CẨM NANG CHO CÁC BÀ MẸ TRẺ<br />
Mục lục<br />
Giải đáp một số câu hỏi về các biện pháp tránh thai<br />
Vitamin C làm giảm biến chứng của thai kỳ<br />
Ba tháng đầu của thai kỳ<br />
Ba tháng giữa của thai kỳ<br />
Ba tháng cuối của thai kỳ<br />
Tìm ra lời giải vì sao phôi bám được vào thành tử cung<br />
Bài tập cho phụ nữ mang thai<br />
Dị tật bẩm sinh<br />
Làm giảm nguy cơ phù chân khi mang thai<br />
Thai già tháng gây nguy cơ gì?<br />
Bài tập dành cho bà mẹ mới sinh<br />
Dành cho bà mẹ sinh mổ<br />
Gói hành lý khi bé ra đời<br />
Những điều cần tránh và nên làm sau khi đẻ<br />
Có nên sinh hoạt tình dục trong thời gian mang thai?<br />
Chăm sóc sức khoẻ sau khi sinh<br />
Thai phụ bị thủy đậu có ảnh hưởng đến thai nhi?<br />
Ăn gì cho con được khoẻ<br />
Làm thế nào để giảm đau khi sanh?<br />
Giảm cân với bé<br />
Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai<br />
Hiếm muộn - vô sinh: Một số điều cần biết<br />
Hãy bảo vệ trẻ khi còn là bào thai<br />
Xử lý tình huống sau khi sinh<br />
Những thay đổi ở người mẹ khi mang thai<br />
Những điều cần biết đối với thai phụ phải đi xa<br />
Viêm gan siêu vi trùng và thai nghén<br />
Thai nghén và bệnh tiểu đường<br />
Thai nghén với người mắc bệnh tim<br />
Thai kỳ và siêu âm<br />
<br />
Một số lưu ý cho những bà mẹ trẻ lần đầu “đi biển”<br />
Dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú<br />
Giãn tĩnh mạch<br />
Huyết trắng<br />
Mệt mỏi<br />
Tựu do nấm<br />
Sưng mắt cá chân và ngón tay<br />
Đổ mồ hôi<br />
Các phương pháp sinh con theo ý muốn<br />
- Nếu muốn sinh con trai<br />
- Nếu muốn sinh con gái<br />
Các vết rạn<br />
Khó ngủ<br />
Phát ban (nổi rôm)<br />
Trĩ<br />
Ốm nghén<br />
Són đái<br />
Ợ chua<br />
Đái gắt<br />
Cảm thấy muốn xỉu<br />
Bị vọp bẻ<br />
Chứng táo bón<br />
Chứng khó thở<br />
Chảy máu nướu răng<br />
Chế độ dinh dưỡng sau khi sinh<br />
Cho trẻ nhẹ cân uống bao nhiêu sữa là đủ cho một ngày?<br />
Làm gì khi mẹ chưa xuống sữa?<br />
Làm thế nào để nuôi trẻ sứt môi - hở hàm ếch - chẻ vòm hầu?<br />
Mẹ sanh mổ thì có sữa cho bé bú mẹ không?<br />
Làm sao cho bé bú mẹ khi núm vú bị nứt?<br />
Bắt đầu cho trẻ bú mẹ<br />
Cách bồng bế rất quan trọng để bé bú được nhiều sữa<br />
<br />
Nuôi con bằng sữa mẹ và một số vấn đề có liên quan<br />
Phải làm gì khi vú căng tức sữa và đau?<br />
Làm sao cho con bú khi núm vú quá ngắn hoặc quá dài?<br />
Khi đi làm mẹ bị chảy sữa ướt cả áo. Thật bất tiện!<br />
Mẹ phải làm sao khi bé không chịu bú mẹ?<br />
Làm thế nào để biết mẹ có đủ sữa cho con bú?<br />
Cho bé bú như thế nào khi mẹ đi làm trở lại?<br />
Bé khóc nhiều làm mẹ thật sự lo lắng!<br />
Bé chậm tăng cân có phải do sữa mẹ “nóng” không?<br />
Làm thế nào để tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ?<br />
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm tăng trí thông minh<br />
Món ăn bài thuốc cho bà mẹ thiếu sữa<br />
Ngay sau khi sinh, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo không?<br />
<br />
Giải đáp một số câu hỏi về các biện pháp<br />
tránh thai<br />
Nếu bạn dùng thuốc diệt tinh trùng, cần đặt hoặc bơm thuốc 15 phút trước khi giao hợp.<br />
Hiệu quả tránh thai sẽ kéo dài trong vòng 1 giờ. Khoảng 10-15% phụ nữ áp dụng biện<br />
pháp này bị thất bại do hiểu sai về cách sử dụng hoặc có bất thường giải phẫu ở âm đạo,<br />
khiến thuốc không được phân bố đều.<br />
Sau đây là một số điều cần biết khác về các biện pháp tránh thai:<br />
1. Có nguy hiểm không nếu chỉ đeo bao cao su lúc sắp xuất tinh?<br />
Bao cao su cần được đeo ngay trước khi bắt đầu giao hợp. Ngay cả khi chưa xuất tinh,<br />
chất nhờn tiết ra ở đầu dương vật đã có thể chứa tinh trùng, gây thụ thai. Ngoài ra, các<br />
bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể truyền từ người nọ sang người kia ngay từ đầu<br />
mà không chờ đến lúc xuất tinh.<br />
Tỷ lệ thất bại của biện pháp tránh thai này là 4-5%, nguyên nhân là dùng không đúng cách<br />
hoặc bao cao su bị thủng.<br />
2. Viên tránh thai có làm giảm xung năng tình dục?<br />
Giảm xung năng tình dục chỉ là hệ quả của sự thay đổi tính khí, một tác dụng phụ của<br />
thuốc tránh thai. Các nghiên cứu cho thấy, progesteron trong viên tránh thai có thể gây<br />
trầm cảm hoặc cảm giác bực bội ở một số phụ nữ. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến<br />
tâm trạng, bạn có thể tìm loại thuốc có hàm lượng hoóc môn thấp hơn hoặc thay đổi<br />
phương pháp tránh thai.<br />
3. Phương pháp xuất tinh ngoài có đáng tin cậy không?<br />
Không. Như đã nói ở câu 1, chất dịch ở đầu dương vật khi chưa xuất tinh (do tuyến<br />
Cowper - còn gọi là tuyến hành niệu đạo - tiết ra) cũng có thể chứa tinh trùng. Ngoài ra,<br />
trong vòng vài giờ sau khi xuất tinh, nếu 2 người lại giao hợp mà không áp dụng biện<br />
pháp ngăn chặn nào thì số tinh trùng còn sót lại ở niệu đạo vẫn có thể gây thụ thai.<br />
Phương pháp xuất tinh ngoài hoàn toàn vô hiệu trong việc ngăn ngừa các bệnh lây qua<br />
đường tình dục.<br />
4. Làm thế nào để tính được thời gian an toàn?<br />
Trứng phải được thụ tinh trong phạm vi 12-24 giờ đồng hồ sau khi rụng (còn tinh trùng<br />
chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 48 giờ sau khi xuất tinh). Vì vậy, thời kỳ dễ thụ thai<br />
nhất là 2 ngày trước và 1 ngày sau khi rụng trứng. Vấn đề khó khăn là phải xác định chính<br />
xác thời điểm này.<br />
Phương pháp xác định ngày rụng trứng: Đo thân nhiệt hằng ngày, theo dõi sự bài tiết chất<br />
nhầy của cổ tử cung, kết hợp tính ngày rụng trứng dựa trên độ dài các chu kỳ kinh nguyệt<br />
trước đây. Các kỹ thuật này chỉ cho kết quả tương đối chính xác.<br />
<br />