intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây hẹ tăng cường tiêu hóa

Chia sẻ: Lau Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hẹ là một cây gia vị và cây thuốc quen thuộc của nhân dân ta. Ở nông thôn, hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, thức ăn và làm thuốc chữa ho, chữa đầy hơi, ợ hơi, ăn không ngon, tăng cường tiêu hoá,..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây hẹ tăng cường tiêu hóa

  1. Cây hẹ tăng cường tiêu hóa Hẹ là một cây gia vị và cây thuốc quen thuộc của nhân dân ta. Ở nông thôn, hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, thức ăn và làm thuốc chữa ho, chữa đầy hơi, ợ hơi, ăn không ngon, tăng cường tiêu hoá,.. Hẹ có thể chữa ho, ợ hơi, tăng cường tiêu hóa
  2. Theo y học dân tộc, hẹ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm, cầm máu. Nghiên cứu gần đây cho thấy, trong lá và củ hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis... Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng. Vì vậy, để chữa bệnh người ta chỉ dùng hẹ dưới dạng nước ép hoặc hấp chín, không được sắc hoặc đun sôi làm thuốc mất tác dụng. Nước hẹ dễ uống, không cay nóng như nước tỏi nên có thể dùng chữa bệnh cho trẻ em. Ngoài ra, lá hẹ giã nát, vắt nước uống có thể chữa
  3. ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở. Dùng củ hẹ sắc uống chữa mồ hôi trộm. Hẹ giã nát, xào nóng, đắp ngoài cổ họng chữa cổ họng sưng đau, khó nuốt. Hẹ còn có tác dụng chữa giun kim (cho trẻ uống nước ép lá hẹ vào buổi sáng lúc đói trong 3 - 5 ngày liền) và làm thuốc tăng cường tiêu hoá, chữa đầy hơi, ợ hơi, ăn không ngon miệng. Liều dùng trung bình 20 - 30g một ngày. Đặc biệt, đối với chứng ho của trẻ em, nhân dân ta vẫn thường chữa bằng lá hẹ hoặc nước hẹ khá công hiệu. Nhiều người chỉ dùng nước lá hẹ hoặc nước cốt hẹ pha với mật ong (lượng bằng nhau) cho trẻ uống cũng đạt kết quả tốt, nhưng thường được phối hợp với một số vị thuốc khác như: Bài 1: Lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 20g. Tất cả đều dùng tươi, cho vào một cái bát sạch, giã nát, thêm đường và 10ml nước, đem hấp chín. Để nguội cho trẻ uống, chia làm ba lần trong ngày. Dùng
  4. liền 3 - 4 ngày. Bài 2: Lá hẹ 10g, củ nghệ tươi 20g, chanh một quả. Cắt nhỏ lá hẹ; Nướng nghệ chín, bóc sạch vỏ, giã nát, cho lá hẹ vào, thêm một ít muối ăn (khoảng 2g) và đường vào trộn lẫn. Chanh tươi để cả vỏ, thái nhỏ, trộn lẫn với những thứ trên, cho bệnh nhân ăn trước khi đi ngủ. Trẻ lớn mỗi tối ăn một lần, trong 2 - 3 tối liền. Trẻ em trên 4 tuổi dùng nửa liều trên. Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dùng 1/3 hoặc 1/4 liều trên, tuỳ theo tuổi. Cũng có thể chỉ làm đơn giản như sau: Đem lá hẹ và củ nghệ thái nhỏ, trộn đều với 2g muối ăn và 4g đường kính. Cắt quả chanh ướp với những thứ đã trộn trên, hấp vào nồi cơm, chia làm hai lần ăn trước bữa cơm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2