Cách viết bài văn tranh luận thuyết phục
lượt xem 70
download
Họ có thể làm được việc vì họ tin là họ có thể Vergil năm 70 - 19 trước Công nguyên, người La Mã. Trong văn viết thuyết phục, người viết có nhiệm vụ viết sao cho người đọc đồng ý với ý kiến, luận điểm, tranh luận và kết luận người viết đưa ra, đồng thời chịu ảnh hướng cách suy luận về vấn đề của người viết. Các yếu tố để xây dựng một bài luận thuyết phục hiệu quả: * Xây dựng các luận điểm, thông tin hỗ trợ cho tranh luận * Làm rõ các ý...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách viết bài văn tranh luận thuyết phục
- Cách viết bài văn tranh luận thuyết phục Họ có thể làm được việc vì họ tin là họ có thể Vergil năm 70 - 19 trước Công nguyên, người La Mã. Trong văn viết thuyết phục, người viết có nhiệm vụ viết sao cho người đọc đồng ý với ý kiến, luận điểm, tranh luận và kết luận người viết đưa ra, đồng thời chịu ảnh hướng cách suy luận về vấn đề của người viết. Các yếu tố để xây dựng một bài luận thuyết phục hiệu quả: * Xây dựng các luận điểm, thông tin hỗ trợ cho tranh luận * Làm rõ các ý liên quan thêm thông tin cho người đọc * Sắp xếp, chỉnh sửa
- các luận điểm, thông tin, ý theo mức độ quan trọng để xây dựng bài viết * Tìm ý và trình bày các kết luận * "thuyết phục" người đọc rằng kết luận bản đưa ra là dựa trên những thông tin được nhiều người đồng ý * Đủ tự tin để diễn đạt tính thuyết phục trong bài viết Đây là một vài lời khuyên để bạn có thể viết một bài văn thuyết phục một cách hiệu quả: Viết yêu cầu đề bài bằng cách diễn đạt của bạn. * Suy nghĩ về những câu hỏi được đưa ra khi bạn đọc và tìm hiểu các tài liệu. Tìm và cân nhắc + Thông tin cơ bản + Các nguồn thông tin sẽ giúp bạn kiểm chứng độ tin cậy cũng nhu những tài liệu tham khảo liên quan rộng hơn + Có định kiến nào trong tranh luận hay không hay những luận điểm tô vẽ thêm cho các thông tin sẵn có. + Bạn nghĩ gì về tranh luận của tác giả.
- * Liệt kê các thông tin; cân nhắc mức độ quan trọng, sắp xếp theo thứ tự, chỉnh sửa, phân loại, cắt bớt…Tự hỏi "Có thông tin nào còn thiếu không?" * Những đoạn "nhạy cảm", dễ gây cảm xúc? Liệt kê những đoạn, những chỗ có thể tạo sự xúc động, và ghi chú lại để có thể sau này dùng đến. Bắt đầu viết nháp! (xem thêm ở phần: Những chỉ dẫn cơ bản khi viết bài luận) Bắt đầu và nên tập trung bám sát với những thông tin và ý bạn tìm được Chưa cần quan tâm đến chính tả hoặc ngữ pháp vội. * Viết đoạn đầu tiên o Giới thiệu chủ đề o Trình bày cho người đọc biết quan điểm của bạn! o Đưa người đọc tiếp đọc với phần còn lại của bài luận! o Tập trung vào 3 ý chính để phân tích * Chú ý đến mạch văn và sự chặt chẽ từ đoạn này sang đoạn khác * Dùng động từ ở thể chủ động * Ghi chú nguồn gốc của thông tin trích dẫn (nếu có) * Tập trung giữ ý kiến trong suốt bài văn
- * Tập trung vào các tranh luận logic * Đừng vội tóm tắt ở phần thân bài—dành phần đó cho đoạn kết luận * Kết luận o Tóm tắt, rồi kết luận tranh luận của bạn o Xem qua đoạn mở đầu và những ý chính của bài # Đoạn kết bài có tổng kết được các ý chính chưa? # Chăm chút đến sự nối tiếp và quan trọng của các ý tranh luận # Đưa ra kết luận một cách lôgic * Chỉnh sửa/Viết lại đoạn mở đầu để chặt chẽ hơn với thân bài và kết bài . * Nghỉ 1 hoặc 2 ngày! * Đọc lại bài luận với cách nghĩ mới mẻ và cầm trong tay một cái bút chì o Tự hỏi: Bài văn này có ổn không? Tính thuyết phục của nó ra sao? Liệu bài viết này có thuyết phục được người đọc không?
- Liệu họ có hiểu ý kiến, lập trường, thông tin được trình bày hay không? o Chỉnh sửa, thay đổi hoặc viết lại nếu cần thiết o Kiểm tra chính tả và ngữ pháp! o Nhờ một người bạn đọc qua và thử phản ứng của họ trước những lý lẽ bạn đưa ra. Họ có bị thuyết phục không? o Xem qua, chỉnh sửa một lượt nếu cần thiết o Nộp bài o Tự chúc mừng vì bạn đã hoàn thành được bài viết, và tự tin rằng bạn đã cố gắng hết sức. Phản ứng trước nhận xét, chê bai như thế nào: Coi các lời nhận xét như là một cách thử tính thuyết phục của bạn. Không nên coi những lời nhận xét đó mang tính cá nhân. Nếu những lý lẽ bạn đưa ra bị chê, bạn nên kiểm tra lại, sau đó đưa ra các nguồn thông tin. Nếu người ta chỉ trách tính cách, cách suy nghĩ của bạn thì đôi khi, ta phải đồng ý để "không đồng ý". Nên nhớ: thành công trong việc thuyết phục người khác bao gồm cả việc bạn khiến cho người đó sẵn sàng để bạn thuyết phục! Lo lắng:Nếu bạn không quen giao tiếp,
- đặc biệt là trình bày ý kiến qua việc viết, bạn có thể cần phải vượt qua nỗi sợ bằng nhiều bước.Viết, cũng như đoạn phát biểu (không được ghi âm), là nỗ lực lâu dài và mọi người đều có thể thấy, và trong viết, "hoàn cảnh xung quanh" không quan trọng như trọng diễn thuyết, phát biểu khi mà "hoàn cảnh" có thể ảnh hưởng đến nội dung, ngôn từ. Ví dụ: người đọc sẽ không nhìn thấy bạn mà sẽ chỉ thấy những từ ngữ bạn viểt ra. Họ cũng không biết bạn trông như thế nào, bạn sống ở đâu, bạn là ai… Hy vọng rằng ở trường, trong lớp học, bạn có cơ hội để thực hành cả nghệ thuật viết và nghệ thuật thuyết phục. Sau đó, khi ra ngoài xã hội như ở chỗ làm, nhà thờ, khu hàng xóm, và thậm chí trong gia đình, những kỹ năng đó sẽ giúp ích cho bạn. Sự thuyết phục còn có một khía cạnh khác: nó dựa trên các thông tin, miêu tả kết luận. Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là bạn cần phải biết là bạn đang nói về cái gì, và không thể lười tìm hiểu thông tin được vì như vậy bạn sẽ chẳng thuyết phục được ai. Yếu tố này cũng thể hiện một mức độ của sự sợ hãi: sợ mắc lỗi sẽ khiến tranh luận của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì là bạn đang viết, và từ ngữ đều ở hết trên mặt giấy (hoặc là trên một trang web) và ai cũng nhìn thấy hết, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu sao cho những thông tin của bạn hợp lý. Xin chân thành cảm ơn sự động viên của S. Ryder, và các em học lớp 6 của cô ở Pennsylvania, trong bản chỉnh sửa hướng dẫn trên. Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ- Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist và sự hướng dẫn của Giáo sư Mark Ashwill. Ngoài
- ra, còn có sự tham gia của Đào Tú Anh (Hà Nội) và Trần Hà Hải (Thành Phố Hồ Chí Minh).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bản viết nháp
4 p | 211 | 34
-
Thói ngụy biện ở người Việt
10 p | 135 | 21
-
Viết một bài nghiên cứu
6 p | 130 | 14
-
Ebook Công an nhân dân đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn: Phần 1
234 p | 24 | 13
-
Cấu trúc tự sự "Kafka bên bờ biển" theo cách nhìn phân tâm học
6 p | 216 | 13
-
Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam
13 p | 129 | 8
-
Từ đặc trưng hoàn kết về cốt truyện, đề xuất cách đọc truyện cổ tích
5 p | 128 | 6
-
Biểu tượng - Khởi sinh của văn hóa
8 p | 75 | 6
-
Phạm Quỳnh và những đóng góp cho văn hóa Việt Nam
7 p | 43 | 4
-
Bồi dưỡng kiến thức cho sinh viên trường Đại học Điện lực đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
4 p | 22 | 3
-
Nhan đề tác phẩm văn học Pháp và phương pháp chuyển dịch sang tiếng Việt
12 p | 74 | 3
-
Giáo dục lý luận chính trị góp phần hoàn thiện nhân cách, định hướng cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị Trường Đại học Tây Bắc
3 p | 11 | 3
-
Đọc những cách đọc Nguyễn Huy Thiệp và thử đọc Nguyễn Huy Thiệp
8 p | 34 | 3
-
Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong trước tác của Lê Đình Kỵ
13 p | 72 | 3
-
Nho sĩ trí thức với vấn đề chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX
11 p | 47 | 2
-
Những sự kiện chính trong bức tranh nghệ thuật Việt Nam thời chống Pháp ở Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến (1945-1954)
9 p | 65 | 2
-
Để tránh lặp lại từ ngữ trong viết bài luận tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp
6 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn