intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách dự phòng cho tài sản doanh nghiệp

Chia sẻ: Nguyen Triet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

90
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định tài sản khấu hao và thực hiện khấu hao là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp. Tài sản cố định là một khoản đầu tư lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các tài sản này sẽ bị hao mòn. Để thu hồi giá trị tài sản đã đầu tư cũng như phân bổ chi phí một cách hợp lý, doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định còn tác động trực tiếp lên báo cáo tài chính, cụ thể là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách dự phòng cho tài sản doanh nghiệp

  1. Dự phòng cho tài sản doanh nghiệp Xác định tài sản khấu hao và thực hiện khấu hao là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp. Tài sản cố định là một khoản đầu tư lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các tài sản này sẽ bị hao mòn. Để thu hồi giá trị tài sản đã đầu tư cũng như phân bổ chi phí một cách hợp lý, doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định còn tác động trực tiếp lên báo cáo tài chính, cụ thể là làm giảm thu nhập chịu thuế.
  2. Theo ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kế toán Đại học Mở TP.HCM, khấu hao không phải là một khoản chi thực tế bằng tiền mà chỉ được trích trên sổ sách, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền của doanh nghiệp. Tùy đặc điểm, quy mô, loại hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có những cách tính toán khấu hao khác nhau. Xác định tài sản khấu hao Theo Quyết đinh 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, tài sản cố định phải tính khấu hao là những tài sản góp phần tạo nên doanh thu, xác đinh được nguyên giá, có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Vì thế, dù là tài sản hữu
  3. hình (máy móc, nhà xưởng...), tài sản vô hình (công nghệ, sáng chế...) hay tài sản thuê (phương tiện, đất đai...) thì nếu sử dụng cho mục đích kinh doanh, doanh nghiệp đều phải tính khấu hao. Thậm chí, doanh nghiệp còn phải trích khấu hao cho cả những tài sản đang được sửa chữa. Tuy nhiên, việc xác định tài sản khấu hao lại không đơn giản. Khấu hao tài sản cố định còn tác động trực tiếp lên báo cáo tài chính, cụ thể là làm giảm thu nhập chịu thuế. Ví dụ, về danh nghĩa, tàu của Công ty Đầu Tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (VSP ) là tài sản cố định nhưng thực chất lại là hàng hóa. Doanh thu từ bán tàu trong năm 2008 của VSP đạt xấp xỉ 100 tỉ đồng, tương đương 30% thu nhập cả năm.
  4. Vitaly (VTA) cũng không tính khấu hao cho các dây chuyền ngừng hoạt động để sửa chữa. Do đó, ban đầu VTA công bố lỗ năm 2008 chỉ 4,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số lỗ của VTA đã tăng lên 14,93 tỉ đồng khi đơn vị kiểm toán tính lại kết quả bằng cách cộng thêm chi phí khấu hao của 5 dây chuyền. Rõ ràng, xác định tài sản khấu hao và thực hiện khấu hao cần được nhìn nhận nghiêm túc hơn, vì đây không chỉ là vấn đề kế toán mà còn là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp. Xác định thời gian khấu hao Thời gian tính khấu hao tài sản cố định là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng tài sản cố định, được xác định căn cứ vào tuổi
  5. thọ kỹ thuật (thiết kế), tình trạng thực tế và tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định. Yếu tố lỗi thời, mục đích và hiệu quả sử dụng của tài sản cũng được tính đến. Thông thường, thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định như sau: thiết bị, máy móc (10-15 năm), phương tiện vận tải (30 năm), đất đai (30-40 năm). Riêng đối với tài sản vô hình, doanh nghiệp được tự quyết định nhưng tối đa không quá 20 năm. Còn những dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hay hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) thì thời gian tính là khi bắt đầu sử dụng đến khi kết thúc dự án. Xác định nguyên giá tài sản cố định
  6. Nguyên giá của tài sản cố định bao gồm giá phải trả để có tài sản đó (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và chưa đưa vào sử dụng. Các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có). Trong trường hợp là tài sản vô hình, nhất là tài sản do nội bộ doanh nghiệp tạo ra (thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm, bản quyền, bằng sáng chế, phần mềm máy tính...) thì nguyên giá tài sản cố định là những chi phí liên quan đến việc tạo ra tài sản đó. Đối với tài sản thuê, nguyên giá được ghi nhận trên giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm thuê. Nếu giá hợp lý này cao hơn giá trị
  7. hiện tại thì giá trị phải khấu hao được ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiếu. Các chi phí phát sinh ban đầu như vận chuyển, nâng cấp tài sản...cũng được tính vào nguyên giá tài sản thuê. Lựa chọn phương pháp khấu hao Tiêu chí chọn phương pháp khấu hao không phải là thu hồi vốn nhanh hay chậm, giá thành cao hay thấp mà chủ yếu là phải dựa vào bản chất tài sản, tác tài sản đó tham gia như thế nào vào quá trình tạo doanh thu của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp phải tìm hiểu cơ chế hao mòn của tài sản để lựa chọn phương pháp thích hợp. Hiện có 3 phương pháp tính khấu hao cơ bản:
  8. Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng) Đây là phương pháp thường được áp dụng. Theo phương pháp này, mục khấu hao cơ bản hằng năm của tài sản cố định là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản. Mức trích khấu hao = (nguyên giá - giá thực tế của tài sàn cố định) thời gian sử dụng Ưu điểm của phương pháp này là việc tính toán đơn giản, tổng mục khấu hao được phân bổ đều trong các năm và không gây ra sự đột biến về giá thành sản phẩm hằng năm. Nhưng nhược điểm là doanh nghiệp có thể không thu hồi kịp vốn do không tính được sự hao mòn vô hình của tài sản cố định.
  9. Phương pháp khấu hao nhanh Đây là phương pháp khấu hao theo giá trị tài sản cố định giảm dần. Mức trích khấu trao = giá trị ghi sổ tài sản cố định kỳ trước x (tỉ lệ khấu hao hàng năm x hệ sẽ điều chỉnh) Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở Việt Nam như sau: Hệ số 1,5 cho tài sản cố định có thời gian sử dụng từ 3-4 năm; Hệ số 2,0 (tài sản cố định có thời gian sử dụng 5-6 năm); Hệ số 2,5 (tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 6 năm). Ưu điểm cửa phương pháp này là thu hồi vốn nhanh, giảm bớt
  10. tổn thất do hao mòn vô hình, nhưng có nhược điểm là có thể làm tăng giá thành sản phẩm. Phương pháp khấu hao theo sản phẩm: Đây là phương pháp khấu hao dựa trên công suất tạo ra sản phẩm của tài sản cố định. Theo đó, nhìn vào thông số kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ xác định số lượng, khối lượng sản phẩm trong tháng, trong năm, từ đó tính toán mức trích lập khấu hao. Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = số lượng sản phẩm trong tháng x (nguyên giá của tài sản cố định/sản
  11. lượng theo công suất thiết kế) Doanh nghiệp có thể tính toán mục khấu hao tài sản cố định trong năm theo cách tương tự hoặc lấy tổng mục trích khấu hao của 12 tháng trong năm đó. Tuy nhiên, nếu công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản thay đổi, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mục trích khấu hao. Ưu điểm của phương pháp này là có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất. Nhưng nhược điểm cửa phương pháp này là khấu hao dựa trên giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, không tính được các yếu tố như máy móc hư hỏng. Từ đó, dẫn đến việc khấu hao không chính xác, gây sai
  12. lệch đến các chi tiêu trên báo cáo tài chính như lợi nhuận và thuế phải nộp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1