intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần xác định một cơ chế hợp tác phù hợp

Chia sẻ: Mon Ho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

75
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một “cơ chế hợp tác” được xây dựng kỹ và thống nhất sẽ góp phần làm cho việc hùn hạp thành công và bền vững. Bài học mà ông cha ta để lại - “Mất lòng trước, được lòng sau” vẫn còn nguyên giá trị trong mọi quan hệ ứng xử ngày nay

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần xác định một cơ chế hợp tác phù hợp

  1. Cần xác định một cơ chế hợp tác phù hợp Một “cơ chế hợp tác” được xây dựng kỹ và thống nhất sẽ góp phần làm cho việc hùn hạp thành công và bền vững. Bài học mà ông cha ta để lại - “Mất lòng trước, được lòng sau” vẫn còn nguyên giá trị trong mọi quan hệ ứng xử ngày nay, đặc biệt là trong các cuộc thương thảo để xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài. Thử định nghĩa về “hùn” và “hạp” “Hùn hạp” là cách nói phổ thông, dân dã, và có thể xem là rất “lúa” so với các cụm từ “thời thượng” như “hợp tác”, “liên kết”, “liên doanh”…; hoặc dông dài hơn, nhưng ngày càng phổ biến là “mối liên kết chiến lược”, “mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi”… Tuy vậy, chính cụm từ “hùn hạp” rất “quê” này lại mang ý nghĩa sâu sắc và nhân văn hơn nhiều so với các cụm từ “thời
  2. thượng” nêu trên. Đáng tiếc, ý nghĩ sâu xa của nó thường bị người ta hoặc vô tình, hoặc cố tình coi thường hoặc không để ý đến. Sự bỏ qua các ý nghĩa quan trọng và sâu sắc nằm sau hai chữ “hùn hạp” thường dẫn đến kết cục không mấy vui vẻ, thậm chí đau đớn cho quá trình “hùn hạp”. "Hùn” là “chung”, là “góp”, là bỏ cái mình có vào chung với cái người khác có để cùng làm một việc gì có lợi cho cả hai hoặc nhiều bên. Bà con ở quê có thể góp chung ruộng để cùng canh tác, chung tiền mua đôi bò, đôi trâu để cày cấy, chung công lao động trong mùa gặt hái, hoặc đôi khi “hùn” tiền chỉ để làm… một bữa nhậu cho thêm phần rôm rả. Người thành thị thì hùn vốn làm ăn - mở cửa hiệu, quán cà phê, phòng trọ, quán ăn…; lớn hơn là góp vốn kinh doanh khách sạn, nhà hàng, thành lập công ty chung… Cái mà người ta đem ra hùn không chỉ có tiền bạc hoặc những loại tài sản hữu hình, mà còn có thể “góp’ với nhau những thứ vô hình khác như tri thức, kinh nghiệm, thương hiệu, bí quyết công nghệ, uy tín của cá nhân/tổ chức… Thậm chí, còn có kiểu
  3. góp rất vô hình nhưng lại rất hữu dụng là góp… tên. Phải, chỉ góp cái tên thôi (chứ không bỏ ra đồng nào), nhưng đó là cái tên mà mọi người khi nghe đến phải kính nể hoặc e dè, có khi còn làm cho đối thủ sợ. Còn rất nhiều kiểu hùn, kiểu góp kỳ lạ (nhưng đã được sử dụng thành công) khác mà không biết có thể gọi là “sáng kiến” ?! Chẳng hạn, góp quy hoạch (điều chỉnh một thiết kế mang tính cộng đồng sao cho có lợi cho (riêng) đối tác, hoặc “bật mí” quy hoạch để đối tác đón đầu, chớp cơ hội đầu cơ); góp uy (chứ không phải uy tín) của mình thông qua bảo lãnh, giới thiệu v.v… Và còn nhiều kiểu hùn, kiểu góp khác, không thể kể hết, luôn mang lại lợi ích, có khi là ngoài sức tưởng tượng, cho các bên.
  4. “Hạp” là khía cạnh thứ hai, rất quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Hạp tức là hợp, nghĩa là phù hợp. Hùn mà không hạp ắt dẫn đến tan rã. Góp vốn, chung sức với nhau mà không hợp tính cách thì dễ xảy ra xung đột và đổ vỡ. Tuy vậy, “hạp” không chỉ bao hàm ý nghĩa hợp tính, hợp ý. Nếu như “hùn” chi phối cả hai thứ tài sản hữu hình và vô hình như đã nói ở trên, thì “hạp” cũng chi phối cả phần “cứng” lẫn phần “mềm”. Phần “cứng” của “hạp” là sự phù hợp hay tương thích “cơ học” của những thứ góp vào. Chẳng hạn, vốn bằng tiền phải phù hợp với mục đích sử dụng, thương hiệu hay bí quyết công nghệ phải phù
  5. hợp với ngành nghề và đặc thù kinh doanh, uy tín cá nhân phải đem lại lợi ích thiết thực cho đối tác… Nghĩa là, những thứ mà các bên góp vào phải phù hợp với mục đích là tạo ra giá trị cao hơn giá trị ban đầu của chúng. Phần “mềm” của “hạp” là sự phù hợp về triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, định hướng, chiến lược, phương pháp, cách làm, rồi mới đến tính cách, sở thích… Thực tế buồn: “Hùn”, nhưng không “hạp” Thời gian qua, có nhiều mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa các doanh nhân Việt Nam với nhau và với đối tác nước ngoài thường rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”. Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt, khi ở quy mô nhỏ thì những người “hùn” cư xử với nhau rất “hạp”, họ đồng cam cộng khổ, chung sức chung lòng xây dựng DN, không tính toán thiệt hơn. Thế nhưng, khi DN phát triển lớn mạnh hơn cũng là lúc những bất đồng phôi thai, xung đột nhiều khi đến mức gay gắt, dẫn đến tan rã, thậm chí có thể biến các bên thành kẻ thù. DN Việt Nam liên doanh với nước
  6. ngoài cũng vậy. Có những hợp đồng liên doanh được thương thảo nhiều năm liền mới ký kết, những tưởng mọi thứ đã được mổ xẻ, cân nhắc kỹ trong quá trình đàm phán; thế nhưng chỉ sau một vài năm hoạt động, xung đột ngày càng gay gắt, dẫn đến phải giải thể liên doanh, hoặc một bên bán lại cho bên kia hết phần hùn của mình. Vì sao như vậy? Phần lớn nguyên nhân không nằm ở chữ “hùn” mà nằm ở chữ “hạp”. “Hùn” thì các bên rất sòng phẳng, nghiêm túc; thậm chí sẵn sàng chịu thiệt một chút để quá trình “hùn” nhanh chóng được thông qua. Nhưng ở phần “hạp” thì phát sinh nhiều vấn đề. Không phải cứ hợp tính cách và chí hướng là có thể làm ăn chung với nhau được. Bằng chứng là nhiều DN Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp tác, góp vốn của những người trong gia đình hoặc những người bạn rất thân, vẫn tan rã. Cơ chế “hùn” tưởng phức tạp nhưng nhiều khi lại khá đơn giản, trong khi cơ chế “hạp” mới thực sự là bài toán hóc búa. Muốn “hạp” trong ngắn hạn, có thể chỉ cần hợp tính hợp ý và cùng chí
  7. hướng; nhưng muốn “hạp” trong lâu dài, cần phải bỏ công tìm kiếm, thảo luận để đi đến thống nhất cơ chế hợp tác rất kỹ càng. Một khi đã có cơ chế hợp tác rõ ràng thì thậm chí có khi không cần hợp tính hợp ý vẫn làm ăn chung lâu dài được với nhau. Chính vì vậy, các đối tác, khi ngồi với nhau bàn chuyện “hùn hạp”, hãy dành nhiều thời gian cho “cơ chế hạp” - tức một cơ chế hợp tác đảm bảo sự phù hợp mối quan tâm và lợi ích lâu dài của các bên. Để đầu xuôi, đuôi lọt Nếu không muốn rơi vào tình trạng “hùn” mà không “hạp”, theo tôi, các doanh nhân, DN cần xây dựng một cơ chế hợp tác hợp lý. Mà muốn làm được điều này thì ít nhất các bên liên quan phải trả lời được một loạt câu hỏi sau: - Vì sao phải hùn? Mục đích, mục tiêu của việc hùn này là gì? - Hùn những gì, bao nhiêu, và bao lâu? - Cách thức hùn nào là tối ưu?
  8. - Mong đợi / kỳ vọng của các bên khi hùn là gì? (câu trả lời không nhất thiết phải là lợi nhuận mang lại) - Liệu việc sử dụng phần hùn có đáp ứng được đồng thời kỳ vọng của tất cả các bên? Nếu không thì sao? - Triết lý kinh doanh của mỗi bên là gì? - Những giá trị cốt lõi nào mỗi bên đánh giá cao? - Định hướng phát triển kinh doanh với việc hùn này? - Nếu mai sau định hướng này không còn phù hợp, các bên có chấp nhận thay đổi định hướng hay không? - Cơ chế quản lý phần hùn? - Sự phân chia trách nhiệm, quyền lực giữa các bên sẽ như thế nào? - Sự phân chia lợi ích, thành quả như thế nào? - Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý, điều hành, trao đổi thông tin là gì? - Các yếu tố quan trọng để việc hợp tác thành công là gì? Làm gì để thúc đẩy các yếu tố này? - Các nguy cơ thất bại, tan rã là gì? Làm thế nào để ngăn chặn,
  9. giảm thiểu các nguy cơ này? - Các bên có chấp nhận một cơ chế mở - có thể thảo luận, tranh cãi, phản biện mà không hề có sự tự ái, e ngại, bất mãn? - Nếu có bên nào bị thiệt thòi về lợi ích so với bên khác thì cách thức giải quyết là gì? - Nếu lợi ích của một bên nào đó vượt trội hơn các bên khác một cách vô lý thì cơ chế nào để điều chỉnh? - Những điều nào mỗi bên không thích bên khác hành xử? -… Và còn rất nhiều những câu hỏi khác cần phải trả lời để kiểm chứng và tạo “cơ chế hạp” lâu dài, tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô của các bên. Doanh nhân Việt cần làm quen với cách thức hùn hạp của nước ngoài. Những hợp đồng hợp tác liên doanh, mua bán, sáp nhập của họ có thể dày hàng trăm trang, nhưng phần lớn trong đó không phải để nói về “cơ chế hùn” mà họ tập trung vào “cơ chế hạp”, với những điều khoản mà thực chất là câu trả lời cho những câu hỏi trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2