khả năng sống), … 3. Quan sát hiện trường để xác định nguyên nhân 4. Tìm biện pháp để khắc phục nguyên nhân gây tai nạn, tránh phát sinh lại, lập hồ sơ báo cáo một cách trung thực. U > 1000V Cần khẩn cấp báo cho người có trách nhiệm và chuyên môn để cắt nguồn điện liên quan. IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1.CÁC KHÁI NIỆM CHUNG CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN 1.1 Bị điện giật (electrical shock ): là tình trạng xuất hiện dòng điện chạy qua người. Nó sẽ gây nên những hậu quả sinh học làm ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp hoặc gây bỏng cho người bị nạn. 1.2 Chạm trực tiếp: xảy ra khi người tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn trần mang điện trong những tình trạng bình thường. 1.3 Chạm điện gián tiếp: Xảy ra khi người tiếp xúc với phần mang điện mà lúc bình thường không có điện, nhưng do một lý do nào đó trở nên mang điện. (VD: chạm vào vỏ động cơ điện, tủ điện bị hỏng cách điện, chạm vỏ, … mà không có biện pháp bảo vệ) 2.CÁC DẠNG TAI NẠN ĐIỆN Tai nạn điện có thể gặp ở 3 dạng : Điện giật, đốt cháy điện do hồ quang, nổ và hỏa hoạn. 3. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI. 3.1 Tác dụng kích thích Dưới tác dụng của dòng điện, các cơ co bóp hỗn loạn dẫn đến tắt thở, tim ngừng đập. Chỉ với một dòng điện không lớn lắm, các cơ ngực đã bị co rút làm ngừng hô hấp. Nếu không được cứu chữa kịp thời do thiếu oxy tim sẽ ngừng đập. Với một cường độ dòng điện lớn hơn , các thớ cơ tim co bóp hỗn loạn, quá trình tuần hoàn bị ngừng lại và tim nhanh chóng ngừng đập. Đối với hệ thần kinh trung ương, dòng điện gây nên triệu chứng xốc điện. Với xốc điện nạn nhân có thể có phản ứng mạnh lúc đầu, nhưng sau đó các cảm giác dần tê liệt, nạn nhân chuyển sang trạng thái mê man rồi chết. Đây là tác dụng kích thích. 7
- 3.2 Tác dụng chấn thương Cơ thể con người bị thương tích bên ngoài do sự đốt cháy bởi hồ quang điện. Nó tạo nên sự hủy diệt lớp da ngoài, đôi khi sâu hơn nữa có thể hủy diệt các cơ bắp, lớp mỡ, gân và xương. Nếu sự đốt cháy diễn ra với diện tích lớn trên cơ thể người có thể dẫn đến tử vong. Đây là tác dụng chấn thương. Đốt cháy do dòng điện nguy hiểm hơn sự đốt cháy do các nguyên nhân khác, vì sự đốt cháy do dòng điện gây nên đốt cháy toàn thân. Tai nạn càng trầm trọng và nguy hiểm hơn nếu giá trị dòng điện càng lớn và thời gian duy trì dòng điện càng dài. 4. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN ĐIỆN. 4.1 Do chạm vào vật mang điện ( trực tiếp hoặc gián tiếp) 4.2 Do Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp. 4.3 Do đi vào vùng có điện áp bước ( dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất)
- 9
- 5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BỊ ĐIỆN GIẬT. 6. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN 6.1 Các biện pháp bảo vệ an toàn khi sử dụng điện. Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng thiết bị. Phải lắp thêm cầu dao, CB, áptômát ở đầu đường dây chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa hỏa hoạn. Không đóng cầu dao, bật công tắc khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật. Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại để tránh dòng rò. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp, trạm biến áp.
- Không sử dụng các loại dây dẫn, đồ dùng điện kém chất lượng để hạn chế rũi ro tai nạn điện do hư hỏng các thiết bị điện gây ra. 6.2 Các biện pháp bảo vệ an toàn khi sửa chữa điện. Phải đảm bảo nguồn điện đã được ngắt điện hoàn toàn trước khi sửa chữa bằng cách cúp cầu dao,CB ( nhưng phải kiểm tra lại đường dây có điện hay không bằng bút thử điện trong trường hợp tắt nhầm thiết bị đóng cắt). Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ khi tiến hành sửa chữa điện như các vật lót cách điện ( thảm cách điện), dụng cụ lao động cách điện (Quần áo cách điện, găng tay cách điện, giầy cách điện…) Sử dụng các dụng cụ kiểm tra điện ( bút thử điện, đồng hồ đo điện) trước khi tiến hành sửa điện. Cắt nguồn điện phải kèm theo biển báo, hoặc khóa cầu dao để tránh người khác vô ý mở nguồn điện gây giật cho người sửa điện ( hay trong quá trình sửa chữa cần có ít nhất 2 người cùng làm việc). V. KẾT LUẬN. Trên đây là các kiến thức cơ bản về điện nhằm giúp mọi người thấy rõ hơn về những lợi ích cũng như những tác hại do điện gây ra từ đó trong mỗi người dân, học sinh cần có những ý thức đúng đắng về vấn đề sử dụng điện hợp lý, hiệu quả và an toàn ( không đùa giỡn với điện) bởi lẻ các tai nạn do điện gây ra thường diễn ra rất nhanh và tổn thất do điện là vô cùng to lớn. Qua chuyên đề này, mọi người hãy quan tâm chú ý nhiều hơn về vấn đề an toàn điện nhằm bảo vệ cho chính bản thân mình và cho người khác, đừng vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những ảnh hưởng của công việc mình đang làm đến người xung quanh. “AN TOÀN LÀ BẠN ĐỒNG HÀNH TRONG MỖI CHÚNG TA, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI” GIÁO VIÊN BÁO CÁO LÊ THANH HÀI 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
19 p | 373 | 51
-
Bài giảng Tiếng Việt 3 tuần 29 bài: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy
17 p | 417 | 42
-
Giáo án Vật Lý lớp 10: BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
5 p | 847 | 41
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Thao tác lập luận phân tích
16 p | 349 | 32
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
12 p | 208 | 25
-
Giáo án Vật Lý lớp 10: BÀI TẬP LỰC VÀ BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN DỘNG NÉM NGANG
4 p | 238 | 24
-
Quy tắc chuyển vế
6 p | 383 | 17
-
Giáo án đường thẳng vuông góc. đường thẳng song song - Tiết 14
3 p | 157 | 17
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
11 p | 216 | 15
-
Giáo án tin học 9 - Các thao tác với tệp tin Tiết 7 – thực hành
10 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Thanh Lương
16 p | 41 | 6
-
Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
7 p | 190 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp chặn trong giải toán ở trung học cơ sở
19 p | 48 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn tại trường Tiểu học Thanh Lương B
13 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ ở trường TH - THCS Thanh Lương
8 p | 27 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền trong trường mầm non
6 p | 30 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số bài tập thông qua việc dạy học và huấn luyện nhằm nâng cao kỹ thuật môn bóng chuyền cấp THPT
5 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn