intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 8 - GV. Phạm Thị Ly

Chia sẻ: Dat Dat | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:60

164
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 8 được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Triết học và những ngành có liên quan.  

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 8 - GV. Phạm Thị Ly

  1. a. Khái niệm Nhà nước XHCN - Nhà nước XHCN là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của GCCN thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH; đó là 1 nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cách mạng XHCN; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
  2. b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN ­Một là, Nhà nước XHCN vẫn giữ vai trò lãnh đạo của GCCN thông qua chính đảng của nó, nhưng không phải là công cụ để đàn áp 1 GC nào đó mà thực hiện chính sách GC vì lợi ích của tất cả những người lao động. ­Hai là, Nhà nước XHCN cũng là công cụ chuyên chính GC, là bộ máy trấn áp của GCCN nhưng vì lợi ích của đa số nhân dân lao động và chỉ là trấn áp đối với những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN.
  3. b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN ­Ba là, tuy cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của trấn áp và bạo lực, nhưng Nhà nước XHCN xem mặt tổ chức xây dựng là chức năng cơ bản của Nhà nước XHCN. ­Bốn là, Nhà nước XHCN cũng nằm trong nền dân chủ XHCN. -Năm là, Nhà nước XHCN là 1 kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước “nửa nhà nước”.
  4. b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN ­Một là, chức năng thống trị GC: sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội. ­Hai là, chức năng xã hội: bằng tổ chức có hiệu quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới.
  5. b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN ­Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; ­Cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; ­Quản lý văn hóa – xã hội, xây dựng nền văn hóa XHCN, thực hiện giáo dục – đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân… ­Ngoài ra, nhà nước XHCN còn có chức năng, nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.
  6. c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước XHCN ­Khi GCCN giành được chính quyền thì phải tiến hành “phá hủy nhà nước tư sản”, phá hủy bộ máy trấn áp của giai cấp tư sản đối với GCCN và đa số nhân dân lao động. ­Trong xã hội vẫn còn GC thì tất yếu nhà nước vẫn còn tồn tại. ­CNXH mở rộng dân chủ tới mức tối đa với mọi tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại những chuẩn mực dân chủ ­Nhà nước XHCN là 1 công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
  7. a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ •Thứ nhất là: DC là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, DC là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công.
  8. a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ •Thứ hai, dân chủ với tư cách là 1 phạm trù chính trị gắn với 1 kiểu nhà nước và 1 giai cấp cầm quyền.
  9. a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ •Thứ ba, DC được hiểu với tư cách là 1 hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.
  10. b. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
  11. b. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
  12. b
  13. b
  14. c - Khi bước vào xây dựng CNXH, thì thực hiện DC đầy đủ, rộng rãi trở thành 1 yêu cầu khách quan, một động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. - Xây dựng nền DC XHCN là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện DC, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
  15. a - Văn hóa: là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
  16. a. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa + Văn hóa vật chất: là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. + Văn hóa tinh thần: là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.
  17. a. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa + Sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, chính trị của mỗi chế độ xã hội nhất định. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế và chính trị ấy sẽ không thể nào hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. + Văn hóa luôn phản ánh và bị bởi phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội và của mỗi GC khác nhau, đặc biệt là của GC thống trị là yếu tố quyết định hình thành các nền văn hóa khác nhau.
  18. a. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa - Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của GC thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0