Về chữ "các" và chữ "những" trong truyện Kiều
lượt xem 7
download
Chữ Hán có 7 chữ các, trong đó chữ có các là gác ( trong nội các), còn chữ các này nguyên gốc có nhiều nghĩa : mỗi cái, mỗi người , tất cả, cùng, đều , nhưng sang tiếng Việt các chỉ về số nhiều có ý nói tổng quát có nghĩa là “khắp”, là từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định, gồm tất cả sự vật muốn nói đến ( Từ điển tiếng Việt ). Trong tiếng Việt thời Nguyễn Du, các rất ít được dùng và không giống như cách dùng hiện nay, các có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Về chữ "các" và chữ "những" trong truyện Kiều
- Về chữ "các" và chữ "những" trong truyện Kiều 1. CHỮ “CÁC“. là gác ( trong nội các), còn chữ các Chữ Hán có 7 chữ các, trong đó chữ có các này nguyên gốc có nhiều nghĩa : mỗi cái, mỗi người , tất cả, cùng, đều , nhưng sang tiếng Việt các chỉ về số nhiều có ý nói tổng quát có nghĩa là “khắp”, là từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định, gồm tất cả sự vật muốn nói đến ( Từ điển tiếng Việt ). Trong tiếng Việt thời Nguyễn Du, các rất ít được dùng và không giống như cách dùng hiện nay, các có nghĩa là tất cả nhưng phải đi với mọi để đệm cho chữ mọi như trong câu: 1625. Dặn dò hết các mọi đường, Thuận phong một lá vượt sang bến Tề. Truyện Kiều chỉ có 4 chữ các để biểu thị số nhiều gần giống như những mà chỉ toàn bộ: 2353. Kíp truyền chư tướng hiến phù. Lại đem các tích phạm tù hậu tra.
- 2385. Tú bà với Mã giám sinh, Các tên tội ấy đáng tình còn sao? 2907. Tóc tơ các tích mọi khi, Oán thì trả oán, ân thì trả ân. Ta thường thấy nói: “Thưa các vị”, chứ không bao giờ nói: “Thưa những vị” – thì thấy các có nghĩa là mọi, khắp cả. NHỮNG cũng chỉ về số nhiều nhưng chỉ là một thành phần trong phạm vi “các”, mà có ý chỉ định cho nên thường nói có những gì, được những gì chứ không nói có các gì, được các gì. Ta có thể phân biệt các và những trong câu sau đây: Trong tất cả các vị ngồi đây, những ng ài nào đã dự hôm qua, xin ngồi sang bên trái. Các ngài ngồi bên trái thì những ngài nào trẻ ngồi dưới nhường chỗ cho những vị có tuổi ngồi trên. Như thế đủ rõ các dùng nói tổng quát cho toàn thể còn những bao giờ cũng ở trong phạm vi “các “ mà có chỉ định. Khi nào nói về người hay một địa phương, nếu nói đích danh thì nên dùng những. Thí dụ: Trong các vị danh nhân nước ta thì Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ là những người có công đánh đuổi ngoại xâm.
- Trong các ruộng lúa ở nước ta, những ruộng ở miền Bắc và miền Nam tốt hơn ruộng ở miền Trung. Trong các ruộng ở miền Bắc thì những ruộng ở Hà Đông, Thái Bình phì nhiêu hơn ruộng ở Việt Trì, Phú Thọ. 2. CHỮ "NHỮNG” – chỉ một số lượng nhiều không xác định – biểu thị ý nhấn mạnh số lượng quá nhiều – nhiều như không kể xiết – những ai: tất cả những người nào – những như: nếu như là – những tưởng: cứ tưởng đâu là... Trong Từ điển Truyện Kiều, có 67 chữ những: + 26 chữ những là từ chỉ số nhiều, từ cái nghĩa gốc chỉ một điều quá sự mong đợi, quá nhiều, những có nghĩa số nhiều nhưng có chứa đựng cảm xúc. Đó là trường hợp những chỉ số lượng không phải bao gồm tất cả các đơn vị được nói đến mà chỉ giới hạn trong một số nhất định nào đó, không xác định: 0115. Kiều rằng: Những đấng tài hoa, Thác là thể phách, còn là tinh anh. 0491. Lựa chi những bậc tiêu tao? Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người.
- 2665. Ma đưa lối, quỉ đưa đường, Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi, 2751. Cuối tường gai góc mọc đầy, Đi về này những lối này năm xưa... + 35 chữ những với nghĩa gần như chỉ, như còn, như từng, như thường, như đương – chữ những là từ chỉ hành động có nghĩa là điều xẩy đến quá điều mình chờ đợi. Có nghĩa gần như chỉ: 1055. Chung quanh những nước non người Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu. 1189. Buồng riêng, riêng những sụt sùi, Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân. 1219. Những nghe nói đã thẹn thùng, Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe! 1239. Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình mình có biết xuân là gì... + Còn có 10 chữ những có nghĩa chỉ thời gian nghĩa là mãi từ: 0679. Phận sao đành vậy cũng vầy, Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh.
- 0979. Nàng rằng: – “ Trời thẳm đất dày! “Thân này đã bỏ những ngày ra đi... + Những dùng kèm với chữ khác: –những như có nghĩa nếu như là, còn như trong: 3151. “Những như âu yếm vành ngoài. “Còn toan mở mặt với người cho qua... –luống những 6 lần với nghĩa chỉ uổng công như: 0463. Rằng: –“Nghe nổi tiếng cầm đài, “Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.” 1759. Nàng càng giọt ngọc như chan, Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây. 2249. Đêm ngày luống những âm thầm, Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương... Trong số những chữ những kể trên, ta thấy có chữ có nghĩa như còn: 0711. Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn, Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn... Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng chữ “những” hết sức tài tình và linh hoạt với: – 6 chữ những ngày với nghĩa là mãi từ ngày trước đây:
- 0679. Phận sao đành vậy cũng vầy, Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh. 0979. Nàng rằng: – Trời thẳm đất dày! Thân này đã bỏ những ngày ra đi... – 13 chữ những là với nghĩa biết bao là, chỉ là: 3069. Những là rày ước mai ao, Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình! Từ những chỉ số nhiều không xác định: một từ “vô tri vô giác” với ý nghĩa gần như số từ. Nhưng khi vào tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, có lúc ta thấy những cũng hứng lấy sự khúc xạ mạnh mẽ của tình đời và hồn người: 0383. Những là đắp nhớ đổi sầu, Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm. Những ở đây chưa bị triệt tiêu sắc thái ngữ nghĩa “số nhiều” nhưng ý nghĩa định lượng ở đây ít nhiều đã chuyển sang ý nghĩa định tính với hoạt động hướng nội mang sắc tháí tâm lý. Cái nhiều của khách thể biến thành cái nhiều của tâm trạng. Vì thế những là có thể được thay bằng thán từ Xiết bao: Xiết bao đắp nhớ đổi sầu.
- Cũng có lúc số nhiều định lượng ở những là hướng nội thành sắc thái số nhiều trong tâm lý được dùng với nghĩa như “chỉ còn là”, “đinh ninh”, “yên chí” trong những câu: 0157. Nước non cách mấy buồng thêu, Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng. 0865. Những là đo đắn ngược xuôi, Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường. 1767. Những là nương náu qua thì, Tiểu thư phải buổi mới về ninh gia... Ngoài ra còn có những như với nghĩa còn như: 3151. Những như âu yếm vành ngoài. Còn toan mở mặt với người cho qua. Và những nước non người với nghĩa chỉ là nước non xa lạ, nơi xa lạ: 1055. Chung quanh những nước non người Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu. Trong một số trường hợp cụ thể khác ở Truyện Kiều, từ những phiếm định mang tính định lượng chuyển sang nhiều sắc thái nghĩa tinh tế khác của trường tâm lý gắn với sự bộc lộ nội tâm, chẳng hạn: 1043. Xót người tựa cửa hôm mai,
- Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Trong trường hợp này, ta có thể nói được rằng ngữ nghĩa “phiếm định” vốn có ở những đã góp phần làm gia tăng thêm ấn tượng trống vắng, qua không gian lẫn thời gian trong tâm trạng người đang thương nhớ. Nếu thay những bằng từ cụ thể hơn, chẳng hạn cậy, chắc chắn ấn tượng trên sẽ bị trung hoà đi phần nào: Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? (Quạt nồng ấp lạnh cậy ai đó giờ?) Và nếu nói rằng nét nghĩa phiếm định vốn có ở những gắn với hiện trạng khách thể, qua khúc xạ hướng nội, đã tô đậm thêm ấn tượng trống vắng nơi tâm trạng người đang nhớ thương, thì mặt khác nét nghĩa số nhiều của những ở đây phải chăng cũng đã góp phần làm mạnh thêm ấn tượng triền miên trong cách trở nơi tâm trạng của chủ thể đơị chờ: Điều này ít ra cũng đã dẫn tới sự dồn nén tâm trạng là cho người đang sắp xa trong cuộc cảm thấy bị hẫng hụt, bất lực, gần n hư tuyệt vọng. Ấn tượng hẫng hụt này hình như bộc lộ rõ ngay trong nhịp điệu (Cần ngắt quãng khi chúng ta đọc): Quạt nồng ấp lạnh / những / ai / đó / giờ. Như vậy rõ ràng, về một phương diện nào đó, khi nói đến hoạt động tạo nghĩa trong thế hướng nội của thế giới ngôn từ, ta không thể không nói đến sắc thái tâm lý mà sự hình thành của nó là quá trình cộng hưởng và khúc xạ vào nhau
- giữa thế giới cảm giác, cảm xúc, ấn tượng (Theo Nguyễn Lai – Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học) Tóm lại trong Truyện Kiều, những tuy đã có mặt rất đa dạng với đủ loại cảm xúc nhưng không xuất hiện với tần số cao như hiện nay. Chúng ta còn có thể nói nhiều về những từ đồng nghĩa, gần nghĩa hay có nghĩa tương tự đều có mặt trong Truyện Kiều như: không, chẳng, chăng, chớ, đừng, chưa, chửa – mang, chở, ôm, tha, đem, đội, cầm, đưa, bồng, dắt, quảy, dẩy, đẩy, đeo, đèo, gánh, kéo, lăn, nâng, tung, vần – thấy, trông, nhìn, ngắm, nghé, ghé, nhác, liếc, xem, coi – nhận, biết, thấy – biết, hiểu, rõ, tường – bây giờ, bấy giờ – kén, chọn, lựa – mặc, dù, mặc dầu, dầu, dẫu – chừa, dè, e, nể – đền, bù – nghi, ngờ, ngỡ – màu, mầu, mùi, sắc – mắc, vương, vướng – dần dần, lần lần, lân la, dần dà – nói, thưa, thốt, gửi – ẩn, náu, núp, nương náu, nương nhờ..... Tất cả những từ trên đều được Nguyễn Du sử dụng hết sức linh hoạt và chính xác. Quả thực tiềm năng ngôn ngữ Truyện Kiều là rất lớn để có thể dành cho chúng ta nghiên cứu thành cả một chuyên đề đầy hấp dẫn. Trích Phụ lục IV quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều của Phạm Đan Quế – Nxb Thanh niên tái bản 2004.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập lớn môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin họa Chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa Tư bản độc quyền - Vận dụng về vấn đề nghiên cứu trên phân tích công ty Toyota
26 p | 1851 | 139
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 8 - Nguyễn Khánh Vân
46 p | 303 | 86
-
Đề cương bài giảng: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin - PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng
47 p | 412 | 81
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 6 - TS. Nguyễn Văn Ngọc
54 p | 274 | 77
-
Những biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện nay
12 p | 626 | 59
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 1 - TS.GVC. Trần Nguyên Ký
15 p | 163 | 41
-
Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
75 p | 205 | 41
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 8 - GV. Phạm Thị Ly
60 p | 163 | 39
-
Bài giảng Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 6
31 p | 131 | 31
-
Đề cương bài giảng: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin - TS. Phạm Ngọc Đỉnh
57 p | 190 | 28
-
Bài giảng Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin: Chuyên đề 6 - TS. Nguyễn Minh Tuấn
14 p | 191 | 26
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 6 - Phạm Thị Ly
60 p | 135 | 24
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương
41 p | 150 | 23
-
Bài giảng Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 8
27 p | 165 | 14
-
Kiểm tra học phần: Chủ nghĩa tư bản hiện đại
10 p | 113 | 13
-
Bài giảng Triết học - Chương 4: Chủ nghĩa duy vật
11 p | 49 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (Mã học phần: 0101060020)
12 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn