intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần lưu ý về chất béo đối với trẻ con

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một miếng phô mai mỗi ngày có ích cho trẻ Chất béo thích ứng tự nhiên với tỷ lệ cung cấp 50% năng lượng (do chất béo) như ở sữa mẹ, sữa bò. Vai trò của chất béo đối với trẻ con Chất béo (lipid) thông thường như dầu, mỡ, bơ, dầu bơ và trong thịt, trứng, sữa, cá, các loại đậu, mè (từ 20 đến 50% lipid…) là nguồn cung cấp năng lượng cô đọng nhất (1 g lipid cung cấp cho cơ thể 9 Calori trong khi đó 1 g glucid, protid chỉ cho 4 Calori). Chất bột (glucid) trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần lưu ý về chất béo đối với trẻ con

  1. Cần lưu ý về chất béo đối với trẻ con Một miếng phô mai mỗi ngày có ích cho trẻ Chất béo thích ứng tự nhiên với tỷ lệ cung cấp 50% năng lượng (do chất béo) như ở sữa mẹ, sữa bò. Vai trò của chất béo đối với trẻ con
  2. Chất béo (lipid) thông thường như dầu, mỡ, bơ, dầu bơ và trong thịt, trứng, sữa, cá, các loại đậu, mè (từ 20 đến 50% lipid…) là nguồn cung cấp năng lượng cô đọng nhất (1 g lipid cung cấp cho cơ thể 9 Calori trong khi đó 1 g glucid, protid chỉ cho 4 Calori). Chất bột (glucid) trong ngũ cốc, khoai củ là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu hàng ngày nhưng không thể thay thế hoàn toàn chất béo được vì giới hạn của bao tử, mỗi bữa các cháu không thể ăn được nhiều chất bột, cơm… Chất béo thường đi kèm với các phosphatid là thành phần cần thiết của tế bào và rất cần cho các mô não, thần kinh, tim, gan… Chất béo là nguồn cung cấp acid béo thiết yếu (acid linoleic, linolenic, arachidonic, còn được gọi là acid béo omega-3, omega-6) mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Thiếu acid béo thiết yếu thì các tổ chức như gan, tim, não, tế bào thần kinh… khó hoàn chỉnh được, dễ bị bệnh ngoài da, dễ sinh các chứng ngứa ngáy và nhất là não bộ và hệ thần kinh không hoạt động tốt được (kém thông minh). Ngoài ra, acid béo thiết yếu còn là một trong các yếu tố giúp các mao mạch được bền vững, giảm tính thẩm thấu, tăng chuyển hóa các sinh tố nhóm B và còn là dung môi của các sinh tố A, D, E, K. Nếu thiếu chất béo thì sự chuyển hóa của các sinh tố trên bị rối loạn dẫn tới chậm phát triển và dễ bị bệnh ngoài da, mắt… Các acid béo thiết yếu nêu trên vốn là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào. Nói cách khác, thiếu các acid béo thiết yếu thì các tế bào không sinh sôi nảy nở được, thì trẻ con chậm lớn và chậm phát triển trí tuệ!
  3. Ngoài ra, cần phải đánh tan thành kiến sai lầm cho rằng “chất béo khó tiêu, mỡ gây đau gan…” rồi bắt trẻ con ăn kiêng theo quan điểm sai lầm, chủ quan của người lớn! Sự thật chất béo có lưu lại dạ dày lâu hơn các chất khác để chờ dịch vị (diếu tố lipase) phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn, rồi tại ruột non, chất béo còn được mật, dịch tụy, dịch tràng tiêu hóa tiếp làm thành nhũ tương mới được hấp thu vào máu. Về phương diện tiêu hóa, chất béo thực vật dễ tiêu hóa và giàu acid béo thiết yếu hơn mỡ động vật. Mỡ cá, mỡ heo tốt hơn mỡ bò, mỡ trâu. Tiêu hóa chậm, cung cấp nhiều năng lượng và dễ biến thành dự trữ mỡ trong cơ thể (để điều hòa thân nhiệt và cung cấp năng lượng trong những lúc cơ thể thiếu ăn) là các đặc tính ưu việt của chất béo đối với cơ thể. Trong thực tế, khi nghiên cứu dùng những khẩu phần có 50% năng lượng do chất béo cho các trẻ suy dinh dưỡng, cho thấy kết quả tăng cân, chóng lớn hơn các nhóm có khẩu phần ít chất béo, mặc dầu cũng có thành phần chất đạm, sinh tố và khoáng chất cân bằng. Nguyên nhân đưa tới thiếu chất béo Nếu các nhà trẻ cũng như gia đình mua được thêm xương, lòng heo, bò, đậu phộng, đậu nành, mè… là những thứ giàu chất béo thì bữa ăn của trẻ sẽ có đầy đủ chất béo. Ngược lại, bữa ăn các cháu sẽ bị thiếu chất béo nếu ta không biết bổ sung.
  4. Ở nhà với cha mẹ, các cháu cũng chưa được quan tâm về chất béo, nếu có chăng cũng chỉ là một ít dầu mỡ “tráng nhão” trong các món chiên xào… Vậy cha mẹ hàng ngày nên cho thêm 1 - 2 muỗng cà phê dầu mè, dầu hướng dương, dầu phộng vào bữa ăn hay bình sữäa của các cháu. Một hộp phô mai đầu bò gồm 8 miếng, mỗi miếng 15 - 18 g, trong đó có 3,6 - 4 g chất béo. Hiện giờ các bậc cha mẹ thường bổ sung cho các cháu, nhưng ta nên nhớ rằng, các cháu từ 2 - 6 tuổi, chỉ cần cho ăn mỗi ngày 1 - 2 miếng (32 - 64 Calori do chất béo) là đủ. Trẻ từ 7 tuổi trở lên, có thể cho dùng 3 miếng. Trứng gà, vịt, cút là nguồn chất béo và protein, sinh tố tốt nhất cho trẻ con. Lòng đỏ trứng vừa giàu chất béo vừa giàu chất cholin và lecithin rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh và não bộ trẻ con. Trẻ 1 - 4 tuổi mỗi ngày bổ sung 1 trứng cút luộc, 5 tuổi trở lên 1 trứng gà hoặc 5 trứng cút/ngày, tuần bổ túc 5 ngày thì trẻ con sẽ mau lớn, mau khôn… Các bà mẹ mang thai bổ túc ngày 1 trứng gà luộc (5 trứng/tuần) thì sẽ sinh con thông minh học giỏi. Như vậy, mọi người cần quan tâm hơn về chất béo đối với trẻ con. Các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp, các bậc cha mẹ, ngoài việc lo đảm bảo nhu cầu chất đạm, gia tăng rau, đậu, trái cây… cần luôn đi đôi với việc đáp ứng nhu cầu chất béo cho trẻ con bằng cách thêm dầu mè hay dầu hướng dương, trứng cho trẻ như nêu trên.
  5. DS. DIỆU PHƯƠNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2