Cách lãnh đạo truyền cảm hứng
lượt xem 41
download
Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư tâm huyết cũng như kinh phí để chiêu mộ đội ngũ nhân lực chất lượng cao với kì vọng họ sẽ chung tay góp sức lâu dài cùng công ty. Nhưng điều tra thực tế cho thấy các kết luận đáng thất vọng về số lượng và tốc độ người nhảy việc, về thái độ lao động…. Loại trừ những vấn đề từ phía người lao động, lãnh đạo có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách lãnh đạo truyền cảm hứng
- Cách lãnh đạo truyền cảm hứng Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư tâm huyết cũng như kinh phí để chiêu mộ đội ngũ nhân lực chất lượng cao với kì vọng họ sẽ chung tay góp sức lâu dài cùng công ty. Nhưng điều tra thực tế cho thấy các kết luận đáng thất vọng về số lượng và tốc độ người nhảy việc, về thái độ lao động…. Loại trừ những vấn đề từ phía người lao động, lãnh đạo có thể làm gì để khắc phục tình trạng này? Chúng tôi đang lãnh đạo đoàn tàu kinh doanh của chúng tôi qua một giai đoạn nhiều khó khăn trong lĩnh vực sản xuất của mình, và rõ ràng câu hỏi đặt ra là liệu chúng tôi sẽ đối mặt với những khó khăn trước mắt như thế nào. Mỗi chúng ta cần lạc quan, chờ đợi cho đến khi những điều kiện kinh tế xung quanh có thể biến đổi tốt hơn, những người lãnh đạo ở phía trên cùng luôn muốn mọi người tỏ ra như vậy. Tuy nhiên rõ ràng chúng tôi cần thực tế hơn, cần phải nói với những người lao động của chúng tôi rằng ngành sản xuất của chúng ta, trên toàn cầu, đang có những thay đổi lớn, rằng sẽ khó quay trở lại điều kiện cũ, và rằng tất nhiên những điều này sẽ mang đến tác động tiêu cực. Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi cần tìm ra một cách để truyền đạt thông tin này đến mọi người, dù nó tốt hay xấu, và lại quan trọng nữa, cách thức đó phải làm sao truyền đạt được suy nghĩ của chúng tôi, để họ - những người lao động không nghi ngờ, không chỉ trích hay nhạo báng lại hoặc mất tinh thần làm việc. Hội nghị ban giám đốc hồi đầu năm đã thảo luận về một nghiên cứu có tên là "Mức độ hài lòng trong công việc của người lao động ở Mỹ đang giảm sút." Nghiên cứu đó chỉ ra rằng "việc suy giảm hài lòng trong công việc đang lan rộng
- trong mọi tầng lớp người lao động, không giới hạn độ tuổi, hay thu nhập", và kèm theo những thông số đáng lưu ý: 40% người lao động cảm thấy họ mất đi mối liên hệ tối cần thiết với những người chủ của họ. Cứ hai trong số ba người lao động được khảo sát không cảm thấy được khuyến khích và cũng không có động lực để tiếp tục cùng chủ của mình chèo lái con thuyền kinh doanh; 25% số người lao động chỉ đang "cố gắng làm để nhận lương" Quá dễ để bỏ qua những kết quả này, để coi nó như vấn đề của một công ty nào đó khác hay coi nó như một cách phát ngôn khác của vài con người bất mãn với công việc nào đó, nhưng nếu thậm chí điều này đúng, thì dường như số người bất mãn đang quá lớn. Chúng tôi cũng có thể cho rằng điều kiện kinh doanh không tốt hiện nay là ngoài khả năng điều khiển của chúng tôi, nhưng đó sẽ là "ngón tay chỉ lại đúng mặt chúng ta". Cái thực sự cần là một phương pháp lãnh đạo có khả năng đưa tất cả vượt qua giai đoạn bất lợi hiện nay. Tác giả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nguyên nhân cơ bản gồm thay đổi nhanh chóng trong công nghệ, yêu cầu tăng năng suất lao động và thay đổi trong kỳ vọng của người lao động, nhưng dường như những nguyên nhân đó vẫn là một cách nói giảm so với nguyên nhân thực sự. Tôi, với vai trò một người lãnh đạo, cũng cố gắng khuyến khích những giám đốc quản lý, những nhà điều hành, những người xây dựng chính sách cố gắng nhìn nhận danh sách đó ở vị trí của một người lao động làm thuê, đó là điều cần thiết nếu như chúng tôi muốn lãnh đạo họ hiệu quả. Những vấn đề thực sự ở đây là: vấn đề thất nghiệp dai dẳng, tăng trưởng nghề nghiệp mờ nhạt, thiếu ổn định và điều kiện kinh tế chung bất ổn. Với một người lao động không nhận được phương pháp lãnh đạo hiệu quả cần thiết, thay đổi công nghệ có nghĩa là tự động hóa thay thế cho con người, yêu cầu
- tăng năng suất nghĩa là làm việc gấp rưỡi hoặc làm việc của hai người với mức lương giữ nguyên, và thay đổi kỳ vọng của người lao động có nghĩa là tăng cường cạnh tranh trong công việc sẽ cản trở những cải thiện có thể có trong điều kiện làm việc. Tôi tin nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý có thể nổi cáu với những điều này. Thất nghiệp ở Mỹ chỉ có 5,2%, tăng trưởng kinh tế Mỹ đang ở mức cao hơn mức tăng trưởng bình quân dài hạn. Hầu hết các chỉ số mô tả hiện trạng ngành sản xuất đang tích cực. Người tiêu dùng và các nhà quản lý đều đang tương đối tự tin về điều kiện hiện nay. Các bạn đúng đấy Nhưng những người lao động của chúng ta, những người hiểu rất rõ rằng họ đang đi làm thuê cho bạn, thì sẽ hiểu vấn đề ở góc độ khác. Số lượng người đang thường xuyên tìm kiếm công việc (tức là những người đã đi làm tối thiểu sáu tháng) đang ở mức 21,5% và đang tiếp tục tăng. Thời gian thất nghiệp trung bình là 19,5 tuần và đang ngày càng dài ra. Một số lượng người lao động lớn đã phải từ bỏ hy vọng tìm kiếm công việc tốt hơn. Tiền công trả theo giờ đang giảm, do điều chỉnh theo lạm phát, trong khi chúng ta hiểu lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích những nhà lãnh đạo, những người quản lý đang ngày một tăng lên. Chúng ta có thể phản biện lại những con số thống kê đó theo nhiều cách khác nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu và đã có kinh nghiệm qua những giai đoạn lực lượng lao động sụt giảm mạnh, tất nhiên đã nhiều thập kỷ qua điều này không lặp lại. Từ những gì tôi quan sát, những nhà quản lý đã thông báo rộng rãi về những con số thống kê tốt đẹp, trong khi bỏ qua hoặc bác bỏ những cái không tốt. Vậy có gì để nghi ngờ nếu người lao động của chúng ta chỉ còn tuân theo lệnh của người quản lý, chứ không nghe theo sự lãnh đạo.
- Chúng ta ngày càng cần những người lao động với năng suất cao để đảm bảo thành công, khả năng cạnh tranh. Người lao động hài lòng với công việc thì hiệu quả họ sẽ cao hơn. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là truyền đến họ cảm hứng, tình yêu công việc, truyền đến họ tinh thần làm việc, nhiệm vụ mà đôi khi vì quá mải miết theo công việc nên ta đã bỏ quên mất. 2. Bí quyết lãnh đạo truyền cảm hứng Trong một cuộc khảo sát với khoảng 1500 nhà quản lý, người ta hỏi họ về điều họ thích thấy nhất ở các nhà lãnh đạo, 55% câu trả lời cho rằng, đó là "truyền cảm hứng". Một lực lượng lao động được truyền cảm hứng và có động cơ là cần thiết cho bất kỳ tổ chức nào nếu muốn dẫn đầu trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhưng có thể động viên mọi người như thế nào? Kiểu lãnh đạo nào mọi người sẽ đáp lại? Và bạn có thể cải thiện chất lượng của việc lãnh đạo trong tổ chức như thế nào? Lỗ hổng Khi hỏi, liệu nhà lãnh đạo hiện tại của họ có phải là người truyền cảm hứng hay không, chỉ 11% số đó đồng tình. Hai thuộc tính mà mọi người thường đề cập nhiều nhất khi mô tả nhà lãnh đạo là "có kiến thức" và "giàu tham vọng". Cũng giống như việc khao khát có được
- sự lãnh đạo truyền cảm hứng, có bằng chứng rõ ràng ủng hộ quan điểm cho rằng, các tổ chức có các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng sẽ làm việc tốt hơn. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng không chỉ rập khuôn là những người quan tâm đến môi trường xung quanh và có sức hút. Còn nhiều đặc điểm khác để xác định một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, chẳng hạn: Tập trung mạnh mẽ vào chiến lược: Họ là những người rất xuất sắc trong việc đảm bảo rằng tổ chức thực hiện những điều mà nó có nguồn lực để làm tốt và nơi nó có thể thêm vào những giá trị thực sự. Suy nghĩ nhiều phương diện: Họ là những người đặc biệt tinh thông trong việc vạch ra các kinh nghiệm bên ngoài bộ phận và nhìn nhận từ quan điểm rộng hơn. Họ nhìn vào mọi thứ từ nhiều phương diện và khuyến khích mọi người làm tương tự. Có tầm nhìn và khả năng truyền thông: Một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng có một tầm nhìn rất mạnh mẽ, hướng về khách hàng, hướng về nơi tổ chức sẽ đến. Quan trọng là, họ có thể truyền đạt tầm nhìn của họ để nhân viên cảm thấy chính họ sở hữu nó và biết họ phù hợp với nơi nào. Những nhà lãnh đạo tốt nhất là những nhà truyền thông xuất sắc - những người thích nói thẳng hơn là nói vòng vo khó hiểu. Có nguyên tắc: Họ là những người được gắn kết sâu sắc, can đảm, đòi hỏi chính họ và nhân viên của họ tự tin. Họ thiết lập các giá trị xây dựng trên sự tin cậy, cởi mở và sự tôn trọng mọi người. Điều gì tạo nên sự khác biệt của nhà lãnh đạo truyền cảm hứng? Biết suy nghĩ: Điều phân biệt họ là sự khiêm nhường thực sự và không sợ thể
- hiện điểm yếu của mình. Điều này đến từ suy nghĩ và sự khát khao học hỏi cháy bỏng. Dám chấp nhận mạo hiểm: Họ có một xu hướng "bẻ cong các luật lệ", chấp nhận những mạo hiểm đã lường trước, và đôi khi được hướng dẫn bởi cảm giác của họ. Họ cũng khoan nhượng với điều này trong những người khác, thừa nhận rằng sự linh hoạt là cần thiết để thích nghi với hoàn cảnh và làm cho mọi người thực sự tiến bộ. Dễ tiếp cận: Họ không thể hiện là người quyền uy và xa lạ với nhân viên. Họ dành thời gian để nói chuyện với mọi người. Sự liên hệ cá nhân và không lễ nghi như thế này là một nguồn động viên rất hiệu quả. Thái độ đánh giá: Họ đánh giá cao các kỹ năng và việc đào tạo, nhưng họ cũng tập trung vào thái độ, niềm tin rằng không có thái độ và động cơ tốt, nhân viên sẽ không giành được gì cả. Tại sao những đặc điểm này lại mang lại kết quả? Trả lương chỉ là một trong những cách làm cho mọi người hài lòng. Các nhân tố khác như sự tôn trọng và uy tín có thể làm cho nhân viên có cảm giác thoải mái về công việc. Lí do mà việc lãnh đạo truyền cảm hứng sản sinh ra kết quả là nó đóng góp trực tiếp vào việc hoàn thiện nhu cầu cảm xúc của con người. Tại sao mọi người đáp lại nhà lãnh đạo truyền cảm hứng? Mọi người cảm thấy hứng thú và làm việc hiệu quả khi có những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, là vì: Họ được lắng nghe: Một tổ chức mà chỉ các nhà quản lý cấp cao mới được phép
- "có ý tưởng" hiếm khi có được sự hài lòng của nhân viên. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng đòi hỏi, và tôn trọng những điều nhân viên nói với họ về cách làm việc tốt hơn và họ mang lại các nguồn lực cần thiết để đảm bảo rằng các giải pháp sẽ được tiến hành. Họ được tham gia: Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng gắn kết nhân viên với thay đổi để có được thành công. Họ cũng cho mọi người sự tự do và hỗ trợ để hoà hợp với công việc. Họ thấy vui vẻ: Trong các tổ chức thành công, mọi người làm việc chăm chỉ nhưng thích thú trong quá trình làm việc. Sự vui vẻ là dấu hiệu chứng tỏ rằng tổ chức tiến bộ và cũng là thứ để hướng tới sự tiến bộ. Họ được tin cậy: Khi bạn hỏi mọi người rằng làm việc trong một tổ chức được điều hành bởi nhà lãnh đạo truyền cảm hứng sẽ như thế nào, họ sẽ nói về sự cởi mở, trung thực, tôn trọng và tin cậy. Những điều này sẽ làm cho nhân viên cam kết sâu sắc và có trách nhiệm với công việc. Họ được đánh giá cao: Thừa nhận người khác rõ ràng là thành phần quan trọng cho việc truyền cảm hứng. Có nhiều cách thừa nhận có sức mạnh hơn nhiều so với một lời cảm ơn đơn thuần. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng biết rằng rõ ràng là mọi người cảm thấy được đánh giá cao, vì thế họ thể hiện sự đánh giá cao cả chính thức trước mặt mọi người và cả không chính thức. 3. Truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực hết mình
- Có rất nhiều mẹo lãnh đạo, khoá học về lãnh đạo, các cuốn sách và các tài liệu tập trung vào việc lãnh đạo. Tất cả đều có ích và chắc chắn sẽ nâng cao kiến thức lãnh đạo của chúng ta, nhưng hầu hết chúng né tránh việc đặt ra và trả lời hai câu hỏi: Tại sao việc lãnh đạo xuất sắc lại tạo ra sự khác biệt và làm thế nào để có được sự khác biệt này? Chìa khoá cho việc lãnh đạo xuất sắc nằm ở khả năng liên hệ hiệu quả với mọi người và cảm xúc của họ. Khi mọi người cảm thấy thoả mãn, hiệu quả, tự hào, tập trung và gắn kết thì họ sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn, sự thoả mãn công việc cao hơn, trung thành hơn. Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng thúc đẩy người khác, nhưng thực tế, mọi người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để thúc đẩy ai đó cũng giống như cố gắng bắt họ làm gì đó mà họ không muốn. Mọi việc chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng ta tự động viên - khi chúng ta làm điều gì đó vì chúng ta muốn. Khi chúng ta được truyền cảm hứng, chúng ta thích thú công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả và tự hào về nỗ lực của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập trung và gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗ lực cao nhất. Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảm hứng để nỗ lực hết mình. Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có những phán đoán tốt là rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để trở nên hiệu quả. Việc lãnh đạo xuất sắc là sự liên hệ với mọi người theo cách mà truyền cho họ cảm hứng để nỗ lực hết mình. Điều này được thực hiện như thế nào? Nền tảng của việc lãnh đạo xuất sắc - truyền cảm hứng cho người khác - gồm 3 thành phần trong triết lý lãnh đạo hiệu
- quả, đó là mục đích, nhiệm vụ và giá trị, kỹ năng của những người hiệu quả. Theo triết lý lãnh đạo thì kể cả có thừa nhận hay không, chúng ta luôn luôn lãnh đạo bằng cách làm gương, thông qua lời nói (dù chúng ta nói ra hay không nói ra); trong hành động (dù chúng ta thực hiện hay không thực hiện), và trong sự biểu lộ tình cảm (dù chúng ta thể hiện hay không thể hiện). Những điều chúng ta làm và nói, trong những khoảnh khắc dường như không quan trọng, lại có thể tạo ấn tượng với những người ở xung quanh chúng ta. Cũng theo triết lý lãnh đạo hiệu quả, có tư tưởng về người lãnh đạo phục vụ. Khi được hỏi ai là người quan trọng nhất với một tổ chức câu trả lời, tất nhiên, là khách hàng. Câu hỏi tiếp theo là: "trong tổ chức, ai là người quan trọng nhất với khách hàng?", câu trả lời là những người thường xuyên liên hệ với họ. Vậy "công việc của những người quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là gì?". Đó là làm cho công việc của nhân viên trở nên dễ dàng và hiệu quả đến mức có thể. Khi đó, tổ chức này là minh chứng cho triết lý người lãnh đạo phục vụ. Một tổ chức mà truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực tốt nhất sẽ thu hút được nhiều loại nhân viên mà nó muốn và cần đồng thời sẽ giữ chân họ. Tổ chức đó có một mục đích, một nhiệm vụ và thiết lập các giá trị mà nó dựa vào, nó truyền đạt hiệu quả chúng và đo lường các hành động cũng như các quyết định mà chống lại chúng. Mục đích trả lời cho câu hỏi "tại sao". Nó xác định lí do cho những việc chúng ta làm. Mỗi quyết định và chính sách nên đưa tổ chức đến gần hơn để giành được cái "tại sao" ấy. Khi một tổ chức có một mục tiêu được xác định rõ ràng, nó bắt đầu hoạt động giống như một nam châm, hút những người mà đẩy mạnh mục tiêu hoặc những người có tư tưởng tương tự. Không chỉ vậy, tổ chức có
- một mục đích thu hút được những người phù hợp cũng sẽ giữ chân họ. Nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi "cái gì". Nó xác định những điều mà tổ chức sẽ làm để giành được mục đích. Một nhiệm vụ có thể hẹp hoặc mở rộng. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quá hẹp có thể giới hạn quá chặt chẽ một tổ chức và làm mất các cơ hội, còn các nhiệm vụ quá rộng thì sẽ khó đưa ra hướng dẫn cụ thể. Giá trị trả lời cho câu hỏi "như thế nào". Các giá trị xác định các nhiệm vụ được tiến hành như thế nào trong nỗ lực để giành được mục đích. Chúng xác định quy tắc của trò chơi. Một số sẽ đi vào đầu óc khá dễ dàng, một số điều giống như sự trung thực, tốt bụng, và đạo đức. Nhưng một số giá trị quan trọng khác sẽ chỉ có hiệu quả khi vận dụng phương pháp trí tuệ tập thể - khi các viễn cảnh và tiếng nói khác nhau được lắng nghe. Khi hỏi về những đặc điểm của một lãnh đạo tốt và một lãnh đạo tồi, đa số câu trả lời là, với lãnh đạo tốt: tôn trọng ý kiến của tôi, làm việc để phát triển tôi, thử thách tôi, lắng nghe, tăng cường tôi và để tôi được phép mắc sai lầm; với lãnh đạo tồi: quản lý vi mô, luôn đòi hỏi, truyền đạt kém, không đáng tin cậy...Điều thú vị là tất cả các đặc điểm nổi bật, cả tốt cả xấu đều gắn với kỹ năng của lãnh đạo. Mục tiêu của những kỹ năng hiệu quả là quản lý tốt các mối quan hệ. Việc quản lý các mối quan hệ sẽ bao gồm khả năng phát triển những người khác, truyền cảm hứng, ảnh hưởng tới họ, giải quyết xung đột, xây dựng tinh thần hợp tác. Điều cần thiết của việc lãnh đạo xuất sắc là khả năng truyền cảm hứng cho người khác có được nỗ lực cao nhất. Khi mọi người lựa chọn để nỗ lực hết mình, sự thoả mãn sẽ tăng lên, lòng tự hào sẽ phát triển, sự tiến bộ được nâng lên, năng suất được cải thiện, sự bền vững được củng cố và lợi nhuận sinh ra. Do đó, chìa khoá để có một tổ chức tốt là tạo ra một môi trường truyền cảm hứng bằng cách thừa nhận các triết lý lãnh đạo và làm rõ mục đích, nhiệm vụ và
- các giá trị và mài sắc các kỹ năng lãnh đạo. 4. 7 tuyệt chiêu truyền cảm hứng của người lãnh đạo Theo cuộc khảo sát mới đây của Martitz Research, chỉ 10% nhân viên sẵn lòng làm việc. Số còn lại cho biết họ thiếu sự lãnh đạo tài ba của sếp. Nói cách khác, các vị lãnh đạo đã không biết cách truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Suốt nhiều năm liền, Carmine Gallo đã tiến hành phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo danh tiếng, các chủ doanh nghiệp, chuyên gia đào tạo để cho ra đời tác phẩm: 7 bí mật đơn giản để truyền cảm hứng cho nhân viên, khách hàng và đối tác... Theo Carmine Gallo, đó là 7 kỹ thuật dễ dàng mà ai cũng có thể thực hiện được. TTO xin giới thiệu tóm lược 7 kỹ thuật này: 1. Chứng tỏ sự nhiệt tâm: Người lãnh đạo nào cũng phải “phong phú” về tình cảm. Anh ta không thể truyền cảm hứng nếu bản thân là một người khô khan. Trong bữa ăn trên một chuyến bay quốc nội, Richard Tait đã phác họa trong đầu một ý tưởng mới, một ý tưởng đơn thuần để mua vui cho gia đình và bạn bè anh. Nhưng những cảm xúc và tình cảm mãnh liệt của anh trong ý tưởng đó đã “lây nhiễm” sang cả đồng nghiệp, nhân viên và nhà đầu tư của anh. Từ đó, công ty trò chơi trẻ em Cranium ra đời, ra đời từ một ý tưởng nhỏ với niềm tin lớn và cảm xúc mãnh liệt của Richard Tait… 2. Thuyết phục trong việc diễn đạt tầm nhìn: Sức mạnh của một câu nói chiến lược mang giá trị nhìn xa trông rộng là phải đưa mọi người cùng bắt tay vào hành động. Tiêu chí đầu tiên mà Bill Gates đặt ra cho Microsoft là: “Trong mỗi gia đình đều có 1 máy vi tính trên bàn làm việc”. Câu nói này đến nay vẫn còn thích hợp và có giá trị thực tiễn cao.
- 3. Phúc lợi cho mọi người: Luôn nhớ phúc lợi không phải cho bản thân bạn mà là cho nhân viên của bạn. Khi nhân viên nghe bạn diễn thuyết, hội họp… họ luôn tự hỏi họ sẽ được gì trong đó. Bạn hãy trả lời giúp họ, đừng để họ đoán. 4. Kể nhiều chuyện hơn: Hành trang của người lãnh đạo tài ba luôn có những câu chuyện truyền cảm hứng. Sức mạnh của những câu chuyện ấy sẽ nối kết tình thân. 5. Chung tay phát triển: Người lãnh đạo giỏi phải biết đưa nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp cùng góp phần vào sự phát triển của công ty. Điều này đặc biệt quan trọng khi thúc đẩy những nhân lực trẻ. Ngày nay, cách quản lý theo kiểu điều khiển và ra lệnh bị lạm dụng. Nhà lãnh đạo hiện đại cần lắng nghe phản hồi, thu hút sự đóng góp ý kiến và chủ động kết hợp mọi người cùng thực hiện mục tiêu. Nhân viên không chỉ cần được trả lương là xong, họ muốn biết những điều mình làm đã mang lại giá trị như thế nào trong sự phát triển của công ty. 6. Lạc quan: Người lãnh đạo giỏi luôn nói về một tương lai xán lạn. Robert Noyce, đồng sáng lập viên của Intel, từng nói: "Lạc quan là thành phần thiết yếu của sự sáng tạo". Lịch sử đã chứng minh những nhà lãnh đạo tài ba luôn lạc quan hơn những người bình thường: Đại tướng Winston Churchill luôn hy vọng và tự tin trong những tháng ngày đen tối nhất của Đệ nhị thế chiến; cố tổng thống Ronald Reagan thành công vì ông luôn lạc quan... Theo Colin Powell, “lạc quan là cấp số nhân của sức mạnh, là những tác động tích cực trong các tổ chức”. 7. Khuyến khích tài năng: Người lãnh đạo giỏi phải biết khuyến khích nhân viên và “đầu tư” tình cảm cho họ. Richard Branson từng nói: “Khi bạn khuyến khích, con người phát triển; Khi phê bình, họ tàn lụi”.
- Biết truyền cảm hứng, bạn sẽ có nhiều người xung quanh: khách hàng luôn muốn hợp tác với bạn, nhân viên muốn làm việc cho bạn và các nhà đầu tư sẽ chống lưng cho bạn! Cách lãnh đạo truyền cảm hứng Quản trị nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt trong việc điều hành hoạt động doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư khá nhiều tâm huyết cũng như kinh phí để chiêu mộ được đội ngũ nhân lực chất lượng cao với kì vọng họ sẽ chung tay góp sức lâu dài cùng công ty vươn tới thành công. Nhưng những điều tra thực tế lại cho thấy các kết luận đáng thất vọng số lượng và tốc độ người nhảy việc, về thái độ lao động…, hoàn toàn không đáp ứng được mong muốn của nhà quản trị. Loại trừ những vấn đề từ phía người lao động, người chủ doanh nghiệp có thể làm gì để khắc phục tình trạng này? Bài viết này sẽ đưa ra một giải pháp nằm trong tầm tay của những nhà lãnh đạo xuất sắc – truyền cảm hứng để người lao động làm việc hiệu quả và giàu nhiệt huyết hơn. Tâm lí bất mãn của người lao động hiện nay
- Một thực tế dễ nhận thấy trên thị trường lao động hiện nay là mức độ hài lòng đối với công việc của người lao động đang giảm sút, trong khi số người bất mãn với môi trường làm việc ngày một gia tăng và một trong những nguyên nhân của tình trạng này là người lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự khơi dậy được tình yêu và nhiệt huyết công việc từ các nhân viên - người đồng hành với họ trên con thuyền kinh doanh. Qua khảo sát người ta thấy chỉ có 10% nhân viên làm việc tự nguyện và chủ động. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra "việc suy giảm sự hài lòng trong công việc đang lan rộng trong mọi tầng lớp người lao động, không giới hạn độ tuổi và thu nhập": • 40% người lao động thấy mất đi mối liên hệ tối cần thiết với người chủ doanh nghiệp của họ. • Cứ ba người lao động được khảo sát thì có hai người không cảm thấy được khuyến khích và không có động lực để cùng với người chủ chèo lái con thuyền kinh doanh. • 25% số người lao động chỉ đang cố gắng làm để nhận lương. • Số lượng người lao động thường xuyên tìm kiếm công việc mới (những người đã đi làm tối thiểu sáu tháng) đang ở mức 21,5% và tiếp tục tăng.
- Lực lượng lao động ở các doanh nghiệp đang sụt giảm mạnh không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng và thái độ lao động. Đa số người lao động chỉ tuân theo mệnh lệnh của nhà quản lý chứ không nghe theo sự lãnh đạo. Khi được hỏi nhà lãnh đạo hiện tại của họ có phải là người truyền cảm hứng không, chỉ có 11% đồng tình. Điều này cho thấy, một nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là đem lại cho nhân viên của mình cảm hứng, tinh thần làm việc, nhưng đôi khi, vì quá mải miết với công việc, họ đã bỏ quên mất và đẩy tâm lý bất mãn của người lao động lên mức cao hơn. Vai trò của truyền cảm hứng với hoạt động doanh nghiệp Truyền cảm hứng là khả năng liên hệ hiệu quả với người khác và cảm xúc của họ, qua đó quản lý các mối quan hệ và tạo ra những ảnh hưởng như mong muốn. Nhà lãnh đạo biết cách truyền cảm hứng sẽ xây dựng cho mình một đội ngũ cộng sự và nhân viên luôn sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công của công ty và không bao giờ đơn độc trong các cuộc chiến khốc liệt chốn thương trường. Khi nhà lãnh đạo làm cho mỗi thành viên tự hào vì cảm thấy mình là một phần trong hệ thống doanh nghiệp, họ sẽ có chủ động gắn kết với nhiệm vụ, nỗ lực hết mình vì doanh nghiệp. Qua khảo sát 1500 nhà quản lý, 55% trong số họ đều trả lời điều họ thích nhất ở nhà lãnh đạo là khả năng truyền cảm hứng. Trả lương cao làm người lao động hài lòng còn việc truyền cảm hứng góp phần hoàn thiện nhu cầu cảm xúc: họ được lắng nghe, được tham gia đóng góp, cảm thấy mình được tôn trọng, tin tưởng. Tâm lý thỏa mãn, lòng tự hào tỉ lệ thuận với mức độ tiến bộ, năng suất làm việc và sự gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững của công ty.
- Bên cạnh đó, nếu lãnh đạo thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc trong công việc thậm chí, trong đời sống cá nhân, người lao động sẽ có nhu cầu gắn bó lâu dài tại doanh nghiệp và khi cần,có thể đồng cam cộng khổ với lãnh đạo. Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng sẽ tạo ra linh hồn và sức sống cho tổ chức, thu hút và giữ chân được nhiều kiểu nhân viên doanh nghiệp muốn và cần. Khả năng liên hệ hiệu quả với cảm xúc mọi người tạo ra một hình ảnh khác biệt cho nhà lãnh đạo và đem lại những người bạn đồng hành: khách hàng tín nhiệm họ, nhân viên hết mình cống hiến tài năng và tâm huyết cho sự nghiệp kinh doanh của họ và nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác với họ. Các nguyên tắc truyền cảm hứng của lãnh đạo Thấm nhuần triết lý lãnh đạo phục vụ, xây dựng các yếu tố nền tảng cho tổ chức, chủ động kết nối mọi người và tích cực truyền tải cảm xúc bản thân là những yếu tố giúp nhà lãnh đạo tạo ấn tượng và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. 1 Thấm nhuần triết lý lãnh đạo phục vụ Một chủ doanh nghiệp mang tư tưởng người lãnh đạo phục vụ sẽ biết cách tạo điều kiện tối đa cho nhân viên làm việc thuận lợi và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đối tác. Muốn vậy, họ phải là người cởi mở, tự tin và luôn luôn hy vọng ở nhân viên của mình. Họ sẵn sàng đón nhận khó khăn, sai lầm hay thất bại của bản thân và cấp dưới như một cách học hỏi để tiến bộ qua những hoàn cảnh không may, đồng thời sát cánh với nhân viên rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả. Điều này thường gắn liền với một tố chất trong tư duy của nhà lãnh đạo: sự linh hoạt, sẵn
- sàng thích nghi và khả năng chấp nhận mạo hiểm để vươn tới thành công. Bên cạnh đó, trong cách đánh giá, họ tập trung vào thái độ và động cơ làm việc chứ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng hay kiến thức chuyên môn. 2 Xây dựng được hệ thống các yếu tố nền tảng của tổ chức Muốn nhân viên cống hiến hết mình cho công ty, người lãnh đạo cũng cần ý thức sâu sắc về nền tảng của tổ chức doanh nghiệp: Tầm nhìn - Mục tiêu - Sứ mệnh - Giá trị. Các mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp phải phù hợp với lợi ích của cá nhân và tập thể, các giá trị được thiết lập trên cơ sở tin cậy, cởi mở và tôn trọng mọi người. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân người lao động. Người lãnh đạo cần truyền đạt hiệu quả Tầm nhìn - Mục tiêu - Sứ mệnh - Giá trị của doanh nghiệp qua việc diễn đạt cụ thể, rõ ràng, có giá trị thực tiễn; vừa thúc đẩy mọi người bắt tay vào hành động vừa tạo ra một cộng đồng xung quanh giúp quan sát và điều chỉnh để nó luôn phù hợp với diễn biến thực tế và nhận thức của mọi người. 3 Chủ động kết nối Trong khi khuyến khích nhân viên chung tay phát triển, cần chủ động đề nghị và ghi nhận sự đóng góp của mọi người, thiết lập mạng lưới sẵn sàng hỗ trợ, vượt qua mối quan hệ ông chủ - nhân viên đơn thuần. Muốn vậy, nhà lãnh đạo nên tạo ra các cuộc trao đổi giữa ban quản lý và nhân viên bất cứ lúc nào có thể, trưng cầu ý kiến sau mỗi quyết định và tìm hiểu cảm nhận của họ, chia sẻ các câu chuyện truyền cảm hứng, tổ chức các cuộc gặp gỡ thân mật không chỉ trong phạm vi công việc; hạn chế câu nệ nghi thức hoặc tỏ ra uy quyền và xa lạ với nhân viên. 4 Truyền tải cảm xúc
- Để khơi dậy nhiệt huyết hành động của mọi người, nhà lãnh đạo cần chứng tỏ sự nhiệt tâm của chính anh ta. Richard Tait từ một ý tưởng nhằm đem lại niềm vui cho gia đình và bạn bè, bằng những tình cảm mãnh liệt, đã thuyết phục được những cộng sự, nhân viên, nhà đầu tư. Và Công ty Đồ chơi trẻ em Cranium ra đời từ đó. Bên cạnh đó, hãy tạo cho nhân viên cảm giác họ là một phần của công việc gì đó riêng biệt, không ngừng khẳng định những thành quả họ đạt được, dù lớn hay nhỏ, và luôn mang lại phúc lợi họ xứng đáng được hưởng thay vì để họ chờ đợi hay nghi hoặc về nó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp luôn duy trì được ngọn lửa nhiệt tình luôn âm ỉ cháy trong lòng người lao động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo có được tầm nhìn rộng
16 p | 875 | 286
-
Nghệ thuật lãnh đạo (phần 1)
5 p | 242 | 62
-
7 tuyệt chiêu truyền cảm hứng của người lãnh đạo
5 p | 171 | 49
-
Áp dụng tài diễn thuyết của Obama để truyền cảm hứng cho nhân viên
4 p | 253 | 49
-
Bài giảng Lãnh đạo
49 p | 214 | 45
-
Kỹ năng lãnh đạo & giao tiếp: học cách thấu hiểu người khác.
4 p | 202 | 41
-
Điều gì làm nên tâm hồn của một lãnh đạo?
3 p | 130 | 34
-
7 bí quyết giúp tạo nên tầm nhìn rộng cho các nhà lãnh đạo
7 p | 136 | 30
-
Công thức làm nên nhà lãnh đạo giỏi
6 p | 144 | 22
-
Lãnh đạo truyền cảm hứng như thế nào?
3 p | 153 | 20
-
9 điều lãnh đạo không nên nói với nhân viên
3 p | 104 | 18
-
5 sai lầm lớn nhất của lãnh đạo khi diễn thuyết (phần 1)
6 p | 124 | 18
-
Cách truyền cảm hứng cho nhân viên - Những sai lầm dễ mắc khi phát triển công ty
10 p | 138 | 17
-
10 Bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công
12 p | 112 | 15
-
Ba từ "phép thuật" cho mọi nhà lãnh đạo
3 p | 137 | 12
-
5 bài học lãnh đạo trường kinh doanh không dạy bạn.
7 p | 86 | 11
-
7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm (phần 2)
4 p | 140 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn