intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cái gì là trọng tâm của quản lý ?

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mấy thập niên qua, tư duy của người Việt ta, nói chung, rất khác nhau về quản lý chiến tranh và quản lý hòa bình. Khi có chiến tranh ta tập trung vào chỉ một điểm “Con người Việt Nam quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng chết cho tổ quốc”. Ta nói đến Thánh Gióng, một đứa bé lên ba, xung trận, gẫy kiếm sắt thì nhổ tre đánh giặc. Ta nói đến Hai Bà Trưng, nhi nữ anh hùng, thà chết không hàng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cái gì là trọng tâm của quản lý ?

  1. Cái gì là trọng tâm của quản lý ? Trong mấy thập niên qua, tư duy của người Việt ta, nói chung, rất khác nhau về quản lý chiến tranh và quản lý hòa bình. Khi có chiến tranh ta tập trung vào chỉ một điểm “Con người Việt Nam quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng chết cho tổ quốc”. Ta nói đến Thánh Gióng, một đứa bé lên ba, xung trận, gẫy kiếm sắt thì nhổ tre đánh giặc. Ta nói đến Hai Bà Trưng, nhi nữ anh hùng, thà
  2. chết không hàng. Ta nói đến Hội Nghị Diên Hồng với các bô lão: “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh!” Đó là quản lý tập trung vào một điều duy nhất—cái tâm quyết thắng của con người. Vào thời bình thì ta thấy quản lý của ta tập trung vào vô số điều— chủ nghĩa chính trị, ngoại đạo/nội đạo, dầu hỏa, tiền (viện trợ hay vay mượn quốc tế), đầu tư nước ngoài… Nói chung là ta “tập trung” tư tưởng vào đủ mọi thứ, cho nên tư tưởng chẳng tập trung tí nào. Khác biệt trong quản lý chiến tranh và quản lý hòa bình của ta rất rõ và kết quả cũng rất rõ: Chúng ta là vô địch thế giới trong chiến tranh, nhưng về quản lý hòa bình có lẽ đa số chúng ta đều cảm thấy cà xịch cà đụi—tư tưởng tản mạn như bị bồ đá, thất hồn thất vía, lơ ngơ láo ngáo. Dĩ nhiên, ta cần công tâm để nhận thấy rằng trong hơn một thập niên rưỡi nay, Việt Nam phát triển kinh tế một mạch không ngừng
  3. với tỉ lệ phát triển cao có hạng trên thế giới. Tức là dù cà xịch cà đụi nhưng vẫn cao, và dù cao nhưng vẫn cà xịch cà đụi. Chúng ta loay hoay với rất nhiều vấn đề: giáo dục, phát triển nông thôn, trong sạch hóa guồng máy, nâng cao công bình, giảm thiểu bất công, an sinh xã hội cho người nghèo và người lớn tuổi, phát triển kinh tế đồng bộ, phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển xã hội và văn hóa của các dân tộc thiểu số anh em, đại đoàn kết dân tộc, liên hệ với các quốc gia nhất là các quốc gia có tranh chấp với ta… Và nếu ta đọc báo chí hàng ngày, ta có thể cảm thấy một luồng gió lo âu áy náy bức xúc thổi thường trực trên quê hương. Các bạn sinh ra sau thời chiến tranh có lẽ là khó cảm nhận điều này, nhưng các vị đã biết một tí mùi của thời chiến tranh đương nhiên phải thấy rất rõ sự khác biệt trong quản lý cũng như trong tâm thức nhân dân. Sự khác biệt đó đương nhiên là do khác biệt về trọng tâm của quản lý: Trong thời chiến, trọng tâm của quản lý là cái tâm của
  4. con người; trong thời bình, trọng tâm của quản lý nằm ở đủ mọi nơi ngoài tâm con người, tức là chẳng nằm ở đâu cả. Nhưng chúng ta phải nhìn lại vấn đề quản lý đất nước một cách rất nghiêm chỉnh, vì thế giới sắp sửa đi vào một giai đoạn phát triển nhanh khác. Giai đoạn suy thoái hiện thời là giai đoạn điều chỉnh các bất quân bình trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia tiền tiến. Khi các điều chỉnh đã xong, khoảng một vài năm nữa, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục bùng nổ với cuộc cách mạng thông tin đang tạm thời bị gián đoạn, và năng lực của cuộc cách mạnh thông tin, đang bị đè nén vì khủng hoảng, sẽ bùng nổ. Tức là, thế giới sẽ có những chuyển biến rất nhanh về kỹ thuật và kinh tế. Và những quốc gia đang mở mang như Việt Nam sẽ phải rất mệt mỏi để chạy theo, trừ khi chúng ta có chuẩn bị và thông minh đủ để “đứng trong cuộc chơi.” Thế thì chúng ta phải làm gì để quản lý bây giờ?
  5. Câu trả lời rất hiển nhiên: “Đặt trọng tâm quản lý đất nước vào con người.” Chẳng có nơi nào khác ngoài con người để đặt trọng tâm. Dầu hỏa thì cũng con người quản lý, đầu tư nước ngoài cũng do con người quản lý, luật cũng do con người quản lý, doanh nghiệp cũng do con người quản lý, IT cũng do con người quản lý… Vậy thì, nếu con người không là trọng tâm của chính sách quản lý đất nước, thì cái gì là trọng tâm? Và con người thế nào? Công minh, liêm chính, yêu người nghèo, yêu người áp bức, yêu nước hơn yêu mình, thấy rất sâu và rất xa các vấn đề kinh tế xã hội, thấy toàn cảnh quốc ta và toàn cảnh thế giới. Chúng ta đang làm gì để đào tạo những thế hệ Việt Nam như thế?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2