intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua phép suy luận quy nạp trong dạy học các yếu tố hình học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

52
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là thực tế trong dạy học các tính yếu tố hình học chúng ta chỉ mới chú trọng đến việc giúp học sinh nắm vững các khái niệm, quy tắc, tính chất, số hình và cách tính chu vi, diện tích của các hình đó mà chưa coi trọng đúng mức cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình chiếm lĩnh các tri thức ấy. Chính điều này đã dẫn đến một mặt không phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, mặt khác không phát triển được tư duy logic cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua phép suy luận quy nạp trong dạy học các yếu tố hình học

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu     Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp  giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục  ở  tất cả  các cấp học   để  bồi  dưỡng cho học sinh năng lực “Tư duy sáng tạo” và năng lực “Giải quyết các   vấn đề”, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ  nghĩa.Tuy  nhiên, muốn có năng lực giải quyết vấn đề  và năng lực tư  duy sáng tạo cần   phải có năng lực tư  duy logic. Như vậy việc bồi dưỡng và rèn luyện tư  duy   logic cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông.               Toán học với những đặc trưng về tính trừu tượng hoá, khái quát hoá,   với những lập luận logic chặt chẽ, là môn học có vị  trí quan trọng trong việc  rèn luyện tư  duy logic cho học sinh. GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn đã khẳng  định: “Toán học là môn học hết sức thuận lợi trong việc rèn luyện tư  duy   logic”. Môn Toán ở Tiểu học, cũng như việc dạy các yếu tố hình học không chỉ  đơn thuần rèn kỹ  năng nhận dạng hình, tính toán, giải các bài toán liên quan   đến yếu tố hình học,... mà quan trọng hơn là nhằm phát triển tư duy, rèn luyện   phương pháp suy luận cho học sinh. Hình thành phương pháp suy luận không  những nâng cao năng lực suy nghĩ cho các em, mà còn là phương tiện để  học  sinh chiếm lĩnh tri thức mới nhằm hình thành, rèn rũa các kỹ năng khác cho bản  thân.   Các yếu tố  hình học được đưa vào chương trình học ngay từ  lớp 1 và  phát triển dần ở các lớp học tiếp theo. Hình học có ý nghĩa rất to lớn đối với   sự hình thành và phát triển tư duy logic cho cho sinh. Nhưng thực tế trong dạy   học các tính yếu tố  hình học chúng ta chỉ  mới chú trọng đến việc giúp học  sinh nắm vững các khái niệm, quy tắc, tính chất, số  hình và cách tính chu vi,  diện tích của các hình đó mà chưa coi trọng đúng mức  cách thức hoạt động   của thầy và trò trong quá trình chiếm lĩnh các tri thức  ấy. Chính điều này đã  dẫn đến một mặt không phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng   tạo của người học, mặt khác không phát triển được tư duy logic cho học sinh. Đứng trước thực trạng đó và xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng  của việc  rèn luyện tư duy cho học sinh nói chung và tư duy logic cho học sinh  1
  2. tiểu học nói riêng, tôi đã chọn và nghiên cứu đề  tài: “Rèn luyện tư duy  logic   cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua  phép suy luận quy nạp trong dạy học các   yếu tố hình học.” 2. Tên sáng kiến: Rèn luyện tư duy  logic cho học sinh lớp 4 , lớp 5 thông qua  phép suy luận quy nạp trong dạy học các yếu tố hình học. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Hà Thị Thúy An Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Điện thoại: 0979962273 Email: hathithuyan.gvc1dongdavy@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư  tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên –  Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4, lớp 5   trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Suy luận quy nạp trong dạy học toán tiểu học.  a. Khái niệm           Suy luận quy nạp là suy luận nhằm rút ra tri thức chung, khái quát từ  những tri thức riêng biệt, cụ thể mà tính đúng đắn của nó được kiểm chứng.        Trong suy luận qui nạp, thông thường tiền đề là những phán đoán riêng, c òn kết luận lại là những phán đoán chung, phán đoán phổ biến.        Theo từ điển toán học thông dụng, phương pháp quy nạp là phương pháp  suy luận dựa trên quan sát và thí nghiệm, xuất phát từ những trường hợp riêng  lẻ, rồi mở rộng các kết quả có tính chất quy luật ra cho trường hợp  tổng  quát.    b. Cấu trúc của phép suy luận quy nạp       Mỗi phép suy luận quy nạp thường có cấu trúc như sau : 2
  3.      Tiền đề : Một số tình huống cụ thể     Kết luận : Là quy tắc hoặc tính chất, công thức,… được rút ra từ  một số  tình huống cụ thể đó.   c.  Phép suy luận quy nạp được vận dụng trong dạy học các yếu tố hình học   ở  lớp 4, lớp 5.   * Vai trò của phép suy luận quy nạp trong dạy học các yếu tố hình học  ở lớp 4, lớp5. Các tác dụng to lớn của việc rèn luyện và phát triển quy nạp với kết  quả học toán của học sinh được thể hiện cụ thể như sau: ­ Nhờ quy nạp, ta có thể rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như  phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá, trừu tượng  hoá,...không những cần thiết cho việc học toán mà còn cần thiết cho các môn  khoa học khác, cho công tác và hoạt động của con người. ­ Nhờ quy nạp, học sinh thấy được nguồn gốc, xuất xứ của khái niệm,   định lí, con đường hình thành, chứng minh định lí, tại sao phải có khái niệm,  định lí đó,... Học sinh thấy được toán học bắt nguồn từ  thực tế  và quay về  phục vụ thực tế. ­  Không những thế, bằng quy nạp, tự bản thân học sinh, với khả năng  của mình, có thể  phát hiện ra các tri thức mới đối với bản thân, tập luyện  “sáng tạo” toán học  ở  mức độ  người học sinh phổ  thông. Từ  đó mà khuyến   khích học sinh học toán, học tìm tòi và phát hiện.        * Những nội dung hình học sử dụng phép suy luận quy nạp.       Nội dung dạy học các yếu tố  hình học  ở  tiểu học nói chung và  trong  chương trình môn Toán lớp 4, lớp 5 nói riêng là :    ­ Dạy hình thành các khái niệm hình học.    ­ Dạy học hình thành các quan hệ hình học.     ­  Dạy hình thành các công thức và quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích các  hình.     ­ Dạy giải toán hình học.     * Cấu trúc của phép suy luận quy nạp trong dạy học các yếu tố hình học Cấu trúc của phép suy luận quy nạp trong dạy hình thành công thức tính  chu vi, diện tích và thể tích các hình như sau : 3
  4. ­ Tiền đề  1 : Bài toán và phương pháp giải bài toán minh họa để  rút ra kết   luận. ­ Tiền đề  2 : Một số kiến thức bổ  trợ cần vận dụng để  giải bài toán ở  tiền  đề 1. ­ Kết luận : Công thức hoặc quy tắc cần rút ra. Suy luận quy nạp được sử  dụng rộng rãi trong quá trình dạy học môn  toán nói chung và trong dạy học mạch các yếu tố  hình học nói riêng. Chẳng   hạn trong quá trình dạy học xây dựng công thức tính chu vi, diện tích và thể  tích các hình ở tiểu học.  *Ví  dụ 1:  Khi xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật thông qua bài   toán: Tính chu vi hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm và chiều rộng 3dm.  A 4 cm B 3 cm D C Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trên hình vẽ  và  chỉ ra được hình  chữ  nhật có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.  Từ  đó tính  được chu vi của hình chữ nhật ABCD là :                 4+3 +4+ 3 = ( 4 +3 ) + (4+3) = ( 4+ 3) x 2 Tiếp theo giáo viên tổ  chức cho học sinh viết câu lời giải bài toán như  sau :                                 Chu vi hình chữ nhật ABCD là :   (4 + 3 ) x 2 = 14 (dm).    Từ  lời giải của bài toán giáo viên yêu cầu học sinh rút ra được quy tắc:  “Muốn tính chu vi hình chữ  nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng  đơn vị đo) rồi nhân với 2 ”. Như  vậy trong bài toán trên ta sử  dụng phép quy nạp không hoàn toàn   với :   Tiền đề 1: Hình chữ nhật có chiều dài bằng 4dm,  chiều rộng 3dm thì có   chu vi bằng : (4 + 3) x 2 = 14 (dm)    Kết luận: Hình chữ nhật có chiều dài a và chiều rộng b và a và b cùng  đơn vị đo thì có chu vi là (a+b) x 2. 4
  5. *Ví  dụ 2: Cho 9 điểm phân biệt, khi nối tất cả các điểm với nhau ta được   bao nhiêu đoạn thẳng? Ta nhận xét : ­ Khi có 2 điểm, nối lại ta sẽ được 1 đoạn thẳng:  1 = 0 + 1 ­ Khi có 3 điểm, nối lại ta sẽ được 3 đoạn thẳng:  3 = 0 + 1 + 2 ­ Khi có 4 điểm, nối lại ta sẽ được 6  đoạn thẳng:  6 = 0 + 1 + 2 + 3 ……….. Khi có n điểm, nối lại ta sẽ được số đoạn thẳng là:                          S = 0 + 1 +2 + 3 + …+ (n ­ 1)  =  n x ( n ­1) : 2                                 Áp dụng : Khi có 9 điểm, nối lại ta sẽ được số đoạn thẳng là : 9 x ( 9 ­ 1) : 2 = 36 (đoạn thẳng) Trong ví dụ trên ta đã sử dụng hai lần phép suy luận quy nạp không hoàn  toàn:  Lần thứ nhất ta rút ra được kết luận khi có n điểm, nối lại ta được số đoạn  thẳng là:                           1 + 2 + 3 + …+ (n ­ 1)  Lần thứ hai ta rút ra được tổng trên bằng :  n x (n ­ 1 ).            Như vậy với việc vận dụng phép suy luận quy nạp vào dạy học các  yếu tố hình học giáo viên sẽ giúp học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội tri thức mới một  cách tự nhiên, không bị gò bó, áp đặt từ đó phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. 7.1.2. Tư duy logic và vấn đề rèn luyện tư duy logic a. Khái niệm tư duy logic Theo quan điểm của B.A.Ozahecrh thì Tư duy logic là loại tư duy trong đó   yêu cầu chủ thể phải có kỹ năng rút ra các hệ quả từ những tiền đề cho trước;   kỹ  năng phân chia những trường hợp riêng biệt và hợp chúng lại; kỹ  năng dự   đoán kết quả  cụ  thể  bằng lý thuyết, kỹ  năng tổng quát những kết quả  đã thu   được . Như  vậy   tư  duy logic là suy nghĩ, nhận xét, đánh giá vấn đề  một cách  chính xác, lập luận có căn cứ.     b. Vấn đề rèn tư duy logic. 5
  6.   Các nhà nghiên cứu có các cách nhìn khác nhau về  rèn tư  duy logic  nhưng tựu chung lại họ  đều cho rằng rèn tư  duy logic là rèn cho học sinh   phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề một cách sâu sắc, hợp  logic và khoa học. Để  rèn tư  duy logic cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả  thì trong quá   trình dạy học toán nói chung và dạy học các yếu tố  hình học nói riêng giáo  viên cần chú ý rèn cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: ­ Kỹ năng phân tích đề bài để tìm ra mối quan hệ giữa cái đã biết và cái   cần tìm trong bài toán. Từ đó định hướng ra cách giải bài toán. ­ Kỹ năng trả lời các câu hỏi một cách hợp logic. ­ Kỹ năng rút ra hệ quả từ những tiền đề. ­ Kỹ  năng phân chia những trường hợp riêng biệt và hợp chúng lại để  được đối tượng đang xét. ­ Kỹ năng tổng hợp kết quả thu được. ­ Kỹ năng vẽ hình, khả năng sử dụng ngôn ngữ và các ký hiệu toán học  để diễn đạt một suy luận toán học. ­ Khả  năng suy luận để  vận dụng các thủ  thuật trong giải các bài tập  toán. ­ Khả năng suy luận quy nạp. 7.1.3 .Thực trạng rèn luyện tư duy logic cho học sinh lơp 4, lớp 5 thông qua   phương pháp suy luận quy nạp trong dạy học các yếu tố hình học. Qua điều tra, thực tiễn dự giờ, qua việc quan sát việc học tập trên lớp của  học sinh có thể thấy những hạn chế, thiếu sót trong việc rèn tư duy logic cho  học sinh như sau: * Về phía giáo viên ­ Một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc khắc sâu các biểu tượng   hình học cơ bản cho học sinh dẫn đến học sinh chưa hiểu được đầy đủ, rõ ràng về  các nội dung hình học. ­ Một số giáo viên chưa coi trọng việc hình thành công thức,quy tắc tính  cũng như các khái niệm hình học cho học sinh. ­ Việc rèn cho học sinh khả  năng sử  dụng ngôn ngữ, các ký hiệu toán  học để diễn đạt lại một suy luận còn hạn chế. 6
  7. ­ Giáo viên chưa dành thời gian hợp lý để  rèn học sinh kỹ  năng phân  tích đề  bài, kỹ  năng khái rút ra hệ  quả  từ  những tiền đề, kỹ  năng phân chia  thành các trường hợp riêng biệt  rồi hợp chúng lại,.. ­ Giáo viên đưa ra quá nhiều bài tập đòi hỏi tính toán theo công thức mà   ít khi đưa ra những bài tập đòi hỏi phải suy luận. * Về phía học sinh ­ Các biểu tượng hình học trong học sinh không được rõ ràng và vững  chắc. Chẳng hạn như khái niệm về hình tròn và đường tròn. ­ Khi mô tả một hình, học sinh thường không mô tả đầy đủ các dấu hiệu   đặc trưng của một hình, có khi mô tả  thừa, cũng có khi mô tả  thiếu các dấu   hiệu.  ­ Đa số học sinh đều học và làm theo mẫu, không có điều kiện và cũng   không có thói quen sáng tạo ra những cách khác. ­ Học sinh tiểu học ngại phải làm những bài tập yêu cầu phải lập luận,  diễn đạt bằng lời mà chỉ thích làm các bài tập tính toán, áp dụng công thức. 7.1.4. Một số  biện pháp rèn tư  duy logic thông qua phép suy luận quy nạp   trong dạy học các yếu tố hình học cho hinh lớp 4, lớp 5. a. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Toán lớp 4, lớp 5 để  thực  hiện một biện pháp rèn luyện tư duy logic cho học sinh tôi đã thực hiện giảng  dạy các yếu tố hình học theo quy trình sau : * Đối với bài hình thành khái niệm một số hình cụ thể. Bước 1 : GV đưa ra một số  vật thật, hình  ảnh, hình vẽ  về  dạng hình   cần học. Bước 2 : Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, so sánh, tìm ra dấu   hiệu đặc trưng của hình cần học. Bước 3 : Hướng dẫn học sinh tách những dấu hiệu chung bản chất ra  khỏi những dấu hiệu chung còn lại để hình thành khái niệm. * Đối với bài hình thành công thức tính chu vi, diện tích, thể tích một số   hình. Bước 1 : Giáo viên đưa ra một bài toán, tổ  chức hướng dẫn học sinh  phân tích đề  bài, tìm ra mối quan hệ  giữa yếu tố  đã cho và yêu cầu của bài   toán. 7
  8. Bước 2 : Tổ  chức cho học sinh liên hệ  kiến thức, thảo luận tìm ra  phương pháp giải bài toán. Bước 3 : Trình bày lời giải bài toán. Trên cơ sở đó, hướng dẫn học sinh  khái quát thành quy tắc, công thức tính hình cần học. * Đối với bài giải các bài toán có nội dung hình học. Bước 1 : Giáo viên đưa ra bài toán. Bước 2 : Học sinh đọc đề, phân tích đề bài để tìm ra mối quan hệ giữa   cái đã cho và cái cần tìm. Bước 3 : Học sinh liên hệ kiến thức, suy luận, tìm ra cách giải bài toán. Bước 4 : Học sinh sử dụng ngôn ngữ  và kí hiệu toán học để  trình bày   lời giải bài toán một cách khoa học. b. Nội dung các biện pháp rèn luyện tư duy logic cho học sinh trong dạy   học các yếu tố hình học và quá trình áp dụng của bản thân. *  Biện pháp 1:  Rèn luyện thao tác tư  duy logic gắn với hình thành   phương pháp suy luận quy nạp. Hình thành phương pháp suy luận cho học sinh không có nghĩa là trang   bị  cho các em những kiến thức về suy luận, mà việc hình thành diễn ra một   cách tàng  ẩn thông qua dạy học các khái niệm hình học hay xây dựng công  thức tính chu vi diện tích một số hình thường gặp ở tiểu học. Chính vì vậy,  khi dạy các yếu tố  hình học để  rèn các thao tác tư  duy   logic và bước đầu hình thành phương pháp suy luận cho học sinh tôi đã tổ  chức, hướng dẫn học sinh tự  chiếm lĩnh kiến thức thông qua các bước tiến   hành của quy trình dạy học rèn tư  duy logic. Chẳng hạn khi dạy   bài “ Hai  đường thẳng song song”­ Toán lớp 4, tôi đã thực hiện các bước dạy học như  sau: Bước 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kéo dài hai cạnh dài  và hai cạnh ngắn của hình chữ nhật như hình vẽ sau: Trường hợp 1: Kéo dài hai cạnh  Trường hợp 2: Kéo dài hai cạnh dài  ngắn của hình chữ nhật ta thấy  của hình chữ nhật ta thấy chúng  chúng không bao giờ cắt nhau. không bao giờ cắt nhau. 8
  9. Bước 2:  Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào những trường hợp cụ  thể đã thực hành ở trên phân tích, tổng hợp, so sánh để  tìm ra dấu hiệu chung  bản chất “ kéo dài hai cạnh đối diện của hình chữ  nhật ta được hai đường   thẳng không bao giờ cắt nhau”. Bước 3:  Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh tách dấu hiệu chung   bản chất đó ra khỏi những dấu hiệu chung còn lại để  khái quát thành khái  niệm “Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau”. Đối với các bài hình thành khái niệm về các yếu tố hình học như: hình  chữ  nhật, hình vuông, hai đường thẳng song song,… giáo viên có thể  tiến  hành tương tự. Đối với các bài hình thành công thức tính chu vi, diện tích của một hình,  để  rèn tư  duy logic cho học sinh tôi luôn khuyến khích các em dựa vào kiến   thức đã học để xây dựng công thức tính cho bài học mới. Chẳng hạn khi dạy  bài “Diện tích hình tam giác” – Toán 5, tôi đã hướng dẫn học sinh  theo các  bước như sau: Bước 1: Giáo viên đưa ra bài toán:  Tính diện tích hình tam giác ABC có  kích thước ghi trên hình vẽ: A h Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh dựa vào kiến thức đã học, vận  dụng kỹ năng cắt ghép hình để  giải bài toán và  tìm được diện tích hình tam B   C H a giác ABC. Chẳng hạn: + Lấy hai hình tam giác bằng nhau:               Hình 1                                                           Hình 2 + Vẽ  chiều cao vào 1 trong hai hình tam giác, chẳng hạn ta vẽ  chiều   cao vào Hình 1 9
  10.            Hình 1                                                          Hình 2 + Cắt Hình 1 theo chiều cao thành 2 tam giác nhỏ và ghép vào hình 2 để  tạo thành 1 hình chữ nhật. E A D h C a H B + Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh so sánh các yếu tố hình học của  hình tam giác và hình chữ nhật để học sinh thấy được: Hình tam giác có cạnh  đáy bằng chiều dài của hình chữ  nhật; chiều cao bằng chiều rộng của hình  chữ nhật; diện tích hình chữ nhật gấp hai lần diện tích hình tam giác.  Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật :  SEDBC   = ED x BD, học sinh  chỉ ra được  công thức tính diện tích hình tam giác ABC: SABC = ED x BD : 2. a h Hay SABC  =   ( Trong đó a: cạnh đáy; h: chiều cao, a và h cùng đơn vị đo). 2 Bước 3: Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào lời giải của  bài toán để rút ra quy tăc tính diện tích hình tam giác: Muốn tính diện tích hình   tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia  cho 2.    Chúng ta có thể tiến hành tương tự đối với các bài toán hình thành công  thức tính chu vi, diện tích các hình học khác trong chương trình toán lớp 4, lớp  5 như hình vuông, hình thoi, hình bình hành, hình thang,…         Biện pháp 2: Rèn luyện tư  duy logic thông qua rèn luyện khả  năng   diễn đạt. Môn Toán là môn thể  thao trí tuệ  có nhiều tiềm năng để  phát triển tư  duy logic cho học sinh. Nhưng tư duy không thể tách rời ngôn ngữ, phát triển   tư  duy logic gắn liền với phát triển ngôn ngữ.   Mặt khác, hầu hết các khái  10
  11. niệm hình học được xây dựng và hình thành bằng con đường suy luận quy  nạp. Chính vì vậy, việc rèn khả năng diễn đạt các suy luận quy nạp cho học   sinh không chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển ngôn ngữ của các em mà còn  có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tư duy logic. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc hình thành kiến thức mới cho   các em đã khó nhưng còn khó khăn hơn nhiều khi yêu cầu các em diễn đạt lại   những kiến thức mà mình vừa chiếm lĩnh được. Bởi vậy khi dạy học tôi luôn  chú trọng tới việc rèn kỹ  năng diễn đạt cho học sinh. Cụ  thể  khi dạy bài “  Hình bình hành” ­ Toán lớp 4, tôi đã tiến hành rèn kỹ  năng diễn đạt cho học  sinh như sau: Bước 1: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm về hình  bình hành. Bước 2: Sau khi học sinh nắm được khái niệm về hình bình hành tôi yêu cầu  học sinh trình bày lại quá trình suy nghĩ để rút ra khái niệm.  Chẳng hạn với  bài này học sinh cần trình bày được: A B D C + Quan sát hình hình bình hành ABCD em thấy: Cạnh AB và DC là hai   cạnh đối diện; cạnh AD và cạnh BC là hai cạnh đối diện; Hình ABCD có hai   góc tù và hai góc nhọn ( hoặc có 4 góc không vuông). + Em dùng thước đo các cạnh của hình bình hành và thấy hình bình  hành có hai cặp cạnh song song và bằng nhau. + Quan sát em thấy hình bình hành có hai góc tù và hai góc nhọn (hoặc  có 4 góc không vuông). Từ  đó em có kết luận: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song   song và bằng nhau. Hay  khi dạy bài  “ Diện tích hình tam giác” – Toán lớp 5, để rèn tư duy  logic cho học sinh tôi đã tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hình thành công thức và  quy tắc tính diện tích hình tam giác. 11
  12. Bước 2: Sau khi học sinh biết được công thức và quy tắc tính  diện tích   hình tam giác giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại các bước thực hiện để  rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình tam giác. Ngoài ra, trong quá trình dạy học các khái niệm hình học giáo viên cần   chú ý rèn cho học sinh cách trình bày các khái niệm hình học theo nhiều cách   khác nhau. Chẳng hạn:    Hình bình hành có................................................................    Hình có hai cặp cạnh đối diện .............................................là hình bình hành.     Hoặc:   Hai đường thẳng song song với nhau................................................    Hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau là......................................... Do vốn ngôn ngữ và các ký hiệu toán học cũng như khả năng suy luận  của học sinh còn nhiều hạn chế nên giáo viên có thể hướng dẫn các em trình  bày từng bước của suy luận sau đó mới trình bày toàn bộ suy luận. Quá trình  này không chỉ diễn ra trong một bài học mà được thực hiện trong một hệ  thống các bài học nên nó góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện tư duy  logic cho học sinh. Biện pháp 3: Rèn luyện tư  duy logic thông qua rèn luyện kỹ  năng   suy luận quy nạp * Rèn luyện kỹ năng nhận biết những tiền đề (các dấu hiệu chung, bản   chất của từng trường hợp cụ thể). Các đối tượng nhận thức không tự  bộc lộ  những dấu hiệu, quan hệ  bản chất ra ngoài. Học sinh chỉ có thể nhận biết được điều đó thông qua phân  tích, tổng hợp và so sánh chúng. Bởi vậy vấn đề  đặt ra là phải rèn cho học  sinh các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đặc biệt là khả  năng phối hợp  các kỹ năng này. Ví dụ khi dạy bài: Hai đường thẳng song song­ Toán  lớp 4.           Để  rèn kỹ  năng nhận biết các dấu hiệu chung, các quan hệ  bản chất  giáo viên thực hiện các bước sau: Bước 1: ­ Cho HS thực hành:  Quan sát hình chữ nhật . Kéo dài hai cạnh ngắn  Kéo dài hai cạnh dài của hình  của hình chữ nhật. chữ nhật. 12
  13. Bước 2:   Tiếp theo tôi yêu cầu HS học sinh thực hiện các thao tác phân  tích, so sánh các đặc điểm của hình chữ  nhật với đặc điểm của hai đường  thẳng vừa kéo dài từ  đó tổng hợp kiến thức để  tìm ra dấu hiệu chung, bản  chất của chúng là: Hai cạnh dài của hình chữ  nhật và hai đường thẳng vừa   kéo dài không bao giờ cắt nhau tại một điểm. Bước 3: Cuối cùng tôi yêu cầu học sinh so sánh những dấu hiệu, quan   hệ nhằm tìm ra những dấu hiệu qua hệ chung của các cặp đường thẳng song   song là: “ Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau tại một điểm”. Với cách làm trên, ta thấy thực chất quá trình rèn kỹ năng nhận biết các   dấu hiệu chung, bản chất, các quan hệ  là quá trình giáo viên tổ  chức rèn kỹ  năng phối hợp các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và   khái quát hóa, cũng như kỹ năng vận dụng phương pháp suy luận hợp lý vào  trong những trường hợp cụ thể. * Rèn luyện kỹ năng rút ra hệ quả từ những tiền đề.  Tư duy logic đặc trưng bởi kỹ  năng rút ra hệ  quả  dựa trên những trư­ ờng hợp riêng. Chính vì vậy, rèn kỹ  năng suy luận quy nạp cho học sinh   chúng ta không chỉ  dừng  ở  rèn kỹ  năng nhận biết, mà cần phải rèn kỹ  năng  dựa trên những dấu hiệu, quan hệ đó để rút ra kết luận chung. Trong quá trình  hình thành các tính chất, kỹ  năng này được rèn luyện trên cơ  sở  tổ  chức cho  học sinh rút ra khái niệm hình học cần lĩnh hội. Ví dụ: Khi dạy bài “ Hai đường thẳng vuông góc” ­ Toán lớp 4, để rèn  kỹ năng rút ra hệ quả từ những tiền đề tôi đã tiến hành như sau: Bước 1: Tôi cho học sinh thực hành: Kéo dài cạnh BC và DC của hình  chữ  nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau; Hai đường  thẳng này tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh C. A B D C 13
  14. Bước 2: Yêu cầu học sinh rút ra hệ  quả: Hai đường thẳng vuông góc  với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung một đỉnh. Bước 3:  Tôi yêu cầu học sinh dựa trên những dấu hiệu, quan hệ bản  chất để  khái quát thành khái niệm hai đường thẳng vuông góc:   Hai đường   thẳng vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung một đỉnh. *Rèn kỹ năng phân chia những trường hợp riêng biệt và hợp chúng lại. Đối với học sinh lớp 4 và lớp 5 việc hình thành công thức tính, chu vi  diện tích một số hình là nội dung khó, phải tiến hành gián tiếp qua nhiều bài  tập nhỏ sau đó mới tổng hợp lại để rút ra công thức. Bởi vậy khi hình thành  công thức và quy tắc tính chu vi, diện tích một số hình cho học sinh giáo viên  cần quan tâm tới việc rèn kỹ năng phân chia bài toán thành nhiều bài tập nhỏ  để học sinh dễ tiếp thu sau đó mới tổng hợp lại và rút ra công thức, quy tắc  cho học sinh. Chẳng hạn khi dạy bài: “Diện tích hình bình hành” ­ Toán 4, để  xây dựng được công thức tính diện tích hình bình hành tôi đã hướng dẫn học  sinh chia bài tập này thành nhiều bài tập nhỏ như: Bài 1: Cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật. a                                a                                                                                                  h b h Bài 2: Tính diện tích hình chữ nhật.             S = a x b ( S: diện tích; a: chiều dài, b: chiều rộng; a và b cùng đơn vị  đo) Bài 3: So sánh các yếu tố hình học của hình bình hành và hình chữ nhật  vừa ghép được.  Đáy của hình bình hành bằng chiều dài của hình chữ nhật. Chiều cao của hình bình hành bằng chiều rộng của hình chữ  nhật. 14
  15. Diện tích của hình bình hành bằng diện tích của hình chữ nhật. Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã được học thực  hiện các bài tập trên. Sau đó hợp chúng lại để  tìm được diện tích hình bình  hành:   S = a x b = a x h  *Rèn kỹ năng tổng quát những kết quả đã thu được. Chúng ta đã biết, đến cuối bậc tiểu học vốn ngôn ngữ  của học sinh  được cải thiện rất nhiều so với các lớp trước. Tuy nhiên khả  năng khái quát   một vấn đề đặc biệt là khả năng khái quát một nội dung toán học thì vẫn còn   nhiều hạn chế. Nếu trong quá trình dạy học giáo viên quan tâm tới việc rèn  cho học sinh kỹ  năng khái quát những kết quả  đã thu được thì tư  duy logic  của các em sẽ đạt tới một bước phát triển mới. Ví dụ: Khi dạy bài: “Diện tích hình bình hành” ­ Toán 4. Sau khi hướng dẫn học sinh giải quyết xong các bài tập 1, 2, 3 đã phân  chia ở trên giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức để tìm ra diện tích   hình bình hành đã cho. Từ  một bài toán cụ  thể  đó giáo viên hướng dẫn học   sinh  khái quát thành  quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành. Công thức:      S = a x h        ( S: diện tích; a: Độ dài đáy; b: chiều cao; a và h cùng đơn vị đo). Quy tắc: Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với   chiều cao (cùng đơn vị đo). Mặt khác, thông qua cách thành lập công thức tính diện tích hình bình  hành giáo viên yêu cầu học sinh khái quát thành các bước thực hiện chung cho   các bài học hình thành công thức tính diện tích một số hình trong chương trình   môn Toán lớp 4 và lớp 5 (Trừ  công thức tính “Diện tích hình tròn”­ Toán 5”   mà trong SGK không đưa ra.) là: Bước 1: Xác định yêu cầu bài tập, tìm mối liên hệ giữa hình đã cho với  các hình đã học. Bước 2: Cắt ghép hình đã cho thành một trong các hình đã học. Bước 3: Tính diện tích hình vừa cắt ghép được. Bước 4: So sánh các yếu tố hình học của hình vừa cắt ghép được với  hình đã cho. 15
  16. Bước 5: Tổng hợp kiến thức và rút ra quy tắc tính cần lĩnh hội. * Rèn luyện kỹ năng dự đoán và thử nghiệm. Dự đoán sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, khả  năng suy luận, óc quan sát để tìm ra các dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện  tượng. Hình thành và phát triển kĩ năng tìm tòi, phát hiện ra cái mới cho học  sinh. Nó là nguồn gốc của phát minh, sáng tạo.   Thử nghiệm sẽ tập cho học sinh có cái nhìn về các sự vật, hiện tượng  dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Với những tác dụng to lớn đó, rèn kỹ năng dự đoán và thử nghiệm trong  quá trình hình thành các công thức và quy tắc tính chu vi diện tích một số hình ở  môn toán lớp 4 và lớp 5 không chỉ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng  tạo trong học tập cho học sinh mà còn góp phần không nhỏ trong việc rèn tư  duy logic cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng này trong  việc rèn tư duy logic cho học sinh trong quá trình dạy học toán nói chung và  dạy học các yếu tố hình học nói riêng tôi luôn khuyến khích các em dự đoán  những điều sẽ xảy ra đối với vấn đề được đề cập tới và làm thực nghiệm để  chứng minh, kiểm tra dự đoán đó. Chẳng hạn khi dạy bài “Diện tích hình tam  giác”­ Toán 5, tôi đã tổ chức cho học sinh thực hiện theo các bước sau:            Bước 1:  Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác phân tích,  tổng hợp, so sánh,... để dự đoán được: Nếu cắt và ghép hai hình tam giác bằng  nhau lại ta có thể được một hình chữ nhật hoặc một hình bình hành.  Trường hợp 1: Ghép hai hình tam giác bằng nhau thành một hình bình hành. Trường hợp 2: Cắt và ghép hai hình tam giác bằng nhau thành một hình chữ  nhật. h 16
  17.            Bước 2:  Học sinh dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật hoặc cách  tính diện tích hình bình hành để tính diện tích hình tam giác. +  Trường hợp 1: Diện tích hình tam giác bằng một nửa diện tích hình bình  a h hành nên ta có :     SHình bình hành : 2 =  SHình tam giác =  2 ( Trong đó a: cạnh đáy; h: chiều cao, a và h cùng đơn vị đo). +  Trường hợp 2: Diện tích hình tam giác bằng một nửa diện tích chữ nhật   nên ta có :  a b a h SHình chữ nhật  : 2 =  SHình tam giác =   =  2 2 ( Trong đó a: cạnh đáy của hình tam giác = chiều dài của hình chữ  nhật; h:  chiều cao của hình tam giác = chiều rộng của hình chữ nhật, a và h cùng đơn  vị đo).            Bước 3:  Học sinh sẽ tiến hành thử nghiệm cắt ghép để xác minh tính  đúng đắn của dự đoán. Nếu dự  đoán đúng, các em sẽ  tìm được cách tính diện   tích hình tam giác. Nếu dự đoán sai, các em sẽ bác bỏ và tiến hành một dự đoán   khác. Với cách làm đó giờ học toán của các em trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn rất  nhiều từ đó kích thích được khả năng tư duy của các em. * Rèn luyện kỹ năng phối hợp các thao tác tư duy logic. Các thao tác tư  duy là điểm khởi đầu của quá trình nhận thức.Trong quá  trình dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học, xây dựng được một công thức   toán học là việc làm tương đối khó với học sinh bởi vậy giáo viên cần quan  tâm đến việc rèn kỹ năng phối hợp các thao tác tư duy logic một cách hợp lý  cho học sinh.   Chẳn hạn khi dạy bài: “Diện tích hình thang”­ Toán lớp 5, để rèn kỹ năng   phối hợp các thao tác tư  duy logic cho học sinh giáo viên yêu cầu học sinh   A a B thực hiện bài toán: Tính diện tích hình thang ABCD có các kích th ước ghi trên   hình vẽ:  h D 17b C H
  18.  Để thực hiện yêu cầu này tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: Bước 1: ­ Yêu cầu học sinh phân tích tìm ra mối quan hệ  giữa hình thang với  các hình đã hoc.  Bước 2:  Tổng hợp sơ bộ để cắt và ghép hình thang thành một trong các hình  đã học để tính diện tích. Chẳng hạn, ở bài này, học sinh có thế nối đỉnh A với đỉnh C để chia hình  thang đã cho thành hình tam giác ACD và tam giác ABC. A a B h D H b C ­ Tính tổng diện tích hai tam giác đó sẽ được diện tích của hình thang.  h b h a ( a b) h                          SABCD = SABC   +  SACD =  2 2 2  (Trong đó a : đáy bé; b: đáy lớn; h: chiều cao)            ­ Hoặc học sinh có thể lấy trung điểm  một cạnh bên của hình thang để  cắt và ghép hình thang thành một hình tam giác để tính diện tích. A a B h D b C a E H 18
  19. Học sinh dựa vào cách tính diện tích hình tam giác để tính được diện  ( a b) h tích hình thang ABCD như là:   SABCD  =  2                                                     ( Trong đó a : đáy bé; b: đáy lớn; h: chiều cao) Nếu học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các đặc điểm của hình  thang với hình bình hành thì sẽ chia hình thang thành một hình bình hành và  một hình tam giác đ A ể tính di ện tích. a B h D a C H c HS tính được diện tích hình thang ABCD như sau: h c (a 2 c) h (a a c) h ( a b) h          SABCD = SABCM   +  SAMD =  h a 2 2 2 2                      ( Trong đó a là đáy bé; b =  c+a là đáy lớn; h là chiều cao) Bước 3: Trên cơ sở tìm ra cách tính diện tích hình thang học sinh  sử  dụng thao tác tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa để rút ra quy tắc và  công thức tính diện tích hình thang:   ( a b) h        Công thức: SABCD  =     ( Trong đó a : đáy bé; b: đáy lớn; h: chiều  2 cao)                   Quy tắc: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng hai đáy nhân với   chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.             Như  vậy để  hình thành được công thức tính diện tích hình thang học  sinh phải phối hợp rất nhiều các thao tác tư duy logic. Do đó, rèn cho học sinh   cách xây dựng công thức và quy tắc tính chu vi,diện tích, thể tích một số hình  chính là rèn kỹ năng phối hợp các thao tác tư duy logic.    Biện pháp 4: Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ và ký hiệu toán   học thông qua kỹ năng diễn đạt các công thức tính chu vi diện tích, thể  tích một số hình. 19
  20. Với mục đích rèn tư  duy logic cho học sinh nên trong quá trình hướng  dẫn học sinh xây dựng các công thức toán học tôi không chỉ  hướng dẫn các  em cách ghi nhớ công thức, cách áp dụng công thức vào việc giải các bài tập  toán mà còn giúp các em nhớ được phương pháp tìm ra công thức và mối quan   hệ giữa các công thức toán học với nhau.  Chẳng hạn khi học sinh đã biết công thức tính chu vi, diện tích của hình   chữ nhật là: P = (a + b) x 2,    S = a x b (a và b cùng đơn vị đo). Tôi đã hướng dẫn học sinh nhận ra hình vuông là hình chữ  nhật đặc  biệt có chiều dài bằng chiểu rộng.Từ  đó ta chỉ  cần thay chiều rộng b bằng   chiều dài a (b = a) là có ngay các công thức tính chu vi, diện tích hình vuông:            P = (a + a) x 2 = (a x 2) x 2, hay P = a x 4 ;          S = a xa (a và b cùng đơn vị đo). a h Hoặc từ công thức tính diện tích tam giác S =   (1) ( S là diện tích; h là  2 chiều cao; a là cạnh đáy; a và h cùng đơn vị đo)  tôi hướng dẫn học sinh dựa  vào các qui tắc đã học về mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính  để suy ra các công thức tính ngược như sau:  S 2 S 2                                    a =  ;           h =  .  h a Với cách làm như vậy tôi đã giúp học sinh của mình ghi nhớ các công thức  hình học một cách dễ dàng, nhờ vậy các em có thể vận dụng linh hoạt các  công thức đã học để giải các bài tập toán liên quan. Biện pháp 5: Rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua giải một   số bài tập có nội dung hình học ( bài tập cơ bản và nâng cao). * Rèn luyện các thao tác tư duy logic thông qua giải các bài tập toán. Các bài toán có nội dung hình học là phương tiện rất hiệu quả  trong  việc phát triển năng lực tư duy logic. Vì chính ở đó, học sinh phải vận dụng,   phối hợp các thao tác tư  duy logic  một cách cao nhất trong việc tìm hiểu đề  bài, tìm phương pháp giải hay rút ra cách giải chung cho một dạng toán nào   đó.  Ví dụ: Có một hình vuông được chia thành 15 hình chữ nhật nhỏ. Tổng  chu vi của 15 hình chữ  nhật là 240 cm. Hỏi diện tích hình vuông ban đầu là  bao nhiêu cm2? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2