intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách điều trị các bệnh về hô hấp và hen suyễn: Phần 2

Chia sẻ: ViHana2711 ViHana2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của tài liệu Cách điều trị các bệnh về hô hấp và hen suyễn sẽ tiếp tục mang đến cho quý độc giả các loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh hô hấp, bệnh hen suyễn và cách điều trị. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách điều trị các bệnh về hô hấp và hen suyễn: Phần 2

  1. Phần IV M Ộ T SÓ LOẠI T H ự C PHẨM C Ó TÁC DỤNG CHỮA BỆNH H Ô HẤP GIẤM Mùi vị của giấm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất có ích đối với sức khoẻ con người. Do công dụng diệt khuẩn cao nên giấm có thể phòng trị hiệu quả một số bệnh như viêm gan, xơ gan, các bệnh đường ruột, đường hô hấp... Thành phần của giấm chủ yếu là axit acetic, ngoài ra còn một số axit hữu cơ như; axit latíc, axit malic, axit citric... có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt. Theo BS Hà Tiến Phan, Bệnh viện 354, công dụng lớn nhất của giấm là tính sát khuẩn, hạn chế có hiệu quả sự sinh sôi nảy nở và hoạt động của vi khuẩn, có thể phòng tránh được một số bệnh truyền nhiễm ở đường ruột và đường hô hấp. Các loại vi khuẩn như salmonel, trực khuẩn đại tràng, cầu khuẩn chùm nho gây mủ, vi khuẩn gây bệnh lỵ chảy máu, chỉ cần bị ngâm trong giấm nửa giờ là sẽ bị diệt trừ hết. Vì thế, vào mùa hè dùng giấm để chế biến các món ăn như nộm, trộn salat, nấu canh chua... có công hiệu phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có thể làm giảm độ béo của các loại thực phẩm như thịt, cá mà ta quen dùng hàng ngày và giữ cho các 138 LÈ ANHSƠNtu
  2. loại vitamin tan trong nước không bị phân huỷ khi xào nấu món ăn, làm giảm ảnh hưởng của các độc tố đối với cơ thể, có tác dụng ức chế và diệt trừ được nhiều vi khuẩn gây bệnh khác, có thể loại trừ được thành phần lão hóa ở thành huyết quản. Thường xuyên ăn giấm có thể giảm nhẹ sự lắng đọng sắc tố và tăng tính đàn hồi của da, làm chậm lại thời kỳ lão hoá da, hạn chế sự sản sinh các nốt chấm xuất hiện trên da mặt khi đi dưới ánh nắng mặt trời. Một số loại thức ăn có chứa chất nitrate như thịt muối, cá muối... ớ thời tiết nóng bức, các vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh, làm cho chất nitrate chuyển hóa mạnh thành nitrite. Khi vào cơ thể người, chất này lại chuyển hoá thành nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh. Nếu trong khẩu phần ăn có thêm giấm sẽ có tác dụng phân giải và tiêu huỷ chất nitrite. Những người bị cảm mạo, đau họng, trộn mật ong và giấm để ngậm sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Khi xào nấu món ăn là thịt, cá nên cho thêm vào chút giấm có thể làm cho kết cấu hoá học của các vitamin nhóm B và c được ổn định, khó bị phân huỷ do gia nhiệt, vì thế mà giữ được thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Giấm vừa có thể làm cho các món ăn trở nên dễ tiêu hóa và ngon miệng, đồng thời lại có khả năng thúc đẩy sự hòa tan và hấp thụ các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm..., các chất xơ sỢi thực vật và chất canxi động vật có trong thức ăn vào cơ thể. Khi nướng cá, hầm thịt cho thêm vào chút giấm vừa làm mất đi mùi tanh của cá mà còn làm cho thịt chóng nhừ và có mùi thơm hấp dẫn lại vừa giữ được chất canxi trong thực phẩm. B in Ẵ hô háp, hen suyễn và cách ^ ề u ỉri 1 3 9
  3. Đối với những người có bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm song cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn hình chùm nho trắng, cảm cúm thì nên dùng giấm hàng ngày vì tính diệt khuẩn tốt, bệnh sẽ nhanh khỏi, uống chút giấm còn có thể trừ được cả giun đũa trong đường ruột, phòng tránh bệnh truyền nhiễm ở đường ruột. Y học hiện đại chứng minh, những người bị bệnh về gan mạn tính, nhất là xơ gan, viêm gan, lượng vị toan giảm thiểu, độ chua ít đi, không thể diệt trừ có hiệu quả các vi khuẩn từ khoang miệng vào trong dạ dày nên bộ phận trên của ruột non thường có nhiều vi khuẩn sinh trưởng, làm cho dễ phát sinh nhiễm trùng toàn thân, bệnh gan nặng thêm. Tuy nhiên, nhờ có tính năng sát khuẩn của giấm, nếu những người mắc bệnh này ăn giấm với lượng tương đối nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm. QUẢ LA HÁN “Trái la hán” là quả chín của loài cây có tên khoa học là Momordica grosvenori Svvingle. Theo Đông y, quả xvuiig qua la I % í" 1 « hán CÓ vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đờm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. 1 4 0 LÈ ANH 5ƠN bu
  4. “Trái la hán” thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Trái la hán còn có tên là “la hán quả”, “giả khổ qua”, “quang quả mộc miết”... Đây là loài cây đặc sản của Quế Lâm, Trung Quốc, được nhập khẩu vào nước ta từ nhiều năm nay. Với những người có bệnh lý về đường hô hấp, quả la hán là một thứ thuốc tốt và lại an toàn. Trong Đông y truyền thống, thường dùng quả la hán để chữa ho do phế nhiệt và đờm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết. Hiện tại, trên lâm sàng, thường sử dụng quả la hán trong những trường hỢp được Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính, mạn tính, viêm đường hô hấp trên - thuộc thể “nhiệt đờm úng phế” (theo cách phân loại của Đông y); Chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp - thuộc thể “nhiệt độc uẩn kết”; táo bón kinh niên thuộc thể “tân khuy tràng táo” (thiếu thể dịch, ruột khô). - Liều dùng hàng ngày:T>\xng 15-30g sắc uống, hoặc hãm nước sôi, hay hấp uống. - Chú ý, kiêng kỵ: hán tính mát, thích hỢp với chứng ho do “đờm hỏa” (đờm nhiệt). Nếu là ho do “phế hàn” và do ngoại cảm, thì không nên dùng độc vị (cần phối hỢp với các vị thuốc khác). Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: - về thành phần hóa học: Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17% - 38,31%, trong đó bao gồm 10,20% - 17,55% đường íructose; 5,71% - 15,19% đường glucose; Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256 - 344 lần đường mía Ẽ ê n k kô kấp, ken suyễn và cáck k ề u írí ỉ ^ 1
  5. (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía; Còn có một chất gọi là D-mannitol có độ ngọt bằng 0,55% - 0,65% đường mía; Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein. Trong mỗi lOOg quả có 313mg-510mg vitamin c, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), lod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác. Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%. - về tăc dụng chữa bệnh Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư đờm), ngoài ra còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể. Trà la hán là thứ nước giải khát giàu dinh dương, rất thích hỢp với những người thể tạng “uất hỏa nội kết” (nóng trong). Do trong quả la hán có chứa một số hỢp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì. Trong gia đình, có thể sử dụng quả la hán để chữa trị một số chứng bệnh thường gặp như sau; - Chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày. - Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hỢp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít. 1 4 2 LÈ ANH SƠN buón soạn
  6. - Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn. - Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng la^ hán quả 20g, phối hỢp với tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong ngày. - Bổ phế, h ỗ trỢ trong điều trị ho Ian\ La hán quả 60g, thịt lợn nạc lOOg; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hỢp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm. - Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày. HÀNH TÂY Nếu bạn là người không thích vị hăng của hành, gừng cũng như những loại thực phẩm khác như tỏi tây, riềng, bạn nên có quan điểm khác về nhừng loại thực phẩm này. Còn nếu bạn là người thích ăn hành tây, đặc biệt là ăn sống thì nên duy trì điều này vì hành tây có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Theo như nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học sau khi nghiên cứu nhiều loại rau quả, hành tây không chỉ được xem như một gia vị trong các món ăn mà còn là một loại thuốc tốt. Hành tây có tác dụng ngăn ngừa và chống lại một số bệnh, đặc biệt là ung thư, bệnh viêm phế quản, và quan trọng nhất là ngăn ngừa bệnh đau tim, chứng giảm huyết áp và chứng tăng huyết áp. Cuống hành còn có thể ngán ngừa bệnh đau dạ dày. BêĩiẴ kô kấp, hen suyễn và cách điều tri 143
  7. Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nếu ăn hành thường xuyên có thể ngăn ngừa chứng ho dai dẳng. Củ hành đồ còn có thê sử dụng như một loại thuốc long đờm. Nếu hành được thái lát và ngâm vào mật ong nguyên chất trong 2 đến 3 ngày, có thê chữa trị bệnh ho khan kéo dài. Một tác dụng khác của hành tây là ép lấy nước hành tươi bôi lên trán có thể làm giảm chứng nhức đầu. Ăn hành một cách thường xuyên cũng giúp giảm lượng cholesterol với những người béo phì bởi vì nó làm tăng mật độ liprotein. Chất này có tác dụng ngăn cản bệnh mạch vành tim, chứng huyết khối. Hợp chất hành có thể giảm lượng cholesterol tới 60%. Hành còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Theo như điều tra của tạp chí châu Âu về dịch tễ học, những khu vực càng có lượng tiêu thụ hành và gừng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn những khu vực khác. Các nhà nghiên cứu có một chú ý là chỉ có hành tươi chưa được nấu mới có thể là thuốc. Vì vậy những người có thói quen nấu chín hành tây với những loại thực phẩm khác thì hành tây không còn có tác dụng như lúc đầu nữa. Nấu chín hành làm mất đến 82 phần trăm tác dụng chữa bệnh của hành. Hành tây có chứa hỢp lưu huỳnh có lợi có thể bị mất khi nấu chín nhưng rất nhiều người không biết được điều này. Ngay cả những người thường xuyên nấu ăn với hành tây cũng không nhận thấy allicin, một chất dinh dưỡng quan trọng đã hoàn toàn được trung hòa trong quá trình nấu ãn. Vì vậy, để tận dụng được những tác dụng chữa bệnh của hành, chúng ta nên ăn sống. 1 4 4 LÉ ANH SƠN bi<
  8. củ CẢÍ Củ cải có nhiều tính năng, công dụng như: Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh hô hấp (ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, Ợ chua, nôn, án không tiêu, trướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ. Ngoài ra còn chữa một số bệnh bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (đái ít, đái dắt, buốt, đái đục, có sỏi) chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...) bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao), ngoài ra còn có công dụng đặc biệt giải độc nói chung như khi bị ngộ độc khí độc do than, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm do dùng sai quy cách. Theo Đông y, củ cải tươi có vị cay tính mát (có tài liệu ghi lạnh), dẫn khí đi lên. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình (có tài liệu ghi ôn) dẫn khí đi xuống. Quy kinh phế và vị. Theo Tây y, củ cải có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon miệng, chống hoại huyết (chảy máu chân răng do thiếu vitamin C) chống còi xương, sát khuẩn nói chung kể cả trùng roi âm đạo, làm long đờm giảm ho, giảm mỡ, đường máu, giảm huyết áp. Sau đây là một số kinh nghiệm dùng củ cải làm thức ăn và thuốc phòng chữa bệnh. Bánh củ cải: Hóa đờm, lợi khí giảm ho, bổ tỳ. Bài 1: Củ cải trắng 500g, bột mỳ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột Ig, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g. Củ cải rửa sạch bào sỢi, xào sơ qua bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh. B ê n k kô hấp, ken suyễn pà cáck ắíều tri 145
  9. Bài 2: Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt heo nạc lOOg, muối 3g. Làm như trên. Bài 3: Củ cải trắng 125g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 60g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên. Bài 4: Kiện tỳ, điều khí, tiêu đờm: Củ cảí trắng 250g, thịt lợn nạc lOOg, bột gạo hoặc mỳ 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ xào tái cùng thịt lợn, thái sỢi trộn làm nhân bánh, làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán. Trứng xào củ cải: Bổ tỳ dưỡng vị nhuận phế. Đây là món ăn rất quen thuộc. Một sự phối hỢp để giúp phát huy tác dụng tốt và khắc phục nhược điểm đầy và lạnh. Ngoài ra, còn có các công thức cá bống kho củ cải đặc biệt tốt cho sản phụ sau khi sinh, hoặc người ốm dậy khi “bụng dạ còn yếu”. Cao ngũ trấp: Chữa ho nhiều, suy nhược. Củ cải trắng Ikg, lê Ikg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ riêng vào vải xô vắt nước để riêng. Để nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần mỗi lần 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày 2 lần. Cao củ cải tươi: Chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu). Củ cải tươi Ikg, lê tưcíi Ikg, sinh địa tưcti 500g, ngó sen tươi Ikg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1 4 6 LÈ ANH scrNrbi,
  10. Ikg, gừng tươi lOOg. Tất cả nấu sôi 30 phút vắt lấy nước nấu lại lần 2 rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: A giao 500g, đường phèn 500g, mật ong 500g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (30ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần. Công thức đơn giản hơn: Củ cải 300g nấu với 400ml nước còn lOOml bỏ bã. Thêm lOg phèn chua, 150g mật ong quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30ml lúc đói. Trị suyễn (nhiều đờm, khó thở ): Củ cải trắng thái nhỏ, xào giòn, tán nhỏ mịn ngào mật mía, viên bằng hạt ngô. Cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần uống 30 viên, chiêu với nước ấm. Viêm phế quản, viêm họng: Củ cải 500 - l.OOOg, quả trám 250g sắc uống hoặc ngậm nuốt dần. Ngạt vì khói độc (của than): Nước cốt củ cải tươi đổ ngay vào miệng người bệnh {Nam dược thần liệu). Bệnh phổi nhiễm silic (bệnh bụi phổi): - Nước củ cải tươi 5ml, nước rễ tranh 5ml, nước ép củ năng (mã thầy) 5ml, thạch hộc tươi 12g ép nước. Nước ép này để riêng. - Lấy các vị: Vừng trắng 12g, Xuyên bối mẫu 3g, Ngưu bàng 9g, Cát cánh 9g, lá Tỳ bà 9g, Kê nội kim (màng mề gà) 6g, Chỉ xác 9g. Nấu với 150-200ml nước còn 1/3 lọc nước, bỏ bã cô lại còn lOOg. Lấy nước này trộn với nước ép tươi nói trên, chia ngày uống 3 lần. Mỗi liệu trình 15 ngày. Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy. Hoặc nước củ cải 50ml, Hạch đào nhân 30g, Hạch nhân 15g, đường phèn 15g, B ênỉi hô hấp, hen suyển và cách (bều tri 147
  11. ngày 1 thang. Chống rét cóng: Lấy củ cải hoặc hạt cải củ phơi sấy khô, tán bột mịn cho vào tất tay chân. Ghi chú: Theo tài liệu Trung Quốc còn có loại củ cải xanh. Thành phần dinh dưỡng tương tự củ cải trắng, công dụng còn tốt hơn củ cải trắng. Ãn củ cải nên ăn cả vỏ (trừ khi già xơ) rửa sạch, vì vỏ chiếm 90% thành phần dinh dưỡng (muối khoáng canxi, phospho, sắt...). Hạt cây củ cải (lai bạc tử) tính năng công dụng như củ cải nhưng thường dùng dưới dạng thuốc và thường có mặt trong các bài thuốc bí truyền của Trung Quốc. Theo Lý Thời Trân, hạt cải củ có tác dụng hạ khí, định suyễn, hóa đờm, tiêu thực, lợi đại tiểu tiện. Dùng sống thời thăng thổ phong đờm, dùng chín thì giáng, định ho suyễn, lợi khí, chỉ thống. Chu Đan Khê nói lai bạc tử trị đờm mạch như “đổ tường, phá vách”. Khi không có củ cải trắng và xanh dùng cải bẹ trắng cũng được. Cần cảnh giác củ cải trắng thái chỉ phơi khô làm giả kim ngân hoa, hoặc ép nhuộm màu làm giả nhân sâm. Nếu dùng nhân sâm thật lẫn nhân sâm giả (bằng củ cải) thì sẽ mất tác dụng vì củ cải giải độc nhân sâm. GỪNG Thành phần chứa 1-3% tinh dầu, chủ yếu là camphen, phelandren, zingiberen và zingirol, tinh dầu gừng có màu vàng nhạt, hơi sánh và mùi thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm. Cách dùng: Gừng tươi giã lấy nước uống, ngày 6-10 gam; rượu gừng 10%, ngày uống 2-5ml; xirô gừng (phối 1 4 8 LÈANHSƠNLiòn
  12. hỢp chanh, củ sả mỗi thứ 10 gam, muối 5 gam và đường đủ cho lOOml, ngâm trong ba ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày hai lần, mỗi lần 1-2 muỗng canh). HÚNG CHANH (TẦN d à y LÁ) Rau tần có chứa tinh dầu carvacrola và một chất màu đỏ là colein đều có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng hầu họng, mũi. Theo Y học cổ truyền, rau tần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi phế, trừ đờm, giải cảm. Dùng tươi (5-10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả... nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi; hoặc chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn, chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Đem nấu chung với các loại lá khác làm thuốc xông chữa cảm, ngạt mũi, đau họng, sốt cao. TRÀM Trong lá tràm tươi có tinh dầu cineol, cymen, pinen, terpinen, geraniol và terpineol. Theo Y học cổ truyền, lá tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20 gam trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu. Dùng ngoài ở dạng nấu lá xông giúp giải cảm, làm ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Nếu dùng Ẽ éitk kô kắp, ken suyễn và cáck thều tri 149
  13. ở dạng tinh dầu 10-20 giọt pha trong nước ấm uống, nhỏ mũi ở nồng độ 10%, dung dịch rửa 0, 2%. TỎI - VỊ THUỐC QUÝ Tỏi là một loại gia vị rất quý và phổ biến, thành phần chứa chất kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh đại tràng mạn tính, các bệnh tim mạch như: Vữa xơ động mạch, huyết áp cao, suy tim giai đoạn đầu, các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh về ngoại khoa. Tính chất dược lý Tỏi có tên khoa học là Allium sativum-L. Tỏi chứa nhiều hỢp chất như các muối khoáng protein và oligopeptit, íructosan, glycozit furostanol (protoeru-bozit B), nhiều vitamin, phospho lipid. Ngoài ra còn có một ít tinh dầu và iod (lOOkg tỏi khô cho ta 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, một hỢp chất sulfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh ở vùng đại tràng. Tỏi khô tốt hơn tỏi tươi, có thể dùng toàn bộ cây tỏi, lá để ăn sống, củ dùng làm gia vị và làm thuốc, rễ tỏi rửa sạch có thể xào ăn và muối dưa. Tác dụng trị liệu Tồi có tác dụng điều trị rất tốt cho các bệnh đường ruột như lỵ amip, vi trùng Streptococcus, Staphi- lococcus, thương hàn và phó thương hàn, tả, trực khuẩn E.coli... Đặc biệt rất tốt với nấm Candida albicans. Chúng tôi đã dùng tỏi khô sống giã nhỏ, lọc lấy 1 5 0 LÈANH SƠN líiòn soạn
  14. nước để thụt hậu môn, sau thụt sạch phân cho những bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính, trước đó họ đã điều trị bằng nhiều loại kháng sinh tân dược nội ngoại. Dùng theo công thức: 10-15g tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ cho vào 100-150ml nước lọc, mỗi ngày thụt 1 lần vào lúc 21h, điều trị 5-7 ngày, sau điều trị bệnh nhân có kết quả tốt (Phương pháp điều trị này đã được áp dụng tại khoa Nội 2 Viện Quân Y 4- QK IV từ năm 1963), đến nay vẫn dùng tốt, có thể uống hoặc luộc ăn thêm 5g, 6g tòi trong ngày. Với bệnh lý tim mạch: Người bị cao huyết áp ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi với tỷ lệ 1/5 dung dịch cồn 60“, chia 2, 3 lần uống trong ngày (Phải thường xuyên đo huyết áp khi uống rượu cồn tỏi, vì uống quá liều huyết áp có thể sẽ tăng lên). Ăn tỏi sống khô thường xuyên trong các bữa cơm sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol-lipid máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm phế quản mạn tính, cơn ho gà, hạch ở phổi, làm tiêu đờm. Trong suy tim giai đoạn đầu: Dùng tỏi khô 15-20g luộc chín ăn hàng ngày. Dung dịch nước tỏi khô 10-15% dùng để chữa các vết thương có mủ. Chữa giun kim bằng cách thụt nước tỏi với lòng đỏ trứng gà 1 hoặc 2 lần sẽ sạch giun. Phụ nữ có thai, người bị viêm răng hàm mặt, đau mắt... không nên dùng! MƯỚP đ Ắ n G Mướp đắng được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nó còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. BêitẢ hô hấp, hen suyển và cách diều tri 151
  15. Mướp đắng còn gọi là khổ qua, lưcfng qua, mướp mủ... Trong công trình nghiên cứu về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cho biết: mướp đắng được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta và một số nước khác. Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdicin. Ngoài ra còn có vitamin Bl, c, adenin, betain, protein... ớ nước ta ngoài việc dùng để chế biến thành món ăn, mướp đắng còn được dùng làm vị thuốc. Cụ thể; mướp đắng 2- 3 quả nấu nước tắm cho trẻ em để trừ rôm sảy. Mướp đắng 1-2 quả nấu nước uống, ngày 1-2 lần để chữa ho. ơ An Độ, nước ép của lá dùng làm thuôc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật. Nó còn có tác dụng chữa giun, ở Puerto Rico, mướp đắng đã đưỢc dùng để chữa đái tháo đường... Lưcmg y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc. Nó có tác dụng giải cảm nắng, chống khát, thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan, sáng mắt. Có thể dùng mướp đắng chữa say nắng phát sốt, kiết lỵ, mắt đau sưng đỏ, mụn độc sưng tấy, chữa đái tháo đường. Cụ thể: + Dùng mướp đắng 60gr, cuống lá sen 30gr, đậu ván trắng 30gr, sắc nước uống trong ngày để chữa say nắng phát sốt. Nếu trường hỢp bị nhẹ chí cần dùng 15gr mướp đắng đã bỏ lõi phơi khô, sắc nước uống. + Dùng mướp đắng 1 quả, đường kính trắng 60gr. Mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn, cho vào đường trộn đều. Sau 2 giờ, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc này chữa đau răng do nắng nóng hay ăn nhiều chất cay nóng hiệu quả. 1 5 2 LÊ ANH SƠN bic
  16. + Dùng mướp đắng tươi 60 - 80gr, rau cần 200gr, sắc nước uống trong ngày, liên tục 7 - 1 0 ngày (một liệu trình) chữa tăng huyết áp. + Mướp đắng ISOgr thái nhỏ, gạo tẻ 30 - 50gr. Cho gạo vào nồi đổ nước, đun sôi một lúc rồi cho mướp đắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm. Bài thuốc này chữa đái tháo đườig hiệu quả. -I- Mướp đắng tươi 60 - 80gr (hoặc 30 - 40gr khô), thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Cũng có thê dùng mướp đắng phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần lOgr bằng nước đun sôi. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả. Lương y Huyên Thảo cho biết thêm: mướp đắng có tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa vì vậy không nên dùng nhiều. MỘT SỐ THỨC ĂN, UỐNG THANH NHIỆT NHUẬN PHỔI GIÚP NHANH KHỎI HO Nước lá mơ lông: Lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi lOg, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 -5 ngày. Nước hoa cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 - 5 lần cách xa bữa ăn. cần uống Đ ênk hô hấp, hen suyễn và cách diều tri 153
  17. liền 3 - 5 ngày. Nước đu đủ: Hoa đu đủ đực 15g, lá chanh lOg, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 - 5 ngày. Nước mía, húng chanh hấp; Mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. uống ngày 4 - 5 lần, uống liền 3 ngày. Chim sẻ hấp: Chim sẻ 1 con, lá chanh lOg, đường phèn lOg. Lá chanh rửa sạch giã nhỏ, chim sẻ làm sạch bỏ nội tạng, nhồi đường phèn, lá chanh vào bụng chim khâu chín hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 - 2 lần, cần ăn liền 3 ngày. Ếch hấp: Ếch to 1 con, nghệ 5g, gừng 2g, đường phèn 20g. Êch làm thịt bỏ da, nội tạng, bàn chân, đầu (từ mắt trở lên). Nghệ, gừng rửa sạch giã nhỏ cùng đường phèn cho vào bụng ếch, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày. Trứng vịt hấp: Trứng vịt 3 quả, lá hẹ lOg, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 - 5 ngày. Cháo tía tô: Lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, 1 5 4 LÈ ANH SƠN bièn ;
  18. chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày. Cháo tỏi: Tỏi 1 củ, lá chanh lOg, gạo 50g, thịt lợn nạc lOOg, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chm cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 - 5 ngày. Cháo kê: Kê hạt 50g, lá hẹ lOg, lá húng chanh 5g, củ cải 30g, đường phèn 20g. Kê xát vỏ xay thành bột, lá hẹ, lá húng chanh, củ cải rửa sạch, giã nhỏ, cho nước vào lọc lấy nước thuốc, cho bột kê vào quấy đều nấu cháo, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào, đường tan hết IV * 1 _. _ Ã _ _ v__ 1 __v 1 .í. , > w là được. An ngày 1 lân lúc đói vào buối sáng, cần ăn liền 3 ngày. Lưu ý: Khi bị ho cần được ăn các chất dễ tiêu hóa như cháo, mỳ, thịt nạc băm nhỏ, ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các loại đậu, củ cải, mướp... và uống nhiều nước giúp giải nhiệt và nhuận phổi như nước củ cải, nước ép lê, táo, cam chanh, đu đủ, ngó sen,... Kiêng thức ăn tanh như cá biển, tôm, cua, trai, ốc, hến và chất cay nóng ớt, tỏi, hạt tiêu, cà phê.. VÌ SAO NÊN DÙNG TRÀ TRỊ HO THAY VÌ THUỐC TÂY? - Trà thảo mộc hoàn toàn lành tính, có khả năng làm dịu cơn ho nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ. - Trà thảo mộc giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tia bức xạ mặt trời. B ín h hô hấp, hen suyễn và cách diều tri 155 ẳ
  19. - Những loại trà thảo mộc thường ấm và giúp ngủ ngon, giảm stress. - Trà rất dễ làm, nguyên liệu cũng dễ tìm, thích hợp cho tất cả mọi người. Trà hoa cúc Là loại trà được làm từ hoa cúc khô hãm trong nước sôi, thi thoảng người ta cũng dùng hoa cúc tươi đưỢc chế biến sạch để ngâm nước sôi và dùng ngay để thư giãn. Với các thành phần đặc biệt từ thiên nhiên, trà hoa cúc giúp thông mũi, làm sạch họng, giúp giảm các chứng ho nặng. Thậm chí trà hoa cúc cũng được dùng để điều trị kết hỢp khi người bệnh bị sốt. Trà thìa là Nghe có vẻ lạ, nhưng từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thìa là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thìa là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều. Trà gừng Được xem là loại trà thảo dược tốt nhất để trị ho, trà gừng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hây thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chanh và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vừa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể. 156 LÈ ANH SƠN b.ón ».nn
  20. r-w~* \ > Trà sá Các bài thuốc dân gian cồ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hỢp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt. Trà cam thảo Vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh. Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hỢp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho. B ê n k hô kup, ken suyễn và cáck điều tri 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2