intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm môn quản trị học căn bản

Chia sẻ: Lanngoc Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

393
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh viên cao đẳng Ngành quản trị văn phòng của Trường Hoa Sen được học môn Quản trị học căn bản là vì: (a) Đây là một trong những môn học quy định của Bộ Giáo dục đào tạo và của nhà trường. Đây là môn học căn bản về quản trị, từ đó sẽ ứng dụng cho các môn học khác, nhất là môn quản trị hành chánh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn quản trị học căn bản

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
  2. Câu 1: Sinh viên cao đẳng Ngành quản trị văn phòng của Trường Hoa Sen được học môn Quản trị học căn bản là vì: (a) Đây là một trong những môn học quy định của Bộ Giáo dục đào tạo và của nhà trường. (b) Đây là môn học căn bản về quản trị, từ đó sẽ ứng dụng cho các môn học khác, nhất là môn quản trị hành chánh. (c) Để sau này sinh viên sẽ có thể làm một người thư ký trưởng hay một Trưởng Phòng Hành chánh, tức là những người quản trị. (d) Khi ra trường và công tác tại một cơ quan nào đó, dù ở cương vị nào hay lĩnh vực nào, sinh viên sẽ phải tiếp cận với hoạt động quản trị dưới các góc độ khác nhau, nên cần hiểu biết về quản trị. Câu 2: Có thể hiểu thuật ngữ "Quản trị" như sau: (a) Quản trị là quá trình quản lý. (b) Quản trị là sự bắt buộc người khác hành động. (c) Quản trị là tự mình hành động hướng tới mục tiêu bằng chính nổ lực cá nhân. (d) Quản trị là phương thức làm cho hành động để đạt mục tiêu bằng và thông qua những người khác.
  3. Câu 3: Mục đích của quá trình quản trị là: (a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các nguồn nhân tài, vật lực của tổ chức. (b) Làm cho hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao. (c) Làm cho hoạt động của tổ chức hướng về mục tiêu. (d) Dẫn hoạt động của tổ chức đi đến những kết quả mong muốn. Câu 4: Mọi yếu tố cấu thành nguồn lực của tổ chức đều quan trọng, nhưng trong đó, quan trọng nhất là: (a) Nhân lực (con người) (b) Vật lực là máy móc thiết bị, nhà xưởng,... (c) Vật lực là nguyên, nhiên, vật liệu,... (d) Tài lực (tiền). Câu 5: Quá trình quản trị bao gồm các hoạt động cơ bản, đó là: (a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát. (b) Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính. (c) Ky thuật, tài chính, nhân sự, kinh doanh. (d) Lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp, tuyển dụng nhân lực, kiểm tra và thanh tra.
  4. Câu 6: Khi nói về quản trị, không được hiểu: (a) Quản trị là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu sao cho đạt hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. (b) Quản trị bao gồm những chức năng cơ bản, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát. (c) Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó. (*) (d) Quản trị gắn liền với hiệu quả vì nếu không quan tâm đến hiệu quả, người ta chẳng cần phải quản trị. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng: (a) Khi nói về kết quả của một quá trình quản trị thì cũng có nghĩa là nói về hiệu quả của quá trình đó.
  5. (b) Hiệu quả của một quá trình quản trị chỉ đầy đủ ý nghĩa khi nó hàm ý so sánh kết quả với chi phí bỏ ra trong quá trình quản trị đó. (c) Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản trị là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó. (d) Khi kết quả của một quá trình quản trị rất cao, thì hiển nhiên hiệu quả của quá trình đó cũng rất cao. Câu 8: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác: (a) Hiệu quả của một quá trình quản trị cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí. (b) Hiệu quả của một quá trình quản trị thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được. (c) Hiệu quả của một quá trình quản trị cao có nghĩa là chi phí đã bỏ ra là thấp nhất. (d) Hiệu quả của một quá trình quản trị tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra cho quá trình ấy. Câu 9: Hoạt động của một quá trình quản trị được coi là đạt hiệu quả cao hơn chính nókhi: (a) Đầu vào tăng trong khi đầu ra giữ nguyên.
  6. (b) Đầu vào giữ nguyên trong khi đầu ra giảm xuống. (c) Đầu vào giảmxuống và đầu ra tăng lên. (d) Đầu vào tăng lên và đầu ra giảm xuống. Câu 10: Hãy chỉ ra phát biểu nào sau đây không đúng: (a) Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả. (b) Chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị. (c) Thời xa xưa, người ta chẳng cần quan tâm đến quản trị vì tài nguyên chưa khan hiếm, sức người không những sẳn có mà còn dư thừa. (d) Người ta quan tâm đến quản trị là vì muốn phối hợp các nguồn nhân, tài, vật lực một cách hiệu quả.
  7. Câu 11: Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hầu như người ta quản trị mà chẳng quan tâm đến hiệu quả, đó là vì: (a) Năng suất lao động của chúng ta quá cao, không cần phải quan tâm đến các chi phí nữa. (b) Mọi người đều làm chủ tập thể, nên hiển nhiên đạt hiệu quả cao. (c) Người ta chưa được học quản trị nên không biết hiệu quả là gì. (d) Mọi ngưồn lực cho đầu vào và việc giải quyết đầu ra hầu như đã được nhà nước lo liệu rất đầy đủ. Câu 12: Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức: (a) Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt. (b) Một tổ chức có nhiều thành viên (c) Một tổ chức có một cơ cấu mang tính hệ thống. (d) Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty. Câu 13: Trong một quá trình quản trị, người thừa hành là: (a) Người trực tiếp làm một công việc hay một nhiệm vụ, và không có trách nhiệm trông coi công việc của những người khác. (b) Người chỉ cần thừa hành những mệnh lệnh của cấp trên.
  8. (c) Người đừng quan tâm đến công việc của người khác. (d) Người chấp hành thực hiện tất cả các ý kiến của mọi người khác. Câu 14: Nhà quản trị không phải là: (a) Người điều khiển công việc của những người khác, làm việc ở những vị trí và mang những trách nhiệm khác nhau. (b) Người làm việc trong tổ chức, nhưng chỉ có nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác. (c) Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu. (d) Người có những chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không giống như những người thừa hành. Câu 15: Nói về cấp bậc quản trị, người ta chia ra: (a) Hai cấp: cấp quản trị và cấp thừa hành. (b) Ba cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành, và cấp thực hiện. (c) Ba cấp: cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở. (d) Bốn cấp: cấp cao, cấp giữa, cấp cơ sở và cấp thấp.
  9. Câu 16: Một thư ký điều hành trong một công ty chịu trách nhiệmchính với Giám đốc công ty và phải điều hành công việc của 06 nhân viên thư ký văn phòng khác. Vậy người thư ký điều hành đólà: (a) Người quản trị cấp cao. (b) Người quản trị cấp điều hành. (c) Người quản trị cấp giữa. (d) Người quản trị cấp cơ sở. Câu 17: Ông Trưởng Phòng hành chánh trong một công ty (có 5 Phòng trực thuộc Giám đốc công ty) quản lý số lượng nhân viên trong phòng là 14 người, chia thành 3 nhóm: nhóm hành chánh-văn thư, nhóm công xa, và nhóm bảo vệ (mỗi nhóm có một nhóm trưởng). Vậy Ông Trưởng Phòng Hành chánh đó là: (a) Người quản trị cấp cao. (b) Người quản trị cấp giữa. (c) Người quản trị cấp thấp. (d) Người quản trị cấp chỉ huy. Câu 18: Người ta phân biệt kỹ năng của một người quản trị gồm: (a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm tra.
  10. (b) Kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, và nhân sự. (c) Kỹ thuật, nhân sự, và tư duy. (d) Điều hành, chỉ huy và lãnh đạo. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về kỹ năng của người quản trị: (a) Kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể; nói cách khác, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị. (b) Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập thể trong tổ chức, dù đó là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang hàng, hay cấp trên. (c) Kỹ năng tư duy là khả năng hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được. (d) Đã là người quản trị, ở bất cứ vị trí nào, loại hình tổ chức hay doanh nghiệp nào, thì tất yếu phải có cả ba kỹ năng kỹ thuật, nhân sự và tư duy như nhau. Câu 20: Phát biểu nào sau đây liên quan với các kỹ năng của người quản trị là không chính xác: (a) Ông Giám đốc Công ty hiểu biết về nghiệp vụ tài chính kế toán thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta.
  11. (b) Ông Trưởng Phòng Hành chánh có quan hệ tốt với mọi người trong công ty và được mọi người yếu mến thì ta gọi đó là kỹ năng nhân sự của ông ta. (c) Ông Trưởng Phòng kinh doanh có nhận định đúng đắn và kịp thời về việc không thể tổ chức đưa hàng đến bán ở Nha Trang trong dịp hè năm nay như đãdự kiến thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta. (d) Chị Tổ trưởng Tổ văn thư đã kịp thời nhận thấy có vấn đề gì đó bất thường trong cách soạn thảo một văn bản của nhân viên dười quyền thì ta gọi đó là kỹ năng tư duy của chị ta. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các kỹ năng trong một công ty:
  12. (a) Ông Giám đốc cần phải giỏi về nghiệp vụ kế toán hơn ông Kế toán trưởng thì mới chỉ huy được Phòng tài chính-kế toán. (b) Ông Trưởng Phòng Hành chánh cần nhận ra những điểm chưa chuẩn xác trong lối soạn thảo văn bản của nhân viên soan thảo văn thư. (c) Ông Trưởng Phòng Kinh doanh cần có kỹ năng giao tế nhân sự tốt hơn ông Trưởng Phòng Kỹ thuật vì phải tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày. (d) Cô thư ký trưởng không cần biết về cách xếp một là thư và bỏ vào phong bì, vì đã có nhân viên thư ký văn phòng dưới quyền làm việc ấy. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng trong một tổ chức: (a) Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng kỹ thuật càng giảm dần tính quan trọng, tức nhà quản trị cấp cao thì không đòi hỏi phải có kỹ năng về các chuyên môn nghiệp vụ cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở. (b) Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng tư duy càng cần phải cao, tức nhà quản trị cấp cao nhất thiết phải có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhận định, đánh giá cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở.. (c) Các nhà quản trị cấp cơ sở cần thiết phải có kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp giữa vì họ phải gắn liền với những công việc mang tính chuyên môn nghiệp vụ.
  13. (d) Nhà quản trị cấp giữa cần có kỹ năng nhân sự cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp cơ sở vì họ phải vừa tiếp xúc với cấp trên, vừa tiếp xúc với cấp dưới. Câu 23: Vai trò quan hệ con người của một người quản trị sẽ không bao gồm: (a) Vai trò đại diện (có tính chất nghi lễ trong tổ chức). (b) Vai trò lãnh đạo (phối hợp và kiểm tra công việc của những người dưới quyền). (c) Vai trò nhà kinh doanh (xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức) (d) Vai trò liên lạc (quan hệ với người khác trong và ngoài tổ chức). Câu 24: Các vai trò thông tin của một người quản trị sẽ không bao gồm: (a) Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động của đơn vị mình. (b) Vai trò giữ bảo mật tất cả những thông tin nhận được. (c) Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan (d) Vai trò cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan trong cùng đơn vị. Câu 25: Các vai trò quyết định của một người quản trị sẽ không bao gồm: (a) Vai trò nhà kinh doanh, tức là có vai trò mang lại lợi nhuận cho tổ chức, dù đó là loại hình tổ chức nào.
  14. (b) Vai trò giải quyết các xáo trộn, tức phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định). (c) Vai trò phân phối các nguồn lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2