CÁI QUẠT
lượt xem 5
download
Vào những ngày hè nóng bức, mất điện ở thành phố đúng là một tai họa. Nhưng mất điện cũng có cái hay. ấy là thay vì cắm đầu vào tivi hay internet, người ta vác ghế ra hè phố, phe phẩy cái quạt và chuyện trò với hàng xóm. Hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện. Và câu chuyện về cái quạt tay mà lâu nay đã bị văn minh dẹp vào xó, chắc cũng làm không ít người bùi ngùi nhớ lại một vật tri kỷ suốt thời chiến tranh ác liệt và thời Bao cấp bi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁI QUẠT
- CÁI QUẠT SỸ NGỌC - Cái bát - sơn mài
- Vào những ngày hè nóng bức, mất điện ở thành phố đúng là một tai họa. Nhưng mất điện cũng có cái hay. ấy là thay vì cắm đầu vào tivi hay internet, người ta vác ghế ra hè phố, phe phẩy cái quạt và chuyện trò với hàng xóm. Hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện. Và câu chuyện về cái quạt tay mà lâu nay đã bị văn minh dẹp vào xó, chắc cũng làm không ít người bùi ngùi nhớ lại một vật tri kỷ suốt thời chiến tranh ác liệt và thời Bao cấp bi tráng. Năm 1949 họa sỹ Sỹ Ngọc vẽ bức tranh Cái bát. Bức tranh sơn mài nổi tiếng này hiện đang lưu giữ tại bảo tàng Mỹ thuật quốc gia. Bức tranh thể hiện tình quân dân cá nước. Hai nhân vật trong tranh là anh bộ đội và một bà mẹ nông thôn. Đó là một câu chuyện thời chiến rất bình thường, có đoàn vệ quốc quân qua làng, có những “mẹ già bịn rịn áo nâu-vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về” (Hoàng Trung Thông). Anh bộ đội nhận lấy bát nước từ tay mẹ. Người mẹ già trìu mến vừa nhìn anh bộ đội, tay không ngừng phe phẩy chiếc quạt giấy. Chưa bao giờ mà nền son sơn mài lại nóng bức và oi ả đến vậy. Bức tranh cũng có thể có những cái tên như Tình quân dân, Trên đường hành quân, Các anh về, Qua làng, Nhớ bủ hay Trưa hè nhưng họa sỹ đã chọn một cái tên rất giản dị: Cái bát. Cái bát chỉ là “đạo cụ” trong câu chuyện này, nhưng nó trở thành tâm điểm của bức tranh. Cái bát gốm mộc mạc, dáng thô thô nhưng chứa đựng cả cái ước nguyện hòa bình, một biểu tượng của gia đình. Thời chinh chiến, lính tráng uống nước trong bi đông, ngang qua suối vục tay làm bát. ở cái thủa mỹ thuật của những hoạt cảnh, Cái bát là một ngoại lệ. Sau nửa thế kỷ nhìn lại chúng ta càng thấy sự độc đáo của tác phẩm. Bức tranh nổi tiếng không vì cái tên, nhưng tên tranh đã thể hiện được tư duy sáng tạo của người nghệ sỹ.
- Trở lại bức tranh Cái bát, sự xuất hiện của cái quạt trong ty người mẹ, cho ta ước đoán rằng bà mẹ đã đưa cho anh bộ đội bát nước chè xanh (hoặc chè vối) nóng. Chiếc quạt giấy vẫn giống như những chiếc quạt giấy còn bán ở bến tàu bến xe hiện nay. Xương quạt làm bằng tre, giấy bồi nhuộm mầu tím Huế, có dập các lỗ châm kim hình hoa văn. Làng Vác (Hà Tây) hay Phương Ngạn (Triệu Phong, Quảng Trị) đã từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm quạt giấy. Nhưng sẽ ra sao nếu không phải là chiếc quạt giấy? Mà là chiếc quạt nan! So với chiếc quạt giấy thì quạt nan quê mùa hơn, chất phác hơn và cũng có lịch sử lâu đời hơn. Chiếc quạt giấy liên quan tới công nghệ giấy, vì thế nó không thể xuất hiện ở Việt Nam trước thế kỷ thứ nhất sau CN(1) . Chiếc quạt nan hình thang là hình dạng cổ truyền và phổ biến nhất ở Bắc Trung bộ. Tôi đã tự thử thay chiếc quạt giấy bằng quạt nan, hiệu quả thị giác không khác nhau là bao, nhưng có sự thay đổi về hàm lượng văn hóa. Nếu bên anh bộ đội, không phải bà mẹ mà là một cô thôn nữ, chắc chiếc quạt giấy sẽ hợp hơn. Người viết cảm thấy có sự sự băn khoăn trong sự lựa chọn ở họa sỹ. Tư thế cầm quạt của bà mẹ là tư thế cầm quạt nan không phải là tư thế cầm quạt giấy. Khi cầm quạt giấy, ngón cái ngửa ra ngoài, bốn ngón còn lại hướng vào trong, vì quạt giấy quạt bằng cổ tay chứ không quạt bằng cánh tay như quạt nan. Khi Hồ Xuân Hương có hai bài thơ Vịnh cái quạt nữ thi sỹ họ Hồ này đã vịnh quạt giấy. Ngoại trừ sự tương đồng của hình ảnh “ chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” của chiếc quạt rất nhiều ngụ ý, thì chiếc quạt giấy nó vốn là một vật gắn bó với tầng lớp trên của xã hội hơn. Nên quả không ngoa khi bà viết rằng: “ mát mặt anh hùng khi tắt gió - che đầu quân tử lúc sa mưa”, hay là “ hồng hồng má phấn duyên vì cậy - chúa
- dấu, vua yêu một cái này”. Tản mạn về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mang dấu ấn của Văn hóa tre nứa. Tôi vẫn đinh ninh rằng chiếc quạt tre hình thang là một nét văn hóa cổ truyền của người Việt và nó thể hiện một thứ văn hóa nông dân của các cư dân nông nghiệp. Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh thế giới, lịch sử quạt của Trung Quốc có từ rất sớm (từ đời Thương, khoảng từ thế kỷ 17 - tk 11 TCN), cùng với Ai Cập là hai cái nôi của chiếc quạt tay. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc dành nhiều quan tâm tới các loại quạt gấp (quạt ngà, quạt giấy) hay tròn (quạt có hình tròn có cán). Loại quạt hình tròn gọi là đoàn phiến. Loại đoàn phiến này cũng đa phần bằng giấy. Các loại quạt giấy ở Trung Hoa còn được vẽ lên các bức tranh thủy mặc vô cùng đặc sắc. Quạt giấy ngoài trọng lượng nhẹ hơn hẳn các loại quạt nan và quạt lông lại được trang trí đẹp nên được ưa chuộng từ chốn cung đình tới nơi thôn dã. Quạt giấy gấp vào mở ra của Trung Hoa đã lan truyền đi khắp thế giới. Người Nhật đã thành công khi biến những chiếc quạt thành các biểu tượng văn hóa xứ hoa anh đào. Hình ảnh quý bà mắt xanh tóc vàng cầm quạt trong bức tranh sơn dầu của Claude Monet thể hiện cơn sốt Nhật Bản ở châu Âu lúc đó. Chiếc quạt giấy xòe ra và gấp lại cả một thế giới huyền bí, có lẽ vì thế mà người ta hay vẽ lên đó các bức tranh sơn thủy. Các động tác vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Viễn Đông khó lòng thiếu được quạt giấy. Chính tà, trung nịnh đều được diễn tả qua cách điệu bộ với chiếc quạt. Quạt lông cũng có một vị thế tinh thần không kém gì quạt giấy, đặc biệt về phương diện tôn giáo. Trong tám vị tiên của Đạo giáo Trung Hoa, Hán Ly Chung có chiếc quạt có quyền năng cải tử hoàn sinh vô cùng linh diệu. Gia Cát Lượng bậc tướng kỳ tài đa mưu túc kế thời Tam Quốc gắn liền với chiếc
- quạt lông phe phẩy. ở Việt Nam, chiếc quạt giấy và quạt lông hiện diện trong điêu khắc đình làng (đình Thổ Tang), trong tranh thờ Hàng Trống (Tố nữ), tranh Đông Hồ (Rước trống), trong Điệu múa cổ (Nguyễn Tư Nghiêm), tranh Chèo (Bùi Xuân Phái). Quạt giấy đã hiện diện từ thơ ca nhạc họa, điêu khắc suốt mấy trăm năm nay Xét về thị giác, hình dẻ quạt của chiếc quạt giấy ưa nhìn hơn hình thang của chiếc quạt chiếc quạt nan. Vậy có phải cái quạt nan dân giã không xứng đáng len chân vào thế giới nghệ thuật? Tôi từng có nhận định rằng chiếc quạt nan hình thang là của người Việt. May thay, khi tìm hiểu về tranh khắc mộ Hán ở Trung Quốc, người viết đã nhìn thấy rất nhiều bức vẽ các nhân vật cầm quạt nan, giống hệt với chiếc quạt mà ta vẫn dùng hôm nay. Ban đầu quạt chỉ xuất hiện trong tay của Tây Vương Mẫu (một vị thần có vị trí tối thượng thời Tây Hán), hoặc những những người hầu đang quạt cho bà. Nhưng về sau, chiếc quạt nan không còn là sở hữu riêng có của Tây Vương Mẫu. Những bức tranh khắc cảnh nhà bếp ở Câu Nam thôn, Vi Sơn tỉnh Sơn Đông cuối thời Tây Hán, có khắc cảnh một người đang dùng quạt nan quạt thịt nướng. Bức tranh khắc trong một ngôi mộ khác ở trấn Cửu Đỉnh, huyện Linh Bích tỉnh An Huy là một trong bức tranh khắc có nhiều cảnh cầm quạt nan nhất. Quạt khi sống ở dương gian, tới lúc lên trên tiên giới cũng vẫn dùng quạt, quạt lúc đang làm việc, dạo chơi, ăn cơm, tang ma. Thần tiên dùng quạt nan, thầy cúng dùng quạt nan, người thường cũng dùng quạt nan, những chiếc quạt nan lớn bé không khác nhau về hình dáng. Cảm động nhất là hình khắc người vợ dệt vải, người chồng đứng sau quạt rồi bất chợt ôm hôn vợ, xa xa có hình đứa trẻ,
- mà ta đoán là đứa con của hai người. Nội dung các bức tranh khắc ở đây kể lại nỗi niềm nhớ vợ và ao ước được đoàn tụ trên tiên giới của một anh chồng trẻ. Chiếc quạt nan là một vật thân thiết, cùng người ta chia sẻ những ngọt bùi. Giờ đây, chiếc quạt nan được chúng ta xếp hạng gần chót, chỉ trên quạt mo cau. Nhưng hơn 2000 năm trước chiếc quạt được làm ra từ thành quả của ngành luyện kim. Nếu không có những chiếc dao sắc có thể chẻ tre thành những nan mỏng thì không thể làm ra được chiếc quạt nhẹ như vậy. Quạt nan được thấy qua các bức khắc trong mộ Hán, nhưng không ai biết cụ thể kích thước của nó do tre nứa là vật dễ bị phân hủy không dễ gì lưu lại với thời gian. Năm 1982 tại Hồ Bắc, Giang Lăng, Mã Sơn, trong ngôi mộ số 1, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy chiếc quạt nan cổ nhất cho tới nay trên thế giới. Chiếc quạt nan có niên đại thời Chiến Quốc được bảo lưu tới nay nhờ lớp sơn ta bên ngoài với hai màu đen - đỏ. Chiếc quạt có kích thước mặt dài nhất là 24, 3 cm, rộng 16,8 cm, cán có chiều dài 40,8 cm. Hiện chiếc quạt đang lưu giữ ở bảo tàng Kinh Châu. Chiếc quạt cổ nhất này cùng với chiếc kiếm của 4 đời Việt vương, mẫu của Ngô vương Phù Sai(2) là những hiện vật quan trọng nhất của bảo tàng Kinh Châu. Nhưng hình ảnh chiếc quạt nan chỉ xuất hiện trong nghệ thuật thời Hán và bị thay thế bởi những chiếc quạt giấy và quạt lông thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều. Tuy không có được vị trí danh giá trong lịch sử nghệ thuật Việt, nhưng chiếc quạt nan đã tận tụy, cần mẫn, bền bỉ trong đời sống thường nhật của người dân. Nếu nói văn hóa là một vật, thì cái quạt nan không có nguồn gốc bản địa. Nhưng nói văn hóa là kiểu lựa chọn (Phan Ngọc), thì cách dùng quạt nan suốt mấy nghìn năm nay là văn hóa Việt. Cái quạt nằm ngang hình
- thang, ổn định, quân bình như câu thơ lục bát. Đây phải chăng cũng là món nợ văn hóa mà của nghệ thuật Việt Nam với chiếc quạt nan. Tầm thường như cái quạt mo còn có bài thơ “ Thằng Bờm”. Tiếc rằng Sỹ Ngọc không tặng thêm cho mỹ thuật thời kháng chiến một kiệt tác thứ hai có tên là “ Cái quạt nan”. Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về chiếc quạt nan. Bài thơ được chọn vào SGK lớp 3 (cũ) , lời thơ có đoạn: “Quạt nan như lá Chớp chớp lay lay Quạt nan mỏng dính Quạt gió rất dày Gió từ ngọn cây Có khi còn nghỉ Gió từ tay mẹ Thổi suốt đêm ngày”. Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt “Nan- ti on- nan” của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.
- Gần đây có những thảo luận về vai trò nghệ sỹ như những người làm văn hóa (artist or cultural worker). Cái tôi nghệ sỹ trở nên ít quan trọng, thậm chí bị chính nghệ sỹ thủ tiêu. Nhưng lạ thay họ lại nổi lên như những đại diện văn hóa của một dân tộc và thời đại. Trong buổi nói chuyện về văn hóa Tây Ban Nha ngày 15/9/2006 tại khách sạn Melia Hà Nội, diễn giả là một họa sỹ. Frederic Amat không chỉ là một họa sỹ, ông còn là nhà điêu khắc, nhà thiết kế, đạo diễn phim rất nổi tiếng của Tây Ban Nha. Buổi nói chuyện dành cho đối tượng là các sinh viên ngoại ngữ. Buổi nói chuyện không có phiên dịch, nhưng qua hình ảnh minh họa, tôi thấy nghệ sỹ đang thể hiện cách nhìn các tác phẩm nghệ thuật như các tiêu bản văn hóa. Trần Hậu Yên Thế 1 Giấy đến Việt Nam thông qua người Hán vào thiên niên kỷ thứ nhất. Nhưng quạt giấy xuất hiện ở Việt Nam chắc còn muộn hơn nhiều. 2 Phù Sai vua của nước Ngô thời Chiến Quốc, sau chết vì thua Việt vương Câu Tiễn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái quát về kỹ thuật chụp hình macro Côn trùng là những “người mẫu” khá
9 p | 550 | 183
-
Thế nào là nghệ thuật ?
2 p | 375 | 32
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 : Tên bài dạy : Cái cốc và quả
7 p | 437 | 21
-
Mỹ thuật 8 - Vẽ trang trí Trang trí quạt giấy
6 p | 1995 | 16
-
"Hồn" cải lương ở đâu?
6 p | 74 | 12
-
Bài giảng Dàn dựng chương trình Nghệ thuật tổng hợp - Trường Cao đẳng Lào Cai
17 p | 186 | 9
-
Tranh vẽ trên quạt Việt Nam
3 p | 206 | 8
-
CÁI QUẠT TRONG CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT
10 p | 91 | 5
-
Sốt trái nam việt quất
2 p | 56 | 5
-
Cách làm món bánh Panna Cotta quất việt
4 p | 83 | 5
-
Bánh kem Vani rưới sốt việt quất ngon lắm
9 p | 73 | 5
-
Bài 6: Hình cơ bản số X - Mẫu con nhện - TS. Phạm Đình Tuyển
4 p | 91 | 4
-
Ngẫm về nghệ thuật, tình yêu và cờ bạc
10 p | 64 | 4
-
Gỏi búp cải sen trộn bắp bò
3 p | 64 | 4
-
Canh hến nấu cải chua
4 p | 55 | 3
-
TRIỂN LÃM TRANH TRỊNH BÁ QUÁT
4 p | 87 | 3
-
TUYỆT TÁC KHÔNG CÁNH MÀ BAY
7 p | 50 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn