Đề bài: Cảm nhận về vấn đề nguyên tắc trong Văn học khái luận<br />
Bài làm<br />
Đặng Thai Mai (19041984) là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động chính trị, <br />
xã hội rất nổi tiếng, người có công lao to lớn xây dựng và phát triển nền văn học văn <br />
hóa Cách mạng Việt Nam.<br />
Ông để lại nhiều công trình, trong đó có cuốn "Văn học khái luận" xuất bản năm 1944. <br />
Văn bản "Vấn đề nguyên tắc" trích trong Chương II của tác phẩm này.<br />
Nguyên tắc sáng tác, nghiên cứu, phê bình nghệ thuật là gì? Đặng Thai Mai đã chỉ rõ: <br />
"nghệ thuật đã phát triển trên nền sinh hoạt xã hội thì ta có thể đứng về phương diện sinh <br />
hoạt mà bình phẩm, mà nghiên cứu, mà sáng tác".<br />
Nền sinh hoạt xã hội là kinh tế, chính trị, văn hoá, là chế độ, là cuộc sống sản xuất, chiến <br />
đấu, là đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Văn nghệ <br />
sĩ, dù là nhà sáng tác hay nhà phê bình không thể thoát ly mà phải "đứng về phương diện <br />
sinh hoạt mà bình phẩm, mà nghiên cứu, mà sáng tác" Nguyên tắc đó thể hiện một quan <br />
điểm nghệ thuật đúng đắn, tiến bộ: nghệ thuật vị nhân sinh.<br />
Từ nguyên tắc trên, Đặng Thai Mai chỉ rõ mỗi một tác phẩm của nhà nghệ sĩ đều hướng <br />
về một đối tượng thưởng thức nghệ thuật nhất định, đó là một người, một giai tầng hay <br />
cho cả xã hội. Cũng vì thế, các khuynh hướng nghệ thuật, các trào lưu nghệ thuật xưa <br />
nay sau một thời kỳ toàn thịnh cũng phải chịu luật đào thải của thời gian và đại chúng.<br />
Phần tiếp theo, tác giả đã chứng minh một cách toàn diện và cụ thể nguyên tắc trên.<br />
Ở Pháp, văn đàn quý phái "La Plêiát" trong thế kỉ XVI đã bị trào lưu văn nghệ cổ điển <br />
(từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX) thay thế; nhưng rồi trào lưu văn nghệ cổ điển ấy đã <br />
bị chủ nghĩa lãng mạn (cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX) át hẳn.<br />
Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, trong vòng trăm năm nay (cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu <br />
thế kỉ XX) thì "sự diễn tiến vẫn tuần tự theo công lệ giai tầng". Văn thơ cổ điển của các <br />
nhà nho viết bằng chữ Hán và chữ Nôm "chỉ dùng" những danh từ tao nhã với niêm luật <br />
chặt chẽ, với ý tưởng của văn hoá, đạo đức quý phái (phong kiến) đã bị thay thế bởi thơ <br />
mới, bởi văn học lãng mạn, văn học hiện thực thời tiền chiến, đó là những tác phẩm văn <br />
chương của tầng lớp tiểu tư sản mang ý thức và tính cách thị dân.<br />
Không chỉ ở hình thức nghệ thuật mà về phần nội dung, tác phẩm nghệ thuật nào cũng bị <br />
chi phối bởi nguyên tắc đó. Chủ đề "vĩnh viễn" mà các nhà văn trữ tình trên văn đàn tư <br />
sản cho rằng thơ văn bao giờ cũng chỉ có thể xoay quanh các lĩnh vực: ái tình, thiên nhiên <br />
và quan niệm người ta đối với sự chết. Đặng Thai Mai nêu lên câu hỏi: "Nhưng sao họ <br />
không thấy rằng đó cũng là sự sống mà thôi và vẫn luôn luôn biến hoá. Sao không thấy <br />
rằng sự sống đó đã cung cấp cho chúng ta những đề tài dồi dào hơn văn học ngày trước: <br />
Mà bấy nhiêu chủ đề vĩnh viễn, nhà văn ở mỗi giai tầng, ở mỗi thời đại cũng vẫn có <br />
những quan điểm riêng?".<br />
Qua đó, Đặng Thai Mai đã chỉ rõ: chủ đề tác phẩm, quan điểm sáng tác của văn nghệ sĩ <br />
cũng bị chi phối bởi nguyên tắc nghệ thuật phát sinh và phát triển trên nền sinh hoạt xã <br />
hội, và các văn nghệ sĩ chỉ có thể đứng trên phương diện xã hội mà sáng tạo, mà thể hiện <br />
quan điểm nghệ thuật của riêng mình.<br />
Tác giả "Văn học khái luận" đã lấy chủ đề tình yêu để chứng minh rằng mỗi một tác <br />
phẩm trong mỗi thời kỳ khác nhau đều có cách thể hiện riêng, mang dấu ấn quan điểm <br />
riêng của nghệ sĩ.<br />
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du thuộc nền văn học cổ điển, cho nên chữ hiếu được trọng <br />
hơn chữ tình, mặc dù Thúy Kiều đã trải qua bao đau đớn hi sinh. Tiểu thuyết "Tố Tâm" <br />
của Hoàng Ngọc Phát thuộc xu hướng văn học lãng mạn thì đã có sự khác biệt: Tố Tâm <br />
yêu Đạm Thủy không cam chịu cảnh "đặt đâu ngồi đấy" mà trái tim thiếu nữ "bỗng đánh <br />
những nhịp khác rồi...". Và chỉ mười năm sau "Tố Tâm", thế hệ đàn em, cô Loan trong <br />
tiểu thuyết "Đoạn tuyệt" của Nhất Linh thuộc Tự lực văn đoàn, không chỉ than vãn khóc <br />
lóc mà còn "công nhiên tuyên bố những lời phản đối kịch liệt" đối với "phụ mẫu chi <br />
mệnh, mỗi chước chi ngôn". Sự đòi hỏi được tự do trong tình yêu phản ánh một quan <br />
niệm sống, quan niệm nghệ thuật tiến bộ, một xu hướng tiến bộ về hạnh phúc và gia <br />
đình. Hình ảnh cô Loan trong phần cuối tiểu thuyết "Đoạn tuyệt" dấn bước ra đi, không <br />
biết cô sẽ đi đến đâu, nhưng Đặng Thai Mai viết một cách hóm hỉnh: "Chúng ta có cái <br />
cùm chắc chắn là cô Loan sẽ không bao giờ đi giật lùi, là về lối cũ".<br />
Qua sự thể hiện chủ đề tình yêu trong ba tác phẩm "Truyện Kiều", "Tố Tâm", "Đoạn <br />
tuyệt", Đặng Thai Mai đã khẳng định: "văn nghệ luôn luôn diễn tiến theo lịch sử sinh hoạt <br />
của xã hội", "văn học chỉ là một lối biểu hiện các hình thái ý thức của xã hội". Văn học là <br />
sản phẩm tinh thần, cũng như chính trị, pháp luật... thuộc thượng tầng kiến trúc "đều gây <br />
dựng trên nền tảng sinh hoạt xã hội mà vẫn tiến triển biến hóa luôn, theo khuynh hướng <br />
sinh hoạt chung, trên cơ thể thực tại của đời sống phong kiến tư bản xã hội". Đó không <br />
chỉ là nguyên tắc mà còn là quy luật của sự sống, của văn nghệ. Văn học nghệ thuật <br />
không thể thoát cuộc sống, do đó "nghệ thuật vị nhân sinh". Plêkhanốp (Nga) viết: <br />
"Nghệ thuật vị nghệ thuật phải đi đến con đường trụy lạc và tiêu diệt". Đặng Thai Mai <br />
đã bình luận: câu nói của Plêkhanốp "rất dễ hiểu"', quan điểm nghệ thuật ấy "thắp ánh <br />
sáng lịch sử tiến hóa".<br />
"Vấn đề nguyên tắc là một văn bản bình luận văn học nghệ thuật. Tác giả đã có một lối <br />
viết thâm trầm, uyên bác, kết hợp ba thao tác giải thích, chứng minh và bình luận mối <br />
quan hệ giữa văn học với thực tại xã hội, với cuộc sống. Đó là bản chất của văn học <br />
nghệ thuật.<br />
<br />