intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây chè ở Trung Du và miền núi nước ta

Chia sẻ: Lotus_5 Lotus_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

127
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây chè đã gắn bó và phát triển nhiều năm bởi đặc tính sinh học cũng như cuộc sống của người dân vùng trung du miền núi. Để sản xuất chè phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, người trồng chè và cây chè cần được đầu tư hơn nữa về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Cây chè (Thea sinensis L.) là một trong số ít những cây công nghiệp của vùng trung du miền núi (TDMN), ngay từ đầu thế kỷ 20 đã được chú ý nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây chè ở Trung Du và miền núi nước ta

  1. Cây chè ở Trung Du và miền núi nước ta Cây chè đã gắn bó và phát triển nhiều năm bởi đặc tính sinh học cũng như cuộc sống của người dân vùng trung du miền núi. Để sản xuất chè phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, người trồng chè và cây chè cần được đầu tư hơn nữa về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Cây chè (Thea sinensis L.) là một trong số ít những cây công nghiệp của vùng trung du miền núi (TDMN), ngay từ đầu thế kỷ 20 đã được chú ý nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng trên qui mô công nghiệp. Năm 1939, diện tích chè đã có 17.400 ha, sản lượng 10.900 tấn, xếp thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Nhật Bản và Indonexia. Thời đó, người Pháp đã đưa mặt hàng chè của ta tiêu thụ ở một số nơi trên thị trường thế giới, với các tên gọi khác nhau. Sau hòa bình lập lại (1954) thời "Hoàng kim" của cây chè là vào những năm của các thập kỷ 60, 70, và 80. Được Nhà nước khuyến khích, đầu tư hàng vạn lao động gồm bộ đội giải ngũ, thanh niên xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới... lập nên các công trường, lâm trường và nông trường (chủ yếu trồng chè). Đến nay diện tích chè cả nước vào khoảng 70 ngàn hecta, trên địa bàn 21 tỉnh, tập trung ở
  2. TDMN phía Bắc, khu 4 cũ và Tây Nguyên. Hàng chục cơ sở chế biến với qui mô đủ loại: lớn (55T/ngày), vừa (9-13T/ngày) và nhỏ, cùng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề (ở cả 2 khâu trồng trọt và chế biến). Hàng năm sản xuất gần 40 ngàn tấn sản phẩm, xuất khẩu 50-55% chủ yếu là chè đen (70-80%), còn lại là chè xanh, chè hương. Giá chè của ta trên thị trường còn thấp (1,0- 1,4 đôla/kg) trong khi đó giá chè cùng loại của nước khác gấp trên 2 lần (2,4- 3,5 đôla/kg). Năng suất bình quân còn thấp, mới đạt 3,5-3,8 tấn búp/ha. Theo tài liệu của Ấn Độ đã tổng kết: Người làm chè muốn có lợi nhuận, năng suất tối thiểu phải đạt 5 T/ha. TDMN nước ta có diện tích tự nhiên 23,9 triệu hecta bằng 72,4% diện tích toàn quốc (không kể hải đảo), dân số 19 triệu với 7,7 triệu lao động sinh sống chính bằng nông nghiệp (chiếm 26,6% lao động cả nước) (số liệu 1989). Đất đai nhìn chung thuộc loại tốt, hơn 40 loại cây trồng và hơn 10 loài vật nuôi chính có ở TDMN, trong đó một số thuộc loại quý hiếm, đặc sản. Do đặc điểm phức tạp về địa hình, muốn khai thác có hiệu quả mang tính ổn định và bền vững, chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống canh tác thích hợp với môi trường sinh thái vùng đồi núi. Trong hoạt động kinh tế phải bảo vệ tốt rừng đầu nguồn phòng chống bão lũ, hạn chế tối đa sự bào mòn rửa trôi bằng các vành đai cây trồng, ruộng bậc thang đồng mức, kết hợp với đắp đập xây hồ, làm đường giao thông, giữ nước chăn nuôi thả cá... nâng dần độ che phủ mặt đất tiến tới xóa bỏ "đất trống đồi núi trọc". Áp
  3. dụng phương thức luân canh, trồng xen, gối vụ hợp lý của nhiều loại cây, nhiều tầng giữa những cây hàng năm, hàng vụ với những cây lâu năm... Nhìn lại vài thập kỷ qua, nhất là khi có công cuộc đổi mới, chúng ta đã đề cập nhiều đến các vấn đề như nông - lâm kết hợp, sản xuất kinh doanh tổng hợp, phải đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm v.v... nhưng trên thực tế chưa làm được bao nhiêu, chủ yếu vẫn là khai thác, nên không bảo vệ được các nguồn lợi tự nhiên vốn có, dẫn đến hủy hoại môi trường sống, kinh tế không phát triển được. Tiếp đến vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho TDMN trong một thời gian nhất định có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Ngoài những chính sách, chế độ ưu tiên, ưu đãi cần mở rộng quĩ tín dụng cho người nghèo, đưa chương trình khuyến nông đến đến với mọi người dân nơi xa xôi hẻo lánh... Mặt khác, phải đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đưa những giống cây thích hợp, có khả năng chịu hạn, giúp cho nông nghiệp, nông thôn TDMN sớm đi vào ổn định và phát triển về sau. Về cây chè, có thể khẳng định trên địa bàn TDMN là cây trồng đặc thù về nhiều phương diện. Không chỉ về mặt kinh tế làm giàu cho đất nước như các nước quanh ta đã và đang làm. Một cây trồng chưa bao giờ xảy ra hiện tượng "mất trắng" vì thiên tai như các cây trồng khác. Về mặt môi trường có thể xếp vào loại cây "phủ xanh đất trống đồi trọc" tốt nhất, vì khả năng thích nghi ở vùng đồi núi. Tuy nhiên, để sản xuất chè phát triển, tăng thu nhập cho người trồng, chúng
  4. chúng tôi xin nêu hai vấn đề cần giải quyết như sau: Chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. + Chất lượng chè là do nguyên liệu quyết định, nguyên liệu tốt hay xấu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên, chẳng hạn cũng giống chè trung du trồng ở Bắc Thái được nhiều người ưa chuộng hơn. Theo tài liệu phân vùng qui hoạch trên địa bàn TDMN nước ta có tới 13 tiểu vùng sinh thái khí hậu nhiệt đới ẩm khác nhau dẫn đến chất lượng nguyên liệu sẽ khác nhau. Nước ta có nhiều vùng chè tuyết, chè Shan ở vùng núi cao của các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Mộc Châu... Những vùng chè này tuy chưa được tập trung, nhưng có giá trị cao về phẩm chất. Trong những năm tới cần thiết có kế hoạch đầu tư, khai thác đem lại nguồn hàng có giá trị cao, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc vùng cao. + Về thị trường tiêu thụ chè hiện nay: Đây là vấn đề "Sống còn" đối với bất kỳ người sản xuất kinh doanh nào. Nói đến thị trường ta phải chú ý cả thị trường trong và ngoài nước. Cùng với việc mở rộng thị trường, tạo nhiều mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng để từng bước nâng cao giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. [right][b]PTS. TRẦN THỤ Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chè Biên tập: Nguyễn Công Mai[/b][/right]Cây chè đã gắn bó và phát triển nhiều năm bởi đặc tính sinh học cũng như cuộc sống của người dân vùng trung du miền núi. Để sản xuất chè phát triển tương xứng với tiề m năng vốn có, người trồng chè và cây chè cần được đầu tư hơn nữa về kinh tế và khoa học kỹ
  5. thuật. Cây chè (Thea sinensis L.) là một trong số ít những cây công nghiệp của vùng trung du miền núi (TDMN), ngay từ đầu thế kỷ 20 đã được chú ý nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng trên qui mô công nghiệp. Năm 1939, diện tích chè đã có 17.400 ha, sản lượng 10.900 tấn, xếp thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Nhật Bản và Indonexia. Thời đó, người Pháp đã đưa mặt hàng chè của ta tiêu thụ ở một số nơi trên thị trường thế giới, với các tên gọi khác nhau. Sau hòa bình lập lại (1954) thời "Hoàng kim" của cây chè là vào những năm của các thập kỷ 60, 70, và 80. Được Nhà nước khuyến khích, đầu tư hàng vạn lao động gồ m bộ đội giải ngũ, thanh niên xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới... lập nên các công trường, lâm trường và nông trường (chủ yếu trồng chè). Đến nay diện tích chè cả nước vào khoảng 70 ngàn hecta, trên địa bàn 21 tỉnh, tập trung ở TDMN phía Bắc, khu 4 cũ và Tây Nguyên. Hàng chục cơ sở chế biến với qui mô đủ loại: lớn (55T/ngày), vừa (9-13T/ngày) và nhỏ, cùng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề (ở cả 2 khâu trồng trọt và chế biến). Hàng năm sản xuất gần 40 ngàn tấn sản phẩm, xuất khẩu 50-55% chủ yếu là chè đen (70-80%), còn lại là chè xanh, chè hương. Giá chè của ta trên thị trường còn thấp (1,0-1,4 đôla/kg) trong khi đó giá chè cùng loại của nước khác gấp trên 2 lần (2,4-3,5 đôla/kg). Năng suất bình quân còn thấp, mới đạt 3,5-3,8 tấn búp/ha. Theo tài liệu của Ấn Độ đã tổng kết: Người làm chè muốn có lợi nhuận, năng suất tối thiểu phải đạt 5 T/ha. TDMN nước ta có diện tích tự nhiên 23,9 triệu hecta bằng 72,4% diện tích toàn quốc (không kể hải
  6. đảo), dân số 19 triệu với 7,7 triệu lao động sinh sống chính bằng nông nghiệp (chiếm 26,6% lao động cả nước) (số liệu 1989). Đất đai nhìn chung thuộc loại tốt, hơn 40 loại cây trồng và hơn 10 loài vật nuôi chính có ở TDMN, trong đó một số thuộc loại quý hiếm, đặc sản. Do đặc điểm phức tạp về địa hình, muốn khai thác có hiệu quả mang tính ổn định và bền vững, chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống canh tác thích hợp với môi trường sinh thái vùng đồi núi. Trong hoạt động kinh tế phải bảo vệ tốt rừng đầu nguồn phòng chống bão lũ, hạn chế tối đa sự bào mòn rửa trôi bằng các vành đai cây trồng, ruộng bậc thang đồng mức, kết hợp với đắp đập xây hồ, làm đường giao thông, giữ nước chăn nuôi thả cá... nâng dần độ che phủ mặt đất tiến tới xóa bỏ "đất trống đồi núi trọc". Áp dụng phương thức luân canh, trồng xen, gối vụ hợp lý của nhiều loại cây, nhiều tầng giữa những cây hàng năm, hàng vụ với những cây lâu năm... Nhìn lại vài thập kỷ qua, nhất là khi có công cuộc đổi mới, chúng ta đã đề cập nhiều đến các vấn đề như nông - lâm kết hợp, sản xuất kinh doanh tổng hợp, phải đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm v.v... nhưng trên thực tế chưa làm được bao nhiêu, chủ yếu vẫn là khai thác, nên không bảo vệ được các nguồn lợi tự nhiên vốn có, dẫn đến hủy hoại môi trường sống, kinh tế không phát triển được. Tiếp đến vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho TDMN trong một thời gian nhất định có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Ngoài những chính sách, chế độ ưu tiên, ưu đãi cần mở rộng quĩ tín dụng cho người nghèo, đưa chương trình khuyến nông đến đến với mọi
  7. người dân nơi xa xôi hẻo lánh... Mặt khác, phải đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đưa những giống cây thích hợp, có khả năng chịu hạn, giúp cho nông nghiệp, nông thôn TDMN sớm đi vào ổn định và phát triển về sau. Về cây chè, có thể khẳng định trên địa bàn TDMN là cây trồng đặc thù về nhiều phương diện. Không chỉ về mặt kinh tế làm giàu cho đất nước như các nước quanh ta đã và đang làm. Một cây trồng chưa bao giờ xảy ra hiện tượng "mất trắng" vì thiên tai như các cây trồng khác. Về mặt môi trường có thể xếp vào loại cây "phủ xanh đất trống đồi trọc" tốt nhất, vì khả năng thích nghi ở vùng đồi núi. Tuy nhiên, để sản xuất chè phát triển, tăng thu nhập cho người trồng, chúng chúng tôi xin nêu hai vấn đề cần giải quyết như sau: Chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. + Chất lượng chè là do nguyên liệu quyết định, nguyên liệu tốt hay xấu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên, chẳng hạn cũng giống chè trung du trồng ở Bắc Thái được nhiều người ưa chuộng hơn. Theo tài liệu phân vùng qui hoạch trên địa bàn TDMN nước ta có tới 13 tiểu vùng sinh thái khí hậu nhiệt đới ẩm khác nhau dẫn đến chất lượng nguyên liệu sẽ khác nhau. Nước ta có nhiều vùng chè tuyết, chè Shan ở vùng núi cao của các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Mộc Châu... Những vùng chè này tuy chưa được tập trung, nhưng có giá trị cao về phẩm chất. Trong những năm tới cần thiết có kế hoạch đầu tư, khai thác đem lại nguồn hàng có giá trị cao, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc vùng cao. + Về thị trường tiêu thụ chè hiện nay: Đây là vấn đề "Sống còn" đối với bất kỳ người sản
  8. xuất kinh doanh nào. Nói đến thị trường ta phải chú ý cả thị trường trong và ngoài nước. Cùng với việc mở rộng thị trường, tạo nhiều mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng để từng bước nâng cao giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1