Cách phát hiện bệnh trĩ thông qua các triệu chứng
lượt xem 2
download
Bệnh trĩ là tình trạng bị giãn tĩnh mạch của các tổ chức ở hậu môn, cũng có thể ở lối ra của ống trực tràng, và là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trên hoặc tĩnh mạch dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ có thể gặp ở tất các đối tượng, kể cả trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách phát hiện bệnh trĩ thông qua các triệu chứng
- Cách phát hiện bệnh trĩ thông qua các triệu chứng Các bác sỹ hàng đầu phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Bệnh trĩ là tình trạng bị giãn tĩnh mạch của các tổ chức ở hậu môn, cũng có thể ở lối ra của ống trực tràng, và là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trên hoặc tĩnh mạch dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ có thể gặp ở tất các đối tượng, kể cả trẻ em. Việc phát hiện bệnh trĩ phải dựa vào các triệu chứng thường gặp. Thông qua các triệu chứng này, các bác sỹ sẽ phân loại để xác định hướng điều trị thích hợp. Trĩ toàn thân và triệu chứng Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì khác thường, vì tuy chảy máu có khi thường xuyên nhưng số lượng rất ít. Một số nhỏ bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%. Tuy nhiên,
- khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng, người ta thường chú ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh. Triệu chứng của trĩ cơ năng Khi bị trĩ cơ năng, có 2 triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa trĩ. Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục. Sa trĩ: Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
- Triệu chứng của các loại bệnh trĩ khác Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi: - Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế. - Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.
- - Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu. Triệu chứng của bệnh trĩ thực thể Khi khám cho bệnh nhân, các bác sỹ có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Thầy thuốc có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau.Trong bệnh sa trực tràng, bệnh nhân có thể bị sa niêm mạc ra ngoài vòng tròn. Khi sờ nắn vào các búi trĩ, thầy thuốc thấy mềm, ấn xẹp và có khi tắc mạch sờ có cảm giác những cục cứng nhỏ như hạt tấm, ấn rất đau. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ Người bị bệnh trĩ, khi đại tiện, lúc đầu, máu chảy rất kín đáo nhưng về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số (chủ yếu là nam giới). Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, "bệnh khó nói" này có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm do tâm lý e ngại: vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại nhất là phụ nữ; tâm lý chủ quan: ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị phớt lờ.
- Bệnh trĩ khi đã nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau. Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như: tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện của bệnh trĩ: - Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau, mỗi khi đi cầu, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục. - Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa đô 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu. - Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể không đau nhưng cộm, vướng. Búi trĩ đau khi khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay trong hố ngồi - trực tràng… gây đau. Người bệnh có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và
- điều trị kịp thời. Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát. Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hàng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về dinh dương, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước; giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón. Đồng thời, bạn có thể sử dụng sản phẩm An Trĩ Vương như một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng và chữa bệnh trĩ. Sản phẩm được kết hợp từ các dược liệu quí như diếp cá, đương quy, rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ…Với An Trĩ Vương, bệnh nhân sẽ thoát khỏi tâm lý e ngại, lo sợ và lấy lại được tự tin trong cuộc sống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung thư gan: có thể chữa được nếu phát hiện sớm
6 p | 150 | 25
-
Bài giảng Bệnh tim và thai nghén
13 p | 120 | 15
-
Làm gì để hạn chế biến chứng thần kinh với bệnh nhân tiểu đường?
5 p | 112 | 14
-
Bệnh thận, cần phát hiện sớm!
4 p | 110 | 13
-
Bệnh chân tay miệng và biến chứng
4 p | 99 | 7
-
Phát hiện sớm và xử lý đúng khi trẻ bị sốt xuất huyết
6 p | 104 | 7
-
Cách phát hiện, xử trí, phòng tránh cơn thiếu máu não
5 p | 110 | 7
-
Bệnh cườm nước: cẩn thận đề phòng biến chứng mù loà
5 p | 138 | 7
-
Bệnh thận cần được phát hiện sớm
3 p | 91 | 6
-
Bệnh thiên đầu thống và cách chăm sóc sức khỏe thị giác
4 p | 147 | 6
-
Những phát hiện mới về đau lưng
2 p | 73 | 4
-
Để phát hiện bệnh đái tháo đường
5 p | 85 | 4
-
Phát hiện hàng trăm viên sỏi trong khớp vai người bệnh
5 p | 60 | 4
-
Phát hiện hai protein liên quan đến quá trình làm tổ
6 p | 40 | 4
-
Cần phải biết phát hiện các hiệu ứng phụ
5 p | 82 | 3
-
Trầm cảm ở người đái tháo đường Cách phát hiện và chữa trị?
5 p | 59 | 2
-
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn