intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả bằng Tây và Đông y

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh trĩ mới đầu chỉ gây cảm giác ngứa và rát, nhưng càng về sau để lâu sẽ gây nên những bất tiện,khó chịu và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, hiện nay có nhiều cách chữa bệnh trĩ khá hay

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả bằng Tây và Đông y

  1. Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả bằng Tây và Đông y Bệnh trĩ mới đầu chỉ gây cảm giác ngứa và rát, nhưng càng về sau để lâu sẽ gây nên những bất tiện,khó chịu và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, hiện nay có nhiều cách chữa bệnh trĩ khá hay do trang chuatribenhtri.info cung cấp như sau : - Cách chữa bệnh trĩ bằng Tây y : gồm có 3 cách + Điều trị nội khoa: có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.… + Điều trị bằng thủ thuật : được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).
  2. + Điều trị bằng phẫu thuật : là phương pháp nhanh gọn. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, thời gian nằm viện ngắn tùy vào phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất. Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn. Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến. -Cach chua benh tri bằng Đông y Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh trĩ mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y để chữa trị bệnh trĩ này:
  3. 1. Thuốc xông, rửa tại chỗ Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau: - Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ. - Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ. - Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày. - Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ. - Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa. Hoặc : Bài thuốc 1: Bạch chỉ 12g, mộc qua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu 12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau. Bài thuốc 2: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần. Bài thuốc 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g, sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4
  4. ngày búi trĩ sẽ tiêu. 2. Thuốc uống - Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết. Bài thuốc 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần. Bài thuốc 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc 3: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng
  5. khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang. - Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau. Bài thuốc 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần. 3. Thuốc ngâm bôi Sử dụng thuốc ngâm bôi tốt với trường hợp sau khi đại tiện trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn. Công thức thuốc ngâm bôi theo nguyên tắc làm mềm, làm khô búi trĩ để có thể tự co lên. Bài 1: Hoàng bá 20g, lá móng 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g, sa sàng 20g. Bài 2: Sa sàng 20g, ngũ bội 20g, tô mộc 30g, hoàng bá 20g, binh lang 10g. Bài 3: Tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g. Ngày đun 1 thang. Cách làm: cho 6-7 bát nước (1-2 lít nước) đun sôi liên tục 10-15 phút chắt ra chậu sạch. Sau mỗi lần đại tiện xong rửa sạch hậu môn rồi ngồi ngâm 10-15 phút.
  6. Lấy tay ấn búi trĩ lên, sau đó nằm nghỉ 10-15 phút rồi mới đi lại. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp có rất nhiều phương pháp như: Dùng thuốc uống, hoặc thuốc bôi ngoài ra, hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật… nhưng phương pháp chúng tôi giới thiệu sau đây: phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng các thực phẩm tự nhiên, bạn có thể tự điều trị tại nhà, dễ dàng và hiệu quả kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp bệnh của bạn giảm đáng kể. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp sử dụng thực phẩm như: 1. Khoai lang Khoai lang là một loài cây nông nghiệp chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực Khoai lang giúp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp Củ khoai lang có tác dụng chữa trị các bệnh như: viêm dạ dày, rối loạn đường ruột, trực tràngung… Đặc biệt chữa tiểu đường típ 2 và đau cúp lưng, mỏi gối rất hiệu quả. Ngoài tác dụng đó, củ khoai lang và lá cây khoai lang đều có tác dụng trị táo bón, thường bệnh trĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do táo bón, vì vậy ngừa táo bón là ngừa được bệnh trĩ. 2. Thịt nạc
  7. Nên chọn thịt nạc như cá, thịt gà và phần nạc của thịt bò… để thay thế cho các chất béo bão hòa như thịt lợn, thịt bò béo… Những chất này giúp kích thích lên đường ruột của bạn khiến phân bị cứng, tránh táo bón. 3. Đậu đỏ Đậu đỏ có tác dụng chữa trị đại tiện ra máu và phòng bệnh trĩ Cách làm: Dùng đậu đỏ sắc với cây bạch chi có thể chữa trị chứng đại tiện ra máu và sưng đau. Nếu kết hợp cùng gạo cũng có tác dụng tốt: làm mát và phòng được bệnh trĩ 3. Măng, mật ong: có nhiểu vitamin và có tác dụng nhuận tràng, giúp cho bệnh trĩ, người bị bệnh trĩ nên ăn 4. Thực phẩm giàu chất xơ: Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần được bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, nhất là những loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền…
  8. 5. Rau cần Rau cần có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp Cách dùng: Lấy rau cần (cả dễ) nấu với gạo, đun sôi cho nhừ thành cháo, cho thêm ra vị, rồi ăn 6. Rau dền rau dền giúp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp Rau dền giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sừng, bạn dùng gốc rau dền nấu với đại tràng heo Cách làm: 100g gốc rau dền rửa sạch, 150g đại tràng heo. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2h với lượng nước vừa phải. Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước.
  9. 7. Mè đen: Dùng lâu có tác dụng nhuận tràng, giảm được đại tiện ra máu. Và các thực phẩm khác như: Cà tím, hồng, chuối, hải sâm, mộc nhĩ, sung, rau mùi, rau má… cũng có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Bạn nên kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng tránh bệnh như: - Nên uống nhiều nước - Nên đứng dậy, đi lại, không nên ngồi lâu một chỗ - Không nên nhịn đại tiện: nên đi đại tiện lúc cần đi - Nên tập thể dục thẻ thao - Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia… - Không nên làm việc nặng, làm việc quá sức - Nên ăn nhiều trái cây, rau cải: giúp phân mềm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1