Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 29
lượt xem 6
download
Bé sẽ có cơ hội thành công hơn nếu bạn quan tâm nhiều đến việc học hành của bé. Giúp bé làm bài tập không những mang lại nhiều lợi ích mà biết đâu đó, bạn lại có thể học thêm được một vài điều mới lạ! Sau đây là vài đề nghị: -Bạn hãy cố gắng họp mặt với thầy cô thường xuyên để tìm hiểu thêm về những gì thầy cô giảng dạy trong trường và nếu có thể, bạn hãy tình nguyện tham gia những sinh hoạt trong trường của bé -Sắp xếp một nơi dành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 29
- Giúp bé học tập Bé sẽ có cơ hội thành công hơn nếu bạn quan tâm nhiều đến việc học hành của bé. Giúp bé làm bài tập không những mang lại nhiều lợi ích mà biết đâu đó, bạn lại có thể học thêm được một vài điều mới lạ! Sau đây là vài đề nghị: -Bạn hãy cố gắng họp mặt với thầy cô thường xuyên để tìm hiểu thêm về những gì thầy cô giảng dạy trong trường và nếu có thể, bạn hãy tình nguyện tham gia những sinh hoạt trong trường của bé -Sắp xếp một nơi dành riêng cho bé học. Bàn học cần có đủ ánh sáng và có đầy đủ những dụng cụ cần thiết như bút, giấy, kéo, thước, vv… -Sắp xếp một thời gian nhất định mỗi ngày để cho bé làm bài tập -Cố gắng không để những âm thanh khác như TV, âm nhạc, điện thoại, làm ảnh hưởng giờ học -Bạn có thể đề nghị và hướng dẫn bé nhưng bạn nên để bé tự suy nghĩ -Bạn nên hỏi về những bài tập bé cần làm và những bài thi và nhớ kiểm tra xem bé có hoàn thành chúng hay không. Cố gắng dành thời gian để trả lới những vấn đề hoặc thắc mắc của bé
- -Bạn hãy gương mẫu bằng những hành động cụ thể như xem báo, viết thư, đọc sách…Thường thì bé thích noi gương bạn hơn là nghe lời bạn nói -Hãy ngợi khen những thành quả và sự nỗ lực của bé chẳng hạn như dán những bức tranh của bé trên tường và báo những thành tích tốt của bé cho họ hàng và bạn bè -Nếu bé luôn gặp khó khăn khi làm bài tập ở nhà, bạn nên nói chuyện với thầy cô và tìm hiểu nguyên do - chẳng hạn như bé không nhìn thấy bảng đen hoặc bé bị chứng thiếu hụt sự chú ý - để rồi cùng nhau tìm cách giải quyết. Giúp bé không cắn móng tay Thói quen cắn móng tay ở một số trẻ nhỏ đa phần chỉ do thú vui "thám thính" thế giới bằng răng, số khác có thể bị thôi thúc bởi tình trạng ngứa nứu trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn mà thói quen "gặm nhấm" vẫn không dứt, thì người lớn cần ra tay giúp trẻ. Việc cắn móng tay thường xuyên dễ làm gãy, hỏng móng, đặc biệt có thể làm hở khóe móng gây nhiễm trùng. Tình trạng viêm quanh móng có thể sẽ rất nguy hiểm, nếu từ đó viêm nhiễm lan tỏa toàn thân do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh. Hơn nữa, kẽ móng tay bẩn còn là nguồn nhiễm khuẩn đáng ngại khác khi trẻ đưa lên miệng. Ngoài ra, việc gặm nhấm có thể gây hư hại men răng hay trầy sướt, chảy máu nứu.
- Thông thường, khi trẻ lớn biết mắc cỡ, chúng sẽ bỏ cái tật buồn cười này. Ngược lại, khi đã "đâm nghiện" thì đa phần căn nguyên từ yếu tố tâm lý. Móng tay là nơi chúng chọn để… tự trấn an, để giải tỏa căng thẳng, hay thậm chí là vật để "giận cá chém thớt" khi gặp chuyện ấm ức. Nguồn an ủi hiệu quả này có thể thuyết phục đứa trẻ mang nó đến tuổi trưởng thành. Đương nhiên không hay tí nào khi một cô, cậu thanh niên lại đi cắn móng tay trước mặt mọi người (ngược lại nếu xấu hổ cố không đưa tay lên miệng thì nạn nhân lại bị tước mất "cái phao" giúp mình bình tâm lại, vòng luẩn quẩn sẽ khó dứt ra). Do vậy, tốt nhất là giải thoát cho bé thói quen này, nếu có, ngay từ bé. Chẳng hạn, tìm vật thay thế cho các móng tay bằng cách luôn đặt trước mặt trẻ nhiều đồ chơi (hay thay đổi để tránh nhàm chán), tay trẻ sẽ có chuyện thú vị hơn để làm. Với trẻ nhỏ, có thể dùng găng tay sạch mang cho trẻ để ngăn không cho chúng tìm thấy "mục tiêu". Tránh càng nhiều càng tốt những tình huống đẫn đến hành động đưa tay lên miệng như bốc thức ăn bằng tay, hoặc khi tay trẻ dính thức ăn nên lau, rửa sạch ngay. Đừng khuyến khích trẻ làm động tác "ùm òa" bằng cách áp bàn tay lên miệng… Với trẻ lớn hơn một chút, cần chú ý đế nguyên nhân tâm lý, nên gần gũi trẻ nhiều hơn để tìm hiểu chúng đang có vướng mắc gì. Thực tế cho thấy, nhiều đứa trẻ bị sress từ trường lớp do bị bạn bè trêu chọc, tẩy chay, tự ti thua kém hay có khi chỉ vì chúng thấy bị thất sủng không được cô giáo yêu thương.
- Chữa thói quen cắn móng tay cho trẻ thực ra không phải chuyện dễ, đòi hỏi phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn. Giúp bé nhớ bài (-G) Trong trí óc của bé luôn luôn tồn tại hai ngăn trí nhớ riêng biệt: một ngăn là trí nhớ tức thời - là nơi mà tất cả các thông tin được thu thập và chỉ được giữ lại trong vòng 5 phút sau đó bị quên ngay. Ngăn còn lại là ngăn trí nhớ lâu dài - là nơi mà các thông tin được thu thập và giữ lại lâu hơn thậm chí theo bé suốt cuộc đời. Việc tích lũy các kiến thức ngày hôm nay sẽ rất có ích cho cuộc sống của bé trong tương lai. Sau đây là một vài cách mà bạn có thể giúp bé có trí nhớ tốt hơn: Bé cần phải có một góc học tập yên tĩnh, nơi mà bé có thể tập trung suy nghĩ vào bài học mà không bị phân tán tư tưởng bởi những yếu tố khách quan bên ngoài như TV Bạn nên nêu ra cái lợi của trí nhớ, ví dụ như khi học bảng nhân chia, bạn nên thường xuyên nói với bé: Nếu con thuộc hết các quy tắc cộng, trừ nhân chia sẽ giúp con tự tính toán tiền khi muốn mua một cái gì đó. Hay khi học tiếng Anh, bạn nói với con bạn: Ðể có thể tham gia vào trò chơi nào đó, điều quan trọng là con phải hiểu được quy tắc của trò chơi đó được viết bằng tiếng Anh
- Ðôi khi bài học không có tác dụng trực tiếp như môn lịch sử, để con bạn có thể nhớ lâu và không bị mất phương hướng, bạn nên phán đoán các câu hỏi mà cô giáo sẽ đưa ra ngày hôm sau. Khi trẻ biết được cần phải trả lời những gì cho ngày hôm sau thì mọi thông tin cần thiết sẽ được giữ lại trong trí nhớ có logic hơn, liền mạch hơn và lâu dài hơn Ðể giúp trẻ nhớ lâu, bạn nên thường xuyên làm phép so sánh giữa cái mới mà trẻ cần phải nhớ với cái mà trẻ đã biết Bạn có thể dùng phương pháp nhắc nhở như khi bé phải học thuộc bảng nhân chia, bạn nên yêu cầu nhắc lại sau khi bé đã học thuộc khoảng 10 phút sau đó, tiếp đó là lúc trước khi đi ngủ và vào buổi sáng trước khi bé đến trường. Bạn nhắc nhở với bé rằng bạn cũng sẽ kiểm tra lại bảng nhân chia này vào ngày hôm sau hoặc sau 2 ngày và trước khi bé có bài kiểm tra môn toán Bạn cũng có thể dạy con bạn bằng cách mỗi khi học một bài mới bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ hôm trước Bạn cố tìm các từ có thể đi ngay vào trí nhớ: Ðó là các từ gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Chúng không được ghi vào trong vở học nhưng lần sau mỗi khi nhắc đến bài đó chúng lập tức sẽ nhớ ngay đến các từ đó và liên tưởng lại được bài học Giúp bé nín khóc nhanh chóng (-G)
- Nhiều ông bố trẻ tâm sự dù rất yêu con, song họ rất ngại trông con, nhất là mỗi khi nó khóc. Nhìn các bé nước mắt nước mũi chảy dài, nhiều ông bố trở nên lúng túng, không biết làm sao để dỗ dành. Các chuyên gia giáo dục xin mách nhỏ bạn 10 cách dỗ con. 1. Nếu bé khóc nhè thì có thể đó là dấu hiệu nó đang rất buồn ngủ. Hãy ru trẻ ngủ, như thế bé sẽ không làm phiền cha mẹ nữa. 2. Hãy ôm bé vào lòng và đung đưa. Hoặc có thể đặt bé vào võng và đưa nhè nhẹ. 3. Hãy cho bé thay đổi môi trường bởi có thể môi trường cũ với những cảnh vật cũ, đồ chơi cũ đã làm cho bé chán. 4. Hãy bế bé đứng trước gương và làm hề để chọc cười bé. Trẻ con dễ khóc và cũng dễ cười. 5. Trẻ rất hay nhõng nhẽo khi gần mẹ. Do đó nếu nó làm nũng quá thì hãy tách trẻ ra khỏi mẹ, đưa cho một người khác trong gia đình bế. 6. Hãy dỗ bằng cách làm cho bé tập trung vào một trò chơi mới, nhất là những đồ chơi có thể chuyển động thì càng thu hút sự chú ý của bé hơn. 7. Hãy biết đến nhu cầu của bé. Đôi khi trẻ cũng cần được thư giãn như massage. 8. Hãy bày cho trẻ chơi một số trò vận động nhẹ nhàng như nhảy trên đệm với sự canh chừng của người lớn.
- 9. Âm nhạc cũng là một công cụ rất hữu ích trong việc dỗ dành trẻ con. Những bài hát ru hay những bản nhạc êm dịu đều có tác dụng rất tốt đến não của trẻ khiến nó tập trung vào giọng hát và nín khóc. Nếu có điều kiện, bạn có thể thu giọng mình vào một cuốn băng để mở mỗi khi bé khóc nhè. 10. Hãy quan tâm đến các nhu cầu của bé như lúc nào thì nó đòi ăn, ngủ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 1
5 p | 129 | 23
-
Khởi đầu sự phát triển toàn diện của trẻ bằng âm nhạc
8 p | 122 | 16
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 25
6 p | 114 | 16
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 8
5 p | 114 | 15
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 5
4 p | 131 | 14
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 5
7 p | 127 | 14
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 10
6 p | 99 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 8
7 p | 115 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 30
5 p | 103 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 22
5 p | 94 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 12
6 p | 97 | 13
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 12
4 p | 99 | 10
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 20
6 p | 106 | 10
-
dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ: phần 1
73 p | 65 | 10
-
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 14
5 p | 82 | 8
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 24
8 p | 87 | 6
-
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 21
7 p | 82 | 6
-
Các công cụ đánh giá tương tác giữa cha mẹ với con giai đoạn 0 đến 6 tuổi và bàn luận về hướng vận dụng tại Việt Nam
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn