Cái nôi của tiếng Việt
lượt xem 14
download
Cái gì linh thiêng lắm hoặc làm cho người ta phải sững sờ kinh ngạc vì cái tốt đẹp của nó mới là phép lạ. Cái gì xảy ra hằng ngày thì dù có tốt đẹp cách mấy, người ta cũng xem thường. Vậy mà các bạn thử nghĩ coi, một em bé Cao-mên 3 tuổi nói tiếng Cao-mên lẻo-lẻo trong khi 78 triệu người Việt lại không nói được, còn em bé Việt 3 tuổi nói tiếng Việt được khá rành trong khi cả 6 ngàn triệu người trên thế giới lại không biết tiếng Việt là cái gì;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cái nôi của tiếng Việt
- Cái nôi của tiếng Việt Cái gì linh thiêng lắm hoặc làm cho người ta phải sững sờ kinh ngạc vì cái tốt đẹp của nó mới là phép lạ. Cái gì xảy ra hằng ngày thì dù có tốt đẹp cách mấy, người ta cũng xem thường. Vậy mà các bạn thử nghĩ coi, một em bé Cao-mên 3 tuổi nói tiếng Cao-mên lẻo-lẻo trong khi 78 triệu người Việt lại không nói được, còn em bé Việt 3 tuổi nói tiếng Việt được khá rành trong khi cả 6 ngàn triệu người trên thế giới lại không biết tiếng Việt là cái gì; nghĩ có lạ không? Vậy là phép lạ chứ gì! Phép lạ của tiếng nói loài người chỉ cần tình thương và vòng tay ấp ủ của người mẹ chịu khó bập bẹ cho con tiếng nói của mình. Từ cái bập bẹ thôi nôi vào đời đó mà sinh ra sau này cả mấy ngàn thứ tiếng nói khác nhau của nhân loại. Xin mời các bạn nhìn qua bản đồ vùng Đông nam Á. Theo những hiểu biết mới mẻ nhất cuả khoa ngôn ngữ học hiện nay, con người xưa sống trên vùng đất này nói một thứ tiếng xưa gọi là tiếng nói của giòng họ Mon-Khmer. Tiếng nói này là một trong những cái nôi đầu đời của tiếng Việt. Môn ( phải đọc là MÒN) là tên của một sắc dân sống bên Miến-điện phía đông nam Rangoon chừng một trăm cây số, gần bờ biển. Tiếng Mòn (còn phát âm là Môn hoặc Rman) là tiếng nói của họ. Độ chừng 1 triệu người Mòn sống ở đó và chừng gần một trăm ngàn sống ở một vùng nhỏ phía tây Bangkok khi họ chạy loạn qua đó trong vòng mấy trăm năm gần đây. Tiếng Mòn đã có chữ viết từ năm 900 A.D. và hiện còn 800 bia đá bên Miến Địên khắc chữ Mòn và các thứ chữ xưa khác của Miến (xem hình một mẫu chữ Mòn). Chữ Mòn viết cũng như nói (viết theo mẫu tự a b c), có điều là họ viết theo cái cách riêng của họ mà thôi. So sánh sư phát âm của các từ Việt với Mòn (xem bảng đính kèm), ta thấy chúng giống nhau đến chừng nào! Vậy mà họ với ta không ai biết nhau cả và văn hóa họ không giống gì với văn hóa của ta! Nhưng riêng người Miến và Thái thì không ngớt ca tụng cái gia tài văn hóa và ngôn ngữ mà người Mòn đã đem lại cho họ, luôn cả cái đất đai mênh mông của người Mòn mà người Thái và Miến đã chiếm lấy mà ở rồi xem thường những đòi hỏi của người Mòn về đất đai và quyền tự trị như là những quyền lợi không chính đáng! Người Mòn cũng đã đắp nên không biết bao nhiêu là đền đài từ 1,500 năm nay, trên đất Miến và đất Thái mà xưa là của họ. Hiện nay người Miến và người Thái tu bổ giữ gìn rồi đắp cho lớn thêm và nhận là của họ! Bước đường nam tiến của hai dân tộc Miến và Thái đã lấn át dân tộc Mòn suốt cả 1500 năm nay rồi rốt cuộc đã gần như tiêu diệt dân Mòn nhưng lại nhìn lạm luôn cái gia tài văn hóa,ø ngôn ngữ và văn tự của người Mòn! Lẽ tất nhiên là đã có hàng trăêm thế hệ Mòn/Miến/Thái lấy lẫn nhau, lai nhau và pha trộn máu và tiếng nói của nhau (mixing bloods and languages) để sinh ra tiếng Miến và tiếng Thái hiện nay. Còn Việt nam ta thì sao? Giưã Việt và Mòn xa lạ quá thì tại sao lại có chung tiếng nói? Đo ùlà vì từ lâu người ta cứ tưởng là cái nôi văn hóa của một dân tộc cũng là cái nôi ngôn ngữ của nó luôn! Tưởng vậy mà không phải vậy. Ngôn ngữ của một sắc
- dân nào cũng rất là đa dạng ngay từ lúc đầu, nó do sự đóng góp của nhiều ngôn ngữ của các bộ lạc đã tạo nên sắc dân đó qua thời gian dài dằng dặc. Một thí dụ rõ ràng là tiếng Pháp và người Pháp. Hồi xưa người Gaulois nói tiếng Gaulois, nhưng bây giờ con cháu họ là người Pháp đâu còn nói tiếng Gaulois nữa, dù là một tiếng cũng không còn, mặc dầu họ vẫn tự hào (sic) là con cháu người Gaulois! Thật ra, người Pháp đâu phải chỉ là con cháu của người Gaulois xưa mà thôi, họ còn là con cháu của biết bao sắc dân khác nữa, nào là người Ibérian, người Visigoths, người Franks (ở vùng Đức bây giờ qua), người Vandals, người Burgundy, người Lombards. Những tiếng nói xưa của các bộ lạc đò đã chết đi để trở thành tiếng Pháp (xưa) rồi tiếng Pháp xưa đã bị bứng mất gốc bởi tiếng Latinum, vì người Pháp xưa đã bỏ rơi tiếng nói của ông bà họ mà hè nhau đi nói tiếng nói của người La-mã là giống người đã chinh phục họ 2000 năm về trước! Cũng may, chúng ta không thế, chúng ta vẫn còn nói tiếng nói xưa của ông bà ta từ hồi nào đến giờ, lẽ tất nhiên là với nhiều thay đổi qua sự chung đụng với nhiều sắc dân khác như Thái, Lào, Khmer, Mòn, và n Chàm và luôn cả với các sắc dân khác trên dãy Trường-Sơn hùng vỹ (mà ta gọi bằng nhiều cách khác nhau: người Thượng, người Mọi, dân tộc ít người, bộ lạc thiểu số v..v...) Chú-ý: Mọi chỉ là đọc trẹ theo Mwoi, tiếng Mon-Khmer, có nghĩa là một nhóm người, tương đương với “ bộ-lạc”. Người Thượng thường nói là họ chia ra thành từng mwoi khác nhau[groupe d’hommes/ tribe] Bây giờ xin nói về tiếng Khmer, mà trong giới ngôn ngữ học hiện nay ai cũng công nhận là tiếng nói thôi nôi thứ hai cho tiếng Việt, ngoài tiếng Mòn ra; vì vậymà họ cho là tiếng Việt ta thuộc giòng Mon-Khmer. Có người cho là tiếng Khmer không thể thôi nôi cho tiếng Việt được vì nó không có dấu giọng. Thật ra tiếng Việt xưa cũng không có dấu luôn và đã lần lần có dấu qua 2000 năm. Lúc đầu là có hai dấu (đúng ra là hai âm-vực cao và thấp) rồi mỗi âm vực phát triển ra ba dấu giọng (huyền ngã nặng và hỏi sắc không /theo ông Haudricourt, một nhà ngôn ngữ học người Pháp). Sự thực phức tạp hơn thế nhiều, vì trong khi tiếng Việt miền Bắc chịu ảnh hưởng của tiếng Quảng Đông và tiếng Miao nằm phía trên Bắc Việt mà có thêm dấu ngã thì tiếng Việt miền Trung, nhất là miền Bắc Trung Việt, đang còn chậm chân vì bị ảnh hưởng nặng nề hơn của tiếng Lào Thái nên không phát âm ra dấu giọng ngã được (người Lào Thái cũng chỉ có năm dấu giọng, không có dấu ngã) vì vậy mà tiếng Việt miền Trung bị hiểu lầm là không chịu phân biệt (sic) hỏi ngã, làm như thể người miền Trung cố tình biết mà không chịu nói ra! Cũng thế, tiếng miền Trung không phân biệt /c/ với /t / ở cuối một từ không phải vì họ muốn vậy, mà vì tiếng Lào và tiếng Thái đã ảnh hưởng nặng nề về phát âm và nhấn giọng đến tiếng miền Trung), nên cũng đã không phân biệt được ( thí dụ tiếng Thái và Lào đều viết và phát âm là “đặêk” (øto put) y hệt như phát âm miền Trung “Đặc”(trừ ra phát âm Quảng-trị) Tiếng Miên cũng vậy, phát âm và viết đều là đăk (to put ). Chúng ta đang ở một địa hạt tế nhị mà chữ viết, theo ông Leonard Bloomfield, thay vì giúp cho ta tìm hiểu rõ hơn về cái tiếng, lại làm trở ngại cho sự tìm hiểu, vì cái chữ đã gò bó cái từ và gây ra ngộ nhận như trong trường hợp trên. Cũng như có nhiều hiểu lầm về ý nghĩa giưã Hán-Việt và Việt, do sự phát âm giống nhau như Lang bạt trong tiếng Việt thì có một ông học giả Hán Việt cho rằng đó là do mấy chữ lang bạt
- kỳ hồ trong tiếng Tàu mà ra (sic). Nếu có ai hỏi tại sao lại có mấy chữ kỳ hồ xen vào đó làm gì thì họ lờ đi, cũng như nôm na thì có người bảo là do chữ nam của Tàu,(sic) có nghĩa là thuộc miền nam, phương nam; vậy thì na là gì? họ bí nên họ cũng lờ luôn.! Sự khác biệt râùt nhiều giữa giọng nói, phát âm, ngữ vững cùng là những khác nhau trong cách viết chữ Việt của ba miền là một hiện tượng phản ảnh sự biến chuyển “không đồng bộ” (asynchronic) của ba miền tiếng Việt, vẫn là một bí mật ngôn ngữ rất lớn, không dễ gì giải thích một cách quá sơ sài như ta thường được nghe. Phải có một sự nghiên cứu sâu rộng vào mọi khía cạnh của ngôn ngữ ba miền và so sánh với tất cả những ngôn ngữ anh em khác ở khắp Đông Nam Á, họa may ra mới có sự giải thích hợp lý. Thật ra, tiếng Khmer và tiếng Việt giống nhau đến mức kinh ngạc, chỉ cần so sánh bảng từ ngữ Khmer-Việt sau đây (xem bảng). Theo thống kê, có cả 30 phần trăm từ ngữ Việt giống với từ ngữ Khmer chứ không riêng gì vài chục từ trong bảng đó. (Quyển Từ điển nguyên ngữ tiếng Việt sắp xuất bản sẽ đem lại sự hiểu biết thích thú cho bạn đọc về nguồn gốc cuả chừng 27,000 từ đơn và kép trong tiếng Việt của chúng ta.) Vùng đất sống hiện nay của người Khmer đã bị thu hẹp lại rất nhiều nếu chúng ta biết rằng khi xưa, khoảng 2000 năm về trước, vùng đất của họ bao gồm một phần lớnù Thái và Lào hiện nay thì ta dễ hiểu hơn tại sao ngôn ngữ học quốc tế lại ghép tiếng Việt vào cái nôi Khmer! Thật ra không phải chỉ có tiếng Mòn và tiếng Khmer mới thôi nôi cho tiếng Việt mà các thứ ngôn ngữ khác ở Đông nam Á cũng theo giòng thời gian mà ảnh hưởng và dính líu đến nhau đểõ hình thành và đào tạo ra tiếng Việt hiện nay. Nguyễn Hy Vọng, MD. Cái thắc mắc ngàn đời của chữ Việt -t hay là –c ? , nhiều người Trung và Nam không viết cho đúng, vì họ đều phát âm với – c mà thôi.! dấu hỏi hay dấu ngã, nhiều người Trung và Nam [65 % dân Việt] cũng không viết đúng được. Đó không phải là lỗi của họ, đó là lỗi của cái chữ viết đã không viết theo đúng như nói nguyên tắc vàng ngọc của chữ viết là phải viết cho đúng với phát âm, mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới theo đúng cả, "trừ ra chữ viết Tây ban nha là khá nhất “ se habla como se escriba” “ nói cũng y hệt như viết, còn Pháp Anh Mỹ đều viết tùm lum tà la hết ! Pháp thì đọc một âm mà viết nhiều cách: cinq, ceint, saint, sein. Mỹ thì có meat và meet cũng một âm mà hai ý nghĩa khác nhau, ngoài ra cả đống đồng âm mà khác nghĩa. Riêng Việt và Tàu thì loạn xà ngầu; một âm Tàu thường phải viết ra cả chục cách khác nhau mới hiểu nhau được . Việt thì ít bị cái nạn đó hơn Tàu chỉ tương đối một đôi khi lẫn lộn thôi, vả lại xét theo văn mạch/ ý xuôi thì hiểu ngay, cứ xem e mail đó, nếu đánh mà không có dấu, ta cũng đoán hiểu được chẵng cần đến vps hay vni làm gì thêm lộn xộn vì mỗi người Việt đều có computer trong óc rồi[thông minh quá sá] nếu không tại sao không có dấu mà vẫn hiểu e mail được?!
- Thật ra, có một sự lầm lẫn lớn về tiếng Việt . Xưa ta nói, pha tiếng, pha âm là một chuyện rất thường, thí dụ xưa con người Đông nam Á nói là đặc/ đặk [ to put something on ...] và cũng viết là với –c /k chứ không phải với –t [như người Bắc bây giờ] thành thử trong cái phương trình ngôn ngữ Đông nam Á, viết như người Bắc mới là ngoại lệ.! Cũng như hiện nay, gần 300 triệu người Thái, Lào, Nam dương, Mã lai, Miến Điện,Việt miền Trung và Nam, và các sắc dân Mon-Khmer ở quanh vùng rừng núi của Trường sơn hùng vĩ đều phát âm /gi-/ cả trong khi chỉ có miền Bắc[ # 30 triệu người] phát âm là /d/ nhẹ hoặc như là /z /. Đó là vì tiếng Việt miền Bắc bắt chước phát âm của Hmong và Tàu Quảng đông chỉ mới khoảng 300 năm nay thôi[ piệu ziễn—biệu diễn !] zừng zú[Hmong] – rừng rú mà ngươiø Bắc phát âm nghe như là dừng dú [sic]trong khi cả Đông nam Á vẫn giữ cái âm nguyên thủy là /gi - / tương đương với / y/ [ điều này được chính Al de Rhodes nhắc đến trong quyển từ điển của ông ta năm 1651. Cái chuyện hỏi ngã lại còn lạ nữa! các tiếng nói ở Đông nam Á thuộc giòng Thái xưa, kể cả Lào, đâu có hề phân biệt được hỏi ngã đâu , họ chỉ nói và phát âm được một dấu mà không hẳn là hỏi, cũng không hẳn là ngã, và người Việt miền Trung và Nam còn nói như họ, trong khi người bắc đã phân hóa, tách riêng rẽ ra mà phát giọng/ nhấn giọng khác hẳn đi. Bảo là họ xé lẻ cũng phải, hay bảo là họ đã tiến lên một nấc ngôn ngữ khác cũng được thôi! Biết bao nhiêu là cái khác nhau của tiếng Việt ba miền làm cho ta nghĩ đến cái nguồn gốc khác nhau, cái thôi nôi khác nhau, cái biến chuyển khác nhau của ba thứ dân đó chứ không phải như trong cái “wishful thinking” của các người nhắm mắt lại với thực tế mà cứ cho là tiếng Việt là[sic] thống nhất là trong sáng, là gì gì nữa, như một thứ tư tưởng ru ngủ ...những gì mình muốn cho mình nói ra như thể thật tình có luôn, trong khi sự thật chẳng hề có như vậy! có muốn tránh né sự thật cũng không được ! Hãy nghe và đọc/phát âm của ba miền sau đây: “ nhạc xị-í Trịnh ... là một nhạc xị-í chân chính, zù không còn chẹ nự-ứa, đạ xáu mươi nhăm zồi, xắp về hiu! Mấy cái chương chình đạ-á xập tiệm, lí zo zì mà vẫn còn zung zăng zung zẹ, nàm việc không có hĩu hiệu, thôi đi uống ziệu cho quên xầu” hoặc là : chén đoại em jựa jồi mắc mợ chi mà jựa nựa, đi mô mà đi túi ngày, chừ jăng? muống chi được nấy jồi bọ vợ bọ con không shợ người ta giậy miếng [ nói mỉa] hà? mầng chi thì mầng, chớ chịu không đặng nựa! hay là: yụk hớt, đi yề yới yợ miền guê, gửa gau gánh nước mà sống cho qua ngài, hớt yồi, chèng đéc ơi ! Nếu đó không phải tiếng Việt thì là tiếng gì? không lẽ tiếng Tàu?! Cái sự thật của ngôn ngữ là đó, dù ai có bịt mắt bưng tai cũng chẳng tránh né được. chi bằng ta phải bình tĩnh xem nó như là những cái không tránh được của tiếng Việt, những cái “ bỏ thì thương, vương thì tội," mà ngôn ngữ nào cũng có, ngay tiếng Pháp cũng còn 73 tiếng địa phương chứ đâu phải chỉ có tiếng Pháp, đó là điều làm điên đầu ông Chirac tổng thống Pháp khi phải tranh luận với ông Jospin, thủ tướng Pháp về chuyện đó!
- Cái thực tế của ngôn ngữ như một cái nhằm, xóc vào tay ta, phải chịu đựng nó cho đến ngày nó bung mủ ra, không sao hơn được. Chi bằng ta hãy xem nó như cái hương vị ba miền, cái gia vị mắm muối của bữa ăn tiếng Việt để mà tìm hiểu tại sao nó lại như vậy?, thay vì sao nó lại vậy!, là hai cái thái độ khác nhau xa chừng. Ở đây, ta thấy được cái quan trọng của từ nguyên học Đông nam A,Ù một khoa học ngôn ngữ từ lâu bị quên lãng vì cái thành kiến sai lầm là tiếng Tàu sinh ra tiếng Việt của mấy chục thế hệ Hán Việt, mặc dù từ 90 năm nay, cái thành kiến đó đã bị những nhà ngôn ngữ học thế giới đánh gục, nhưng các học giả Việt vẫn không chịu tin , không chịu tìm tòi trong các tiếng nói ĐNÁ, mà vẫn khư chỉ biết tìm kiếm nguồn gốc và chữ nghĩa trong tiếng Tàu! Thành ra vô ích, vì tìm em như thể tìm chim, em đi ngã nớ mà anh tìm ngã ni, thì có tìm không ra là phải rồi! BS Nguyễn Hy Vọng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Từ điển tiếng Việt thường gặp: Phần 1
617 p | 1110 | 369
-
Từ điển tiếng Việt thường gặp: Phần 2
621 p | 672 | 311
-
Từ điển thông dụng ngữ pháp tiếng Việt cơ bản: Phần 2
225 p | 365 | 126
-
Một vài suy nghĩ về hư từ từ góc nhìn ngữ dụng học (Qua cứ liệu tiếng Việt)
8 p | 179 | 18
-
Cái hay của tiếng Việt qua ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
6 p | 55 | 12
-
Những cái nhất của 147 năm báo chí quốc ngữ Việt Nam
10 p | 69 | 7
-
Tiếng Việt lắc léo: Phần 1
132 p | 14 | 6
-
Hiện tượng chơi chữ trong truyện cười tiếng Việt
8 p | 98 | 5
-
Tiếng Việt lắc léo: Phần 2
156 p | 11 | 5
-
Một ý kiến nhỏ về cách ghi dấu thanh trên văn bản tiếng Việt
3 p | 99 | 5
-
So sánh hệ thống bài tập thực hành tiếng việt giữa các bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
13 p | 29 | 5
-
Nghiên cứu văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (Tập 3): Phần 1
151 p | 10 | 4
-
Hiện trạng và những đề xuất về đổi mới nội dung chương trình tiếng Việt tiểu học sau 2015
8 p | 31 | 3
-
Những từ ngữ gốc chữ Hán trong tiếng Việt hiện đại
80 p | 13 | 3
-
Sử dụng chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện kỹ năng nói của sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Anh, Đại học Thương mại
9 p | 76 | 3
-
Khó khăn trong việc nắm bắt những nguyên âm mũi của tiếng Pháp
8 p | 81 | 2
-
Cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ và vận dụng vào dạy ngoại ngữ (Qua tư liệu tiếng Việt)
6 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn