Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CĂN NGUYÊN TRONG CÁC HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN<br />
LÂY QUA TÌNH DỤC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Vũ Hồng Thái *, Nguyễn Tất Thắng **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Các nhiễm khuẩn lây qua tình dục (NKLQTD) đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng<br />
ở những nước đang phát triển. Quản lý NKLQTD bằng phương pháp tiếp cận hội chứng cho thấy hiệu quả và<br />
phù hợp với những nơi có điều kiện hạn chế. Ở cấp độ khu vực và quốc gia, những số liệu đáng tin cậy về nguyên<br />
nhân NKLQTD rất quan trọng không chỉ để đánh giá hiệu quả các sơ đồ tiếp cận hội chứng mà còn giúp đề ra<br />
những chiến lược kiểm soát NKLQTD hiệu quả hơn.<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các căn nguyên trong một số hội chứng NKLQTD tại Bệnh Viện Da Liễu TP.<br />
HCM (BVDL TP. HCM).<br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân có tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đạo,<br />
loét sinh dục và những phụ nữ không triệu chứng đến tham vấn tại Đơn vị tham vấn xét nghiệm tự nguyện<br />
(VCT) từ tháng 6/2007 đến 6/2008.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 286 bệnh nhân trong nghiên cứu. Nguyên nhân hội chứng tiết dịch niệu đạo là<br />
lậu 65,2%; Chlamydia 25,3%. Nguyên nhân hội chứng tiết dịch âm đạo là lậu 7,1%; Chlamydia 35,7%;<br />
Candida 21,4%; BV 4,3%; Trichomonas 1,4%. Nguyên nhân hội chứng loét sinh dục là herpes SD 19,5%;<br />
giang mai 9,7%; hạ cam mềm 4,9%; HIV 2,4%. Nguyên nhân nhóm không triệu chứng là lậu 10%;<br />
Chlamydia 26,3%. Tỉ lệ nhiễm lậu, Chlamydia giữa nhóm không triệu chứng và nhóm TDÂĐ khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Kết luận: Tiếp tục áp dụng sơ đồ quản lý hội chứng tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đạo theo khuyến cáo của<br />
TCYTTG. Tầm soát lậu và Chlamydia hàng năm cho tất cả những phụ nữ có yếu tố nguy cơ (làm nghề nhạy<br />
cảm, nhiều bạn tình, bạn tình mới…).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
AETIOLOGY OF SEXUALLY TRANSMITTED INFECTION SYNDROMES<br />
IN HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY, HO CHI MINH CITY<br />
Vu Hong Thai, Nguyen Tat Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 286 - 292<br />
Background: Sexually transmitted infections (STIs) have become an important public health problem in the<br />
developing countries. STI syndromic approach has been effective and suitable in resource-poor settings. At the<br />
regional and national levels, it is important to obtain reliable data on the aetiology of major STI syndromes not<br />
only to ensure that the flow charts perform well in the local context, but also to develop more effective STI control<br />
strategies.<br />
Objectives: To determine the aetiology of STI syndromes in Hospital of Dermato-Venereology (HDV),<br />
HCMC.<br />
Method: A cross-sectional study. Patients presenting with clinically verified urethral, or vaginal discharge,<br />
genital ulcers and asymptomatic women visiting Voluntary Counseling Testing (VCT) area were enrolled<br />
between June 2007 and June 2008.<br />
Results: A total of 286 patients were enrolled into the study. In male patients with urethral discharge, the<br />
* BV Da Liễu TP. HCM ** Bộ môn Da liễu – ĐHYD TP.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
285<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
proportion of gonococcal and chlamydial infections were 65.2% and 25.3%, respectively. In female patients with<br />
vaginal discharge, the proportion of gonococcal, chlamydial, Candida, BV, Trichomonas infections were 7.1%,<br />
35.7%, 21.4%, 4.3%, 1.4%, respectively. In patients with genital ulcers, the proportion of Herpes simplex,<br />
Treponema pallidum, Haemophilus ducreyi, HIV were 19.5%, 9.7%, 4.9%, 2.4%, respectively. In asymptomatic<br />
women, the proportion of gonococcal and chlamydial infections were 10% and 26.3%, respectively. There was no<br />
statistically significant difference on the proportion of gonococcal and chlamydial infections between vaginal<br />
discharge syndrome and asymptomatic group (p > 0.05).<br />
Conclusion: It is still suitable to apply the flowcharts for syndromic management of urethral and vaginal<br />
discharge as recommended by WHO. Annual gonococcal and chlamydial screening of women with risk factors<br />
(e.g., those who have a new sex partner or multiple sex partners, “sensitive” jobs) should be performed.<br />
ta cần là số liệu báo cáo theo căn nguyên để theo<br />
MỞ ĐẦU<br />
dõi, ước lượng tầm vóc và gánh nặng để đánh<br />
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc các<br />
giá mức độ dịch tễ của từng nguyên nhân, các<br />
NKLQTD ngày càng gia tăng, tỉ lệ căn nguyên<br />
vấn đề mà chương trình phải đương đầu và từ<br />
của các NKLQTD cũng đã thay đổi. Có sự gia<br />
đó đề ra chiến lược, kế hoạch, phân bổ nguồn<br />
tăng nhanh các trường hợp viêm, tiết dịch niệu<br />
lực một cách hiệu quả và hợp lý.<br />
đạo và tiết dịch âm đạo không do lậu mà<br />
Vậy đánh giá căn nguyên định kỳ của các<br />
nguyên nhân chủ yếu là do Chlamydia trachomatis<br />
hội<br />
chứng sẽ giúp: Cung cấp số liệu cho việc<br />
(C.T), Trichomonas vaginalis (T.V), Mycoplasma,<br />
hướng dẫn quản lý NKLQTD theo hội chứng.<br />
Ureaplasma, Gardnerella vaginalis (G.V) và Candida<br />
Chuyển đổi số liệu từ báo cáo theo hội chứng<br />
albicans gây ra…. Ngày nay, C.T là tác nhân gây<br />
sang số liệu theo nguyên nhân và qua đó cũng<br />
bệnh thường gặp nhất trong tiết dịch niệu đạo<br />
đánh giá gánh nặng bệnh theo nguyên nhân.<br />
và chiếm khoảng 25 – 40 % trường hợp(2)<br />
Nắm được tỉ lệ nhiễm lậu và Chlamydia<br />
Trong thực tế quản lý các trường hợp<br />
trachomatis không triệu chứng ở một số đối<br />
NKLQTD không phải nơi nào cũng có đủ xét<br />
tượng phụ nữ có nguy cơ cao. Từ tỉ lệ các<br />
nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân mà chỉ có<br />
nguyên nhân tìm được trên các hội chứng, lượng<br />
thể chẩn đoán qua lâm sàng ở mức độ hội<br />
giá, sửa đổi, điều chính lại các sơ đồ quản lý<br />
chứng. NKLQTD có 4 hội chứng là tiết dịch âm<br />
trường hợp theo các hội chứng. Đó cũng là<br />
đạo (TDÂĐ), tiết dịch niệu đạo (TDNĐ), loét<br />
những lợi ích mong đợi để thực hiện đề tài<br />
sinh dục (LSD) và viêm vùng chậu. Viêm vùng<br />
nghiên cứu nầy.<br />
chậu thì khá hiếm gặp và nếu có gặp thì thường<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
ở cơ sở sản phụ khoa.<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Vì vậy, từ đầu những năm 1990, Tổ Chức Y<br />
Tế Thế Giới (TCYTTG) đã đề ra một chiến lược<br />
Xác định tỉ lệ các nguyên nhân trong một số<br />
mới hợp lý là quản lý các trường hợp NKLQTD<br />
hội chứng Nhiễm Khuẩn Lây Qua Tình Dục tại<br />
bằng tiếp cận hội chứng (Syndromic Approach)<br />
Bệnh Viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh<br />
để tạo điều kiện cho tuyến y tế cơ sở quản lý các<br />
năm 2007 – 2008.<br />
trường hợp có hiệu quả, nhanh chóng cắt đứt<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
nguồn lây trong điều kiện xét nghiệm chưa được<br />
Khảo sát các yếu tố dịch tễ học NKLQTD tại<br />
trang bị đầy đủ.<br />
Bệnh Viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Do đó, trong quản lý chương trình, các báo<br />
Xác định tỉ lệ nguyên nhân gây ra các hội<br />
cáo lượng giá cũng theo hội chứng, nên việc<br />
chứng: tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đạo và<br />
lượng giá định kỳ NKLQTD hiện nay thiếu phần<br />
loét sinh dục.<br />
đánh giá căn nguyên của các hội chứng. Nhưng<br />
<br />
286<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Xác định tỉ lệ nhiễm lậu cầu và Chlamydia<br />
trachomatis không triệu chứng ở nhóm phụ nữ có<br />
nguy cơ cao.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân đến khám tại BVDL Tp.<br />
HCM từ tháng 6 năm 2007 cho đến hết tháng 6<br />
năm 2008 và hội đủ các tiêu chuẩn sau:<br />
Tuổi từ 18 trở lên có chẩn đoán lâm sàng là<br />
HC TDNĐ, HC TDÂĐ và HC LSD.<br />
Không sử dụng kháng sinh trong vòng 1<br />
tháng.<br />
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.<br />
Riêng việc xác định tỉ lệ nhiễm lậu cầu và C.<br />
trachomatis không triệu chứng, chọn các khách<br />
hàng có vấn đề lo lắng về STI/HIV hoặc có hành<br />
vi nguy cơ nào đó làm họ quan tâm và tìm đến<br />
tư vấn. Đó là các phụ nữ đến khu vực VCT<br />
(voluntary counseling testing): Tuổi từ 18 trở lên<br />
không có chẩn đoán lâm sàng là HC TDÂĐ và<br />
HC LSD. Không sử dụng kháng sinh trong vòng<br />
1 tháng và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Người mắc kèm các bệnh<br />
tâm thần, các bệnh/chứng không kiểm soát được<br />
hành vi, người nước ngoài.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Công thức tính cỡ mẫu<br />
<br />
n≥<br />
<br />
Z<br />
<br />
2<br />
<br />
(1−α / 2 )<br />
<br />
× P(1 − P)<br />
d2<br />
<br />
P: Tỉ lệ % ước tính của chỉ tiêu bệnh nhân<br />
cần nghiên cứu<br />
d = 0,1: độ chính xác mong muốn<br />
Z = 1,96 (hệ số tin cậy là 95%)<br />
Dựa vào các tài liệu tham khảo trong và<br />
ngoài nước, tạm ước tính tỉ lệ hiện nhiễm của<br />
mỗi hội chứng như sau và từ đó tính ra cỡ mẫu<br />
cho từng hội chứng được làm tròn như sau: LSD<br />
= 95, TDNĐ = 95, TDÂĐ = 70. Và cỡ mẫu cho<br />
nhiễm Lậu và C. trachomatis không triệu chứng ở<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhóm phụ nữ có hành vi nguy cơ cao là = 80.<br />
Tổng cộng là 340.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Các đối tượng được chọn sẽ được khám và<br />
làm bệnh án (có thiết kế mẫu riêng) và chẩn<br />
đoán bệnh lâm sàng theo hội chứng.<br />
Tùy theo hội chứng, bệnh nhân sẽ được xét<br />
nghiệm phù hợp để xác định các nguyên nhân.<br />
Các xét nghiệm<br />
Tất cả bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tầm<br />
soát HIV.<br />
Tùy theo hội chứng, chúng tôi sẽ yêu cầu cho<br />
tiến hành các xét nghiệm:<br />
HIV và VDRL cho tất cả các trường hợp.<br />
PCR: tìm nhiễm lậu cầu và Chlamydia<br />
trachomatis.<br />
Soi tươi: tìm Candida albicans, Trichomonas<br />
vaginalis.<br />
Nhuộm gram: tìm H. Ducreyi, và xoắn khuẩn<br />
giang mai bằng soi kính hiển vi nền đen.<br />
ELISA: nhiễm Herpes simplex virus.<br />
BV: nhuộm gram, Whiff test, clue cells, đo<br />
pH.<br />
Phân tích số liệu<br />
Thu thập và xử lý theo chương trình SPSS<br />
10.0. Các test Chi2, test T được vận dụng để phân<br />
tích các biến số, với p ≤ 0,05 có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 6/2007 đến tháng 7/2008, có 286<br />
trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn vào nhóm<br />
nghiên cứu. Riêng HC LSD chỉ chọn được 41/95<br />
ca (43,16% so với chỉ tiêu).<br />
<br />
Một số đặc điểm dịch tễ học<br />
Tuổi từ 19 – 69, trung bình 32,2 ± 9,4, đa số<br />
thuộc nhóm tuổi 26 – 35 (42%).<br />
Giới tính: nam 45,1%; nữ 54,9%.<br />
Trình độ học vấn: đa số có trình độ cấp 2 và<br />
3 (68,6%).<br />
Nơi sinh sống: thành thị 81,1%; nông thôn<br />
18,9%.<br />
<br />
287<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Tình trạng gia đình: có gia đình chiếm tỉ lệ<br />
cao nhất (66,1%).<br />
Tiền sử sử dụng bao cao su khi quan hệ tình<br />
dục: Luôn luôn (7,7%), Đôi khi (32,5%), Không<br />
bao giờ (59,4%).<br />
Đường quan hệ tình dục: quan hệ sinh dục –<br />
sinh dục chiếm tỉ lệ cao nhất.<br />
<br />
Hội chứng tiết dịch niệu đạo<br />
Nguyên nhân<br />
Lậu<br />
Chlamydia<br />
Lậu + Chlamydia<br />
Không tìm thấy nguyên nhân<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
52<br />
14<br />
10<br />
19<br />
95<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
54,7<br />
14,7<br />
10,5<br />
20<br />
100<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Chỉ phát hiện được 2 nguyên nhân là lậu và<br />
Chlamydia. Lậu chiếm tỉ lệ cao nhất (65,2%), và<br />
Chlamydia (chiếm tỉ lệ 25,3%). Có 20% trường<br />
hợp không nhiễm (không xác định được nguyên<br />
nhân nào).<br />
<br />
Hội chứng tiết dịch âm đạo<br />
Nguyên nhân<br />
Chlamydia<br />
Lậu<br />
Lậu + Chlamydia<br />
Candida<br />
Candida + Chlamydia<br />
B.V<br />
Candida + B.V<br />
B.V + Trichomonas<br />
Không tìm thấy nguyên<br />
nhân<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp (70) Tỉ lệ (%)<br />
19<br />
27,1<br />
3<br />
4,3<br />
2<br />
2,9<br />
10<br />
14,3<br />
4<br />
5,7<br />
1<br />
1,4<br />
1<br />
1,4<br />
1<br />
1,4<br />
29<br />
<br />
41,4<br />
<br />
70<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Có 5 nguyên nhân gây TDÂĐ là Chlamydia,<br />
lậu, Candida, B.V và Trichomonas. Chlamydia<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất (35,7%). Nhiễm trùng cổ tử<br />
cung (Chlamydia và/hoặc lậu) là 28 trường hợp<br />
(40%). Có 41,4% số trường hợp không xác định<br />
được nguyên nhân nào.<br />
<br />
Hội chứng loét sinh dục<br />
Nguyên nhân<br />
Herpes SD<br />
Giang mai<br />
Hạ cam mềm<br />
HIV<br />
<br />
288<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Số trường hợp Tỉ lệ (%)<br />
8<br />
19,5<br />
3<br />
7,3<br />
2<br />
4,9<br />
1<br />
2,4<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIV + giang mai<br />
Không tìm thấy nguyên nhân<br />
Tổng cộng<br />
<br />
1<br />
26<br />
41<br />
<br />
2,4<br />
63,4<br />
100<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Herpes SD chiếm tỉ lệ cao nhất (19,5%). Có<br />
đến 63,4% số trường hợp không xác định được<br />
nguyên nhân nào.<br />
<br />
Nhóm không triệu chứng<br />
Nguyên nhân<br />
Chlamydia<br />
Lậu<br />
Chlamydia + Lậu<br />
Không tìm thấy nguyên nhân<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp Tỉ lệ (%)<br />
20<br />
25<br />
7<br />
8,8<br />
1<br />
1,3<br />
52<br />
65<br />
80<br />
100<br />
<br />
Tác nhân khác kèm theo là giang mai huyết<br />
thanh với 2 trường hợp (2,5%)<br />
Nhận xét:<br />
Chlamydia chiếm tỉ lệ cao nhất với 21 trường<br />
hợp (26,3%). Nhiễm trùng cổ tử cung (Chlamydia<br />
và/hoặc lậu) là 28 trường hợp (35%).<br />
<br />
So sánh nguyên nhân tiết dịch âm đạo với<br />
nhóm không triệu chứng<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
HC TDÂĐ (n Nhóm không<br />
= 70)<br />
TC (n = 80)<br />
<br />
So sánh<br />
<br />
Lậu<br />
<br />
5 (7,1%)<br />
<br />
8 (10%)<br />
<br />
χ²=0,39<br />
P=0,53<br />
<br />
Chlamydia<br />
<br />
25 (35,7%)<br />
<br />
21 (26,3%)<br />
<br />
χ²=1,57<br />
P=0,21<br />
<br />
28 (35%)<br />
<br />
χ²=0,4<br />
P=0,53<br />
<br />
52 (65%)<br />
<br />
χ²=1,84<br />
P=0,18<br />
<br />
Nhiễm trùng cổ tử<br />
cung (Lậu và/hoặc 28 (40%)<br />
Chlamydia)<br />
Không tìm thấy<br />
nguyên nhân<br />
<br />
29 (41,4%)<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Tỉ lệ các nguyên nhân giữa 2 nhóm khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hội chứng tiết dịch niệu đạo<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên<br />
cứu của các tác giả ở những nước phát triển(10),<br />
hay đang phát triển khác đều cho thấy tỉ lệ<br />
nhiễm lậu rất cao, thường hơn nửa số trường<br />
hợp TDNĐ. Tỉ lệ nhiễm lậu và/hoặc Chlamydia là<br />
80%. Do vậy tiếp cận hội chứng TDNĐ giúp ta<br />
điều trị đúng ít nhất 80% trường hợp.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Tỉ lệ đồng nhiễm lậu và Chlamydia 10,5%<br />
tương đương với tỉ lệ ở một số nước đang phát<br />
triển, tuy nhiên lại thấp hơn so ở những nước<br />
phát triển (với tỉ lệ 11 – 34%).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự liên<br />
quan giữa tỉ lệ Chlamydia với tuổi nhưng lại có<br />
liên quan đến tiền sử NKLQTD. Theo CDC,<br />
Chlamydia là nguyên nhân thường gặp của viêm<br />
niệu đạo không do lậu (15 – 55% trường hợp);<br />
tuy nhiên tỉ lệ thay đổi theo tuổi với tuổi càng<br />
cao thì tỉ lệ càng giảm(2). Trong một nghiên cứu ở<br />
Đài Loan, tỉ lệ nhiễm Chlamydia là 17,7%, cao ở<br />
người dưới 20 và thấp ở nhóm trên 30. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi có tuổi trung bình trong hội<br />
chứng TDNĐ là 31, do vậy nếu theo y văn sẽ cho<br />
số trường hợp Chlamydia thấp hơn thực tế. Ngoài<br />
tuổi ra, tỉ lệ Chlamydia còn thay đổi theo vùng<br />
địa lý và tùy thuộc nơi thu thập dữ liệu có phải<br />
là phòng khám BLTQĐTD hay không.<br />
Ngoài lậu và Chlamydia, nghiên cứu của<br />
chúng tôi không tìm ra nguyên nhân nào khác.<br />
Điều này tương tự với kết quả của Liu Hongjie<br />
và Wang Qianqiu nhưng lại không giống với đa<br />
số những nghiên cứu khác. (6,7)<br />
Ở Tây Âu, Mycoplasma genitalium được xem<br />
là một trong những nguyên nhân gây viêm niệu<br />
đạo không do lậu, tuy nhiên việc xác định<br />
những vi khuẩn này thường khó khăn. Ở châu<br />
Phi, Mycoplasma genitalium là nguyên nhân có tỉ<br />
lệ cao hơn cả Chlamydia, chiếm tới 42% viêm niệu<br />
đạo không do lậu(6). Nhưng BVDL chưa thường<br />
qui xét nghiệm phát hiện tác nhân này.<br />
<br />
Hội chứng tiết dịch âm đạo<br />
Nghiên cứu thấy có 5 nguyên nhân gây<br />
TDÂĐ với tỉ lệ từ cao đến thấp là Chlamydia<br />
(35,7%), Candida (21,4%), lậu (7,1%), B.V (4,3%)<br />
và Trichomonas (1,4%). Tỉ lệ Chlamydia trong<br />
nghiên cứu nầy cao hơn các nghiên cứu khác<br />
trong khi tỉ lệ lậu lại thấp hơn(3,9). Có đến 41,4%<br />
TDÂĐ không nguyên nhân, có thể do huyết<br />
trắng sinh lý hoặc nhiễm những tác nhân khác<br />
mà chúng tôi chưa có phương tiện xét nghiệm<br />
như Mycoplasma genitalium (tương tự như hội<br />
chứng TDNĐ).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ đồng nhiễm lậu và Chlamydia thấp<br />
(2,9%). Như vậy, cả TDNĐ và TDÂĐ đều có tỉ lệ<br />
đồng nhiễm hai tác nhân nầy thấp hơn tỉ lệ của<br />
nghiên cứu khác ở những nước phát triển. So với<br />
những nghiên cứu khác, tỉ lệ B.V của chúng tôi<br />
thấp hơn và đây có thể là một ước tính non, xác<br />
định các “clue cells” phụ thuộc vào mức độ kinh<br />
nghiệm của người đọc kính hiển vi.<br />
Tỉ lệ T.V trong TDÂĐ rất thấp (1,4%). Điều<br />
này có thể do 2 khả năng: (1) tỉ lệ này phản ánh<br />
tính chất dịch tễ nhiễm T.V thấp thật sự; (2) khả<br />
năng xét nghiệm chưa tốt nên âm tính giả.<br />
Bogaerts và cs tiến hành một nghiên cứu ở<br />
Bangladesh cho thấy cách tiếp cận hội chứng<br />
TDÂĐ không thể chẩn đoán trên lâm sàng chính<br />
xác là viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và viêm<br />
niệu đạo. Bệnh nhân có thể có một hay nhiều<br />
triệu chứng phối hợp. Bởi vì các triệu chứng này<br />
là không đặc hiệu, không luôn dễ cho nhân viên<br />
y tế và bệnh nhân xác định đâu là bất thường.<br />
Những kết quả trên đây cho thấy luôn có một số<br />
trở ngại trong phương pháp tiếp cận hội chứng<br />
xử trí TDÂĐ.<br />
<br />
Hội chứng loét sinh dục<br />
Tuy chưa đủ cỡ mẫu nhưng cho thấy (sẽ<br />
thực hiện nghiên cứu tiếp cho đủ cỡ mẫu và sẽ<br />
có kết luận chính xác hơn): tỉ lệ herpes chiếm cao<br />
nhất (19,5%). Kết quả này phù hợp với nghiên<br />
cứu ở châu Phi, Trung Quốc(9). Ngược lại, giang<br />
mai (7,3%), hạ cam mềm (4,9%) là rất thấp. Nhìn<br />
chung tỉ lệ bị nhiễm không cao, đến 63,4% loét<br />
không có tác nhân. Có thể LSD còn do các<br />
nguyên nhân khác như chấn thương, trầy xước,<br />
dị ứng thuốc…<br />
Có 2 trường hợp HIV (+) và cả 2 đều thuộc<br />
hội chứng LSD. Điều nầy phù hợp vì theo đa số<br />
các y văn, so với các hội chứng khác, bệnh nhân<br />
LSD có nguy cơ cao nhất bị lây truyền HIV.<br />
<br />
Nhóm không triệu chứng<br />
Khi so sánh giữa TDÂĐ và không TC, chúng<br />
tôi nhận thấy các tỉ lệ nhiễm lậu, Chlamydia, đồng<br />
nhiễm lậu và Chlamydia, tỉ lệ nguyên nhân giữa 2<br />
nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết<br />
<br />
289<br />
<br />