Cách thức để các triệu phú nhanh chóng thành tỷ phú
lượt xem 24
download
Trong năm vừa qua, số lượng triệu phú trên thế giới đã tăng 38%, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Nhưng không vì thế mà có thể khẳng định được các triệu phú này luôn là những người thành công trong mọi mặt. Và lời khuyên nào để các triệu phú này nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ tỷ phú thế giới? Theo kết quả điều tra về các doanh nhân thế giới mới đây do công ty Spectrem Group thực hiện thì Mỹ là quốc gia có số lượng doanh nhân - triệu phú...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách thức để các triệu phú nhanh chóng thành tỷ phú
- Để các triệu phú nhanh chóng thành tỷ phú Trong năm vừa qua, số lượng triệu phú trên thế giới đã tăng 38%, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Nhưng không vì thế mà có thể khẳng định được các triệu phú này luôn là những người thành công trong mọi mặt. Và lời khuyên nào để các triệu phú này nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ tỷ phú thế giới?
- Theo kết quả điều tra về các doanh nhân thế giới mới đây do công ty Spectrem Group thực hiện thì Mỹ là quốc gia có số lượng doanh nhân - triệu phú nhiều nhất trên thế giới với khoảng 9,8 triệu người. Trong khi vào năm 2001, con số này chỉ là 6 triệu người. Đặc biệt, những triệu phú có trong tay tài sản giá trị từ 5 triệu USD trở lên tăng rất nhanh. Còn tại châu Á và châu Âu, bất chấp tỷ lệ tăng lương trung bình chỉ từ 5-8% trong khu vực, một số giám đốc điều hành khu vực này đang bám đuổi các đồng nghiệp Mỹ với thu nhập trọn gói mỗi năm vượt quá 1 triệu USD sau khi trừ thuế. Trong số này có Larry Yung, chủ tịch công ty Citic (người có 25,7 triệu USD trị giá cổ phiếu trong công ty), Morris Chang, chủ tịch công ty Semiconductor Manufacturing (Đài Loan), Kim Kwang Ho, giám đốc Samsung và Patrick Ngiam, chủ công ty Ipe. Để có tên trong Câu lạc bộ các triệu phú của Spectrem Group thì một doanh nhân phải có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên, số tiền này không bao gồm các giá trị các bất động sản mà họ sở hữu. Những triệu phú này đa phần sở hữu số tiền đủ để sẵn sàng tái đầu tư lên đến 5 triệu USD. Từ lâu, các triệu phú thế giới giàu lên nhanh chóng là nhờ khả năng sinh lợi của cổ phiếu cũng như các vụ đầu tư có lãi khác trên thị trường chứng khoán. Theo ước tính có khoảng 37% tài sản của các triệu phú trên thế giới là bằng cổ phiếu, 14% là trái phiếu và chỉ có khoảng 9% là bằng tiền mặt. Cuộc điều tra của nhóm Spectrem còn cho thấy, hơn 35% các triệu phú đã về hưu và 36% triệu phú đang là giám đốc các công ty lớn nhỏ khác nhau. Có đến 86% các triệu phú đã lập gia đình và trung bình ñoâ tuoåi của họ là khoảng 56. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất trong bản báo cáo của Spectrem Group không phải là danh sách các triệu phú mà là 10 lời khuyên để những triệu phú này nhanh chóng trở thành tỷ phú. Lời khuyên của Spectrem Group đưa ra dựa trên những điều tra và phân tích toàn bộ các yếu điểm, sai sót mà các triệu phú thường mắc phải hoặc bỏ qua trong hoạt động kinh doanh của mình. Đôi khi có những điều tưởng chừng cơ bản nhưng không phải triệu phú nào cũng có được. 1. Khách hàng là số một
- Sẽ thật sai lầm trong kinh doanh nếu bạn chấp nhận đặt ra các thông báo đại loại như “Xin đừng chạm vào hàng hoá”, “Cẩn thận hàng dễ vỡ”. Lúc này, những ông chủ khôn ngoan thường xuyên khuyến khích khách hàng sử dụng thử sản phẩm trước khi mua. đới với họ, khách hàng là những “thượng đế” thực sự. James Jack, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng Teach & Play Smart, một tập đoàn siêu thị phục vụ trong lĩnh vực giáo dục đã nói với mọi người: “Khách hàng thời nay muốn mắt thấy, tai nghe hay trực tiếp chạm vào sản phẩm họ định mua”. Vì vậy, tại tất cả các cửa hàng của Teach &Play Smart, Jack đã yêu cầu các nhân viên của mình khuyến khích khách hàng thử nghiệm sản phẩm (như máy vi tính, trò chơi điện tử,… và các sản phẩm có thể thử nghiệm trước). “Chiến thuật chào hàng này đã đem lại kết quả khá tốt. Doanh thu sẽ tăng mạnh trong khi công ty lại chiếm được cảm tình của khách hàng”, Jack nói một cách tự tin. Ngay trong lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, các doanh nhân phải cố gắng tạo được ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và uy tín. Để tạo ấn tượng tốt, cần phải quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất như cửa hàng bày biện đẹp mắt, nhân viên lịch sự nhã nhặn, giọng nói dễ nghe qua điện thoại ... Bất cứ người nào bạn tiếp xúc đều có thể là khách hàng hoặc người ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người khác. Hãy gây ấn tượng tốt đối với họ bằng các hình thức kinh doanh của bạn. Luôn lưu ý rằng, sự tồn tại của các hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào danh tiếng mà bạn gây dựng được. Điều tối quan trọng là bạn tạo dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kèm theo. Hãy lắng nghe và phản ứng lại các nhu cầu của khách hàng. Bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy họ là người quan trọng. Đừng ngần ngại khi phải đối diện với các khách hàng khó tính vì chính họ là người giúp bạn chinh phục các khách hàng khác. 2. Duy trì một tố chất quản lý thực thụ Bất kế bạn là ai, bạn ở vị trí nào thì trong con người của bạn cũng đã có sẵn tố chất nào đó của một nhà quản lý. Điểm sai sót mà nhiều nhà triệu phú hiện mắc phải khiến công ty chưa thực sự phát triển vững mạnh là họ sợ không đủ năng lực và phẩm chất để thực sự lãnh đạo mọi người. Có lẽ họ đã nhầm, trong một cuốn sách, doanh nhân nổi tiếng người Anh Donald Kesinger phát hiện ra rằng, ai trong chúng ta cũng
- có thể phát triển một tố chất lãnh đạo từng phút theo thời gian mà không cần có gene lãnh đạo bẩm sinh. Theo một nghiên cứu thì thu nhập trung bình hàng năm của các giám đốc điều hành của các công ty lớn nhất thế giới đã cao gấp 250 lần so với công nhân, trong khi năm 1980 con số này chỉ là 80 lần. Điều này có nghĩa, trách nhiệm quản lý luôn rất quan trọng và sẽ được đền đáp xứng đáng với những gì mà các nhà quản lý phải bỏ ra. Điều quan trọng nhất là họ cần can đảm đứng ra quản lý mọi người. Muốn làm vậy, bạn cần phải loại bỏ các kẻ thù của tố chất lãnh đạo là tính tự ti, nóng nảy, hay cáu giận và nói năng bộp chộp. Trong kinh doanh, tăng trưởng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, quản lí điều hành với một quyết tâm cao, nhanh nhạy và quyết đoán trong xử lí công việc. Một kế hoạch tăng trưởng dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng chẳng giải quyết được gì nếu không được quản lý và điều hành có hiệu quả. 3. Biết dung hòa các quyết định của mình vào các chiến lược kinh doanh Đây là vấn đề then chốt để bảo đảm nhanh chóng thành công khi mở rộng thị trường. Tại sao vậy? Thoạt nhìn, dường như doanh nhân nào cũng phải mất nhiều thời gian mới "hoà" được các quyết định với các chiến thuật. Tâm trạng lo ngại là một điều cản trở chủ yếu trong việc giải quyết nhanh nhạy. Khi thông tin nghèo nàn và sự được mất lại khá lớn thì nỗi lo âu làm tê liệt khả năng lựa chọn. Các nghiên cứu về tâm lý cho thấy, phương sách tốt nhất để có thể đạt hiệu quả trong khi đầu óc căng thẳng là lựa chọn cách ứng xử tích cực. Tức là đề ra các bước hành động cụ thể để cơ cấu lại tổ chức hoạt động của công ty. Thái độ tích cực làm tăng thêm ý thức về quản lý và quyền hành. Từ đó tạo thêm các quan hệ tin cậy cần thiết cho việc ra quyết định. Nếu bạn ra quyết định nhanh nhạy thì có thể lựa chọn kịp thời và dễ dàng vượt qua các tình thế khó khăn. Ngược lại, nếu chậm thì bạn xử lý mỗi quyết định như một sự kiện tách rời, không liên kết với các lựa chọn cũng như chiến thuật đã đưa vào vận hành. Một chiến lược quá chậm chạp cũng đem lại hậu quả như một chiến lược tồi. Vì vậy, tính nhanh nhạy giữ một vị trí hàng đầu trong cuộc đua tranh. Nhiều doanh nhân
- thành công ý thức được rằng, cần phải rèn luyện phong cách hành động nhanh nhạy, không thụ động, nắm thời cơ tự thân là một lợi thế cạnh tranh thực sự. 4. Đừng quá chú trọng vào việc giới thiệu năng lực của mình với đối tác Một thương vụ làm ăn thành công bao giờ cũng bắt đầu từ những cuộc đàm phán kinh doanh. Nhiều triệu phú thường quan niệm rằng, những bản giới thiệu năng lực công ty một cách “hoàn hảo” sẽ là chìa khoá để đàm phán thành công. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng. “Khi đàm phán kinh doanh, bản tóm tắt năng lực công ty là thứ cuối cùng bạn cần đưa ra”, James Challanger, chủ tịch công ty Challenger, Gray & Chrismast Inc, người đã có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, cho biết. Lời khuyên của James là bạn hãy cầm điện thoại, quay số đến công ty đối tác và đề nghị tổ chức một cuộc gặp mặt. Chắc chắn họ sẽ vui lòng khi nghe đích thân bạn nói và đồng ý một cuộc đàm phán. Nếu đối tác cần bản tóm tắt năng lực công ty thì bạn nên trực tiếp mang lại nhưng chỉ sau khi cuộc đàm phán kinh doanh kết thúc. Nếu làm được điều này thì bạn sẽ tạo dựng một hình ảnh đáng tin cậy trong con mắt đối tác. Họ thấy bạn thực sự là một con người tâm huyết với công việc kinh doanh. Đương nhiên, không có lý do gì để từ chối hợp tác làm ăn với bạn cả. Thời cơ và tiền bạc sẽ đến với bạn ngày một nhiều. 5. Bảo mật hệ thống vi tính Ngày nay, số lượng các hacker đang tăng lên từng ngày và do đó, nguy cơ bị đánh cắp thông tin, bí mật kinh doanh cũng ngày một lớn hơn. Chỉ một thông tin quan trọng bị đánh cắp cũng có thể lấy đi của bạn hàng triệu USD. Những password hay firewall là cách tốt nhất để bảo đảm hệ thống máy vi tính của công ty không bị đột nhập khi truy cập Internet. Theo June langhoff, một chuyên gia tại Telecommter Advisor thì bạn nên thay đổi password thường xuyên và nên sử dụng những cụm từ vô lý như “Tôi yêu mưa”, “sẽ % chúng ta” chứ đừng dùng những con số điện thoại, ngày sinh và tên của người thân trong nhà. Lý do? Các hacker đột nhập vào hệ thống máy tính công ty thường lập trình hệ thống sao cho mỗi từ trong
- cuốn từ điển vi tính hoá đều được ghép để thử phát hiện ra mã khoá của người khác. Mã khoá càng vô lý thì chúng càng khó tìm. 6. Ứng xử khéo léo Nhiều nhà triệu phú đã bỏ lỡ không ít cơ hội làm ăn do chính sự thiếu khéo léo trong giao tiếp của mình. Chẳng hạn, một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng các triệu phú vẫn thường mắc phải là khi giới thiệu các đối tác của mình với ai đó. Họ thường nói “Đây là đối tác của tôi Linda” thay vì phải nói “Đây là Linda, đối tác của tôi”. Điều này chính là một sai lầm, bởi nếu để chữ đối tác trước cái tên, đối tác sẽ phật ý vì cho rằng bạn muốn ám chỉ anh ta phụ thuộc vào bạn. Để tên trước chữ đối tác sẽ cho họ một tư thế độc lập, dễ đối thoại hơn với người được giới thiệu. 7. Sử dụng ngoại ngữ có hiệu quả Trong quá trình toàn cầu hoá, nếu chỉ khư khư kinh doanh trong một thị trường nhất định thì không thể làm giàu được. Việc vươn ra những thị trường khác sẽ mở ra cơ hội thành công nhiều hơn cho các doanh nhân. Tuy nhiên, nhiều khi sự bất đồng ngôn ngữ đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Lúc này, yếu tố ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu cần một thông dịch viên với trình độ ngoại ngữ tối thiểu để hỗ trợ kinh doanh, bạn hãy thử làm theo những lời mách bảo trong cuốn sách nổi tiếng: “Do’s & Taboos of Using English around the world”. Thử tập dượt trước với người thông dịch viên để anh ta có điều kiện lắng nghe cách phát âm dấu nhấn và độ nhanh chậm của câu nói; cần nói rõ, chậm, ngắn gọn, sử dụng các trợ giúp thị giác khi có thể, vì theo các chuyên gia thì nhiều trường hợp “nghe không bằng thấy”; đừng chen ngang vào câu nói của thông dịch viên vì có thể bạn sẽ làm hỏng các cuộc nói chuyện. 8. Tận dụng lợi thế của Internet Ngày nay, mạng Internet đang trở thành một trong những công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả nhất. Thông qua mạng Internet, các doanh nhân có thể tìm kiếm thông tin, các đối tác kinh doanh hay quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều triệu phú không mặn mà lắm với việc
- ứng dụng Internet vào các hoạt động kinh doanh thường nhật. Một số cuộc điều tra cho thấy, nguyên nhân không phải là các ông chủ không hiểu được lợi thế của Internet mà do e ngại rằng, các nhân viên sẽ lợi dụng phương tiện này để xem phim, xem thể thao trên máy vi tính khiến năng suất công việc bị ảnh hưởng. Barry Weiss, một chuyên viên công nghệ của Gordon & Gibson bật mí: Hãy cập nhập các quy định về sử dụng Internet vào sổ tay của các nhân viên và bảo đảm rằng họ đã nắm vững tuyệt đối các quy định trên qua một khoá huấn luyện. Một biện pháp “rắn” khác đối với những kẻ ngoan cố là dùng phần mềm tuần tra Web Track của công ty Webster Network Strategies để phát hiện và phong toả những máy vi tính nào vi phạm. Phần mềm này có thể giữ vai trò “cảnh sát” cho một mạng lưới gồm 26.000 máy tính. 9. Thanh kiểm tra các hoạt động tài chính Nhiều vụ scandal tài chính trong thời gian qua đã cho thấy sự cần thiết phải thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt động tại chính. “Việc thanh kiểm tra nên được tiến hành định kỳ với một công ty có vốn từ 5 triệu USD trở lên, còn đối với các công ty có vốn dưới mức 5 triệu USD thì hoạt động này có thể được thực hiện khi có một số biểu hiện không tốt”. Đó là lời khuyên của chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Anh, Sam Deep trong cuốn sách “Smart Movers for businessmen in charge”. Theo Sam Deep thì ví dụ khi đến đánh giá xem một phòng ban có tuân thủ từng nguyên tắc quản lý tài chính không, bạn cần tổ chức thanh kiểm tra đáp ứng các điều kiện sau: - Không khí làm việc thoải mái trong công ty; - Kiểm tra cần tập trung vào các vấn đề đặc biệt, cụ thể; - Các mục tiêu phải rõ ràng và những người liên quan phải hiểu rõ sự cần thiết của việc thanh, kiểm tra; - Thành lập ra nhóm các chuyên gia kiểm tra riêng biệt cho từng vấn đề; - Xác định thời hạn rõ ràng cho công việc thanh kiểm tra để tránh kéo dài gây hoang mang không tốt trong công ty;
- - Các kết quả thanh, kiểm tra cần phải được báo cáo nhanh chóng để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu cần. “Một doanh nhân thông minh là một doanh nhân luôn nắm rõ các số liệu tài chính của công ty mình. Có thế bạn mới biết được liệu một ngày nào đó mình có rơi vào tình thế như của Worldcom và Eron hay không”, Sam nói . 10. Vượt qua hội chứng sợ công nghệ Một điểm yếu tưởng chừng như khá “trẻ con” nhưng vẫn hay xuất hiện ở nhiều triệu phú giàu có hiện nay là hội chứng sợ công nghệ. Họ cảm thấy choáng ngợp trước “trận tập kích” của các công nghệ mới và thiết bị đa năng tại văn phòng làm việc. Để giúp các nhà triệu phú thoát khỏi nỗi ám ảnh này, tiến sỹ kinh tế Eliot Masie, chủ tịch The Business Marie Center đã đưa ra một số lời khuyên sau đây: Thứ nhất, bạn cần tự tin hơn, đừng ngơ ngác như đứa trẻ con khi đối diện một công nghệ mới. Nếu không có gì nguy hiểm thì bạn hãy tự mày mò. Lúc tự giải quyết được vấn đề, bạn sẽ thấy yêu thích hơn những gì bạn có. Thứ hai, bạn phải biết hỏi đúng nơi đúng chỗ. Bạn có thể được thực hiện qua các sách chỉ dẫn kèm theo máy hoặc qua một dịch vụ điện thoại trợ giúp. Thứ ba là chọn cách tiếp cận với công nghệ mới phù hợp với điều kiện của bạn. Và cuối cùng là hãy tìm kiếm một người chỉ dẫn hiểu rõ về công nghệ mà bạn đang sử dụng. Khi đã trở thành triệu phú thì bất cứ ai cũng đều mong muốn mình sẽ kiếm ngày một nhiều tiền hơn để nhanh chóng trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, để có được sự tăng trưởng vững chắc cũng như bằng cách nào để gia nhập câu lạc các tỷ phú thế giới thì không phải bất cứ triệu phú cũng biết. Có nhiều giải thích khác nhau cũng như nhiều phân tích đa dạng về “Bí quyết đưa bạn thành tỷ phú”, nhưng duy nhất một lời khuyên được mọi người thừa nhận đó là “Ý chí + Phương pháp + Khoa học công nghệ”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập phân bổ tổn thất chung
2 p | 1432 | 85
-
7 bước để thành công khi chọn nhượng quyền thương hiệu
4 p | 242 | 57
-
Những dấu hiệu thất bại của các nhà lãnh đạo
2 p | 271 | 50
-
tại sao các thương hiệu nên để mắt tới fac
3 p | 93 | 25
-
100 điều doanh nhân trẻ cần biết (Phần 16)
6 p | 151 | 23
-
SƠ LƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH - PHẦN I
69 p | 137 | 11
-
Quy luật thu hẹp trọng tâm
10 p | 104 | 10
-
Vệ sinh danh sách email - sáu cách đánh bóng danh sách email của bạn
6 p | 63 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn