intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi Phân tích đặc thù của vùng dân tộc học của tây nam bộ, ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với lực lượng CAND

Chia sẻ: Vungan Vungan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

163
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Câu hỏi Phân tích đặc thù của vùng dân tộc học của Tây Nam Bộ, ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với lực lượng CAND. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho các lực lượng CAND cũng như các bạn muốn tìm hiểu về đặc thù các vùng dân tộc thiểu số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi Phân tích đặc thù của vùng dân tộc học của tây nam bộ, ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với lực lượng CAND

  1. Câu hỏi  Phân tích đặc thù của vùng dân tộc học của Tây Nam Bộ, ý nghĩa   của việc nghiên cứu vấn đề này đối với lực lượng CAND. Bài làm Khái quát vùng đất Tây Nam Bộ, những đặc thù của vùng dân tộc   học Tây Nam Bộ Tây Nam Bộ còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 13 tỉnh,   thành phố  là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà  Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và   Cà Mau. Phía Tây Bắc giáp Campuchia.  Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng  Đông   Nam   Bộ.   Phía   Đông   giáp   biển   Đông.   Phía   Nam   giáp   Thái  Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.  Dân cư  sinh sống  ở  vùng Tây  Nam Bộ  bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là:   Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer. Người Kinh chiếm đại đa số, sống  ở  hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều  ở  các tỉnh Bạc  Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ  yếu  ở  An Giang. Người  Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Các tộc  người vùng Tây nam bộ sống đoàn kết, cư trú đan xen nhau, tính tình rộng  rãi, cởi mởi và hiếu khách, ngoài những nét chung của các tộc người sinh  sống tại vùng Tây Nam Bộ thì vẫn có những nét đặc sắc riêng của các tộc   người, cụ thể: Phân tích đặc thù của vùng dân tộc học Tây nam bộ Về dân tộc Khơmer, đây là tộc người đến định cư sớm nhất ở vùng  châu thổ  sông Cửu Long. Họ  vốn là những người nông dân Khmer nghèo  khổ đến đây làm ăn sinh sống để tránh sự  áp bức, bóc lột của chế độ  Ăng  Co. Nhưng về  sau, do nội chiến và sự  giết chóc của quân Xiêm, những  
  2. người di cư  Khmer đến vùng đồng bằng châu thổ  sông Cửu Long ngày  càng đông hơn. Từ lâu, chùa Khmer là điểm sinh hoạt văn hoá – xã hội của đồng bào.  Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục), do sư cả đứng đầu. Thanh  niên Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức  hạnh và kiến thức. Người Khmer có tiếng nói và chữ  viết riêng, tạo nên  bản sắc dân tộc của mình trên một nền tảng văn hoá chung, một lịch sử  chung của tất cả các dân tộc cùng nhau bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt   Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ  với   đồng bào Kinh, Hoa trong các  phum, sóc, ấp. Trong quá trình sinh sống, người Khmer có mối quan hệ giao  lưu văn hóa với các dân tộc khác nhưng người Khmer luôn giữ  được bản  sắc dân tộc đặc trưng của dân tộc mình. Người Khmer có tính cộng đồng  và giản dị  trong văn hóa truyền thể  hiện trong sinh hoạt tín ngưỡng, tính  cộng đồng còn thể  hiện  ở  tinh thần đoàn kết dân tộc trong đời sống văn  hóa. Bên cạnh đó, tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa truyền thống của dân  tộc Khmer được thể hiện rõ nét qua các lễ hội, các giáo lý nhớ ơn tổ  tiên,  ông bà cha mẹ và cả những nghi lễ vòng đời của cá nhân từ khi sinh ra đến   lúc chết đi bao hàm giá trị  đạo đức, thẩm mỹ. Mặt khác, tính dung hòa và  giàu yếu tố  tâm linh trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, điều  này dẫn đến việc người Khmer đã tiếp thu văn hóa của dân tộc người Việt,  Hoa, Chăm và các dân tộc khác. Ngoài ra, tính tự  trị  trong Văn hóa truyền  thống của cộng đồng dân tộc Khmer ở các phum sóc vì tính cộng đồng tạo  nên những tập thể  khép kín mang tính tự  trị  xây dựng môi trường tốt để  bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, bản sắc văn hóa người Khmer  cho ta thấy sức mạnh của văn hóa truyền thống tạo nên nét đặc sắc riêng  của dân tộc Khmer 
  3. Đồng bào Khmer Nam Bộ  có nhiều phong tục, tập quán và có nền  văn hoá nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn,  đàn, đội ghe Ngo… Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết   dân tộc, ngày lễ  lớn như: Chôn chơ  nam thơ  mây (Lễ  năm mới), lễ  Phật   đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (lễ cúng trăng). Người Khmer biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Họ  thường cư  trú  ở  những vùng có điều kiện địa lý ­ tự  nhiên khó khăn, hoạt động kinh tế  chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó nghề trồng lúa chiếm đa số dân  cư  lao động (87%). Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới và nền  kinh tế  thị  trường đã có những tác động tích cực đến đời sống của đồng  bào Khmer, số hộ đủ  ăn đến dư dả  tăng lên rõ rệt (74,83%). Bên cạnh đó,  vẫn còn một bộ phận dân cư cuộc sống còn khó khăn (gần 25%). Phật giáo Nam tông chi phối cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ khá  sâu sắc và toàn diện trên tất cả  các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hoá, xã  hội, giáo dục, đạo đức lối sống và chính trị. Đây là một đặc điểm riêng khá  đặc biệt đối với dân tộc Khmer đó là dân tộc và tôn giáo có nhiều nét tương   đồng. Do nhiều nguyên nhân lịch sử để  lại mà trong đồng bào Khmer Nam   Bộ (kể cả trong một số không nhỏ cán bộ ở cơ sở) vẫn chưa có nhận thức   rõ ràng, đúng đắn về quốc gia dân tộc. Đây là rào cản vô hình nhưng có sức  mạnh tác động, chi phối không nhỏ  đến vấn đề  đoàn kết dân tộc trong  cộng đồng người Khmer  ở  Tây Nam Bộ. Từ đó cảm nhận về  sự mất mát  do những thay đổi quan hệ  tộc người trong lịch sử  vẫn còn  ảnh hưởng   trong một bộ  phận đồng bào Khmer. Chủ  nghĩa thực dân trước đây và các  thế lực thù địch hiện nay luôn lợi dụng vấn đề lịch sử, vấn đề lãnh thổ để  kích động hận thù, chia rẽ dân tộc. Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế 
  4. ­ xã hội vùng dân tộc Khmer Tây Nam Bộ  vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém  … tất cả  những điều đó tạo ra sự  mặc cảm, thiếu lòng tin của một bộ  phận đồng bào Khmer đối với chính sách dân tộc của Đảng, hơn nữa, còn   là một nguy cơ tiềm ẩn đe doạ đến sự ổn định chính trị ­ xã hội ở Tây Nam  Bộ. Về  dân tộc chăm,  ở  vùng Tây Nam Bộ  tập trung cư  trú  ở  một số  huyện   đầu   nguồn   sông   Hậu   thuộc   tỉnh   An   Giang   như   Châu   Phú, Tân  Châu, TX Châu Đốc... Dân số người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long có  khoảng   12.500   người.   Người   Chăm   ở  Đồng   bằng   sông   Cửu   Long  vốn  thuộc   nhóm   của   người   Chăm   ở   Trung   Bộ   Việt   Nam   di   chuyển   sang   Campuchia vào khoảng thế  kỷ  thứ  XV­XVI (Hiện nay vẫn còn một bộ  phận đang sinh sống ở Công pông Chăm Campuchia). Đến khoảng đầu thế  kỷ XVIII, một số người Chăm này từ Campuchia theo sông Hậu và định cư  ở tỉnh Châu Đốc trước đây (nay thuộc tỉnh An Giang). Hoạt động kinh tế  của người Chăm  ở  Đồng bằng sông Cửu Long  khá đa dạng, một số  ít là đánh cá, chài lưới trên sông Hậu và các sông  nhánh. Một số người Chăm dệt thủ công các loại vải và buôn bán dạo hàng  vải các loại. Một số  ít người Chăm khác lại sản xuất nông nghiệp gieo  trồng lúa nước, các loại hoa màu, cây ăn trái. Người Chăm ở  Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ hình thức cư trú  kiểu các paiây Chăm (làng Chăm) giống như   ở  Ninh Thuận, Bình Thuận.  Đó là các cụm dân cư  bố  trí dọc sông Hậu và các chi lưu.  Ở  đây, người   Chăm sinh sống trên những ngôi nhà sàn có sàn khá cao, tránh được nước   ngập mùa lũ. Hồi giáo là tôn giáo duy nhất và hầu hết của người chăm  ở  Đồng bằng sông Cửu Long. Các nghi lễ và giáo lý Hối giáo ảnh hưởng sâu 
  5. rộng đến nhiều mặt cuộc sống của họ, đặc biệt trong việc quản lý các  palây. Vai trò người đàn ông Chăm ở An Giang được đề cao hơn so với đàn  ông   Chăm   Trung   Bộ.   Mỗi   palây   Chăm   An   Giang   thường   có   một   thánh  đường và nhiều nhà nguyện nhỏ. Đàn ông Chăm An Giang tuân thủ nghiêm   ngặt các qui định, nghi lễ  theo kinh Koran và giáo luật Hồi giáo. Các vị  chức sắc Hồi giáo, thường tham dự  công việc quản lý và điều hành các   palây Chăm. Về  đồng bào dân tộc Hoa  ở  Đồng bằng sông Cửu Long có gần  200.000 người, chiếm khoảng 1,24% dân số  toàn vùng Tây Nam Bộ  và  chiếm khoảng 23,2% dân số Hoa toàn quốc. Họ sống tập trung nhiều nhất  ở các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau… Trong khu  vực  Tây Nam  Bộ,  ngược   lại  với  dân  tộc  Khmer  sống  tương đối cách biệt với dân tộc khác, người Hoa sống rất hoà đồng với các  dân tộc khác nhằm mục đích làm ăn, mua bán. Người Hoa rất có ý thức và  năng lực kinh doanh, thương mại, chịu khó, chí thú, có bí quyết làm ăn, ít   quan tâm đến chính trị. Họ ít tham gia các hoạt động của cộng đồng chung,  song tính cộng đồng trong nội bộ người Hoa lại rất cao. Các hội tương trợ  của các dòng họ người Hoa liên kết lại thành các tổ chức chặt chẽ, có quy   mô lớn và hoạt động rất hiệu quả. Về  tôn giáo, ngoài tín ngưỡng thờ các vị  thần khác nhau, người Hoa  còn theo đạo Phật. Bên cạnh những nét đặc sắc trong phong tục tập quán,  thể hiện qua thờ tự, qua nghi thức hành lễ, tín đồ người Hoa cũng lập Hội  Phật học lấy tên là Minh nguyệt cư  sĩ Lâm Phật học hội. Tổ chức này có   mặt tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như tại Sóc Trăng, Bạc Liêu,  Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp… Đây là hình thức tương trợ  trong cộng 
  6. đồng người Hoa, giúp cầu cúng, viếng thăm những gia đình Hoa có tang lễ  hay gặp khó khăn trong cuộc sống. Các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa tại nhiều tỉnh ở  đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá mạnh  mẽ  với các nước Châu á trong khu vực qua việc đưa về  Việt Nam nhiều   tượng Phật từ  các nước, các văn hoá phẩm, pháp khí, kinh tạng từ  Trung  Quốc, Myanma… Ý nghĩa nghiên cứu đặc thù của vùng dân tộc học Tây nam bộ trong ll   CAND Như vậy, sự  đa dạng về  tộc người  ở vùng đất Tây Nam Bộ  đã làm   nên sự  phong phú và những nét đặc thù cho nền văn hoá Việt Nam nói  chung và văn hoá Tây Nam Bộ  nói riêng. Tuy nhiên, cũng chính sự  phong   phú, đa dạng và đặc thù ấy đã đặt ra không ít vấn đề phức tạp về chính trị­ xã hội nói chung và đặc biệt là những vấn đề dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ.   Do đó việc nghiên cứu đặc thù của vùng dân tộc Tây Nam Bộ  có ý nghĩa  cực kỳ quan trọng. Trong cuộc đấu tranh của lực lượng CAND với các đối   tượng lợi dụng vấn đề  dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia thì việc nắm  các đặc thù của vùng dân tộc Tây Nam Bộ là đòi hỏi bắt buộc. Khi nắm được đặc thù của vùng dân tộc Tây Nam Bộ  lực lượng  công an sẻ  tham mưu, đề  xuất Đảng và Nhà nước chủ  chương chính sách  mới vùng dân tộc thiểu số  tại Tây Nam Bộ, đặc biệt là trong công tác  phòng ngừa, đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu  số vùng Tây Nam Bộ để kích động gây mất an ninh chính trị trong khu vực.  Khi hiểu được những đặc thù của vùng dân tộc Tây Nam Bộ  lực   lượng công an sẻ  có cách tiếp cận phù hợp, tuyên truyền, vận động đồng  bào dân tộc thiểu số trong khu vực có hiệu quả.  đồng bào các dân tộc chính 
  7. là lực lượng hỗ trợ đắc lực và bảo đảm cho lực lượng công an hoàn thành  nhiệm vụ. Đồng bào các dân tộc tại những vùng biên giới chính là tai mắt  giúp các đồng chí An ninh để phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với những  âm mưu chống phá của kẻ  địch, với các loại tội phạm xuyên quốc gia và   các loại tệ nạn xã hội. Đây chính là nguồn lực lượng to lớn nhân sức mạnh   của  lực lượng công an  lên gấp nhiều lần, làm cho  lực lượng An ninh  có  hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. đây chính là nguồn cơ sở  và quan hệ có ích phục vụ công tác đấu tranh lâu dài trên “mặt trận” đoàn  kết dân tộc. Xây dựng thành công trận tuyến lòng dân, hình thành thế trận   an ninh nhân dân vững chắc là yếu tố  quan trọng bảo đảm giữ  vững an  ninh biên giới, bảo đảm chủ  quyền và toàn vẹn lãnh thổ.   chủ  động xây  dựng thế  trận phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả  với các đối tượng lợi   dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2