Cao huyết áp (Phần 2)
lượt xem 34
download
Bệnh nhân cảm thấy như thế nào khi bị huyết áp cao ? Huyết áp cao đơn giản thường không triệu chứng. Vì vậy cao huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng ". Nói cách khác, bệnh này có thể diễn tiến thầm lặng, không triệu chứng cho đến khi xuất hiện biến chứng chết người. Thật vậy, huyết áp cao không phức tạp có thể tồn tại lặng lẽ nhiều năm thậm chí hàng chục năm. Ðiều này xảy ra khi không có triệu chứng và chỉ được phát hiện qua tầm soát huyết áp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cao huyết áp (Phần 2)
- Cao huyết áp (Phần 2) Bệnh nhân cảm thấy như thế nào khi bị huyết áp cao ? Huyết áp cao đơn giản thường không triệu chứng. Vì vậy cao huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng ". Nói cách khác, bệnh này có thể diễn tiến
- thầm lặng, không triệu chứng cho đến khi xuất hiện biến chứng chết người. Thật vậy, huyết áp cao không phức tạp có thể tồn tại lặng lẽ nhiều năm thậm chí hàng chục năm. Ðiều này xảy ra khi không có triệu chứng và chỉ được phát hiện qua tầm soát huyết áp định kỳ. Tuy nhiên, vài người bi cao huyết áp không phức tạp có những triệu chứng kinh nghiệm như: nhức đầu, chóng mặt, thở ngắn và nhìn mờ đi, ruồi bay trước mắt. Sự hiện diện các triệu chứng này có thể chỉ điểm để người ta đi khám bác sĩ nhằm điều trị và dễ dàng trong việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải là không thường xuyên, có người đến bác sĩ đầu tiên vì đã có tổn thương ở cơ quan. Trong nhiều trường hợp, người ta đến khám, được đưa đến bác sĩ hay phòng cấp cứu với suy tim, đột quỵ, suy thận hay giảm thị lực (do tổn thương phần sau của võng mạc). Nhận thức cộng đồng cao hay tầm soát huyết áp thường xuyên có thể phát hiện những bệnh nhân huyết áp cao không được chẩn đoán trước khi có biến chứng. Khoảng 1% dân số huyết áp cao được chẩn đoán là cao huyết áp nặng ngay lần đầu đến khám (cao huyết áp ác tính). Những bệnh nhân này, huyết áp tâm trương vượt quá 140mmHg. Người bệnh thường bị đau đầu nhiều, ói mửa, triệu chứng về thị giác, chóng mặt, đôi khi suy thận. Cao huyết áp ác tính là 1 cấp cứu y khoa và đòi hỏi điều trị khẩn cấp nhằm ngăn chặn đột quỵ (tổn thương não). Như đã lưu ý, cao huyết áp mãn tính có thể dẫn đến lớn tim, suy thận, tổn thương não hay thần kinh và thay đổi võng mạc. Kiểm tra mắt ở bệnh nhân cao huyết áp nặng có thể phát hiện ra hẹp hay xuất huyết ở động mạch nhỏ tại võng mạc, phù gai
- thị. Từ kiểm tra này, bác sĩ có thể phân độ nặng cao huyết áp dựa trên mức độ tổn thương võng mạc. Như đã ghi nhận từ trước , những người cao huyết áp tăng độ cứng, hay kháng lực mạch ngoại biên khắp các mô cơ thể. Kháng lực này tăng làm cho cơ tim làm việc nặng hơn để bơm máu qua mạch máu đó. Tình trạng tăng hoạt động này làm cho tim quá tải dẫn đến rối loạn, thường đầu tiên là lớn tim. Tim to có thể đánh giá bằng X- quang, điện tâm đồ hay chính xác nhất là siêu âm tim. Siêu âm tim đặc biệt có lợi trong việc xác định độ dày tim trái. Tim lớn có lẽ là dấu hiệu báo trước của suy tim, bệnh mạch vành hay rối loạn nhịp. Ðiều trị đúng đắn cao huyết áp và biến chứng của nó có thể khắc phục được những bất thường trên. Xét nghiệm máu và nước tiểu có lẽ hữu dụng trong việc dò tìm bất thường tại thận ở người cao huyết áp (Nên nhớ là tổn thương ở thận có thể là nguyên nhân và cả hậu quả của cao huyết áp). Ðịnh lượng Creatinine huyết thanh có thể khảo sát được chức năng thận. Nồng độ Creatinine cao bất thường cho thấy có tổn thương chức năng thận. Ngoài ra, sự xuất hiện proteine trong nước tiểu (tiểu đạm) có thể phản ánh tổn thương thận mãn tính do cao huyết áp, ngay khi chức năng thận (qua creatinine máu ) vẫn bình thường. Thật vậy, proteine trong nước tiểu báo hiệu nguy cơ suy giảm chức năng thận nếu huyết áp không được điều chỉnh. Ngay cả lượng nhỏ proteine (microalbuminuria) cũng là dấu hiệu đe doạ suy thận do huyết áp cao không kiểm soát. Những bệnh nhân da đen có huyết áp cao kiểm soát kém có nguy cơ tổn thương cơ quan đích và thận cao hơn người da trắng.
- Huyết áp cao không kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương não hay thần kinh bởi cơn đột quỵ. Ðột quỵ thường do xuất huyết hay huyết khối ở mạch máu nuôi não. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân (tìm thấy qua khám lâm sàng ) đánh giá tổn thương thần kinh. Một cơn đột quỵ có thể gây ra suy yếu, ù tai, liệt tay hay chân hoặc khó phát ngôn hay thị giác. Nhiều cơn đột quỵ nhỏ có thể gây mất trí nhớ. Phòng ngừa tốt nhất cho biến chứng này hay bất kỳ biến chứng nào là kiểm soát tốt huyết áp. Cách sống như thế nào có lợi cho điều trị cao huyết áp? Thay đổi cách sống, ý nhắc đến thay đổi chế độ ăn và luyện tập. Thay đổi này làm hạ huyết áp cũng như cải thiện được đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc. Chế độ ăn kiêng bao gồm hạn chế muối và rượu và giảm cân nếu người bệnh bị béo phì. Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng tiêu thụ muối
- giá là huyết áp có thể giảm 0.32mmHg cho mỗi kilogram (2.2pounds) cân nặng giảm đi. Vài người béo phì, đặc biệt là những người rất mập, có hội chứng ngưng thở lúc ngủ. Hội chứng này có đặc điểm ngưng tạm thời nhịp thở bình thường trong lúc ngủ. Ngưng thở lúc ngủ có thể góp phần phát triển huyết áp cao trong phân nhóm những người béo phì này. Ðiều này xảy ra vì các giai đoạn của ngưng thở lặp lại làm thiếu Oxy. Rồi tình trạng thiếu Oxy này kích thích thận phóng thích adrenalin và các thành phần liên quan. Cuối cùng, Adrenalin và các thành phần này làm tăng huyết áp. Một chương trình luyện tập thể lực đều đặn có thể làm hạ huyết áp trong tương lai xa. Ví dụ hoạt động như chạy bộ, chạy xe đạp hay bơi lội trong 30-45 phút có thể làm giảm huyết áp xuống 5-15mmHg. Ngoài ra có một mối liên hệ giữa lập luyện với mức độ huyết áp hạ thấp. Do đó, bạn càng tập luyện, bạn càng hạ thấp huyết áp. Ðáp ứng có lợi của huyết áp đối với tập luyện chỉ xảy ra với chương trình aerobic (sôi nổi và duy trì liên tục ). Vì thế bất cứ chương trình tập luyện nào phải được đề nghị và đồng ý bởi bác sĩ điều trị. Mục tiêu điều trị cao huyết áp là gì? Nên nhớ là cao huyết áp thường tồn tại nhiều năm trước khi xuất hiện biến chứng. Vì vậy có ý kiến là điều trị cao huyết áp sớm trước khi nó gây tổn thương các cơ quan chính của cơ thể. Do đó, chương trình tầm soát và nâng cao ý thức cộng đồng để phát hiện sớm cao huyết áp đơn giản là chìa khoá của điều trị thành công. Ðiểm chính là ngoài điều trị cao huyết áp thành công, bạn có thể giảm được nguy cơ đột quỵ, suy tim, và suy thận.
- Mục tiêu của người bệnh cao huyết áp tâm thu và tâm trương kết hợp là giữ huyết áp 140/85 mmHg. Giữ huyết áp thấp hơn, như đã lưu ý là mong muốn của bệnh nhân da đen và bệnh nhân tiểu đường hay suy thận mãn. Ðiều trị cao huyết áp bắt đầu như thế nào? Huyết áp hằng định cao hơn 140/85mmHg được điều trị bằng thay đổi cách sống và thuốc. Tuy nhiên, nếu huyết áp tâm trương giữ ở ngưỡng (thường 85mmHg) thì trong vài trường hợp, điều trị nên bắt đầu. Những trường hợp này là huyết áp tâm trương giới hạn kết hợp với tổn thương cơ quan đích, cao huyết áp tâm thu, hay những yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tuổi>65, da đen, hút thuốc, tăng lipid máu hay tiểu đường. Bất kỳ nhóm thuốc nào cũng có thể sử dụng khởi đầu, ngoại trừ ức chế alpha. Thuốc ức chế alpha chỉ được dùng kết hợp với thuốc hạ áp khác trong một chỉ định y khoa cụ thể (Xem phần tiếp theo để biết rõ các thuốc hạ áp ). Trong vài tình huống đặc biệt, vài loại thuốc hạ áp thích hợp hơn những loại thuốc đầu tay. Ví du, thuốc ức chế men chuyển (ACE ) và ức chế thụ thể (ARB) là thuốc được lựa chọn cho bệnh nhân có suy tim, suy thận mãn (có tiểu đường hay không tiểu đường) hay nhồi máu cơ tim, những bệnh làm giảm chức năng co bóp của cơ tim. Cũng vậy, ức chế bêta đôi khi thích hợp điều trị ở bệnh nhân cao huyết áp có kèm nhịp nhanh lúc nghỉ hay nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân cao huyết áp đôi khi tồn tại song song một bệnh thứ 2. Trong trường hợp này, loại thuốc hạ áp đặc biệt hay các loại thuốc kết hợp có thể được chọn lựa trong điều trị ban đầu. Mục đích điều trị trong những trường hợp này là điều trị cao
- huyết áp đồng thời cũng có lợi cho bệnh thứ 2. Ví dụ, ức chế bêta có thể chữa trị lo lắng mãn tính hay đau đầu Migrain cũng như cao huyết áp. Cũng vậy, ức chế ACE hay thuốc ARB có thể được dùng để điều trị một vài bệnh lý tại cơ tim hay bệnh lý tại thận cũng tốt như trị cao huyết áp. Trong vài tình huống khác, vài loại thuốc hạ áp khác không nên dùng. Ví dụ, thuốc non-dihydropyridine, một dạng của nhóm ức chế kênh Calcium không nên dùng ở bệnh nhân có suy tim hay rối loạn nhịp. Với ý định khác nữa, những loại thuốc này có thể hữu dụng trong điều trị vài rối loạn nhịp khác. Cũng vậy, vài loại thuốc như clonidine và minoxidil rất mạnh, thường được hạ 2-3 bậc khi điều trị. Nghĩa là chúng chỉ được dùng sau khi tất cả những thuốc đầu tay khác thất bại. Cuối cùng, xem thêm phần dưới dành cho thai kỳ về thuốc hạ áp thích hợp và không thích hợp cho phụ nữ có thai. Khi nào dùng điều trị kết hợp? Sử dụng phối hợp thuốc hạ áp không phải là không phổ biến. Ðôi khi sử dụng một lượng nhỏ của một hay nhiều chất kết hợp có thể là giảm tối thiểu tác dụng phụ trong khi lại làm tăng cường hiệu quả hạ áp. Ví dụ, thuốc lợi tiểu có thể dùng đơn độc nhưng thường sử dụng liều thấp kết hợp với các thuốc hạ áp khác. Trong trường hợp này, thuốc lợi tiểu có ít tác dụng ngoại ý nhưng lại tăng cường tác dụng hạ áp của thuốc khác. Thuốc lợi tiểu cũng được dùng kèm với thuốc hạ áp khác trong trường hợp bệnh nhân cao huyết áp có giữ nước và phù. Thuốc ức chế ACE hay ức chế thụ thể Angiotensin có lợi khi kết hợp với hầu hết các thuốc hạ áp khác. Một cách phối hợp khác là ức chế bêta với ức chế alpha ở
- bệnh nhân cao huyết áp có kèm phì đại tiền liệt tuyến để điều trị cùng lúc cả 2 bệnh. Tuy nhiên, cần thận trọng khi kết hợp cả 2 loại thuốc làm giảm nhịp tim. Ví dụ, ức chế bêta với ức chế kênh Calcium non-dihydropyridine (diltiazem và verapamil) phải hết sức cẩn thận. Bệnh nhân điều trị 2 nhóm thuốc này cần được theo dõi monitor để tránh nhịp tim giảm quá mức. Khi nào dùng điều trị kết hợp? Sử dụng phối hợp thuốc hạ áp không phải là không phổ biến. Ðôi khi sử dụng một lượng nhỏ của một hay nhiều chất kết hợp có thể là giảm tối thiểu tác dụng phụ trong khi lại làm tăng cường hiệu quả hạ áp. Ví dụ, thuốc lợi tiểu có thể dùng đơn độc nhưng thường sử dụng liều thấp kết hợp với các thuốc hạ áp khác. Trong trường hợp này, thuốc lợi tiểu có ít tác dụng ngoại ý nhưng lại tăng cường tác dụng hạ áp của thuốc khác. Thuốc lợi tiểu cũng được dùng kèm với thuốc hạ áp khác trong trường hợp bệnh nhân cao huyết áp có giữ nước và phù. Thuốc ức chế ACE hay ức chế thụ thể Angiotensin có lợi khi kết hợp với hầu hết các thuốc hạ áp khác. Một cách phối hợp khác là ức chế bêta với ức chế alpha ở bệnh nhân cao huyết áp có kèm phì đại tiền liệt tuyến để điều trị cùng lúc cả 2 bệnh. Tuy nhiên, cần thận trọng khi kết hợp cả 2 loại thuốc làm giảm nhịp tim. Ví dụ, ức chế bêta với ức chế kênh Calcium non-dihydropyridine (diltiazem và verapamil) phải hết sức cẩn thận. Bệnh nhân điều trị 2 nhóm thuốc này cần được theo dõi monitor để tránh nhịp tim giảm quá mức. Khi nào cần điều trị cấp cứu ?
- Ở bệnh viện, thuốc tiêm tĩnh mạch có thể dùng điều trị cấp cứu cao huyết áp . Loại thường dùng nhất là Sodium Nitroprusside (Nipride) và Labetalol (Normadyne). Như đã đề cập, điều trị thuốc cấp cứu có thể dùng ở bệnh nhân cao huyết áp ác tính. Ngoài ra, điều trị cấp cứu cũng cần thiết ở bệnh nhân cao huyết áp có suy tim sung huyết cấp tính, phình tách động mạch chủ, đột quỵ và nhiễm độc thai nghén.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tăng huyết áp (Phần 2)
18 p | 299 | 125
-
Tăng huyết áp – nguyên nhân và cách điều trị (Phần 1)
7 p | 246 | 76
-
BÀI GIẢNG TĂNG HUYẾT ÁP (Kỳ 2)
5 p | 357 | 58
-
Một sốc xét nghiệm hoá sinh trong nhồi máu cơ tim cấp và bệnh cao huyết áp (Kỳ 2)
5 p | 185 | 47
-
Một sốc xét nghiệm hoá sinh trong nhồi máu cơ tim cấp và bệnh cao huyết áp (Kỳ 3)
5 p | 201 | 31
-
Bệnh cao huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp nguyên phát) (Kỳ 2)
5 p | 177 | 23
-
Tăng huyết áp – nguyên nhân và cách điều trị (Phần 2)
6 p | 171 | 23
-
Bệnh cao huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp nguyên phát, bệnh học và điều trị, y học cổ truyền, đông y trị bệnh, bài giảng bệnh học
5 p | 192 | 21
-
Hướng dẫn dành cho người cao huyết áp (Phần 2)
6 p | 119 | 20
-
Cà phê và cuộc sống
5 p | 127 | 19
-
Báo cáo về bệnh cao huyết áp - Ngô Tấn Tài
11 p | 180 | 18
-
Châm cứu với bệnh huyết áp cao
5 p | 104 | 12
-
Một số thông tin về bệnh cao huyết áp
4 p | 120 | 6
-
Một vài thực phẩm giúp hạ huyết áp hiệu quả
4 p | 99 | 5
-
Triệu chứng của cao huyết áp?
4 p | 81 | 5
-
CAO HUYẾT ÁP VÀ CƠN CAO HUYẾT ÁP Phần 2
17 p | 76 | 4
-
Tăng huyết áp & thai nghén - GS.TS. Huỳnh Văn Minh
29 p | 79 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn